Soạn bài Tập làm một bài thơ tám chữ - Kết nối tri thức
Với soạn bài Tập làm một bài thơ tám chữ trang 58, 59 Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.
Soạn bài Tập làm một bài thơ tám chữ - Kết nối tri thức
Các nhà thơ là những nghệ sĩ dạo lên muôn vàn thanh âm diễn tả mọi rung động tâm hồn của họ trước thế giới, để thiên nhiên, con người trở nên đẹp hơn. Trong phần Đọc, em đã được học tri thức ngữ văn về thể thơ tám chữ. Hãy vận dụng những kiến thức đã học ấy để thể hiện cảm xúc của mình qua việc tập làm một bài thơ tám chữ.
* Trước khi viết
a. Lựa chọn đề tài
Cuộc sống quanh ta muôn màu muôn sắc, gợi cho ta rất nhiều thi hứng. Em có thể chọn một đề tài đem lại cho mình nhiều cảm xúc nhất. Những đề tài gợi ý để em lựa chọn: thiên nhiên, quê hương, đất nước, thầy cô, bạn bè, mái trường,...
b. Lựa chọn hình ảnh biểu đạt cảm xúc
- Từ đề tài đã chọn, tìm chi tiết, hình ảnh để lại trong em ấn tượng sâu sắc nhất, gợi lên trong em nhiếu rung động nhất, phù hợp với đề tài để gửi gắm tình cảm của mình. Ví dụ: em có thể chọn hình ảnh cánh rừng, dòng sông, bầu trời, ngọn núi,... muốn viết về đề tài thiên nhiên; chọn hình ảnh lớp học, thầy cô, bạn bè,... nếu muốn viết về đề tài mái trường;...
- Sau khi tìm được chi tiết, hình ảnh đặc sắc, hãy xác định tình cảm, cảm xúc của mình: yêu mến, nhớ thương, hạnh phúc, tự hào hay buồn, tiếc nuối, bâng khuâng,... Chẳng hạn: nỗi buồn khi phải chia xa mái trường để nghỉ hè; những niềm vui bên thầy cô, bạn bè...
- Diễn tả dòng cảm xúc của em theo sự vận động của chi tiết, hình ảnh trong bài thơ. Sử dụng những từ ngữ phù hợp để biểu đạt chính xác nhất cảm xúc của em.
c. Gieo vần, ngắt nhịp
- Ngắt nhịp linh hoạt theo mạch cảm xúc và nội dung biểu đạt, vì vậy nhịp có thể tuân theo đặc điểm của thể thơ hoặc phá cách.
- Sử dụng vần chân; vần liền hoặc vần cách. Ví dụ:
Tôi hôm nay/ sống trong lòng/ miền Bắc
Sờ lên ngực/ nghe trái tim/ thầm nhắc
Hai tiếng thiêng liêng/ hai tiếng miền Nam
Tôi nhớ không nguôi/ ánh năng màu vàng
Tôi quên sao được/ sắc trời xanh biếc
Tôi nhớ cả/ những người/ không quen biết.
(Tế Hanh, Nhớ con sông quê hương)
Em hãy chọn tiếng thích hợp với chỗ trống trong những dòng thơ sau để tập gieo vần:
Gió nhẹ nhẹ, hương cỏ cây nhẹ nhẹ
Thoảng bay lên, hương mạ dưới đồng xa
Tự đâu đó, hương muôn hoa mới hé
Như khói trầm từ đỉnh rộng bao ...
Hơi xuân ấm trả cho trời đất lặng
Tiếng reo ca nhí nhảnh và ngây thơ
Của đàn sáo say phơi mình dưới ...
Chim nghệ vàng rỉa cánh trên nhành ...
(Theo Tố Hữu, Xuân lòng)
2. Viết
- Viết câu thơ đầu tiên: Có thể nêu ấn tượng của em về chi tiết, hình ảnh gợi cho em nhiều cảm xúc hay giới thiệu, miêu tả đặc điểm của đối tượng được thể hiện trong bài thơ. Chú ý tiếng cuối cùng của câu thơ để gieo vần trong những câu tiếp theo. Tuỳ thuộc vào cảm xúc của em và nội dung biểu đạt trong câu thơ mà ngắt nhịp phù hợp.
- Sau đó, hãy phát triển cảm xúc dựa trên câu thơ đầu tiên bằng cách diễn tả cảm xúc về những chi tiết miêu tả cụ thể đối tượng, về những sự việc diễn ra với đối tượng,...
- Sử dụng từ tượng thanh, tượng hình, từ láy; biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, điệp ngữ,... để tăng tính gợi hình, gợi cảm cho câu thơ.
- Phần kết bài thơ, em có thể nêu những suy tư, chiêm nghiệm, thông điệp muốn chuyển tải tới người đọc.
* Bài viết tham khảo:
Trời sà thấp mang mùa đông vào phố
Cây bàng trơ lá đỏ hứng phong sương
Gió nói gì mà đàn chim thôi hót
Chụm vào nhau ngơ ngác giữa phố phường
Áo khép chặt rét vẫn châm tê buốt
Trời đầy mây làm trĩu nặng cả lòng
Mặt Hồ Gươm sóng lao xao thảng thốt
Đàn ai ca tình réo rắt mênh mông
Trẻ không nhà lạnh một chiều lạc bước
Tiếng ai rao khản đặc nỗi niềm thương
Đêm trở gió mưa ướt đầm ngõ nhỏ
Que diêm nào thắp lên lửa trong hồn?
Bỗng trong gió thoảng bay mùi ngô nướng
Bếp than hồng soi đôi má em hồng
Chị tan ca hạt ngô thơm ấm bụng
Và cuộc đời nghe có chút lâng lâng
Tôi ngó lên ánh đèn qua ô cửa
Ấm bao nhà dưới mái cũ rêu phong
Phố lên đèn, xua bớt đi lạnh lẽo
Để sớm xuân đợi một phút nắng lên
3. Chỉnh sửa
Em cần chỉnh sửa để hoàn thiện bài thơ. Dựa trên những đặc trưng của thể thơ tám chữ, rà soát xem bài thơ đã đảm bảo được các yêu cầu đó hay chưa. Nếu chưa thì điều chỉnh. Em hãy xem xét bài thơ vừa làm trên những yêu cầu sau:
- Hình thức nghệ thuật:
+ Đảm bảo đúng số lượng tiếng trong mỗi câu thơ;
+ Gieo vần đúng quy định;
+ Nhịp thơ phù hợp với cảm xúc;
+ Có hình ảnh;
+ Sử dụng biện pháp tu từ.
- Nội dung:
+ Cảm xúc tự nhiên, dung dị;
+ Có chủ đề, thông điệp.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Soạn văn 9 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 9 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Soạn văn 9 Kết nối tri thức của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT