Soạn bài Viết truyện kể sáng tạo (trang 30) - Kết nối tri thức

Với soạn bài Viết truyện kể sáng tạo trang 30, 31, 32, 33, 34, 35 Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

Soạn bài Viết truyện kể sáng tạo (trang 30) - Kết nối tri thức

Quảng cáo

* Yêu cầu:

• Sử dụng ngôi kể phù hợp (ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba).

• Giới thiệu được bối cảnh (thời gian, không gian), nhân vật và câu chuyện.

• Xây dựng nhân vật với một số yếu tố như lai lịch, ngoại hình, hành động, lời nói, suy nghĩ.

• Sắp xếp chuỗi sự kiện theo trình tự hợp lí.

• Sử dụng hiệu quả các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

* Phân tích bài viết tham khảo

Văn bản: Con mèo Đại Úy (trang 30-33 sgk sgk Ngữ văn 9 Tập 2)

- Giới thiệu bối cảnh (thời gian, không gian), nhân vật và câu chuyện.

- Giới thiệu sự kiện mở đầu câu chuyện.

- Xây dựng nhân vật qua hành động, lời nói.

- Sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

- Chọn sự kiện kết thúc câu chuyện.

*  Thực hành viết theo các bước

1. Trước khi viết

a. Tìm ý tưởng cho truyện

Em tìm ý tưởng cho truyện bằng những cách sau:

- Dựa vào một truyện đã đọc:

Quảng cáo

+ Dựa vào một truyện tranh em yêu thích, chuyển thể thành truyện ngắn. Ví dụ, ở bài viết tham khảo, người viết đã dựa vào hai phần trong tập 82 của truyện tranh Thám tử lừng danh Cô-nan để chuyển thể thành truyện ngắn Con mèo Đại Úy.

+ Trên cơ sở một “truyện chữ” đã đọc, tạo ra phiên bản mới bằng cách thay đổi nhân vật, sự kiện, chi tiết, ngôi kể ,... theo ý tưởng của mình.

- Tự sáng tác một truyện mới: Em cần lựa chọn đề tài phù hợp cho tác phẩm như: tình bạn, tình cảm gia đình, tình thầy trò, lòng nhân hậu,...

b. Xây dựng khung truyện

- Khi dựa vào một truyện đã đọc, em cần:

+ Đọc kĩ truyện, tóm tắt chuỗi sự kiện, xác định chủ đề của truyện.

+ Dự kiến cách sáng tạo: điều chỉnh cốt truyện gốc (thêm hoặc bớt sự kiện, viết lại kết thúc truyện,...), thay đổi ngôi kể, bổ sung các yếu tố miêu tả, biểu cảm ,...

Quảng cáo

- Tự sáng tác một truyện mới: Để xây dựng nội dung cho một tác phẩm truyện, em cần lựa chọn các yếu tố của truyện như người kể chuyện, bối cảnh, nhân vật, cốt truyện bằng cách tự đặt ra và trả lời các câu hỏi sau:

+ Ai là người kể chuyện?

Câu chuyện có thể được kể từ ngôi thứ nhất (theo lời một nhân vật) hoặc được kể từ ngôi thứ ba.

+ Câu chuyện diễn ra ở đâu? Vào thời điểm nào?

Em nên miêu tả chi tiết không gian, thời gian diễn ra câu chuyện bằng cảm nhận của các giác quan (hình ảnh, âm thanh, mùi vị, cảm giác,...) để câu chuyện hiện ra cụ thể, sống động và thu hút hơn.

+ Những nhân vật nào có mặt trong câu chuyện?

Em hãy ghi lại vai trò của các nhân vật trong tác phẩm, đặc điểm về ngoại hình, tính cách,... Có thể sử dụng bảng sau để phác thảo chân dung của mỗi nhân vật dự kiến xuất hiện trong truyện:

Quảng cáo

Nhân vật

Vai trò

Ngoại hình

Tính cách

 

 

 

 

 

 

+ Câu chuyện diễn ra như thế nào?

Các sự kiện chính trong truyện cần được sắp xếp theo trật tự có chủ ý: có mở đầu, diễn biến và kết thúc. Em nên chia sẻ ý tưởng xây dựng cốt truyện với các bạn trong nhóm và ghi lại những đề xuất hoặc phản hồi của các bạn để điều chỉnh.

c. Lập dàn ý

Sắp xếp các ý tưởng ở trên thành một dàn ý. Dàn ý có thể được xây dựng theo các phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc.

2. Viết

Khi viết một truyện kể sáng tạo, em cần lưu ý:

- Xây dựng hội thoại để khắc họạ nhân vật và phát triển mạch sự kiện.

- Sử dụng linh hoạt các yếu tố miêu tả, biểu cảm để câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.

- Nếu viết một tác phẩm truyện chuyển thể từ truyện tranh, cần dựa vào hình ảnh trong truyện tranh để bổ sung các chi tiết miêu tả thời gian, không gian, nhân vật. Nếu viết một tác phẩm truyện dựa trên một “truyện chữ”, cần sáng tạo dựa trên cốt truyện đã có; tránh việc chỉ tóm tắt lại truyện một cách đơn giản. Chú ý ghi rõ truyện được mô phỏng từ tác phẩm nào để đảm bảo yêu cầu về vấn đề sở hữu trí tuệ.

* Bài viết tham khảo

Trong họ hàng nhà gió, với tuổi đời của mình tôi chỉ được xếp vào hàng trẻ con, mà trẻ con thì luôn thích vui chơi. Tôi cũng vậy, tôi thích bay nhảy khắp nơi, thích đi hết chỗ này tới chỗ kia, thích khám phá mọi thứ. Mọi ngày tôi chỉ hay loanh quanh trong những cánh rừng, bên bờ suối, trên những ngọn đồi cao. Nhưng hôm nay tôi muốn đến những nơi xa hơn, đến nơi gần với cuộc sống của con người hơn. Mới sáng sớm tôi đã chuẩn bị cho chuyến đi thú vị của mình.

Tôi đang bay giữa bầu trời thành phố, không khí lúc sáng sớm vô cùng mát mẻ. Đập vào mắt tôi đầu tiên là những tòa nhà cao chọc trời liên tiếp nhau. Tôi  băn khoăn suy nghĩ không hiểu sao loài người có thể xây được những tòa nhà cao như thế. Soi mình trong tấm kính lớn trên một tòa nhà cao: “Oa, sao họ lại làm được tấm kính sáng như vậy nhỉ”. Tôi bay sà xuống thấp hơn nữa, những hàng cây xanh xanh hiện ra trước mắt. Tôi thích cây xanh, tôi bay nhanh luồn lách qua từng nhành cây kẽ lá, tôi thích cảm giác những chiếc lá mướt xanh vỗ về thân thể mình, tôi cũng thích mùi hương thoang thoảng của những hoa bưởi này nữa. Bay thêm chút nữa, tôi thấy phố xá dần trở nên đông đúc, nhộn nhịp hơn, à chẳng phải bây giờ là giờ đi làm đi học của con người hay sao. Tôi thấy những đứa trẻ khoác trên mình cái cặp nặng trĩu đang trên đường đến trường, có đứa được bố mẹ chở tay còn cầm miếng bánh mì đang ăn dở, có đứa vừa đi bộ lại vừa gà gật. Ôi chúng thật đáng yêu làm sao! Trẻ con thì vậy mà người lớn cũng tất bật đi làm, những người làm công sở vội vội vàng vàng để còn kịp giờ. Những người tiểu thương cũng lục đục dọn hàng. Tất cả mọi người ai cũng tất bật, chắc hẳn đây là đặc trưng của nơi thành phố rồi. Những âm thanh huyên náo, tiếng còi xe, tiếng nói chuyện, tiếng mua hàng,.. tất cả hòa vào nhau tạo nên cái sự nhộn nhịp ngay từ lúc sáng sớm. Bay quá nửa buổi, càng đi xa hơn tôi lại càng thấy nhiều thứ hay ho, tôi thấy những màn hình lớn đầy hình ảnh âm thanh trên các tòa nhà cao, tôi thấy những máy bán hàng tự động không cần có người bán, rất nhiều những thiết bị hiện đại.. Quả thật cuộc sống con người ở đây tốt thật.

Mới thoáng cái đã hết nửa ngày, cảnh vật thành phố trong mắt tôi dần lùi xa. Đón ánh mắt tôi bây giờ là một khung cảnh yên bình hơn của một vùng quê nào đó. Những ngọn đồi xanh xanh nối tiếp nhau, những rặng tre đung đưa, những bờ sông trong vắt. Nhìn kĩ hơn là những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi xếp san sát nhau. Khung cảnh ở đây quả thực khác biệt với nơi phố xá đông đúc mà tôi đã thấy qua ban sáng. Trời về chiều, từng đám trẻ kéo nhau lên những ngọn đồi rộng lớn để chơi thả diều. Chúng chạy lấy đà, tay thả từ từ dây diều, rồi cánh diều đón gió làm một đường đẹp mắt rồi vút lên cao. Đám trẻ hò reo thích thú, rồi cứ í ới gọi nhau. Lại có một đám nghịch ngợm hơn mà ra con suối nhỏ bên cạnh làng mà nghịch nước, chúng té nước nhau ướt sũng, rồi một đứa lội hẳn xuống, rồi kéo theo những đứa khác. Cả một đoạn suối ầm ĩ những tiếng nô đùa. Thoáng xa xa là những người nông dân đi làm đồng về, quần áo lấm lem những bùn đất nhưng họ vẫn cười nói chào nhau rất vui vẻ. Rồi mùi bếp rạ nhà ai đang đốt, cả mùi khoai nướng ở đâu thơm phức, ở đây người ta kết thúc một ngày như thế. Trời tối hẳn, đèn từng nhà được thắp lên, không phải thứ ánh đèn sáng choang khắp phố phường mà là thứ ánh sáng hiu hắt tỏa ra ở từng nhà..

Tôi đã đi qua nơi phố xá thành thị đông đúc, tấp nập, cũng đã đến nơi thôn quê thanh bình, yên ả, và tôi nhận ra ở đâu con người cũng phải thích nghi với nơi mình đang sống. Nơi đô thị phồn hoa thì họ cũng phải khiến bản thân nhanh chóng cho kịp với cuộc sống hối hả, và họ sống chậm lại ở cái nơi vùng quê yên bình. Họ đều phải sống, làm việc, tận hưởng cuộc sống. Mỗi nơi có một cách sống khác nhau, chẳng thể so ra từng chút xem cuộc sống ở đâu sẽ tốt hơn, sẽ đem lại nhiều hạnh phúc hơn, mỗi lựa chọn của con người sẽ đem lại kết quả khác nhau. Vậy nên con người hãy chỉ cần sống thật tốt, dù mình ở nơi đâu cũng hãy biến đó thành một nơi đáng sống.

3. Chỉnh sửa

Đọc lại truyện đã viết, đối chiếu với yêu cầu để thực hiện việc chỉnh sửa, hoàn thiện. Lưu ý:

- Kiểm tra bối cảnh của câu chuyện; bổ sung chi tiết miêu tả không gian, thời gian trong câu chuyện (nếu thấy chưa rõ ràng, cụ thể).

- Bổ sung các chi tiết về ngoại hình, hành động, cảm xúc, suy nghĩ, lời thoại của nhân vật nếu nhân vật được khắc hoa còn mờ nhạt.

- Đánh số vào các sự kiện. Nếu trình tự các sự kiện chưa hợp lí, hãy sắp xếp lại. Có thể bổ sung từ ngữ thể hiện mối liên kết giữa các sự kiện.

- Nếu viết dựa trên một truyện đã đọc, cần kiểm tra các sự kiện, chi tiết người viết đã sáng tạo và chỉnh sửa (nếu thấy chưa hợp lí).

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn 9 Kết nối tri thức của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên