Công thức tính cường độ dòng điện trong đoạn mạch song song hay nhất | Cách tính cường độ dòng điện trong đoạn mạch song song
Công thức tính cường độ dòng điện trong đoạn mạch song song hay nhất | Cách tính cường độ dòng điện trong đoạn mạch song song
Công thức tính cường độ dòng điện trong đoạn mạch song song Vật Lí lớp 7 sẽ giúp học sinh nắm vững công thức, biết Cách tính cường độ dòng điện trong đoạn mạch song song từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi Vật Lí 7.
Bài viết Công thức tính cường độ dòng điện trong đoạn mạch song song gồm 4 phần: Định nghĩa, Công thức, Kiến thức mở rộng và Bài tập vận dụng áp dụng công thức trong bài có lời giải chi tiết giúp học sinh dễ học, dễ nhớ Công thức tính cường độ dòng điện trong đoạn mạch song song Vật Lí 7.
1. Định nghĩa
- Đoạn mạch song song là đoạn mạch gồm các thiết bị điện được nối với nhau thành các đoạn mạch rẽ, các đoạn mạch rẽ này có chung điểm đầu và điểm cuối.
Ví dụ: Mạch điện gồm hai điện trở R1 và R2 mắc song song như sau
- Trong đoạn mạch mắc song song, cường độ dòng điện qua mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ.
2. Công thức
- Trong đoạn mạch hai đèn mắc song song: I = I1 + I2
- Trong đó:
I là cường độ dòng điện mạch chính, có đơn vị ampe (A);
I1 là cường độ dòng điện qua đèn 1 (mạch rẽ 1), có đơn vị ampe (A);
I2 là cường độ dòng điện qua đèn 2 (mạch rẽ 2), có đơn vị ampe (A).
3. Mở rộng
- Đối với đoạn mạch song song gồm hai bóng đèn, khi biết cường độ dòng điện qua mạch chính và một mạch rẽ, ta có thể xác định cường độ dòng điện qua bóng đèn còn lại: I2 = I – I1.
- Nếu đoạn mạch có nhiều hơn hai mạch rẽ thì ta vẫn có cường độ dòng điện qua mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện qua mạch rẽ.
I = I1 + I2 + I3 +…
- Một số đơn vị của cường độ dòng điện thường dùng là: ampe, miliampe (mA), microampe (μA).
+ 1 A = 1000 mA
+ 1mA = 1000 μA
+ 1 A = 1000 000 μA.
+ 1 mA = A
+ 1μA = mA = A.
- Để đo cường độ dòng điện, ta dùng ampe kế. Ampe kế được mắc nối tiếp với đoạn mạch cần đo, sao cho cực dương của ampe kế được mắc về phía cực dương của nguồn điện, cực âm của ampe kế được mắc về phía cực âm của nguồn điện.
- Các kí hiệu trong mạch điện:
+ Một nguồn điện mắc nối tiếp (bộ pin, bộ acquy):
+ Hai nguồn điện mắc nối tiếp (bộ pin, bộ acquy):
+ Công tắc đóng có kí hiệu:
+ Công tắc mở có kí hiệu:
+ Bóng đèn có kí hiệu:
+ Dây dẫn điện có kí hiệu:
+ Ampe kế có kí hiệu:
4. Bài tập vận dụng
Bài 1: Cho mạch điện gồm hai bóng đèn mắc song song như hình vẽ. Dùng ampe kế đo được cường độ dòng điện trong mạch chính là 1A và cường độ dòng điện qua đèn 1 là 0,4A. Hãy tính cường độ dòng điện qua đèn 2.
Bài giải:
Vì hai đèn 1 và 2 được mắc song song nên ta có:
I = I1 + I2 => I2 = I – I1 = 1 – 0,4 = 0,6 (A)
Đáp án: 0,6A
Bài 2: Cho mạch điện như hình vẽ sau, biết ampe kế chỉ 1,5A và cường độ dòng điện qua đèn 1 gấp đôi cường độ dòng điện qua đèn 2. Hãy tính cường độ dòng điện qua mỗi đèn.
Bài giải:
Số chỉ của am pe kế cho biết cường độ dòng điện trong mạch chính.
Vì hai đèn được mắc song song nên ta có I = I1 + I2.
Mà I1 = 2I2 nên I = I1 + I2 = 3I2. Suy ra I2 = I : 3 = 1,5 : 3 = 0,5 (A)
và I1 = 2I2 = 2 . 0,5 = 1 (A)
Đáp án: I1 = 1A; I2 = 0,5A.
Xem thêm các Công thức Vật Lí lớp 7 quan trọng hay khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)