Bài tập Nhân đôi ADN và đột biến gen (có lời giải)
Bài tập Nhân đôi ADN và đột biến gen (có lời giải)
Nhằm mục đích giúp học sinh biết cách giải các dạng bài tập môn Sinh học để chuẩn bị cho kì thi Tốt nghiệp THPT, VietJack biên soạn Bài tập Nhân đôi ADN và đột biến gen có lời giải đầy đủ các dạng bài tập tự luận và bài tập trắc nghiệm. Hi vọng với loạt bài này học sinh sẽ có thêm tài liệu ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi Tốt nghiệp THPT môn Sinh học.
III. BÀI TẬP RÈN LUYỆN
a. Bài tập tự luận:
Câu 1: Một phân tử ADN có tổng số 3000 cặp nuclêôtit và có tỉ lệ . Trên mạch 1 của ADN có X = T = 15%. Phân tử ADN này nhân đôi 3 lần. Hãy xác định:
a. Tỉ lệ % số nuclêôtit mỗi loại của phân tử ADN này.
b. Tỉ lệ % số nuclêôtit mỗi loại của mạch 1.
c. Số nuclêôtit mỗi loại của phân tử ADN này.
d. Số nuclêôtit mồi loại mà môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi.
Hướng dẫn giải:
a. Tỉ lệ % số nuclêôtit mỗi loại của phân tử ADN này
Tỉ lệ .
Mà A + G = 50% (1) nên thay G = 4A vào (1) ta có A + 4A = 5A = 50%.
→ A = 10% → G = 4A = 40%.
Tỉ lệ % số nuclêôtit mỗi loại của phân tử ADN này là
A = T = 10%.
G = X = 40%.
b. Tỉ lệ % số nuclêôtit mỗi loại của mạch 1.
Ta có %A1 + %T1 = 2´%AADN Và %G1 + %X1 = 2x%GADN.
→ T1 = 15% → A1 = 2x10% - 15% = 5%.
X1 = 15% → G1 = 2x40% - 15% = 65%.
c. Số nuclêôtit mỗi loại của phân tử ADN này.
AADN = TADN =10% x 6000 = 600
GADN = XADN =40% x 6000 = 2400
d. Số nuclêôtit mồi loại mà môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi.
AADN = TADN = 600 x (24- 1) = 9000.
GADN = XADN =2400 x (24- 1) = 36000.
Câu 2: Một phân từ ADN được đánh dấu nguyên tử nitơ phóng xạ (N15) ở cả hai mạch. Phân tử ADN này tiến hành nhân đôi trong môi trường chỉ có N14. Sau 5 lân nhân đôi sẽ thu được bao nhiêu phân tử ADN chỉ có nguyên tử N14?
Hướng dẫn giải:
Có 1 phân tử ADN được đánh dấu N15 tiến hành nhân đôi k lần trong môi trường chỉ có N14 thì số phân tử ADN chi được cấu tạo từ N14 là = 2k – 2. |
Số phân tử ADN hoàn toàn mới = 2k – 2 = 25 – 2 = 32 – 2 = 30 phân tử.
Câu 3: Có 7 phân tử ADN được đánh dấu nguyên tử nitơ phóng xạ (N15) ở cả hai mạch. Phân từ ADN này tiến hành nhân đôi trong môi trường chỉ có N14. Sau 4 lần nhân đôi sẽ thu được bao nhiêu phân tử ADN chỉ có nguyên tử N14?
Hướng dẫn giải:
Có a phân tử ADN được đánh dấu N15 tiến hành nhân đôi k lần trong môi trường chỉ có N14 thì số phân tử ADN chỉ được cấu tạo từ N14 là = a´(2k – 2). |
Số phân tử ADN hoàn toàn mới = 7´ (24 – 2) = 98 phân tử .
Câu 4: Một phân tử ADN được đánh dấu nguyên tử nitơ phóng xạ (N15) ở cả hai mạch. Phân tử ADN này tiến hành nhân đôi trong môi trường chỉ có N14. Sau 5 lần nhân đôi sẽ thu được bao nhiêu phân tử ADN chỉ có nguyên tử N14?
Hướng dẫn giải:
Có 1 phân tử ADN được đánh dấu N15 tiến hành nhân đôi k lần trong môi trường chỉ có N14 thì số phân tử ADN chỉ được cấu tạo từ N14 là = 2k – 2. |
Số phân tử ADN hoàn toàn mới = 2k – 2 = 25 – 2 = 30 – 2 phân tử.
Câu 5: Có 10 phân tử ADN được đánh dấu nguyên tử nitơ phóng xạ (N15) ở cả hai mạch. Phân từ ADN này tiến hành nhân đôi trong môi trường chỉ có N14. Sau 3 lần nhân đôi sẽ thu được bao nhiêu phân tử ADN chỉ có nguyên từ N14?
Hướng dẫn giải:
Có a phân tử ADN được đánh dấu N15 tiến hành nhân đôi k lần trong môi trường chỉ có N14 thì số phân tử ADN chỉ được cấu tạo từ N14 là = ax(2k – 2). |
Số phân tử ADN hoàn toàn mới = 10 x (23 – 2) = 70 phân tử.
Câu 6: Một phân tử ADN được đánh dấu nguyên tử nitơ phóng xạ (N15) ở cả hai mạch. Phân tử ADN này tiến hành nhân đôi 4 lần trong môi trường chỉ có N14.Sau đó, chuyến toàn bộ các phân tử ADN con này vào môi trường có N15 và tiếp tục nhân đôi 2 lần nữa. Hãy xác định:
- Có bao nhiêu phân tử ADN chỉ chứa nguyên tử N14?
- Có bao nhiêu phân tử ADN chỉ chứa nguyên tử N15?
Hướng dẫn giải:
Một phân tử ADN có N15 nhân đôi đôi m lần trong môi trường chỉ có N14; Sau đó tất cả các ADN con đều chuyển sang môi trường chỉ có N15 và tiếp tục tiến hành nhân đôi n lần thì số phân tử ADN có N14 = 2m+l - 2. số phân tử ADN chỉ có N15 = tổng số phân tử ADN con - tổng số phân tử ADN có N14 = 2m+n + 2 - 2m+1.
- Ở 4 lần nhân đôi trong môi trường có N14, số phân tử ADN được tạo ra là 24 = 16 phân tử. Trong 16 phân tử ADN này, có 2 mạch phân tử có N15 và 30 mạch phân từ ADN có N14.
- Ở 2 lần nhân đôi tiếp theo trong môi trường có N15, số phân tử ADN được tạo ra là 16 * 22= 64 phân tử.
a. Vì có 30 mạch ADN có N14 cho nên kết quả của quá trình nhân đôi sẽ có 30 ADN mang mạch N14. → số phân tử ADN có N14 = 30 phân tử.
b. Trong số 64 phân tử ADN được tạo ra, số phân tử ADN có N14 = 30. → số phân tử chỉ có N15 = 64 - 30 = 34 phân từ.
Câu 7: Có 5 phân tử ADN được đánh dấu nguyên tử nitơ phóng xạ (N15) ở cả hai mạch. Phân tử ADN này tiến hành nhân đôi 3 lần trong môi trường chỉ có N14. Sau đó, chuyển toàn bộ các phân tử ADN con này vào môi trường có N15 và tiếp tục nhân đôi 5 lần nữa. Hãy xác định:
a. Có bao nhiêu phân tử ADN có chứa nguyên tử N14?
b. Có bao nhiêu phân tử ADN chỉ chứa nguyên tử N15?
Hướng dẫn giải:
- Có a phân tử ADN được cấu tạo từ N15 tiến hành nhân đôi m lần trong môi trường chỉ có N14; Sau đó tất cả cac ADN con đều chuyển sang môi trường chỉ có N15 và tiếp tục tiến hành nhân đôi n lần thì số phân tử ADN có N14 = ax(2m+1 – 2); Số phân tử N15 = ax(2m+n + 2 – 2m+1). |
- Ở 3 lần nhân đôi trong môi trường có N14, số phân tử ADN được tạo ra là = 5´23 = 40 phân tử. Trong 40 phân tử ADN này, có 10 mạch phân tử có N13 và 70 mạch phân tử ADN có N14.
- Ở 5 lần nhân đôi tiếp theo trong môi trường có N15, số phân tử ADN được tạo ra là 40´25= 1280 phân tử.
a. Vì có 70 mạch ADN có N14 cho nên kết quả của quá trình nhân đôi sẽ có 70 ADN mang mạch N14. → Số phân tử ADN có N14 = 70 phân tử.
b. Trong số 1280 phân tử ADN được tạo ra, số phân tử ADN có N14 = 70. → Số phân tử chỉ có N15 = 1280 - 70 = 1210 phân tử.
Câu 8: Giả sử trong một gen có một bazơ ađênin trở thành dạng hiếm (A*) thì sau 4 lần nhân đôi sẽ có tối đa bao nhiêu gen đột biến dạng thay thế cặp A-T bằng cặp G-X?
Hướng dẫn giải:
Gen nhân đôi 3 lần thì sẽ tạo ra được 24 = 16 gen, trong số 16 gen này có số gen không bị đột biến; số gen còn lại có một gen ở dạng tiền đột biển A*-X (vì quá trình nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn, trong các phân tử ADN con luôn có một phân tử ADN có mang bazơ nitơ dạng hiếm của ADN ban đầu). Vậy số gen bị đột biến là (gen).
Nếu gen nhân đôi k lần thì số gen bị đột biến là .
Vậy khi gen nhân đôi 2 lần, số gen đột biến gen.
Khi có 1 bazơ nitơ dạng hiếm thì trải qua k lần nhân đôi sẽ tạo ra số gen đột biến . |
Câu 9: Giả sử trong môi trường nội bào có một phân tử 5-BU. Gen tiến hành nhân đôi 4 lần. Ngay từ lần nhân đôi thứ nhất, chất 5-BU đã liên kết với 1 mạch gốc của gen. Kết thúc quá trình nhân đôi, sẽ tạo ra bao nhiêu gen đột biến dạng thay thế một cặp A-T bằng 1 cặp G-X?
Hướng dẫn giải:
Gen nhân đôi 3 lân thì sẽ tạo ra được 23 = 8 gen. Trong số 8 gen này có số gen không đột biến; số gen còn lại có một gen ở dạng tiền đột biến A-5BU (vì quá trình nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn, trong các phân tử ADN con luôn có một phân tử ADN có mang chất 5-BU của môi trường).
Vậy số gen bị đột biến là (gen).
Nếu gen nhân đôi k lần thì số gen bị đột biến là .
Vậy khi gen nhân đôi 2 lần, số gen đột biến gen.
Trong quá trình nhân đoi ADN, nếu có 1 phân tử 5-BU liên kết với A của mạch gốc thì trải qua k lần nhân đôi sẽ tạo ra số gen đột biến . |
Câu 10: Đoạn mạch thứ nhất của ADN có trình tự các nuclêôtit như sau:
5’ A X T G X G X G G X X A T T G A X T X 3’
Hãy xác định:
a. Cấu trúc mạch 2 của đoạn ADN này.
b. Số nuclêôtit mỗi loại của đoạn mạch 1.
c. Số nuclêôtit mỗi loại của đoạn ADN này.
d. Tỉ lệ ở đoạn mạch thứ nhất.
e. Tỉ lệ ở đoạn mạch thứ hai.
g. Tỉ lệ ở đoạn mạch thứ nhất.
h. Số liên kết hiđrô của đoạn ADN này.
Hướng dẫn giải:
- Hai mạch của gen liên kết bổ sung và có chiều ngược nhau. - Tỉ lệ ở đoạn mạch thứ nhất đúng bằng tỉ lệ ở đoạn mạch thứ hai và đúng bằng tỉ lệ của ADN. - Tỉ lệ ở đoạn mạch thứ nhất bằng , thì tỉ lệ ở đoạn mạch thứ hai bằng . |
a. Phân tử ADN có cấu trúc 2 mạch xoắn kép, liên kết bổ sung và có chiều ngược nhau. Do vậy, mạch thứ hai sẽ bổ sung và có chiều ngược lại với mạch thứ nhất.
Cấu trúc 2 mạch của ADN :
b. Xác định số nuclêôtit mỗi loại của đoạn mạch 1.
Đếm số nuclêôtit, chúng ta có A1 = 3; T1 = 4; G1 = 5; X1 = 7.
c. Số nuclêôtit mỗi loại của đoạn ADN này.
Hai mạch của ADN liên kết bổ sung với nhau cho nên số lượng A của mạch này bằng số lượng T của mạch kia →A1 = T2, G1 = X2; T1 = A2, X1 = G2.
Số nuclêôtit của đoạn ADN bằng tổng số nuclêôtit trên cả hai mạch.
Cho nên AADN = TADN = A1 + A2 = A1 + T1 = 3 + 4 = 7.
GADN = XADN = G1 + G2 = G1 + X1 = 5 + 7 = 12.
d. Tỉ lệ ở đoạn mạch thứ nhất
e. Tỉ lệ ở đoạn mạch thứ hai
g. Tỉ lệ ở đoạn mạch thứ nhất
h. Hai mạch của ADN liên kết bổ sung với nhau bằng các liên kết hiđrô, trong dó A của mạch này liên kết với T của mạch kia bằng 2 liên kết hiđrô, G của mạch này liên kết với X của mạch kia bằng 3 liên kết hiđrô. Do vậy, tống số liên kết hiđrô của đoạn ADN trên là:
2T1 + 2A1 + 3G1 +3X1 = 2.(A1 + T1) + 3.(G1 + X1) = 2.(3 + 4) + 3.(5+7)
= 50 liên kết.
Như vậy, tổng liên kết hiđrô của ADN = 2AADN + 3GADN.
- Hai mạch của đoạn ADN có chiều ngược nhau và liên kết và liên kết theo nguyên tắc bổ sung, cho nên AADN = TADN = A1 + T1.GADN = XADN = G1 +X1 - Số liên kết hiđrô của đoạn mạch ADN là 2A + 3G = Tổng số nuclêôtit của ADN + Gcủa ADN |
Câu 11: Một phân tử ADN nhân đôi 7 lần. Hãy xác định:
a. Số phân tử ADN được tạo ra.
b. Trong số các phân tử ADN được tạo ra, có bao nhiêu phân tử mang 1 mạch của ADN ban đầu?
c. Số phân tử ADN được cấu trúc hoàn toàn từ nguyên liệu môi trường.
Hướng dẫn giải:
a. Phân tử ADN nhân đôi 7 lần thì sẽ tạo ra số phân tử ADN = 27 = 128.
b. Vì quá trình nhân đôi diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn cho nên trong số các phân tử ADN con luôn có 2 phân tử ADN mang một mạch của ADN ban đầu = 2.
c. Số phân tử ADN hoàn toàn mới = 2k - 2 = 128-2 = 126.
Câu 12: Một phân tử ADN có chiều dài 17.105Å và có 30% số nuclêôtit loại A.
Phân tứ ADN này nhân đôi 4 lần. Hãy xác định:
a. Số nuclêôtit mỗi loại của phân tử ADN.
b. Số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi.
Hướng dẫn giải:
a. Số nuclêôtit mỗi loại của phân tử ADN.
- Một cặp nuclêôtit có chiều dài 34 Å nên tống số nuclêôtit của phân tử ADN là
(nuclêôtit)
- Số nuclêôtit mỗi loại của phân tử AND là
A = T = 30% x 106 = 3x105; G = X = 20% x 106 = 2x105
b. Số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi
Amt = Tmt = AADN x (2k – 1).Amt = Tmt = 3x105x(24 – 1) = 45x105
Gmt = Xmt = GADN x (2k – 1).Gmt = Xmt = 2x105x(24 – 1) = 30x105
Câu 13: Một phân tử ADN có chiều dài 425 nm và có 24% số nuclêôtit loại A. Hãy xác định:
a. Số chu kì xoắn của ADN.
b. Số nuclêôtit mỗi loại của ADN.
c. Số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường cung cấp khi ADN nhân đôi 3 lần.
Hướng dẫn giải:
a. Một chu kì xoắn có chiều dài 34Å = 3,4 nm.
Cho nên sô chu kì xoăn của ADN chu kì xoăn.
b. Số nuclêôtit mỗi loại của ADN là
- Tổng số nuclêôtit của đoạn ADN = 125 x 20 = 2500
Số nuclêôtit mỗi loại: A = T = 2500 x 24% = 600.
G = X = 2500 x 26% = 650.
c. Số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường cung cấp khi ADN nhân đôi 3 lần:
A = T = 600 x (23 - 1) = 4200.
G = X = 650 x (23 - 1) = 4550.
Câu 14: Một phân tử ADN có tổng số 5472 liên kết hiđrô và trên mạch 1 của có T = A; X = 2T; G = 3A.
a. Hãy xác định số nuclêôtit loại A của ADN này.
b. Số nuclêôtit loại G mà môi trường cung cấp khi ADN nhân đôi 2 lần.
Hướng dẫn giải:
a. Xác định số nuclêôtit mỗi loại của ADN này.
- Trên mạch 1 của ADN có T1 = A1; X1= 2T1; G1 = 3A1
- Vì ADN có 5472 liên kết hiđrô : 2A + 3G = 5472.
→ 2 x (A1 + T1) + 3 x (G1 + X1) = 5472 (1)
Thay T1 = A1; X1 = 2T1; G1 = 3A1 vào phương trình (1) ta được:
2 x (A1 + A1) + 3 x (3A1 + 2A1) = 19A1 = 5472 → A1 = 5472 : 19 = 288
→T1 = 288, G1 = 864, X1 = 576.
- Số nuclêôtit loại A của ADN là: A = T = A1 + T1= 288 + 288 = 576.
b. Số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường cung cấp khi ADN nhân đôi 3 lần
- Số nuclêôtit loại G của ADN
G = X = G1 + X1 = 864 + 576 = 1440.
- Số nuclêôtit loại G mà môi trường cung cấp:
G = X = 1440 x (22 - 1) = 4320.
Câu 15: Một phân tử ADN có chiều dài 408nm và trên mạch 1 có tỉ lệ 4 loại nuclêôtit
A : T : G : X = 1 : 3 : 2 : 4. Phân tử ADN này nhân đôi 4 lần.
Hãy xác định:
a. Số nuclêôtit mỗi loại của mạch 1.
b. Số nuclêôtit mỗi loại của ADN.
c. Số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường cung cấp cho ADN nhân đôi.
Hướng dẫn giải:
Một mạch có tổng số nuclêôtit = 2400 : 2 = 1200.
a. Số nuclêôtit mỗi loại của mạch 1.
b. Số nuclêôtit mỗi loại của ADN
Aadn = Tadn = A1 + T1= 120 + 360 = 480.
Gadn = Xadn= G1+ X1 = 240 + 480 = 720.
c. Số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường cung cấp cho ADN nhân đôi 4 lần.
Aadn = Tadn = 480 x (24 - 1) = 7200.
Gadn = Xadn = 720 x (24 - 1) = 10800.
Câu 16: Một phân tử ADN vi khuẩn có chiều dài 34.106Å và ađênin (A) chiếm 30% tổng số nuclêôtit. Phân tử ADN này nhân đôi liên tiếp 2 lần. Hãy xác định:
a. Số nuclêôtit mỗi loại của phân tử ADN.
b. Số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi.
c. Số phân tử ADN được cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu môi trường.
Hướng dẫn giải:
a. Số nuclêôtit mỗi loại của phân tử ADN.
- Một cặp nuclêôtit có chiều dài 3,4Å nên tổng số nuclêôtit của phân tử ADN là
- Số nuclêôtit mỗi loại của phân tử ADN là
A = T = 30%.2.107 = 6.106; G = X = 20%.2.107 = 4.106
b. Số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường cung cấp cho quá trình tự nhân đôi.
Khi nhân đôi, nguyên liệu được lẩy từ môi trường để cấu tạo nên các phân tử ADN con. Do vậy, số nuclêôtit mà môi trường cung cấp bằng số nuclêôtit có trong các ADN con trừ số nuclêôtit có trong phân tử ADN ban đầu.
Amt = Tmt = AADN - (2k - l).Amt = Tmt = 6.106.(22 - 1) = 18.106
Gmt = Xmt = GADN - (2k - l).Gmt = Xmt = 4.106.(22 - 1) = 12.106
c. Số phân tử ADN được cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu môi trường.
Khi phân tử ADN nhân đôi k lần thì sẽ tạo ra 2k phân tử ADN, trong số các phân từ ADN con thì luôn có 2 phân tử ADN mang một mạch của ADN mẹ ban đầu.
Do vây, số ADN có cấu tạo hoàn toàn mới là 2k – 2 = 22 = 2 (phân tử).
Câu 17: Một phân tử ADN có tổng số 9000 cặp nuclêôtit và có tỉ lệ = 25%. Trên mạch 1 của ADN có G = A = 12%. Phân tử ADN này nhân đôi 3 lần. Hãy xác định:
a. Tỉ lệ % số nuclêôtit của phân tử ADN này.
b. Tỉ lệ % số nuclêôtit mỗi loại của mạch 1.
c. Số nuclêôtit mỗi loại của phân tử ADN này.
d. Số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi.
Hướng dẫn giải:
a. Tỉ lệ % số nuclêôtit của phân tử ADN này.
Tỉ lệ
Mà A + G = 50% (1) nên thay G = 4A vào (1) ta có A + 4A = 5A = 50%.
→ A = 10% →G = 4A = 40%.
Tỉ lệ số nuclêôtit của phân tử ADN này là
A = T = 10%. G = X = 40%.
b. Tỉ lệ % số nuclêôtit mỗi loại của mạch 1.
Ta có %A1 + %T1 = 2´%AADN.
Và %G1 + %X1 = 2´%GADN.
→ A1 = 12% →T1 = 2 x 10% -12% = 8%.
→ G1 = 12% →X1 = 2 x 40% -12% = 68%.
c. Số nuclêôtit mỗi loại của phân tử ADN này.
A1 = 12% = 9000´12%= 1080→ T1 = 8%= 720
G1 = 12% =1080 – X1 = 68%= 6120
Aadn = Tadn = A1+ T1= 1800
Gadn= Xadn=G1+ X1= 7200
d. Số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi.
Aadn = Tadn = 1800´7=12600
Gadn = Xadn= 7200´7=50400
Câu 18: Một phân tử ADN có tổng số 2340 liên kết hiđrô và trên mạch 1 của có T = 2A; X = 2T; G = X. Phân tử ADN này tiến hành nhân đôi 3 lần. Hãy xác định:
a. Số nuclêôtit mỗi loại của phân tử ADN này.
b. Số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường cung cấp.
Hướng dẫn giải:
a. Số nuclêôtit mỗi loại của phân tử ADN này.
- Trên mạch 1 của gen có T1 = 2A1; X1 = 2T1 = 4A1; G1 = X1 = 4A1.
- Gen có 4680 liên kết hiđrô → 2A + 3G = 2340.
→ 2.(A1 + T1) + 3.(G1 + X1) = 2340 (1)
Thay T1 = A1; X1 = 4T1; G1 = 4A1 vào phương trình (1) ta được:
2.(A1 + 2A1) + 3.(4A1 + 4 A1) = 30A1 = 2340
→ T1 = 78 x 2 =156, G1 = 78 x 4 =312, X1 = 312.
- Số nuclêôtit mỗi loại của ADN là
A = T = Al + T1 = 78 + 156 = 234.
G = X = G1 +X1 = 312 + 312 = 624.
b. Số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường cung cấp.
A = T = 234 x (23 - 1) = 1638; G = X = 624 x (23 - 1) = 4368
Câu 19: Một phân tử ADN được đánh dấu nguyên tử nitơ phóng xạ (N15) ở cả hai mạch. Phân tử ADN này tiến hành nhân đôi 3 lần trong môi trường chỉ có N14.Sau đó, chuyển toàn bộ các phân từ ADN con này vào môi trường có N15 và tiếp tục nhân đôi 5 lần nữa. Hãy xác định:
a. Có bao nhiêu phân tử ADN có nguyên tử N14?
b. Có bao nhiêu phân tử ADN chỉ chứa nguyên tử N15?
Hướng dẫn giải:
Một phân tử ADN có N15 nhân đôi m lần trong môi trường chỉ có N14; Sau đó tất cả các ADN con đều chuyển sang môi trường chỉ có N15 và tiếp tục tiến hành nhân đôi n lần thì số phân tử And có N14 = 2m+1 – 2. Số phân tử ADN chỉ có N15 = tổng số phân tử ADN con - tổng số phân tử AND có N14 = 2m+1 + 2 – 2m+1. |
a. Số phân tử ADN có N14 = 23+1 – 2 = 14 phân tử.
b. Số phân tử chỉ có N15 = 23+5 +2 – 23+1 = 256 + 2 – 16 = 242 phân tử.
Câu 20: Có 16 phân tử ADN được đánh dấu nguyên tử nitơ phóng xạ (N15) ở cả hai mạch. Phân tử ADN này tiến hành nhân đôi 4 lần trong môi trường chỉ có N14. Sau đó, chuyển toàn bộ các phân tử ADN con này vào môi trường có N15 và tiếp tục nhân đôi 3 lần nữa. Hãy xác định:
a. Có bao nhiêu phân tử ADN có nguyên tử N14?
b. Có bao nhiêu phân tử ADN chỉ chứa nguyên tử N15?
Hướng dẫn giải:
- Có a phân tử ADN được cấu tạo từ N15 tiến hành nhân đôi m lần trong mổi trương chỉ có N14; Sau đó tất cả các ADN con đều chuyển sang môi trường chỉ có N15 và tiếp tục tiến hành nhân đôi n lần thì số phân tử ADN có N14 = ax(2m+1 - 2); số phân tử chỉ có N15 = ax(2m+n + 2 - 2m+1).
a. Số phân tử ADN có N14 = 16 x (24+1 - 2) = 480 phân tử.
b. Số phân tử chỉ có N15 = 16 x (24+3 + 2 - 24+1) = 16 x (128 + 2 - 32) = 1568 phân tử.
Câu 21: Gen D có tổng số 2340 liên kết hiđrô và trên mạch 1 của gen có T = 2A; X = 2T; G = X. Gen D bị đột biến không làm thay đổi chiều dài nhưng làm giảm 2 liên kết hiđrô trở thành gen d. Cặp gen Dd tiến hành nhân đôi 2 lần. Hãy xác định:
a. Số nuclêôtit mỗi loại của gen D.
b. Số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường cung cấp cho cặp gen Dd nhân đôi 2 lần.
Hướng dẫn giải:
a. Số nuclêôtit mỗi loại của gen D.
- Trên mạch 1 của gen có T1 = 2A1; X1 = 2T1 = 4A1; G1 = X1 = 4A1.
- Gen có 4680 liên kết hiđrô: →2A + 3G = 2340.
→2 x (A1 + T1) + 3 x (G1 + X1) = 2340 (1)
Thay T1 = 2A1; X1 = 4T1; G1 = 4A1 vào phưoug trình (1) ta được:
2.(A1 + 2A1) + 3.(4A1 + 4 A1) = 30A1 = 2340 .
→ T1 = 156, G1 =312, X1 = 312.
- Số nuclêôtit mỗi loại của ADN là
A = T = A1 + T1= 78 + 156 = 234.
G = X = G1 + X1= 312 + 312 = 624.
b. Số nuclêôtit mồi loại mà môi trường cung cấp.
A = T=1410.
G = X = 3738.
Câu 22: Gen D dài 646nm và số nuclêôtit loại A chiếm 18% tổng số nuclêôtit của gen. Gen D bị đột biến thành alen d. Cặp gen Dd nhân đôi 2 lần đã cần môi trường cung cấp 4098A, 7302X. Hãy xác định:
a. Số nuclêôtit mỗi loại của gen D.
b. Loại đột biến đã làm cho gen D thành d.
Hưởng dẫn giải:
a. Số nuclêôtit mỗi loại của gen D.
A = T= 18%x3800 = 684
G = X= 32%x3800 = 1216
b. Loại đột biến đã làm cho gen D thành d.
Xác định số nuclêôtit mỗi loại của gen d:
Số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường cung cấp cho cặp Dd nhân đôi hai lần là:
AMT = TMT = (684 + Agen d) x (22 – 1 ) = 4098.
→ Agen d
GMT = XMT = (1216 + Ggen d) x (22 – 1 ) = 7302
→ Ggen d
Như vậy, so với gen D thì gen d giảm 2A và tăng 2G → đây là đột biến thay thế 2 cặp A-T bằng cặp G-X.
Câu 23: Một đoạn ADN có chiều dài 510nm và có số nuclêôtit loại G bằng 28% tổng nuclêôtit của đoạn ADN. Mạch 1 của đoạn ADN này có A = 19%, mạch 2 có X = 38% tổng số nuclêôtit cửa mỗi mạch. Hãy xác định:
a. Tổng số nuclêôtit của đoạn ADN này.
b. Tỉ lệ % các loại nuclêôtit trên mạch 1.
c. Số nuclêôtit mỗi loại của mạch 1.
Hướng dẫn giải:
a. Tổng số nuclêôtit của đoạn ADN này.
Đoạn ADN này có chiều dài 510nm → Tổng số nuclêôtit
b. Tỉ lệ % các loại nuclêôtit trên mạch 1.
- Vì hai mạch của ADN liên kết theo nguyên tắc bổ sung cho nên G1 = X2.
→ X2 = 38% → G1 = 38%.
AADN = A1 + T1; GADN = G1 + X1;
Và %AADN = 50% - %GADN.
- Theo bài ra, GADN = 28% và G1 = 38%
→ X2 = 2 x 28% - G1 = 56% - 38% = 18%.
→ T2 = 2 x 22% - A1 = 44% - 19% = 23%.
Tỉ lệ % các loại nuclêôtit trên mạch 1:
A1 = 19%; T1 = 23%; G1 = 38%; X1 = 18%.
c. Số nuclêôtit mỗi loại của mạch 1.
Đoạn ADN có tổng 3000 nuclêôtit → Mạch 1 có tổng số 1500 nuclêôtit.
A1 = 19% ´ 1500 = 285; T1 = 23% ´ 1500 = 345;
G1 = 38% ´ 1500 = 570; X1 = 18% ´ 1500 =270.
Câu 24: Một gen có tổng số 1200 cặp nuclêôtit và số nuclêôtit loại A = 21% tổng số nuclêôtit của gen. Trên mạch 1 của gen có 210T và số nuclêôtit loại G chiếm 15% tổng số nuclêôtit của mạch. Hãy xác định:
a. Tỉ lệ b. Tỉ lệ
c. Tỉ lệ d. Tỉ lệ
Hướng dẫn giải:
Bước 1: Xác định số lượng nuclêôtit mỗi loại của gen.
- Gen có 1200 cặp nuclêôtit → Gen có 2400 nuclêôtit.
- Số nuclêôtit loại A chiếm 21% → A = T 21% x 2400 = 504.
Vì A chiếm 21 % → G = 50% - 21% =29%.
→ Số nuclêôtit loại G = 29% x 2400 = 696.
Bước 2: Xác định số nuclêôtit mỗi loại của mạch 1.
Mạch 1 có T1 = 210 → A1 = 504 – 210 = 294.
G1 = 15% x 1200 = 180 → X1 = 696 – 180 = 519.
Bước 3: Tìm các tỉ lệ theo yêu cầu của bài toán.
a. Tỉ lệ
b. Tỉ lệ
c. Tỉ lệ
d. Tỉ lệ (Tỉ lệ này luôn bằng 1)
Câu 25: Một đoạn ADN có chiều dài 204 nm. Trên mạch 1 của đoạn ADN này có 12%A, 15%G; Trên mạch 2 có 21%G. Hãy xác định:
a. Số lượng mỗi loại nuclêôtit của mạch 1.
b. Số lượng mỗi loại nuclêôtit của đoạn ADN.
c. Tỉ lệ % mỗi loại nuclêôtit của mạch 2.
Hướng dẫn giải:
-
A1 = 12% =
G1 = 15% =
G2 = 21% =
a. Số lượng mỗi loại nuclêôtit của mạch 1.
GADN = G1 + G2 = 90 + 126 = 216.
GADN + AADN = N/2 = 600→ AADN = 384.
T1 = AADN – A1 = 384-72 = 312.
X1 = GADN – G1 = 216 - 90 = 126.
Vậy mạch 1 có
T1 = 312, A1 = 72; G1 = 90; X1 = 126.
b. Số lượng mỗi loại nuclêôtit của đoạn AND.
AADN = TADN = 384.
GADN = XADN = 216.
c. Tỉ lệ % mỗi loại nuclêôtit của mạch 2.
T2 = A1 = 72 = 12%.
A2 = T1 =
G2 = X1 = 90 =
X2 = G1 = 90 = 15%.
Câu 26: Một đoạn ADN có 6,8 nm và trên mạch 1 có 6A, 5X, trên mạch 2 có 3A. Hãy xác định số nuclêôtit loại G của mạch 1.
Hướng dẫn giải:
-
A1 = 6; A2 = 3 → AADN = 9.
AADN + GADN GADN = 11.
Câu 27: Trên mạch 1 của đoạn ADN, tổng số nuclêôtit loại A và G bằng 40% tổng số nuclêôtit của mạch. Trên mạch 2 của đoạn ADN này, tống số nuclêôtit loại A và X bằng 50% và tổng số nuclêôtit loại X và G bằng 60% tổng số nuclêôtit của mạch. Hãy xác định:
a. Tỉ lệ % số nuclêôtit loại X trên mạch 2 của đoạn ADN.
b. Tỉ lệ của đoạn ADN.
c. Tổng liên kết hiđrô của đoạn ADN. Biết rằng trên mạch 1 có 1050 nuclêôtit loại X.
Hướng dẫn giải:
a. Trên mạch 1 của đoạn ADN có A1 = G1 = 40%
→ Trên mạch 2 có T2 + X2 = 40% (1)
- Trên mạch 2 đoạn ADN có A2 + X2 = 50% (2)
X2 + G2 = 60% (3)
Cộng 3 phương trình theo vế, ta có.
- + (2) + (3) = T2 + X2 + A2 + X2 + X2 + G2 = 40% + 50% + 60% = 150%.
→ T2 + X2 + A2 + G2 + 2X2 = 150%.
Mà T2 + X2 + A2 + G2 = 100%. → 2X2 = 50% → X2 = 25%.
→ Trên mạch 2 có X = 25%.
b. Vì đoạn ADN có cấu trúc bổ sung nên A = T = A2 + T2, G = X = G2 + X2.
Thay X2 = 25% vào (1) → T2 = 15%.
Thay X2 = 25% vào (1) → A2 = 25%.
Thay X2 = 25% vào (1) → G2 = 35%.
c. – Vì hai mạch liên kết bổ sung. Cho nên, X1 = G2= 35%.
- G2 =1050 và chiếm 35% tổng số nuclêôtit của mạch.
→ Tổng số nuclêôtit của mạch 2:
G2 = 1050
X2 = 25% x 3000= 750
T2 = 15% x 3000= 450
A2 = 25% x 3000= 750.
→ Số nuclêôtit mỗi loại của đoạn ADN là
A = T = A2 + T2 = 750 + 450 = 1200.
G = X = G2 + X2 = 1050+750 = 1800.
- Số liên kết hiđrô = 2A + 3G = 2 x 1200 + 3 x 1800 = 7800 (liên kết).
Câu 28: Gen M có 2511 liên kết hiđrô và trên mạch hai của gen có G = 4A = 2T; Trên mạch một của gen có G = A + T. Gen M bị đột biến điểm làm tăng 2 liên kết hiđrô trở thành alen m. Hãy xác định:
a. Số nuclêôtit mỗi loại của gen M.
b. Số nuclêôtit mỗi loại của gen m.
c. Số nuclêôtit mỗi loại của cặp gen Mm.
d. Số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường cung cấp khi cặp gen Mm nhân đôi 3 lần.
Hướng dẫn giải:
a. Số nuclêôtit mỗi loại của gen M.
- Tổng số liên kết hiđrô của gen là 2Agen + 3Ggen = 2511.
Mà Agen = A2 + T2, Ggen = G2 + X2.
Nên ta có 2Agen + 3Ggen = 2(A2 + T2) + (G2 + X2) = 2511.
- Theo bài ra, trên mạch 2 có:G2 = 4A2 = 2T2 → G2 = 4A2, T2 = 2A2.
Trên mạch 1 có G1 = A1 + T1 mà Al = T2 và T1 = A2 nên
→G1 = A2 + 2A2 = 3A2. Vì G1 = X2 nên X2 = 3A2.
- Nên ta có 2(2A2 + A2) + 3(3A2 + 4A2) = 6A2 + 21A2 = 2511.
= 27A2 = 2511
Agen = A2 + T2 = 3A2 = 3 ´ 93 = 279.
Ggen = G2 + X2 = 7A2 = 7 ´ 93 = 651.
b. Số nuclêôtit mỗi loại của gen m.
Vì đột biến điểm nên chỉ liên quan tới 1 cặp nuclêôtit. Đột biến điểm này làm tăng 2 liên kết hiđrô nên đây là đột biến thêm 1 cặp A-T.
Vậy số nuclêôtit mỗi loại của gen m là.
A = T = 279 + 1 = 280; G = X = 651.
c. Số nuclêôtit mỗi loại của cặp gen Mm:
A = T = AgenM + Agen m = 280 + 279 = 559.
G = X = GgenM + Ggen m = 651 + 651 = 1302.
d. Số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường cung cấp cho cặp gen Mm nhân đôi 2 lần:
Amt = Tmt = 559 ´ (23 - 1) = 3913.
Gmt = xmt= 1302 ´ (23- 1) = 9114.
Câu 29: Gen D có ciều dài 510nm và có tỉ lệ Trên mạch 1 của ADN có G = A = 15%. Gen D bị đột biến mất 1 cặp G – X trở thành alen d. Hãy xác định:
a. Tỉ lệ % số nuclêôtit mỗi loại của gen D.
b. Tỉ lệ % số nuclêôtit mỗi loại ở mạch 1 của gen D.
c. Số nuclêôtit mỗi loại của gen D.
d. Số nuclêôtit mỗi loại của gen d.
Hướng dẫn giải:
a. Tỉ lệ % số nuclêôtit mỗi loại của gen D
Tỉ lệ
→ G = 40%; A = 10%.
b. Tỉ lệ % số nuclêôtit mỗi loại của mạch 1.
Ta có %A1 + %T1 = 2 x %AADN. Và %G1 + %X1 = 2 x %GADN.
→ A1 = 40% → T1 = 2 x %AADN = 2 x 10% - 15% = 5%
G1 = 15% → X1 = 2 x %AADN = 2 x 40% - 15% = 65%
c. Số nuclêôtit mỗi loại của gen D.
→ A = T = 10% x 3000 = 300; G = X = 40% x 3000 = 1200.
d. Số nuclêôtit mỗi loại của gen d.
→ A = T = 300; G = X = 1200 - 1 =1199.
Câu 30: Gen D có chiều dài 306nm và có tỉ lệ Trên mạch 2 của ADN có G = A = 20%. Gen D bị đột biến mất 1 cặp A-T trở thành gen d. Hãy xác định:
a. Tỉ lệ % số nuclêôtit mỗi loại của gen D.
b. Tỉ lệ % số nuclêôtit mỗi loại ở mạch 2 của gen D.
c. Số nuclêôtit mỗi loại của gen D.
d. Số nuclêôtit mỗi loại của gen d.
Hướng dẫn giải:
a. Tỉ lệ % số nuclêôtit mỗi loại của gen D.
Tỉ lệ
Mà A + G = 50% (1)
Nên thay vào (1) ta có
→ G = 30% → => A = 20%.
Tỉ lệ % số nuclêôtit mỗi của phân tử gen D là
A = T = 20%; G = X = 30%.
b. Tỉ lệ % số nuclêôtit mỗi loại của mạch 2.
Ta có %A1 + %T1 = 2 x %AADN. Và %G1 + %X1 = 2 x %GADN.
→ A2 = 20% → T2 = 2 x 20% - 20% = 20%
G2 = 20% → X2 = 2 x 30% - 20% = 40%
c. Số nuclêôtit mỗi loại của gen D.
→ A = T = 360; G = X = 540
d. Số nuclêôtit mỗi loại của gen d.
→ A = T = 359; G = X = 450
2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Giả sử trơng một gen có một bazơ ni tơ ađênin trở thành dạng hiếm (A*) thì sau 5 lần nhân đôi sẽ có tối đa bao nhiêu gen đột biến dạng thay thế cặp A-T bằng cặp G-X.
- 12. B. 13. C. 14. D.15.
Hướng dẫn giải:
Số gen bị đột biến là (gen). → Đáp án D.
Câu 2: Người ta chuyển một số vi khuẩn E.coli mang các phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N15 sang môi trường chỉ có N14. Các vi khuẩn nói trên đều thực hiện tái bản 5 lần liên tiếp tạo được 480 phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N14. Sau đó chuyển các vi khuẩn này về môi trường chỉ chứa N15 và cho chúng nhân đôi tiếp 2 lần nữa. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Số phân tử ADN ban đầu là 16.
(2) Số mạch pôlinuclêôtit chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 2880.
(3) Số phân tử ADN chỉ chứa N15 sau khi kết thức quá trình trên là 1056.
(4) Số phân tử ADN chứa cả hai loại N14 và N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 992
- 1. B. 2. C. 3. D.4.
Hướng dẫn giải:
Có 3 phát biểu đúng, đó là (1), (3) và (4) → Đáp án C.
(1) Đúng. Vì khi nhân đôi 5 lần thì số phân tử ADN hoàn toàn mới là:
k.(25 – 2) = 480 → k = 480:30 = 16.
(2) Sai. Vì khi kết thúc quá trình nhân đôi (5 lần + 2 lần) thì tạo ra số phân tử ADN = 16 x 27 = 2048 phân tử.
Trong đó, số mạch phân tử có chứa N14 = 16 x (26 - 2) = 992.
→ Số mạch pôlinuclêôtit chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên 2 x 2048 – 992 = 2880.
(3) Đúng. Vì số phân tử ADN chỉ chứa N15 = 2048 – 992 = 1056.
(4) Đúng. Vì quá trình nhân đôi diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn cho nên số phân tử ADN chứa cả hai loại N14 và N15 = số phân tử AND có N14 = 992.
Câu 3: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở mạch khuôn 5’ - 3’, mạch mới được tổng hợp gián đoạn và cần nhiều đoạn mồi.
II. Sự tổng hợp mạch mới trên cả hai mạch khuôn đều cần đoạn mồi.
III. Enzym Ligaza hoạt động trên cả hai mạch khuôn.
IV. Ở mạch khuôn 3’ – 5’, mạch mới được tổng hợp liên tục và không cần đoạn mồi.
- 1. B. 2. C. 3. D.4.
Hướng dẫn giải:
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III. →Đáp án D. Vì:
I. đúng. Vì ở mạch khuôn có chiều 5'→3' do ngược chiều với chiều hoạt động cúa enzym ADN- pôlimeraza nên mạch mới được tổng hợp một cách gián đoạn, gồm nhiều đoạn Okazaki, mỗi đoạn Okazaki cần một đoạn mồi.
II. đúng. Vì enzym ADN- pôlimeraza không tự tổng hợp được mạch pôlinuclêôtit mới nếu không có gốc 3'OH tự do, do đó cần đoạn mồi là một đoạn pôliribonuclêôtit do enzym ARN- polmeraza tổng hợp nên.
III. đúng. Vì mỗi đơn vị tái bản gồm 2 chạc chữ Y. các enzym ở mỗi chạc hoạt động ngược chiều nhau. Ớ chạc thứ nhất nếu mạch khuôn này là mạch có mạch bổ sung được tống hợp gián đoạn thì ở chạc thứ hai, mạch khuôn kia lại là mạch có mạch bổ sung với nó đuợc tổng hợp gián đoạn. Do đó, ở cả 2 mạch khuôn đều có sự hoạt động của enzym ligaza.
IV. sai. Vì tất cá các quá trình khởi đầu tổng hợp ADN đều cần có đoạn mồi
Câu 4: Một phân tử ADN mạch kép nhân đôi một số lần liên tiếp đã tạo ra được 62 mạch pôlinuclêôtit mới. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biếu sau đây đúng?
I. Phân tử ADN nói trên đã nhân đôi 5 lần liên tiếp
II. Tất cả các mạch đơn nói trên có trình tự bồ sung với nhau từng đôi một
III. Trong các phân tử ADN con đưọc tạo ra, có 31 phân từ cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu cùa môi trường nội bào.
IV. Trong các phân tử ADN con được tạo ra. có 30 phân tử cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường nội bào.
- 1. B. 2. C. 3. D.4.
Hướng dẫn giải:
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và IV. →Đáp án C. Vì:
- Phân tử ADN sau khi nhân đôi đã tạo ra 62 mạch pôlinuclêôtit mới ⇒ tổng số mạch pôlinuclêôtit tạo ra sau khi nhân đôi là (62+2) = 64 mạch. Vậy sau khi nhân đôi đã tạo ra 32 phân tử ADN. ⇒ Phân từ ADN ban đầu đã nhân đôi 5 lần liên tiếp → I đúng.
- Trong các ADN con được tạo ra có 2 phân tử ADN mang 1 mạch có nguồn gốc từ môi trường ban đầu, do đó chỉ có 30 phân tử ADN được cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường nội bào ⇒ IV đúng, III sai.
- Tất cả các mạch đơn mới được tạo ra ở trên đều dược tạo thành nhờ nguyên tắc bố sung và nguyên tẳc bán bảo tồn trong quá trình nhân đôi ADN do đó chúng sẽ có trình tự bổ sung từng đôi một với nhau ⇒ II đúng.
Câu 5: Phân tử AND mạch kép có tỉ lệ , khi phân tử này nhân đôi liên tiếp 3 lần, tỉ lệ các loại nuclêôtit môi trường nội bào cung cấp cho quá trình nhân đôi của gen là
A = T= 18,75%; G = X = 31,25% B. A + T = 31,25%; G + X = 18,75%
C. A = T = 31,25%; G = X = 18,75% D. A + T = 18,75%; G + X = 31,25%
Hướng dẫn giải:
Đáp án C. Vì 3A - 5G = 0
- Mặt khác ta lại có A + G = 0,5 (2)
- Giải (1), (2) ta được A = 31,25% và G = 18,75%.
- Do đó khi gen này nhân đôi liên tiếp 3 lần thì tỉ lệ các loại nuclêôtit mà môi trường cung cấp cho gen là:
A = T = 31,25%; G = x = 18,75%.
Câu 6: Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép có tỉ lệ thì tỉ lệ nuclêôtit loại G của phân tử ADN này là
A. 10%. B. 30%.
C. 20%. D. 40%.
Hướng dẫn giải:
Đáp án B. Vì tỉ lệ => A/G = 2/3. à2G = 3A.
Mà ở ADN mạch kép, A + G = 50%. —> A = 20%; G = 30%.
Câu 7: Một gen có tổng số 1500 cặp nuclêôtit và số nuclêôtit loại A = 20%. Trên mạch 1 của gen có 200T và số nuclêôtit loại G chiếm 15% tổng số nuclêôtit của mạch. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tỉ lệ II. Tỉ lệ
III. Tỉ lệ IV. Tỉ lệ
- 1. B. 2. C. 3. D.4.
Hướng dẫn giải:
Cả 4 phát biểu đúng. → Đáp án D.
Cần phải xác định số nuclêôtit mỗi loại trên mạch 1, sau đó mới tìm các tỉ lệ theo yêu cầu của bài toán.
- Xác định số nuclêôtit mỗi loại của mạch 1:
Agen = 20% x 3000 = 600. Vì T1 = 200 → A1 = 400.
Vì Agen = 20% → Ggen = 30% = 30% x 3000 = 900.
Vì G1 chiếm 15% → G1 = 15% x 1500 = 225. → X1 = 900 - 225 = 675.
- Xác định các tỉ lệ theo yêu cầu của bài toán
+ Tỉ lệ → (I) đúng.
+ Tỉ lệ → (II) đúng.
+ Tỉ lệ → (III) đúng.
+ Tỉ lệ luôn = 1.→ (IV) đúng.
Câu 8: Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quá trình nhân đôi không theo nguyên tắc bổ sung thì sẽ dẫn tới đột biến gen.
II. Đột biến gen trội ở dạng dị hợp cũng được gọi là thể đột biến.
III. Đột biến gen chỉ được phát sinh khi trong môi trường có các tác nhân đột biến.
IV. ADN không nhân đôi thì không phát sinh đột biến gen.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Hướng dẫn giải:
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và IV.→ Đáp án C.
I. đúng. Vì khi ADN nhân đôi không theo nguyên tắc bổ sung thì ADN con có cấu trúc khác nhau và khác ADN mẹ → Phân tử ADN bị biến đổi về cấu trúc → Đột biến gen.
II. đúng. Vì thể đột biến là cơ thể mang đột biến và đột biến đó đã được biểu hiện thành kiểu hình. Đột biến trội luôn được biểu hiện thành kiểu hình, do vậy ở dạng dị họp cũng có kiểu hình đột biến.
III. đúng. Vì khi ADN không nhân đôi thì ADN có cấu trúc bền vững, các tác nhân hóa học, vật lí không làm thay đổi được cấu trúc hóa học của ADN nên không trực tiếp gây ra đột biến gen. Chỉ khi ADN nhân đôi thì các tác nhân đột biến mới làm cho quá trình nhân đôi không theo nguyên tắc bổ sung dẫn tới gây đột biến.
IV. sai. Vì khi không có tác nhân đột biến vẫn có thể phát sinh đột biến gen do tác động của các bazơ nitơ dạng hiếm hoặc do sai sót ngẫu nhiên của enzym ADN pôlimeraza trong quá trình nhân đôi.
Câu 9: Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đa số đột biến gen là đột biến lặn và có thể có lợi, có hại hoặc trung tính.
II. Đột biến gen phát sinh trong giảm phân sẽ đi vào giao từ và luôn di truyền cho đời sau.
III. Tần số đột biến của mỗi gen phụ thuộc vào cường độ, liều lượng của tác nhân gây đột biến và đặc điểm cấu trúc của gen.
IV. Sử dụng một loại tác nhân tác động vào tế bào thì tất cả các gen đều có thể bị đột biến với tần số như nhau.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Hướng dẫn giải:
Có 2 phát biếu đúng, đó là I và III. => Đáp án B.
II. sai. Vì muốn di truyền cho thế hệ sau thì giao tử đột biến phải tham gia vào quá trinh thụ tinh lúc đó đột biến sẽ đi vào hợp tứ và di truyền cho đời con. Neu giao tử bị đột biến không có khả năng thụ tinh hoặc không tham gia thụ tinh thì sẽ không di truyền cho đời sau.
IV sai. Vì các gen khác nhau có tần số đột biến khác nhau.
Câu 10: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Quá trình nhân đôi không theo nguyên tắc bố sung thì sẽ dẫn tới đột biến gen.
(2) Đột biến gen trội ở dạng dị hợp cũng được gọi là thế đột biến.
(3) Đột biến gen chỉ được phát sinh khi trong môi trường có các tác nhân đột biến.
(4) Đột biên gen được phát sinh ở kì trung gian của phân bào.
(5) Đột biến gen là loại biến dị luôn được di truyền cho thể hệ sau.
A. 1. B. 2.
C. 3. D. 4.
Hướng dẫn giải:
Có 3 phát biểu đúng → Đáp án C.
- Phát biểu (1) đúng. Vì khi ADN nhân đôi không theo nguyên tắc bổ sung thì ADN con có cấu trúc khác nhau và khác ADN mẹ →Phân tử ADN bị biến đổi về cấu trúc → Đột biến gen.
- Phát biểu (2) đúng. Vì đột biến trội luôn được biểu hiện thành kiểu hình, do vậy ở dạng dị hợp cũng có kiểu hình đột biến.
- Phát biểu (3) sai. Vì khi không có tác nhân đột biến vẫn có thể phát sinh đột biến gen do tác động của các bazơ nitơ dạng hiếm hoặc do sai sót ngẫu nhiên của enzym ADN pôlimeraza trong quá trình nhân đôi.
- Phát biểu (4) đúng.
- Phát biểu (5) sai. Vì không phải khi nào đột biến cũng được di truyền cho đời sau.
Câu 11: Có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thế phát sinh đột biến gen.
(2) Gen ở tế bào chất bị đột biến thành gen lặn thì kiểu hình đột biến luôn được biểu hiện.
(3) Cơ thể mang đột biến gen lặn ở trạng thái dị hợp không được gọi là thể đột biến.
(4) Đột biến gen luôn dẫn tới làm thay đổi cấu trúc và chức năng của prôtêin.
(5) Nếu gen bị đột biến dạng thay thế một cặp nuclêôtit thì không làm thay đổi tổng liên kết hiđrô của gen.
Hướng dẫn giải:
Trong 5 phát biểu nói trên thì có 2 phát biểu đúng là (1), (3) → Đáp án B.
- Phát biểu (1) đúng. Vì đột biến gen có thể được phát sinh do sai sót ngẫu nhiên trong quá trình nhân đôi của ADN.
- Phát biểu (2) sai. Vì gen ở tế bào chất có rất nhiều bản sao nên nếu xảy ra đột biến lặn thì vẫn bị các bản sao mang gen trội biểu hiện lấn át.
- Phát biểu (3) đúng. Vì thể đột biến là những cơ thể mang gen đột biến và đã được biểu hiện thành kiểu hình. Nếu đột biến gen lặn ở trạng thái dị hợp thì kiểu hình đột biến chưa biểu hiện nên chưa được gọi là thể đột biến.
- Phát biểu (4) sai. Vì có những đột biến thay thể một cặp nuclêôtit làm xuất hiện bộ ba thoái hoá (cùng quy định axit amin giống với bộ ba ban đầu)
- Phát biểu (5) sai. Vì đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X thì tăng 1 liên kết hiđrô, đột biến thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T thì giảm 1 liên kết hiđrô.
Câu 12: Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến thay thế cặp nuclêôtit thường làm thay đổi ít nhất thành phần axit amin của chuỗi pôlipeptit do gen đó tổng hợp.
II. Dưới tác động của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng như nhau thì tần số đột biến ở tất cả các gen là bằng nhau.
III. Khi các bazơ nitơ dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường làm phát sinh đột biến gen dạng mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit.
IV. Tất cả các dạng đột biến gen đều có hại cho thể đột biến.
A. 3. B. 2.
C. 4. D. 1.
Hướng dẫn giải:
Trong các phát biểu nói trên, chỉ có phát biểu I đúng. → Đáp án D.
I. đúng. Vì đột biến điểm dạng thay thế 1 cặp nuclêôtit chỉ làm thay đổi 1 bộ ba trên mARN nên thường ít làm thay đổi cấu trúc của chuỗi pôlipeptit. Trong khi đó, loại đột biến mất hoặc thêm 1 cặp nuclêôtit làm thay đổi toàn bộ các bộ ba từ vị trí đột biến cho đến cuối phân tử mARN nên làm thay đổi nhiều axit amin.
II. Vì các gen khác nhau có tần số đột biến khác nhau (tần số đột biến phụ thuộc vào đặc điểm cấu trúc của gen).
III. sai. Vì bazơ nitơ dạng hiếm sẽ làm cho quá trình nhân đôi ADN không theo nguyên tắc bổ sung nên dẫn tới làm phát sinh đột biến dạng thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác.
IV. sai. Vì có một số đột biến gen là đột biến trung tính hoặc có lợi cho sinh vật.
Câu 13: Gen A có 6102 liên kết hiđrô và trên mạch hai của gen có X = 2A = 4T; Trên mạch một của gen có X = A+T. Gen bị đột biến điểm hình thành nên alen a, alen a có ít hơn gen A 3 liên kết hiđrô. Số nuclêôtit loại G của gen a là
A. 1581. B. 678.
C. 904. D. 1582.
Hướng dẫn giải:
Trước hết, phải xác định số nuclêôtit mỗi loại của gen A, sau đó suy ra gen a.
Số nuclêôtit mỗi loại của gen A:
- Tổng số liên kết hiđrô của gen là: 2Agen + 3Ggen = 6102.
Mà Agen = A2 + T2, Ggen = G2 + X2.
Nên ta có 2Agen + 3Ggen= 2(A2 + T2) + 3(G2 + X2) = 6102.
- Theo Bài ra, trên mạch 2 có: X2 = 2A2 = 4T2 → X2 = 4T2, A2 = 2 T2.
Trên mạch 1 có X1 = Al + T1 mà Al = T2 và T1 = A2 nên
X1 = T2 + 2T2 = 3T2. Vì X1 = G2 nên G2 = 3T
- Nên ta có 2(2T2 + T2) + 3(3T2 + 4T2) = 6T2 + 21T2 = 6102.
= 27T2 = 6102 ⇒
Agen= A2 + T2 = 2T2 + T2 = 3T2 = 3 x 226 = 678.
Ggen = G2 + X2 = 4T2 + 3T2 = 7T2 = 7 x 226 = 1582.
Số nuclêôtit mỗi loại của gen a: Vì đột biến làm giảm 3 liên kết hiđrô và đây là đột biến điểm nên suy ra đột biến mất 1 cặp G-X.
Vậy, số nuclêôtit loại G của gen a giảm đi 1 so với gen A.
G = 1582 - 1 = 1581→ Đáp án A.
Câu 14: Bảng dưới đây cho biết trình tự nuclêôtit trên một đoạn ở vùng mã hóa của mạch gốc của gen quy định prôtêin ở sinh vật nhân sơ và các alen được tạo ra từ gen này do đột biến điềm:
Gen ban đầu: Mạch gốc: 3'. . TAX TTX AAA XXG...5' |
Alen đột biến 1: Mạch gốc: 3'.. .TAX TTX AAA XXA... 5' |
Alen đột biến 2: Mạch gốc: 3'...TAX ATX AAA XXG...5' |
Alen đột biến 3: Mạch gốc: 3'.. .TAX TTX AAA TXG... 5' |
Biết rằng các côđon mã hóa các axit amin tương ứng là: 5’UUU3’: Phe; 5’GGX3’ và 5’GGU3’: Gly; 5’AGX3’: Ser. Phân tích các dữ liệu trên, theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chuỗi pôlipeptit do alen đột biến 1 mã hóa không thay đổi so với chuỗi pôlipeptit do gen ban đầu mã hóa.
II. Các phân tử mARN được tổng hợp từ alen đột biến 2 và alen đột biến 3 có các côđon bị thay đổi kể từ điểm xảy ra đột biến.
III. Alen đột biến 2 gây hậu quả nghiêm trọng cho quá trình dịch mã.
IV. Alen đột biến 3 được hình thành do gen ban đầu bị đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit.
A. 1581. B. 678.
C. 904. D. 1582.
Hướng dẫn giải:
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV. → Đáp án B.
Giải thích:
1. Gen ban đầu: Mạch gốc: 3'... TAX TTX AAA XXG... 5'
mARN 5’....AUG AAG UUU GGX...3’
polipeptit Met - Lys - Phe – Gly
2. Alen đột biến 1: Mạch gốc: 3'.. .TAX TTX AAA XXA...5'.
mARN 5’...AUG AAG UUU GGU...3’
polipeptit Met - Lys - Phe - Gly (tuy thay đổi bộ ba thứ 4 (GGX thành GGU) nhưng mã hóa cùng loại axit amin)
3. Alen đột biến 2: Mạch gốc: 3'.. .TAX ATX AAA XXG...5'.
mARN 5’...AUG UAG UUU GGX...3’
polipeptit Met - KT (Bộ ba thứ 2 trở thành mã kết thúc)
4. Alen đột biến 3: Mạch gốc: 3'.. .TAX TTX AAA TXG.. .5'
mARN 5’....AUG AAG UUU AGX...3’
polipeptit Met - Lys - Phe - Ser (Bộ ba thứ 4 thay đổi (GGX thành AGX) làm thay đổi axit amin.
→I đúng.
II. sai. Vì cả hai đột biến này đều là đột biến thay thế một cặp nu, cho nên chỉ thay đổi một bộ ba ở vị trí đột biến.
III. đúng. Vì côđon thứ 2 của alen đột biến 2 trở thành côdon kết thúc
IV. đúng. Vì đột biến chỉ thay đổi 1 cặp nu ở vị trí thứ 10 (thay cặp X-G thành cặp T-A).
Xem thêm các dạng bài tập Sinh học lớp 12 ôn thi Tốt nghiệp THPT hay, chi tiết khác:
- Tổng hợp kiến thức Phiên mã và Dịch mã
- Phương pháp giải bài tập Phiên mã và Dịch mã
- Bài tập Phiên mã và Dịch mã (có lời giải)
- Tổng hợp kiến thức NST và đột biến NST
- Phương pháp giải bài tập NST và đột biến NST
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)