Trọn bộ câu hỏi ôn tập Sinh học lớp 10 học kì 1, học kì 2 chọn lọc
Trọn bộ câu hỏi ôn tập Sinh học lớp 10 học kì 1, học kì 2 chọn lọc
Tài liệu tổng hợp ngân hàng câu hỏi ôn tập Sinh học lớp 10 học kì 1, học kì 2 với các câu hỏi về định nghĩa, phân loại, so sánh, .... chọn lọc, cực hay có trả lời chi tiết giúp bạn nắm vững kiến thức, ôn tập từ đó đạt điểm cao trong các bài thi môn Sinh học lớp 10.
Phần 1: Giới thiệu chung về thế giới sống
- Tại sao xem tế bào là cấp tổ chức cơ bản của các cơ thể sống
- Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc là gì? Cho ví dụ
- Hệ thống mở là gì? Cho ví dụ
- Khả năng tự điều chỉnh là gì? Cho ví dụ
- Thế giới sống liên tục tiến hóa là gì? Cho ví dụ
- Lấy ví dụ một loài và chú giải theo các cấp phân loại sinh vật
- Nêu đặc điểm của giới Khới sinh và cho ví dụ
- Nêu đặc điểm của giới Nguyên sinh và cho ví dụ
- Nêu đặc điểm của giới Nấm và cho ví dụ
- Nêu đặc điểm của giới Thực vật và cho ví dụ
- Nêu đặc điểm của giới Động vật và cho ví dụ
- Phân biệt các đặc điểm đặc trưng của 5 giới sinh vật
Phần 2: Sinh học tế bào
Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào
- Nguyên tố đại lượng là gì? Cho ví dụ
- Nguyên tố vi lượng là gì? Cho ví dụ
- Nêu vai trò của các nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng
- Vì sao chúng ta cần phải bổ sung nguyên tố vi lượng cho cơ thể
- Tại sao nguyên tố C là nguyên tố quang trọng nhất trong việc tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ
- Tại sao nói nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sống
- Phân biệt nước tự do và nước liên kết
- Tại sao khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác, các nhà khoa học trước hết lại tìm xem ở đó có nước hay không
- Cacbohidrat là gì? Được chia làm mấy loại? Lấy ví dụ từng loại
- Trình bày vai trò của cacbohidrat và cho ví dụ
- Lấy ví dụ về một số loại đường và nguồn cung cấp của chúng
- Lipit là gì? Được chia làm mấy loại? Cho ví dụ từng loại
- So sánh cacbohidrat và lipit
- Hãy kể tên các loại đường mà em biết và nêu chức năng của chúng đối với tế bào
- Protein là gì? Protein có chức năng gì, cho ví dụ
- Nêu đặc điểm của các bậc cấu trúc protein
- Vì sao nhiều cấu trúc trong cơ thể đều được cấu tạo bởi protein nhưng lại có tính chất khác nhau
- Cấu trúc protein bậc một có ý nghĩa gì
- Vì sao khi đun nước lọc cua thì thấy từng mảng nổi lên
- Protein có những loại liên kết nào? Chúng tồn tại ở các bậc cấu trúc nào
- Protein chỉ thực hiện chức năng ở cấu trúc bậc mấy? Vì sao
- ADN là gì? Có cấu tạo như thế nào và có chức năng gì
- ARN là gì? Có cấu tạo như thế nào và có chức năng gì
- Nêu mối quan hệ giữa ADN và ARN
- Phân biệt ADN và ARN
- Phân biệt mARN, tARN và rARN
Chương 2: Cấu trúc của tế bào
- Nêu đặc điểm chung của tế bào nhân sơ. Tỷ lệ S/V lớn có ý nghĩa gì đối với các sinh vật nhân sơ
- Tế bào nhân sơ có cấu tạo như thế nào? Trình bày đặc điểm và chức năng của các thành phần cấu tạo nên tế bào nhân sơ
- Dựa vào đâu người ta có thể phân biệt hai loại vi khuẩn Gram âm và Gram dương
- Vì sao người ta lại gọi tế bào vi khuẩn là tế bào nhân sơ
- Vì sao người ta cần phải sử dụng các loại thuốc kháng sinh đặc hiệu cho từng loại vi khuẩn
- Tế bào nhân thực là gì? Nêu đặc điểm của tế bào nhân thực
- Nhân tế bào nhân thực có vai trò gì? Trình bày cấu tạo của nhân tế bào nhân thực
- Lưới nội chất là gì? Phân biệt lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn
- Vì sao lại nói bộ máy Golgi là phân xưởng lắp ráp, đóng gói và phân phổi sản phẩm của tế bào
- Trong cơ thể loại tế bào nào có hệ thống lưới nội chất trơn phát triển mạnh nhất? Vì sao
- Vì sao tế bào bạch cầu là nơi có hệ thống lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất
- Ti thể là gì? Nêu đặc điểm về cấu trúc và chức năng của ti thể
- Lục lạp là gì? Nêu đặc điểm cấu tạo và chức năng của lục lạp
- Không bào có phải là một bào quan có màng hay không? Chức năng của không bào ở động vật và thực vật khác nhau như thế nào
- Lizoxom là bào quan có ở loại tế bào nào? Có cấu tạo và chức năng như thế nào
- Tại sao các enzyme trong lizoxom lại không phá vỡ lizoxom của tế bào
- Trong quá trình hình thành và phá triển, các em bé trong bụng mẹ đều có một chiếc đuôi nhỏ nhưng đến khi sinh ra chiếc đuôi đó lại biến mất. Giải thích nguyên nhân của hiện tượng này
- So sánh ti thể và lục lạp
- Chỉ có những cây có màu xanh mới có khả năng quang hợp đúng hay sai? Màu xanh của lá cây có liên quan tới khả năng quang hợp của cây không? Vì sao
- Vì sao nói cấu trúc của màng sinh chất được cấu tạo theo mô hình khảm động? Cấu trúc đó có ý nghĩa gì với tế bào
- Các bào quan trong tế bào có thể được neo đậu nhờ cấu trúc nào? Mô tả cấu tạo và vai trò của cấu trúc đó
- Chứng minh cấu tạo của màng sinh chất phù hợp với chức năng
- Thành tế bào có chức năng gì? Nêu sự khác nhau giữa cấu tạo thành tế bào của vi khuẩn, thực vật và nấm
- Chất nền ngoại bào hình thành các mô và thu nhận thông tin bằng cách nào
- So sánh tế bào nhân sơ với tế bào nhân thực
- So sánh tế bào động vật và tế bào thực vật
- Vận chuyển thụ động là gì? Nêu nguyên lý của quá trình vận chuyển thụ động
- Phân biệt các môi trường nhược trương, đẳng trương, ưu trương
- Các chất khuếch tán qua màng sinh chất bằng những con đường nào
- Vận chuyển chủ động là gì? Nêu các điều kiện để vận chuyển chủ động xảy ra
- So sánh thực bào và ẩm bào
- Tại sao khi ăn rau sống người ta thường ngâm rau vào nước muối loãng trước khi ăn
- So sánh vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động
Chương 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào
- Thế nào là năng lượng? Năng lượng tồn tại ở các dạng nào
- ATP là gì? Trình bày cấu tạo và chức năng của ATP
- Chuyển hóa vật chất là gì? Nêu vai trò của chuyển hóa vật chất
- Trình bày khái niệm và nêu mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa
- Enzyme là gì? Trình bày đặc điểm cấu tạo của một enzyme điển hình
- Trình bày cơ chế tác động của enzyme
- Những yếu tố nào có thể ảnh hưởng tới hoạt tính của enzyme
- Tại sao càng nhai lâu cơm càng có vị ngọt
- Enzyme có vai trò gì trong quá trình chuyển hóa vật chất
- Thế nào là ức chế ngược? Điều gì xảy ra nếu một enzyme không được tổng hợp hoặc tổng hợp quá ít
- Nêu khái niệm hô hấp tế bào. Hô hấp tế bào có bản chất là gì
- Hô hấp tế bào gồm các giai đoạn nào? Nêu vị trí diễn ra, nguyên liệu và sản phẩm của từng giai đoạn
- Có bao nhiêu ATP được tạo ra sau một quá trình hô hấp tế bào
- Viết phương trình tổng quát của hô hấp tế bào. Tại sao ATP được hình thành trong hô hấp tế bào không giải phóng ồ ạt mà lại giải phóng một cách từ từ qua từng giai đoạn
- Tại sao khi bảo quản nông sản người ta thường giảm cường độ hô hấp tế bào tới mức tối thiểu
- So sánh giữa một người đang nghỉ ngơi và một vận động viên đang chạy, quá trình hô hấp tế bào ở ai diễn ra mạnh hơn? Vì sao
- Quang hợp là gì? Quang hợp diễn ra ở loại sinh vật nào? Viết phương trình quang hợp
- Quang hợp gồm các giai đoạn nào? Tóm tắt đặc điểm từng pha của quá trình quang hợp
- Pha tối của thực vật có cần ánh sáng không? Giải thích vì sao
- Tại sao người ta gọi chu trình cố định CO2 ở đa số thực vật là chu trình C3
- Nêu mối quan hệ giữa pha sáng và pha tối của quá trình quang hợp
- Phân biệt hô hấp và quang hợp
- O2 được giải phóng trong quang hợp có nguồn gốc từ đâu và được tạo ra nhờ quá trình nào
Chương 4: Phân bào
- Nêu khái niệm chu kỳ tế bào. Chu kỳ tế bào gồm có những giai đoạn nào? Điều gì xảy ra nếu cơ chế điều hòa chu kỳ tế bào bị mất kiểm soát
- Kỳ trung gian gồm các pha nào? Mô tả diễn biến chính của từng pha
- Giải thích nguyên nhân gây ra bệnh ung thư dựa vào sự rối loạn phân bào
- Nêu khái niệm nguyên phân? Nguyên phân xảy ra ở loại tế bào nào? Nguyên phân gồm mấy giai đoạn? Nêu diễn biến của từng giai đoạn
- Quá trình phân chia nhân được chia thành các giai đoạn nào? Nêu diễn biến của từng giai đoạn
- Kết quả của nguyên phân là gì? Nêu vai trò của quá trình nguyên phân
- Các tế bào tứ bội trong nguyên phân được tạo ra như thế nào
- Giảm phân là gì? Nêu đặc điểm của giảm phân
- Phân biệt giảm phâm I và giảm phân II
- So sánh nguyên phân và giảm phân
- Vì sao giảm phân lại có thể tạo ra sự đa dạng di truyền ở thế hệ sau
Phần 3: Sinh học vi sinh vật
Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật
- Vi sinh vật là gì? Nêu các đặc điểm của vi sinh vật
- Căn cứ vào đâu người ta có thể phân chia các loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật? Có những loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật nào? Nêu đặc điểm của các loại môi trường đó
- Phân biệt hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí và lên men
- Phân biệt hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí
- Dựa theo nguồn cacbon và nguồn năng lượng, vi sinh vật được phân loại như thế nào
- So sánh lên men lactic và lên men etylic
- Nêu điểm khác nhau giữa rượu etylic, rượu vang và bia
- Tại sao khi làm bánh mì, bánh bao… người ta lại sử dụng nấm men
- Nêu lợi ích và tác hại của quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật
- Nêu mối quan hệ giữa quá trình tổng hợp và phân giải các chất
Chương 2: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật
- Thời gian thế hệ là gì? Thời gian thế hệ của các loài vi sinh vật có giống nhau không? Vì sao
- Phân biệt nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục
- Khi sử dụng môi trường nuôi cấy không liên tục cần lưu ý điểm gì? Để thu được số lượng vi sinh vật tối đa trong môi trường nuôi cấy không liên tục người ta thường dừng ở pha nảo
- Tại sao nuôi cấy vi sinh vật ở môi trường nuôi cấy không liên tục quần thể vi sinh vật sinh trưởng theo bốn pha còn nuôi cấy trong môi trường liên tục chỉ diễn ra theo hai pha
- Điểm vượt trội của nuôi cấy liên tục so với nuôi cấy không liên tục là gì
- Nêu ứng dụng của việc nuôi cấy liên tục
- Vi sinh vật khuyết dưỡng là gì? Có thể ứng dụng đặc điểm của vi sinh vật khuyết dưỡng vào lĩnh vực nào trong đời sống? Cho ví dụ
- Trong bệnh viện luôn được phun thuốc khử trùng. Đó là loại chất gì? Vì sao nó lại có tác dụng khử trùng
- Tại sao rau, củ, quả được phun nhiều nước được bày bán ngoài chợ lại nhanh hỏng hơn các loại rau, củ, quả khô được bày bán trong siêu thị
- Vì sao chúng ta nên hạn chế ăn rau sống? Nếu muốn ăn rau sống thì cần phải làm gì
- Vì sao vào mùa đông ta có thể để thức ăn còn thừa ở nhiệt độ môi trường nhưng mùa hè phái cho vào tủ lạnh
- Vì sao khi muối dưa để lâu dưa lại bị khú
Chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm
- Virut là gì? Nêu đặc điểm của virut
- So sánh virut và vi khuẩn
- Mô tả cấu tạo của virut
- Nêu đặc điểm hình thái của từng loại cấu trúc virut. Cho ví dụ về từng loại
- Tại sao nói virut không phải là một cơ thể sống
- Vì sao không dùng thuật ngữ sinh sản chi virut? Quá trình nhân lên của virut gồm những giai đoạn nào? Mô tả từng giai đoạn
- Chu trình tan là gì? Phân biệt chu trình sinh tan và chu trình tiềm tan
- HIV là gì? Mô tả cơ chế gây bệnh của HIV
- HIV phát triển qua các giai đoạn nào? Mô tả đặc điểm từng giai đoạn. Tại sao có người bị nhiễm HIV nhưng đến khi chuyển sang giai đoạn AIDS mới phát hiện ra
- HIV lây nhiễm qua những con đường nào? Cần làm gì để phòng tránh lây nhiễm HIV
- Virut gây ra tác hại gì cho ngành công nghiệp vi sinh vật? Cần làm gì để hạn chế những tác hại đó
- Virut gây bệnh cho thực vật bằng cách nào? Nêu các biện pháp hạn chế tác hại của virut ở thực vật
- Virut kí sinh ở côn trùng được chia làm mấy loại? Virut xâm nhập vào cơ thể công trùng và lây lan bằng cách nào
- Nêu điểm vượt trội của thuốc trừ sâu từ virut so với thuốc trừ sâu hóa học
- Nêu ưu điểm của việc ứng dụng virut vào sản xuất các chế phẩm sinh học
- Bệnh truyền nhiễm là gì? Muốn gây bệnh cần có điều kiện gi
- Nêu các phương thức lây truyền các bệnh truyền nhiễm và lấy ví dụ về một số loại bệnh truyền nhiễm thường gặp
- Miễn dịch là gì? So sánh miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu
- Miễn dịch có được sau khi tiêm vacxin được xếp vào loại miễn dịch nào? Vì sao
- Nêu các biện pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm
- Ngày nay, nhờ có thuốc kháng sinh mà hầu hết các bệnh truyền nhiễm đã được chữa khỏi. Chúng ta có nên lạm dụng sử dụng thuốc kháng sinh không? Vì sao
Câu hỏi: Tại sao xem tế bào là cấp tổ chức cơ bản của các cơ thể sống?
Trả lời:
- Tế bào là cấp tổ chức cơ bản của sự sống, vì tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của tất cả cơ thể sống và sự sống chỉ thể hiện khi xuất hiện tổ chức tế bào. Các đại phân tử trong tế bào chưa sống.
Câu hỏi: Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc là gì? Cho ví dụ.
Trả lời:
- Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc có nghĩa là các tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng nên các tổ chức sống cấp cao hơn.
- Ví dụ: Tập hợp các tế bào chuyên hóa, có cấu tạo giống nhau, đảm nhận chức năng nhất định gọi là mô; cơ quan là tập hợp các mô cùng thực hiện một chức năng chung; hệ cơ quan là một nhóm các cơ quan hoạt động cùng nhau để thực hiện một chức năng nhất định; các hệ cơ quan cấu tạo nên một cơ thể hoàn chỉnh.
Câu hỏi: Hệ thống mở là gì? Cho ví dụ.
Trả lời:
- Hệ thống mở có nghĩa cơ thể sinh vật luôn không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường nên chúng không những chịu tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường.
- Ví dụ: Cá voi ăn sinh vật phù du, động vật nhuyễn thể và giáp xác nhỏ nhưng chất thải mà nó thải ra cũng là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất giúp những loài sinh vật là thức ăn này phát triển, góp phần to lớn vào việ duy trì hệ sinh thái biển.
Câu hỏi: Khả năng tự điều chỉnh là gì? Cho ví dụ.
Trả lời:
- Khả năng tự điều chỉnh là cơ chế đảm bảo, duy trì và điều hòa sự cân bằng động trong hệ thống giúp tổ chức sống có thể tồn tại và phát triển.
- Ví dụ: Khi nồng độ glucose trong máu tăng lên, hormone insulin có trong tụy sẽ được tiết ra, biến glucose thành glycogen dự trữ trong gan. Ngược lại, nếu nồng độ glucose trong máu giảm, glucagon trong có trong tụy sẽ chuyển glycogen dự trữ trong gan thành glucose để tăng lượng đường trong máu.
Câu hỏi: Thế giới sống liên tục tiến hóa là gì? Cho ví dụ.
Trả lời:
- Thế giới sống luôn tiến hóa liên tục, thể hiện ở việc phát sinh các biến dị di truyền và chọn lọc tự nhiên luôn diễn ra nhằm giữ lại các dạng sống thích nghi với môi trường.
- Ví dụ: Khi phun thuốc trừ sâu lần đầu tiên, số sâu bị diệt có thể chiếm tới gần 100%, tuy nhiên, nếu lặp đi lặp lại phun loại thuốc đó nhiều lần sẽ xuất hiện các cá thể sâu bệnh kháng thuốc và thuốc trừ sâu đó sẽ dần bị mất tác dụng.
...............................
...............................
...............................
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)