Bài tập Quy luật di truyền (có lời giải)
Bài tập Quy luật di truyền (có lời giải)
Nhằm mục đích giúp học sinh biết cách giải các dạng bài tập môn Sinh học để chuẩn bị cho kì thi Tốt nghiệp THPT, VietJack biên soạn Bài tập Quy luật di truyền có lời giải. Hi vọng với loạt bài này học sinh sẽ có thêm tài liệu ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi Tốt nghiệp THPT môn Sinh học.
Bài 1: Một cá thể F1 dị hợp về 3 cặp gen, kiểu hình thân cao, quả tròn, hoa đỏ; lai phân tích với cá thể tương ứng là thân thấp, quả dài, hoa vàng thu được FB như sau:
Thân cao, quả tròn, hoa đỏ: 278 cây. Thân thấp, quả dài, hoa vàng: 282 cây.
Thân cao, quả dài, hoa đỏ: 165 cây. Thân thấp, quả tròn, hoa vàng: 155 cây.
Thân cao, quả dài, hoa vàng: 62 cây. Thân thấp, quả tròn, hoa đỏ: 58 cây.
Xác định nhóm gen liên kết và trình tự phân bố gen liên kết trên NST.
Bài 2: Xét 3 gen liên kết ở ngô: +/b, +/lg, +/v. Một phép lai phân tích giữa thể dị hợp về 3 gen và thể đồng hợp tử lặn tạo ra thế hệ con như sau:
+ v lg 165 + + lg 37 b + + 125 b v + 33 b + lg 64 + + + 11 + v + 56 b v lg 9 |
Tổng số: 500 cá thể |
a. Xác định cấu trúc di truyền của thể dị hợp tử.
b. Xác định trật tự gen và khoảng cách giữa các gen.
c. Tính hệ số trùng hợp.
Bài 3: Ở một loài cây: A quy định thân cao; gen a quy định thân thấp; gen B quy định hạt vàng; gen b quy định hạt xanh; gen D quy định quả dài; gen d quy định quả ngắn. Trong phép lai phân tích cây có kiểu gen dị hợp tử cả 3 cặp gen thu được kết quả: 148 thân cao, hạt vàng, quả dài; 67 thân cao, hạt vàng, quả ngắn; 63 thân thấp, hạt xanh, quả dài; 6 thân cao, hạt xanh, quả dài; 142 thân thấp, hạt xanh, quả ngắn; 4 thân thấp, hạt vàng, quả ngắn; 34 thân cao, hạt xanh, quả ngắn; 36 thân thấp, hạt vàng, quả dài. Xác định khoảng cách giữa các gen trên NST và tính hệ số trùng hợp. Vẽ bản đồ gen.
Bài 4: Ở ruồi giấm, gen B (thân xám) trội hoàn toàn so với gen b (thân đen), gen V (cánh dài) trội hoàn toàn so với gen v (cánh cụt). Gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường, hiện tượng hoán vị gen chỉ xảy ra ở ruồi cái. Phép lai phân tích của ruồi cái F1 thân xám, cánh dài tạo ra kết quả lai phân tích có 4 kiểu hình trong đó kiểu hình thân xám, cánh cụt chiếm 8,5%. Nếu cho ruồi F1 có kiểu gen như trên giao phối với nhau, không viết sơ đồ lai, hãy tính tỷ lệ % mỗi loại kiểu hình của F2.
Bài 5: Ở một loài thực vật, tính trạng hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng, quả dài trội hoàn toàn so với quả tròn. Tiến hành 2 phép lai sau:
a. Phép lai 1: Cho cây hoa đỏ, quả dài dị hợp về 2 cặp alen tự thụ phấn, F1 thu được 4 kiểu hình trong đó có kiểu hình hoa đỏ, quả tròn chiếm tỉ lệ 16%. Xác định kiểu gen của P và tỉ lệ các kiểu hình còn lại của F1.
b. Phép lai 2: Cho cây hoa đỏ quả dài khác cũng dị hợp về 2 cặp alen lai với cây hoa trắng quả dài dị hợp, F1 cũng cho 4 kiểu hình với tỉ lệ hoa đỏ quả tròn là 16%. Kiểu gen của P và tỉ lệ các kiểu hình còn lại ở F1 có gì khác với phép lai 1?
Bài 6: Cho cây có hoa trắng thuần chủng giao phấn với cây có hoa vàng thuần chủng được F1 đồng loạt hoa trắng. Cho F1 giao phấn tự do, F2 có 75% cây cho hoa trắng; 18,75% cây cho hoa đỏ; 6,25% cây cho hoa vàng. Nếu loại tất cả các cây hoa đỏ và cây hoa vàng, sau đó cho các cây hoa trắng ở F2 giao phấn tự do với nhau thì theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F3 sẽ như thế nào?
Bài 7: Ở ruồi giấm, khi lai 2 cá thể với nhau thu được F1 có tỉ lệ 0,04 trắng, dẹt: 0,54 đỏ, tròn : 0,21 đỏ, dẹt : 0,21 trắng, tròn. Xác định kiểu gen và kiểu hình và tỉ lệ mỗi loại giao tử của F1. Viết sơ đồ lai. Biết tính trạng nằm trên NST thường.
Bài 8: Ở lúa Đại Mạch, đột biến gen a gây ra tính trạng mầm trắng, đột biến gen b gây ra tính trạng mầm vàng, các alen trội a+ và b+ khi hiện diện trong cùng kiểu gen quy định mầm lục. Đồng hợp tử về các đột biến gen lặn gây chết cho cây ở giai đoạn nảy mầm, khi có mặt của một trong hai gen trội trong kiểu gen thì gây chết cho cây trước trưởng thành. Biết 2 đột biến gen lặn nằm trên cùng một nhiễm sắc thể với tần số hoán vị là 13%. Cho cây có kiểu gen tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình ở những cây trưởng thành sẽ như thế nào?
Biết rằng hoán vị gen xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số bằng nhau.
Bài 9: Cho rằng ở một loài gen A quy định lá quăn, a quy định lá thẳng, B quy định hạt đỏ, b quy định hạt trắng. Khi lai hai thứ cây thuần chủng lá quăn, hạt trắng và lá trắng, hạt đỏ với nhau được F1. Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau thì ở F2 thu được 20000 cây, trong đó có 4800 cây lá quăn, hạt trắng. Xác định kiểu gen của P và số trung bình các kiểu hình còn lại ở F2?
Bài 10: Trao đổi chéo – hoán vị gen có thể xảy ra trong quá trình giảm phân hình thành cả giao tử đực và cái (hoán vị hai bên) hoặc chỉ ở quá trình hình thành một trong hai loại giao tử (hoán vị một bên). Xét phép lai hai cá thể dị hợp tử đều về hai cặp gen (A và B) quy định hai cặp tính trạng tương phản nằm trên một cặp nhiễm sắc thể. Biết tần số hoán vị gen là 8%. Hãy xác định tỉ lệ kiểu hình của thế hệ F1?
Bài 11: Ở một loài thực vật: Gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng; gen trội A át chế sự biểu hiện của B và b (kiểu gen có chứa A sẽ cho kiểu hình hoa trắng), alen lặn a không át chế; gen D quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với d quy định hạt xanh; gen A nằm trên NST số 5, gen B và D cùng nằm trên NST số 2. Cho cây dị hợp về tất cả các cặp gen (P) tự thụ phấn, đời con F1 thu được 6 loại kiểu hình, trong đó kiểu hình hoa đỏ, hạt xanh chiếm tỉ lệ 6%. Hãy xác định kiểu gen của P và tần số hoán vị gen. Biết rằng tần số hoán vị gen ở giới đực và giới cái bằng nhau và không có đột biến xảy ra.
Bài 12: Một số tế bào sinh dục đực của một cơ thể động vật có kiểu gen tiến hành giảm phân tạo tinh trùng. Số tinh trùng có kiểu gen Ab được tạo ra là 126, chiếm tỉ lệ 15% so với tổng số tinh trùng.
a. Có bao nhiêu tế bào sinh dục đã tham gia giảm phân và bao nhiêu tế bào có trao đổi chéo dẫn đến hoán vị gen?
b. Xác định số lượng các loại tinh trùng còn lại và tần số hoán vị gen.
Bài 13: Cho biết gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cây thân cao tự thụ phấn, thu được đời F1 có tỉ lệ 75% cây cao : 25% cây thấp.
a. Lấy ngẫu nhiên 1 cây F1. Xác suất để được cây thân cao là bao nhiêu?
b. Lấy ngẫu nhiên 1 cây thân cao F1. Xác suất để được cây thuần chủng là bao nhiêu?
c. Lấy ngẫu nhiên 3 cây thân cao F1. Xác suất để thu được 1 cây thuần chủng là bao nhiêu?
Bài 14: Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và trội hoàn toàn, hoán vị gen ở cả bố và mẹ với tần số 40%. Tiến hành phép lai thu được F1. Ở F1, lấy ngẫu nhiên 1 cá thể có kiểu hình mang 3 tính trạng trội, xác suất để thu được cá thể có 1 alen lặn là bao nhiêu?
Bài 15: Ở gà, cho biết tính trạng màu lông do một cặp gen quy định. Cho gà trống (XX) lông vằn lai với gà mái (XY) lông đen được F1 gồm 100% gà lông vằn. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên, đời F2 có tỉ lệ 2 gà trống lông vằn, 1 gà mái lông vằn, 1 gà mái lông đen. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể gà trống ở F2, xác suất để thu được cá thể thuần chủng là bao nhiêu?
Bài 16: Ở một loài thú, cho biết tính trạng màu lông do một cặp gen quy định. Cho con đực lông trắng lai với con cái lông đen được F1 có 100% cá thể lông đen. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên, đời F2 có tỉ lệ 2 con cái lông đen, 1 con đực lông đen, 1 con đực lông trắng. Lấy ngẫu nhiên 3 cá thể lông đen ở F2, xác suất để thu được 2 cá thể thuần chủng là bao nhiêu?
Bài 17: Ở một loài thú, khi cho con cái chân cao thuần chủng lai với con đực chân thấp thuần chủng được F1 đồng loạt chân cao. Cho con đực F1 lai phân tích, đời Fb có tỉ lệ 50% con đực chân thấp, 25% con cái chân cao, 25% con cái chân thấp. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên được F2. Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể chân cao ở F2, xác suất để thu được 2 cá thể cái là bao nhiêu?
Bài 18: Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và trội hoàn toàn. Tần số hoán vị giữa A và B là 20%. Ở phép lai thu được F1. Ở F1, lấy ngẫu nhiên 2 cá thể có kiểu hình aaB-D-, xác suất để thu được 1 cá thể thuần chủng là bao nhiêu?
Bài 19: Cho gà trống lông sọc, màu xám giao phối với gà mái có cùng kiểu hình thì thu được F1 có tỉ lệ: 37,5% gà trống lông sọc, màu xám; 12,5% gà trống lông sọc, màu vàng; 15% gà mái lông sọc, màu xám; 3,75% gà mái lông trơn, màu xám; 21,25% gà mái lông trơn, màu vàng; 10% gà mái lông sọc, màu vàng. Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể gà trống lông sọc, màu xám của F1, xác suất để thu được 1 cá thể thuần chủng là bao nhiêu?
Bài 20: Ở ngô, tính trạng chiều cao do 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau tương tác theo kiểu cộng gộp, trong đó cứ có mỗi gen trội làm cho cây cao thêm 20cm. Lấy hạt phấn của cây cao nhất (có chiều cao 210cm) thụ phấn cho cây thấp nhất được F1, cho F1 tự thụ phấn được F2. Lấy ngẫu nhiên 1 cây ở F2, xác suất để thu được cây có độ cao 190cm là bao nhiêu?
Bài 21: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do 4 cặp gen di truyền theo kiểu tương tác cộng gộp, trong đó cứ có thêm một alen trội sẽ làm cho cây cao thêm 20cm, cây đồng hợp gen lặn aabbddee có độ cao 120cm. Lấy hạt phấn của cây cao nhất thụ phấn cho cây thấp nhất được F1, cho F1 giao phấn ngẫu nhiên được F2. Lấy ngẫu nhiên 2 cây có độ cao 160cm ở F2, xác suất để trong 2 cây này chỉ có 1 cây thuần chủng là bao nhiêu? Biết rằng các cặp gen di truyền phân li độc lập với nhau.
Bài 22: Ở một loài thực vật, gen B nằm trên NST số 1 quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với b quy định hoa hồng. Gen A nằm trên NST số 3 kìm hãm sự biểu hiện của gen B và b nên hoa có màu trắng, gen a không có hoạt tính này. Cho cây dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Lấy ngẫu nhiên 3 cây hoa trắng ở F1, xác suất để thu được 1 cây thuần chủng là bao nhiêu?
Bài 23: Cho biết A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp. Ở phép lai Aa aa được F1. Cần phải lấy ít nhất bao nhiêu hạt F1 để trong số các hạt đã lấy xác suất có ít nhất 1 hạt mang kiểu gen aa lớn hơn 90%?
Bài 24: Cho biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Xét phép lai AaBbDdEe x AaBBDdEE được F1.
a. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể, xác suất để thu được cá thể thuần chủng là bao nhiêu?
b. Trong số các cá thể có kiểu hình 4 tính trạng trội, lấy ngẫu nhiên 3 cá thể, xác suất để thu được 3 cá thể thuần chủng là bao nhiêu?
Bài 25: Cho biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Tiến hành phép lai AaBbDd x AaBbDD thu được F1. Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể, xác suất để thu được 2 cá thể có kiểu hình mang 2 tính trội và 1 tính trạng lặn là bao nhiêu?
Bài 26: Cho biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Tiến hành phép lai AABbDd AabbDD thu được F1. Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể ở F1, xác suất để trong 2 cá thể này có ít nhất 1 cá thể thuần chủng là bao nhiêu?
Bài 27: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Hai cặp gen này nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 1. Alen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định quả dài, cặp gen Dd nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 2. Cho giao phấn giữa hai cây (P) đều thuần chủng được F1 dị hợp về 3 cặp gen trên. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2, trong đó cây có kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả dài chiếm tỉ lệ 4%. Biết rằng hoán vị gen xảy ra cả trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Tính theo lí thuyết, cây có kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả tròn ở F2 chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Bài 28: Cho biết A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp, B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với b quy định hoa trắng. Cho cây thân cao, hoa đỏ tự thụ phấn đời F1 có 4 loại kiểu hình, trong đó cây cao, hoa trắng chiếm tỉ lệ 16%. Cho biết mọi diễn biến của quá trình giảm phân tạo hạt phấn giống với quá trình giảm phân tạo noãn. Cho cây thân cao hoa đỏ nói trên lai với cây hãy xác định tỉ lệ kiểu hình ở đời con.
Bài 29: Ở 1 loài thực vật, khi lai 2 giống thuần chủng khác nhau bởi các cặp tính trạng tương phản được F1 đồng loạt cây cao, hạt vàng. Cho F1 giao phấn tự do được F2 có tỉ lệ 67,5% cây cao, hạt vàng; 17,5% cây thấp, hạt trắng; 7,5% cây cao, hạt trắng; 7,5% cây thấp, hạt vàng. Cho biết mỗi tính trạng do một gen quy định và hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới cái. Nếu cho F1 lai phân tích thì tỉ lệ kiểu hình ở đời con sẽ như thế nào?
Bài 30: Cho biết mỗi tính trạng do một gen quy định và trội hoàn toàn. Ở đời con của phép lai giữa hai ruồi giấm ,loại kiểu hình A-B-dd có tỉ lệ 16%. Cho cơ thể cái có kiểu gen lai phân tích, hãy xác định tỉ lệ kiểu hình ở đời con.
Bài 31: Ở một loài thực vật: gen A quy định hạt vàng, gen a quy định hạt trắng, gen B quy định hạt trơn, gen b quy định hạt nhăn. Các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Cho bố mẹ (P) thuần chủng: cây hạt vàng, nhăn lai với cây hạt xanh, trơn thu được F1 100% hạt vàng, trơn. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có 10000 hạt, gồm 4 loại kiểu hình khác nhau trong đó số hạt vàng, nhăn là 2464. Biết rằng, trong quá trình giảm phân hình thành giao tử diễn biến NST ở hai giới hoàn toàn giống nhau.
a. Xác định quy luật di truyền chi phối hai cặp tính trạng trên và kiểu gen của F1.
b. Tính số hạt vàng, trơn dị hợp hai cặp gen ở F2.
c. Nếu lấy 5 hạt đều vàng, trơn ở F2 thì xác suất để có 3 hạt có kiểu gen đồng hợp và 2 hạt có kiểu gen dị hợp một cặp gen là bao nhiêu?
Bài 32: Ở một loài thực vật, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho cây lưỡng bội thuần chủng hoa đỏ giao phấn với cây lưỡng bội hoa trắng được F1. Cho F1 tự thụ phấn được F2. Biết rằng trong lần nguyên phân đầu tiên của các hợp tử F1, có 25% số hợp tử bị tứ bội hóa hình thành nên cây tứ bội. Các cây tứ bội vẫn sống bình thường và khi giảm phân chỉ tạo ra giao tử lưỡng bội.
a. Hãy xác định tỉ lệ kiểu hình ở F2.
b. Chọn ngẫu nhiên một cây hoa đỏ lưỡng bội ở F2 cho tự thụ phấn. Xác suất để cây con sinh ra có kiểu hình hoa đỏ là bao nhiêu?
Bài 33: Một số tế bào sinh dục đực của một cơ thể động vật có kiểu gen tiến hành giảm phân tạo tinh trùng. Số tinh trùng có kiểu gen Ab được tạo ra là 126, chiếm tỉ lệ 15% so với tổng số tinh trùng.
a. Có bao nhiêu tế bào sinh dục đã tham gia giảm phân và bao nhiêu tế bào có trao đổi chéo dẫn đến hoán vị gen?
b. Xác định số lượng các loại tinh trùng còn lại và tần số hoán vị gen.
Bài 34: Ở một loài thực vật, cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F1 toàn hoa đỏ. Tiếp tục cho F1 lai với cơ thể đồng hợp lặn được thế hệ con Fb có tỉ lệ 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ.
a. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P => Fb?
b. Cho cây F1 tự thụ phấn được các hạt lai F2, nếu lấy ngẫu nhiên 5 hạt ở F2 đem gieo thì xác suất để có 3 cây hoa đỏ và 2 cây hoa trắng là bao nhiêu?
c. Cho 2 cây hoa đỏ ở F2 tự thụ phấn, thế hệ F3 thu được tỉ lệ 25 cây hoa đỏ: 7 cây hoa trắng. Tìm kiểu gen các cây được chọn.
Bài 35: Để nghiên cứu sự di truyền của tính trạng màu hoa và chiều cao cây ở một loài thực vật, người ta tiến hành lai giữa các cây (P) thuần chủng hoa trắng, thân cao với các cây thuần chủng hoa trắng, thân thấp. Kết quả F1 thu được toàn cây hoa đỏ, thân cao. Cho các cây F1 giao phấn với nhau, F2 thu được các kiểu hình như sau: 810 cây hoa đỏ, thân cao : 315 cây hoa đỏ, thân thấp : 690 cây hoa trắng, thân cao : 185 cây hoa trắng, thân thấp. Biết rằng mọi diễn biến trong quá trình giảm phân tạo noãn và tạo hạt phấn đều giống nhau.
a. Hãy xác định quy luật di truyền chi phối đồng thời hai tính trạng và kiểu gen của P.
b. Cho các cây hoa trắng ở F2 giao phấn với nhau, tỉ lệ kiểu hình ở F3 như thế nào?
Bài 36: Về trật tự khoảng cách giữa 3 gen X, Y và Z người ta nhận thấy như sau:
X------------------20-----------------Y---------11----------Z.
Hệ số trùng hợp là 0,7. Nếu P : (Xyz/xYZ) (xyz/xyz) thì tỉ lệ % kiểu hình không bắt chéo của F1 là bao nhiêu?
Bài 37: Ở một loài thực vật, gen A quy định tính trạng mầm xanh, a quy định mầm vàng; gen B quy định tính trạng mầm mờ, b quy định tính trạng mầm bóng; gen D quy định tính trạng lá bình thường, d quy định lá bị cứa, 3 gen này cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Cho cây dị hợp về 3 gen lai phân tích thì thu được kết quả như sau:
Hãy lập bản đồ di truyền về 3 gen trên.
Bài 38: Ở một loài côn trùng, khi cho con cái dị hợp tử về 4 gen: +/sc, +/ec, +/vg, +/tc lai với con đực đồng hợp tử lặn. Thế hệ sau thu được các cá thể với các kiểu hình tương ứng như sau:
+ + + + 42 sc ec + tc 42 + + vg + 37 sc ec vg tc 38 |
+ ec vg tc 214 + ec + tc 212 sc + vg + 208 sc + + + 206 |
Tổng số: 1000 cá thể |
Giải thích kết quả phép lai trên và tính tần số trao đổi chéo giữa các gen.
C. ĐÁP ÁN GIẢI CHI TIẾT
Bài 1:
- F1 dị hợp về 3 cặp gen cho 6 kiểu hình tỉ lệ khác nhau khi lai phân tích khác với tỉ lệ phân li độc lập và liên kết gen. Vậy đã xảy ra hoán vị gen.
Dựa vào kiểu hình F1 ta quy ước gen:
A: thân cao, a: thân thấp; B: quả tròn, b: quả dài; D: hoa đỏ, d: hoa vàng.
278 cây thân cao, quả tròn, hoa đỏ (A-B-D) có giao tử ABD.
282 cây thân thấp, quả dài, hoa vàng (aabbdd) có giao tử abd.
165 cây thân cao, quả dài, hoa đỏ (A-bbD-) có giao tử AbD.
155 cây thân thấp, quả tròn, hoa vàng (aaB-dd) có giao tử aBd.
62 cây thân cao, quả dài, hoa vàng (A-bbdd) có giao tử Abd.
58 cây thân thấp, quả tròn, hoa đỏ (aaB-D-) có giao tử aBD.
Hai giao tử liên kết có tỉ lệ cao ABD = abd =
Hoán vị giữa B và D: AbD = aBd =
=> Khoảng cách AD = 2 x 16 = 32 cM
Hoán vị giữa A và D: Abd = aBD =
=> Khoảng cách AD 2 x 16 = 12 cM
Vị trí sắp xếp của gen là A => D => B
Bài 2:
a) Cấu trúc di truyền của thể dị hợp tử:
Những cá thể có tần số cao nhất trong trường hợp này là + v lg và b + +. Đó là các cá thể hình thành không phải do trao đổi chéo. Vì vậy, cơ thể dị hợp tử này là + v lg b + +.
b) Xác định trật tự các gen:
Trong phép lai này + + + và b v lg có tần số nhỏ nhất. Vì v và lg nằm cùng nhau như kiểu gen bố mẹ, chỉ có b bị trao đổi, vậy b phải nằm ở giữa. Chúng ta vẽ lại kiểu gen của thể dị hợp tử v + lg/ + b +:
c) Tính khoảng cách giữa v và b:
[(37 + 33 + 11 + 19) / 500] x 100% = 20% = 20cM.
Tính khoảng cách giữa b và lg:
[(64 + 56 + 11 + 9) / 500] x 100% = 28% = 28cM.
Vậy ta có thể vẽ bản đồ như sau:
d) Tính hệ số trùng hợp CC:
Ta có CC =
Ở ví dụ trên, tần số trao đổi chéo kép lý thuyết là: 0,28 x 0,18 = 0,05
Vậy số các cá thể trao đổi kép theo lý thuyết là: 0,05 x 500 = 25
Số cá thể có trao đổi chéo kép thực tế là 20.
Vậy hệ số trùng hợp CC = 20/25 = 0,8.
Bài 3:
Cây có kiểu hình lặn về 3 cặp gen khi giảm phân luôn cho 1 loại giao tử nên số tổ hợp và tỉ lệ mỗi tổ hợp đời con bằng tỉ lệ mỗi loại giao tử của cây dị hợp về 3 cặp gen.
Theo bài ra ta có: 148 cây A-B-D-; 142 cây aabbdd.
67 cây A-B-dd; 63 cây aabbD-
34 cây A-bbdd; 36 cây aaB-D-
6 cây A-bbD-; 4 cây aaB-dd
Tổng số 148 + 142 + 67 + 63 + 34 + 36 + 6 + 4 = 500 (cây).
- Tần số trao đổi chéo kép thực tế là: (6 + 4)/500 = 2%.
- Tần số trao đổi chéo A/B là: (34 + 36 + 6 + 4)/500 = 16%.
- Tần số trao đổi chéo B/D là: (67 + 63 + 6 + 4)/500 = 28%.
- Tần số trao đổi chéo kép lý thuyết là: 16% x 28% = 4,48%
- Hệ số trùng hợp là: 2/4,48 = 0,4464
Vậy trật tự gen là:
Bài 4:
Ruồi đực đồng hợp lặn về cả 2 cặp gen khi giảm phân luôn chỉ tạo ra một loại giao tử duy nhất chứa gen b và v với tỉ lệ 100%. Kết quả lai phân tích ruồi cái F1 thân xám, cánh dài tạo ra 4 loại kiểu hình khác nhau => Ruồi cái F1 khi giảm phân đã tạo ra 4 loại giao tử => Ruồi cái F1 dị hợp tử cả 2 cặp gen.
Nhận thấy kiểu hình thân xám, cánh cụt chiếm 8,5% chứng tỏ ruồi cái F1 khi giảm phân đã tạo ra giao tử Bv có tỉ lệ 8,5% (khác 25%) => Đã có hiện tượng hoán vị gen xảy ra ở ruồi cái F1 và giao tử Bv là giao tử hoán vị gen.
Vậy kiểu gen của ruồi cái F1 là ,tần số hoán vị gen
Số loại và tỉ lệ từng loại giao tử của ruồi cái F1 tạo ra là:
BV = bv = 50% 8,5% = 41,5%
Bv = bV = 8,5%
Vì ở ruồi giấm, hiện tượng hoán vị gen chỉ xảy ra ở ruồi cái nên ruồi đực F1 khi giảm phân tạo ra 2 loại giao tử với tỉ lệ giao tử là BV = bv = 50%.
Tỉ lệ từng loại kiểu hình của F2 là:
+ Kiểu hình thân đen, cánh cụt do giao tử bv kết hợp với nhau nên có tỉ lệ là
41,5% x 50% = 20,75%
+ Kiểu hình thân xám, cánh cụt do giao tử Bv của ruồi cái kết hợp với giao tử bv của ruồi đực nên có tỉ lệ là: 8,5% x 50% = 4,25%
+ Kiểu hình thân đen, cánh dài do giao tử bV của ruồi cái kết hợp với bv của ruồi đực nên có tỉ lệ là: 8,5% x 50% = 4,25%
+ Kiểu hình thân xám, cánh dài có tỉ lệ là:
100% - (20,75% + 4,25% + 4,25%) = 70,75%
Tỉ lệ từng loại kiểu hình của F2 là:
Thân xám, cánh dài: 70,75%
Thân xám, cánh cụt: 4,25%
Thân đen, cánh dài: 4,25%
Thân đen, cánh cụt: 20,75%
Bài 5: Quy ước: A: hoa đỏ, a: hoa trắng; B: quả dài, b: quả tròn
Kết quả của các phép lai chứng tỏ các cặp gen liên kết không hoàn toàn với nhau.
a. Xét phép lai 1: P dị hợp về 2 cặp gen nên ta có:
+ Tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ ở F1 = 75% = % hoa đỏ, quả tròn + % hoa đỏ, quả dài
Tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ, quả dài = 75% - 16% = 59%
+ Tỉ lệ quả tròn F1 = 25% = % hoa đỏ, quả tròn + % hoa trắng, quả tròn
Tỉ lệ kiểu hình hoa trắng quả tròn = 25% - 16% = 9%
+ Tỉ lệ hoa trắng F1 = 25% = % hoa trắng, quả tròn + % hoa trắng, quả dài
% hoa trắng quả dài = 25% - 9% = 16%
Vậy, tỉ lệ các kiểu hình còn lại
+ Hoa trắng, quả tròn: 9%
+ Hoa đỏ, quả dài: 59%
+ Hoa trắng, quả dài: 16%
F1 cho 9% hoa trắng quả tròn = 30% ab x 30% ab => ab là giao tử liên kết
Kiểu gen của P: với tần số hoán vị f = 40%
b. Xét phép lai 2:
Biện luận tương tự câu a, ta có tỉ lệ các kiểu hình còn lại của F1:
+ Hoa đỏ, quả dài: 34%
+ Hoa trắng, quả dài: 41%
+ Hoa trắng, quả tròn: 9%
Như vậy, tỉ lệ hoa trắng, quả dài và hoa đỏ, quả dài khác so với phép lai 1
Kiểu gen P hoa trắng, quả dài dị hợp có kiểu gen
F1 cho giao tử ab là giao tử hoán vị
Kiểu gen của P hoa đỏ, quả dài: với tần số hoán vị f = 36%.
Bài 6:
- Đời F2 có tỉ lệ kiểu hình 12 : 3 : 1 => Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác át chế.
Quy ước gen: quy định hoa trắng.
aaB- quy định hoa đỏ
aabb quy định hoa vàng.
- Ở phép lai trên, các cây hoa trắng ở đời F2 có 9A-B- và 3A-bb gồm có các kiểu gen là
1AABB + 2AABb + 2AaBB + 4AaBb + 1AAbb + 2Aabb = 12
- Tất cả các cây hoa trắng ở F2 giao phấn tự do thì tập hợp này trở thành thế hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phối có thành phần kiểu gen ở thế hệ xuất phát là
Để xác định tỉ lệ kiểu hình của đời con, chúng ta xét riêng từng cặp gen.
- Ở cặp gen Aa: Tần số của alen A là ;Tần số của alen a là .
Quá trình ngẫu phối sẽ tạo ra đời con có
=> Đời con có
- Ở cặp gen Bb: Tần số của alen B là ;Tần số của alen b là
Quá trình ngẫu phối sẽ tạo ra đời con có
=> Đời con có
Hai cặp gen này phân li độc lập nên tỉ lệ kiểu hình ở đời con sẽ là
Cây hoa trắng
Tỉ lệ kiểu hình ở đời con là 32 cây hoa trắng : 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng.
Bài 7:
Xét sự di truyền của từng tính trạng ở F1
Đỏ : trắng = 0,75 : 0,25 = 3 : 1 => Phép lai là
Tròn : dẹt = 3 : 1 => Phép lai là
Tỉ lệ kiểu hình của F1 là tỉ lệ của hoán vị gen.
Xét kiểu hình trắng, dẹt ở F1 chiếm tỉ lệ 0,04 = 50%ab x 8%ab
=> Giao tử 8% ab là giao tử hoán vị => Tần số HVG = 16%
Sơ đồ lai
P: Đỏ, tròn Trắng, dẹt
GP: Ab = aB = 42% AB = ab = 50%
AB = ab = 8%
Kiểu hình: 54% đỏ, tròn : 21% đỏ, dẹt : 21% trắng, tròn : 4% trắng, dẹt.
Bài 8:
Quy ước: hoặc quy định mầm lục; quy định mầm vàng;
quy định mầm trắng; chết ở giai đoạn nảy mầm.
Sơ đồ lai: P:
GP:
F1:
Tỉ lệ kiểu hình:
Mầm lục: 50,4225%;
Mầm trắng: 24,5775% (chết);
Mầm vàng: 24,5775% (chết)
Do đó có 50,4225% số cây ở F1 phát triển thành cây trưởng thành.
Bài 9:
Tỉ lệ cây lá quăn, hạt trắng ở F2 bằng = 0,24 hay 24%. Rõ ràng tỉ lệ này được xuất hiện không thể do phân li độc lập của các gen (3/16) hay liên kết gen (1/4), mà do hoán vị gen xảy ra. Kiểu gen của P
P: Cây lá quăn, hạt trắng x Cây lá thẳng, hạt đỏ
F1: - cây lá quăn, hạt đỏ
Lá quăn, hạt trắng ở F2 được hình thành từ 2 loại giao tử: Ab và ab
Gọi x là tỉ lệ giao tử Ab, vậy tỉ lệ giao tử ab là
- Trường hợp hoán vị 2 bên, ta có:
Ta có phương trình: và x = 0,4 (nhận)
Tỉ lệ cây lá thẳng, hạt trắng
Vậy số cây lá thẳng, hạt trắng là 0.01 x 20000 = 200 cây.
Số cây lá thẳng, hạt đỏ = số cây lá quăn, hạt trắng = 4800 cây
Số cây lá quăn, hạt đỏ là: 20000 - (2 x 4800 + 200) = 10200 cây
- Trường hợp hoán vị 1 bên không xảy ra vì tỉ lệ cây lá quăn, hạt trắng là
0,25 > 0,24 (loại).
Bài 10:
a. Trường hợp hoán vị gen xảy ra ở cả hai bên bố và mẹ:
Vì kiểu gen của bố mẹ là dị hợp tử đều nên giao tử do hoán vị gen tạo thành là aB và Ab, mỗi loại giao tử này có tần số là 8 : 2 = 4 (%) nên tần số của kiểu giao tử hình thành do liên kết sẽ là AB = ab = 50% - 4% = 46%.
Tần số của các kiểu giao tử này là như nhau ở cả bố và mẹ nên ta có thể viết sơ đồ lai như sau và tần số của kiểu gen F1 sẽ là:
F1:
Vậy tỉ lệ kiểu hình ở F1 là:
AB - - 71,16% |
ab ab 21,16% |
Ab - b 3,84% |
aB a - 3,84% |
b. Trường hợp hoán vị gen ở một bên, kết quả sẽ như sau:
F1:
AB 46% |
ab 46% |
Ab 4% |
aB 4% |
|
AB 50% |
AB AB 23% |
AB ab 23% |
AB Ab 2% |
AB aB 2% |
ab 50% |
AB ab 23% |
ab ab 23% |
Ab ab 2% |
aB ab 2% |
Vậy tỉ lệ kiểu hình ở F1 là:
AB - - 73% |
ab ab 23% |
Ab - b 2% |
aB a - 2% |
Bài 11:
Cây hoa đỏ, hạt xanh có kiểu gen chiếm tỉ lệ 0,06 => Kiểu gen chiếm tỉ lệ 0,24.
=> Kiểu gen chiếm tỉ lệ 0,01.=> Giao tử bd chiếm tỉ lệ 0,1 cho nên đây là giao tử hoán vị. Do vậy kiểu gen của P là Tần số hoán vị bằng 20%.
Bài 12:
a. Số tinh trùng tạo ra là: 126/15% = 840
=> Số tế bào tham gia giảm phân là: 840 : 4 = 210 tế bào;
Cứ 1 tế bào có trao đổi chéo sẽ tạo ra 1 giao tử Ab
=> Số tế bào có xảy ra trao đổi chéo dẫn đến hoán vị gen là 126.
b. Số lượng các loại tinh trùng còn lại:
aB = Ab = 126; AB = ab = (840 - 2 x 126) / 2 = 294;
Tần số hoán vị gen: f = 2 x 126 / 840 = 30%
Bài 13:
a. Lấy ngẫu nhiên 1 cây F1. Xác suất để được cây thân cao là:
- Bước 1: Tìm tỉ lệ cây thân cao ở F1
Bài toán cho biết đời F1 có tỉ lệ 75% cây cao : 25% cây thấp => Ở F1, cây thân cao chiếm tỉ lệ = 0,75.
- Bước 2: Tính xác suất
Lấy ngẫu nhiên 1 cây, xác suất để thu được cây thân cao là 0,75.
b. Lấy ngẫu nhiên 1 cây thân cao F1. Xác suất để được cây thuần chủng là:
- Bước 1: Tìm tỉ lệ cây thuần chủng trong số các cây thân cao ở F1.
Bài toán cho biết đời F1 có tỉ lệ 75% cây cao : 25% cây thấp => Tỉ lệ kiểu gen ở đời F1 là
1AA : 2Aa : 1aa.
Cây thân cao ở F1 có 2 loại kiểu gen với tỉ lệ là 1AA và 2Aa => cây thuần chủng chiếm tỉ lệ
- Bước 2: Xác suất
Lấy ngẫu nhiên 1 cây thân cao F1, xác suất để được cây thuần chủng là
c. Lấy ngẫu nhiên 3 cây thân cao F1. Xác suất để thu được 1 cây thuần chủng là:
- Bước 1: Cây thân cao tự thụ phấn, đời con thu được 75% cao : 25% thấp chứng tỏ cây thân cao đem tự thụ phấn có kiểu gen Aa và đời con có tỉ lệ kiểu gen là 1AA : 2Aa : 1aa. Trong số các cây thân cao ở F1 (1 AA và 2 Aa), cây thuần chủng chiếm tỉ lệ
- Bước 2:
Chọn 3 cây thân cao F1. Xác suất để thu được 1 cây thuần chủng là
Bài 14:
Bước 1: Xác định tỉ lệ của cá thể có 1 alen lặn trong số các cá thể có kiểu hình mang 3 tính trạng trội ở F1.
- Phép lai:
- Ở cặp lai Aa x Aa cá thể có 1 alen lặn (cá thể Aa) chiếm tỉ lệ ,cá thể không có 1 alen lặn (cá thể AA) chiếm tỉ lệ
- Tần số hoán vị 40% thì cơ thể sinh ra 0,3BD; 0,2Bd; Cơ thể sinh ra 0,2BD; 0,3 Bd.
Ở cặp lai kiểu gen đồng hợp lặn có tỉ lệ
Kiểu hình trội (B-D-) có tỉ lệ
Kiểu gen có 1 alen lặn là có tỉ lệ = 2 x (0,3 x 0,3 + 0,2 x 0,2) = 0,26.
Kiểu gen không có alen lặn là có tỉ lệ = 0,3 x 0,2 = 0,06.
=> Cá thể có kiểu hình A-B-D- và chỉ có 1 alen lặn có tỉ lệ
=> Cá thể có kiểu hình trội A-B-D- có tỉ lệ
=> Trong số các cá thể có kiểu hình trội A-B-D- thì cá thể chỉ có 1 alen lặn có tỉ lệ
Như vậy, ở phép lai trong số các cá thể mang 3 tính trạng trội thì loại cá thể có 1 alen lặn chiếm tỉ lệ
Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất.
Ở F1, lấy ngẫu nhiên 1 cá thể có kiểu hình mang 3 tính trạng trội, xác suất để thu được cá thể có 1 alen lặn là 0,24.
Bài 15:
Bước 1: Tìm tỉ lệ thuần chủng trong số các gà trống F2.
- Đời F2 có tỉ lệ kiểu hình 3 lông văn : 1 lông đen => Lông vằn là tính trạng trội so với lông đen.
Quy ước: A quy định lông vằn; a quy định lông đen.
- Ở F2, tỉ lệ kiểu hình của gà trống là 100% lông vằn; tỉ lệ kiểu hình của gà mái là 50% lông vằn : 50% lông đen => Tính trạng liên kết với giới tính, gen nằm trên NST X.
- Sơ đồ lai: Gà trống lông vằn Gà mái lông đen
P: XAXA XaY
GP: XA Xa, Y
F1:
F1 giao phối ngẫu nhiên: XAXa x XAY
GF1: XA, Xa XA, Y
F2:
Đời F2: Gà trống có XAXA, XAXa.
=> Ở gà trống F2, gà thuần chủng chiếm tỉ lệ
Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất.
Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể gà trống ở F2, xác suất để thu được cá thể thuần chủng là
Bài 16:
Bước 1: Tìm tỉ lệ cá thể thuần chủng trong số các cá thể cái lông đen ở F2.
- Đời F2 có tỉ lệ kiểu hình 3 lông đen : 1 lông trắng => Lông đen là tính trạng trội so với lông trắng.
Quy ước: A quy định lông đen; a quy định lông trắng.
- Ở F2, tỉ lệ kiểu hình của giới cái là 100% lông đen; Tỉ lệ kiểu hình ở đực là 50% lông đen : 50% lông trắng Tính trạng liên kết với giới tính, gen nằm trên NST X.
- Sơ đồ lai: Con cái lông đen Con đực lông trắng
P: XAXA XaY
GP: XA Xa, Y.
F1:
F1 giao phối ngẫu nhiên: XAXa x XAY.
GF1: XA, Xa XA, Y
F2:
Ở đời F2: Cá thể cái lông đen gồm có 1XAXA, 1XAXa.
=> Cá thể thuần chủng chiếm tỉ lệ
Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất.
Lấy ngẫu nhiên 3 cá thể cái lông đen ở F2, xác suất để thu được 2 cá thể thuần chủng là
Bài 17:
Bước 1: Tìm tỉ lệ con cái trong số các con chân cao ở đời F2.
- Ở phép lai phân tích, ta thấy đời con có tỉ lệ chân cao : chân thấp = 25% : (25% + 50%) = 1 : 3. Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.
Mặt khác tất cả các con đực đều có chân thấp còn ở giới cái thì có cả chân cao và chân thấp. Tính trạng liên kết giới tính, gen nằm trên NST giới tính X.
- Quy ước: A-B- quy định chân cao
quy định chân thấp
- Hai cặp gen Aa và Bb tương tác bổ sung với nhau nên khi liên kết với NST giới tính thì chỉ có 1 cặp nằm trên NST giới tính X (cặp Aa hoặc cặp Bb).
- Sơ đồ lai: Đực F1 có kiểu gen XAYBb cái F1 có kiểu gen XAXaBb.
F1 giao phối ngẫu nhiên, ta có:
XAYBb x XAXaBb = (XAY x XAXa)(Bb x Bb)
Đời con có: (1XAXA, 1XAXa, 1XAY, 1XaY)(3B-, 1bb)
Ở đời con, cá thể chân cao gồm có: 6XAX B- con cái
3XAY B- con đực.
=> Ở các cá thể chân cao của F2, cá thể cái chiếm tỉ lệ
Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất.
Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể chân cao ở F2, xác suất để thu được 2 cá thể cái là
Bài 18:
Bước 1: Tìm tỉ lệ của kiểu gen thuần chủng trong số các cá thể có kiểu hình aaB-D- ở F1.
- Ở nhóm liên kết (tần số hoán vị gen 20%) sẽ cho đời con có kiểu gen chiếm tỉ lệ = 0,4ab x 0,1ab = 0,04.
=> Kiểu hình aaB- = 0,25 0,04 = 0,21.
- Ở nhóm liên kết XDXd x XDY, cho đời con có kiểu hình D- với tỉ lệ
Ở phép lai kiểu hình aaB-D- ở đời con có tỉ lệ
- Kiểu hình aaB-D- có nhiều kiểu gen nhưng chỉ có kiểu gen là kiểu gen thuần chủng. Tìm tỉ lệ của kiểu gen ở đời F1.
Ở nhóm liên kết (tần số hoán vị gen 20%) sẽ cho đời con có kiểu gen chiếm tỉ lệ = 0,1aB x 0,4ab = 0,04.
Ở nhóm liên kết XDXd x XDY, cho đời con có kiểu gen XDXD ở với tỉ lệ
=> Kiểu gen thuần chủng
=> Trong số các cá thể có kiểu hình aaB-D- ở F1, cá thể thuần chủng chiếm tỉ lệ .Cá thể không thuần chủng chiếm tỉ lệ = 1 - 0,063 = 0,937.
Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất.
Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể có kiểu hình aaB-D-, xác suất để thu được 1 cá thể thuần chủng là
Bài 19:
Bước 1: Tìm tỉ lệ của kiểu gen thuần chủng trong số các cá thể gà trống có lông sọc, màu xám ở F1.
- Quy luật di truyền của tính trạng lông có sọc:
Ở F1, lông sọc : lông trơn = (37,5% + 12,5% + 15% + 10%) : (3,75% + 21,25%)
= 3 : 1 => Tính trạng lông sọc trội so với lông trơn.
Quy ước: A quy định lông sọc; a quy định lông trơn.
Mặt khác ở gà trống, tất cả đều có lông sọc còn gà mái thì có cả lông sọc và lông trơn Tính trạng liên kết với giới tính, gen nằm trên NST X.
- Quy luật di truyền của tính trạng màu sắc lông:
Ở F1, lông xám : lông vàng = (37,5% + 15% + 3,75%) : (12,5% + 21,25% + 10%) = 56,25% : 43,75% = 9 : 7.=> Tính trạng di truyền theo quy luật bổ sung.
Quy ước: B-D- quy định lông xám, các kiểu gen còn lại quy định lông vàng.
Mặt khác, tỉ lệ kiểu hình ở giới đực khác với giới cái nên liên kết giới tính, gen nằm trên NST X.
- Hai cặp tính trạng này đều liên kết với giới tính (gen nằm trên X) nên liên kết với nhau. Khi vừa có tương tác vừa có liên kết gen thì chỉ có một cặp gen (Bb hoặc Dd liên kết với cặp gen Aa và liên kết với giới tính).
Kiểu gen của P: XABXab Dd x XABYDd = (XABXab x XABY)(Dd x Dd).
Ở F1, gà mái lông trơn, màu xám có kiểu gen XaBYD- chiếm tỉ lệ = 3,75%
=> Kiểu gen XaBY chiếm tỉ lệ
=> Giao tử XaB chiếm tỉ lệ
=> Có hoán vị gen với tần số 20%.
- Ở F1, gà trống lông sọc, màu xám thuần chủng có kiểu gen XABXABDD chiếm tỉ lệ
=> Ở F1, trong số các cá thể gà trống lông sọc, màu xám thì cá thể thuần chủng chiếm tỉ lệ Cá thể không thuần chủng = 1 - 0,03 = 0,97.
Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất.
Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể gà trống lông sọc, màu xám của F1, xác suất để thu được 1 cá thể thuần chủng là
Bài 20:
Bước 1: Xác định tỉ lệ của loại kiểu hình cây thân cao 190cm ở F2.
- Cây cao nhất có kiểu gen AABB cao 210cm.
- Cây thấp nhất có kiểu gen aabb có độ cao = 210 cm - 4 x 20 = 130cm.
Sơ đồ lai: AABB x aabb
F1: AaBb
F1 x F1: AaBb x AaBb.
- Loại cây cao 190 cm là loại cây có 3 alen trội và 1 alen lặn.
- Loại cá thể có 3 alen trội có tỉ lệ
- Loại cây cao 190cm có tỉ lệ
Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất
Lấy ngẫu nhiên 1 cây ở F2, xác suất để thu được cây có độ cao 190cm là
Bài 21:
Bước 1: Xác định tỉ lệ của cây thuần chủng trong số các cây cao 160cm ở F2.
Sơ đồ lai: AABBDDEE x aabbddee
F1: AaBbDdEe
F1 x F1: AaBbDdEe x AaBbDdEe.
- Loại cây cao 160cm là loại cây có 2 alen trội và 5 alen lặn.
- Loại cá thể có 2 alen trội có số tổ hợp
- Loại cá thể có 2 alen trội và thuẩn chủng gồm có 4 kiểu gen là 1AAbbddee, 1aaBBddee, 1aabbDDee, 1aabbddEE.
- Trong số các cá thể có độ cao 160cm, cây thuần chủng có tỉ lệ
Cây không thuần chủng chiếm tỉ lệ
Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất
Lấy ngẫu nhiên 2 cây có độ cao 160cm ở F2, xác suất để trong 2 cây này chỉ có 1 cây thuần chủng là
Bài 22:
Bước 1: Tìm tỉ lệ của cây thuần chủng trong số các cây hoa trắng ở F1.
- Tính trạng do 2 cặp gen quy định và di truyền theo quy luật tương tác át chế.
- Quy ước: quy định hoa trắng
aaB- quy định hoa đỏ
aabb quy định hoa hồng
Cho cây dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1
AaBb x AaBb
Đời con có 3 loại kiểu hình, trong đó kiểu hình hoa trắng gồm có các kiểu gen là:
1AABB + 2AABb + 2AaBB + 4AaBb + 1AAbb + 2Aabb = 12
Cây hoa trắng thuần chủng gồm có 1AABB + 1AAbb.
=> Trong số các cây hoa trắng ở đời F1, cây thuần chủng có tỉ lệ
Cây không thuần chủng chiếm tỉ lệ
Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất.
Lấy ngẫu nhiên 3 cây hoa trắng ở F1, xác suất để thu được 1 cây thuần chủng là
Bài 23:
Bước 1: Tìm tỉ lệ của kiểu gen Aa và kiểu gen aa ở đời con.
- Ở phép lai Aa x aa được F1 có tỉ lệ kiểu gen 1Aa và 1aa
Ở F1, tỉ lệ kiểu gen aa = kiểu gen
- Gọi n là số hạt ít nhất cần phải lấy.
Xác suất để tất cả các hạt đều có kiểu gen Aa là
Bước 2: Tìm xác suất.
- Xác suất để có ít nhất 1 hạt mang kiểu gen aa = 1 - xác suất để không có hạt nào mang kiểu gen
- Theo bài ra ta có
Vậy phải lấy ít nhất 4 hạt thì mới thỏa mãn điều kiện bài toán.
Bài 24:
Phép lai AaBbDdEe x AaBBDdEE = (Aa x Aa)(Bb x BB)(Dd x Dd)(Ee x EE)
a. Xác suất để thu được cá thể thuần chủng:
Bước 1: Tính tỉ lệ cá thể thuần chủng ở đời F1:
- Chúng ta xét tỉ lệ thuần chủng ở đời con của từng cặp gen bố mẹ.
♂Aa x ♀Aa tạo ra đời con có tỉ lệ thuần chủng
♂Bb x ♀BB tạo ra đời con có tỉ lệ thuần chủng
♂Dd x ♀Dd tạo ra đời con có tỉ lệ thuần chủng
♂Ee x ♀EE tạo ra đời con có tỉ lệ thuần chủng
=> Loại cá thể thuần chủng về cả 4 cặp gen chiếm tỉ lệ
Bước 2:
Tỉ lệ thuần chủng là nên khi lấy ngẫu nhiên 1 cá thể thì xác suất để thu được cá thể thuần chủng
b. Xác suất để 3 cá thể đều thuần chủng.
Bước 1: Trong các cá thể có kiểu hình trội, tỉ lệ cá thể thuần chủng là:
- Chúng ta xét tỉ lệ thuần chủng ở đời con của từng cặp gen bố mẹ.
♂Aa x ♀Aa tạo ra đời con có kiểu hình trội gồm 2 kiểu gen là 1AA và 2Aa.
=> Tỉ lệ thuần chủng
♂Bb x ♀BB tạo ra đời con có kiểu hình trội gồm 2 kiểu gen là 1BB và 1Bb.
=> Tỉ lệ thuần chủng
♂Dd x ♀Dd tạo ra đời con có kiểu hình trội gồm 2 kiểu gen là 1DD và 2Dd.
=> Tỉ lệ thuần chủng
♂Ee x ♀EE tạo ra đời con có kiểu hình trội gồm 2 kiểu gen là 1EE và 1Ee.
=> Tỉ lệ thuần chủng
=> Loại cá thể thuần chủng về cả 4 tính trạng chiếm tỉ lệ =
Bước 2:
Tỉ lệ thuần chủng là nên khi lấy ngẫu nhiên 3 cá thể thì xác suất để thu được 3 cá thể thuần chủng
Bài 25:
Bước 1: Tỉ lệ cá thể có kiểu hình mang 3 tính trội và 1 tính trạng lặn:
AaBbDd x AaBbDD = (Aa x Aa)(Bb x Bb)(Dd x DD)
Aa Aa sinh ra đời con có các kiểu hình chiếm tỉ lệ
Bb Bb sinh ra đời con có các kiểu hình chiếm tỉ lệ
Dd DD sinh ra đời con có kiểu hình trội chiếm tỉ lệ 100% D-
Loại cá thể có kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn là những kiểu hình được kí hiệu là A-bbD- và aaB-D-.
- Kiểu hình A-bbD- chiếm tỉ lệ
- Kiểu hình aaB-D- chiếm tỉ lệ
=> Loại cá thể có kiểu hình mang 2 tính trội và 1 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ
Bước 2: Tính xác suất
Xác suất để thu được 2 cá thể có kiểu hình mang 2 tính trội và 1 tính trạng lặn là
Bài 26:
Bước 1: Tỉ lệ cá thể thuần chủng:
AABbDd x AabbDD = (AA x Aa)(Bb x bb)(Dd x DD)
- AA x Aa sinh ra đời con có các kiểu gen 1AA, 1Aa. Trong đó kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ
- Bb x bb sinh ra đời con có các kiểu gen 1Bb, 1bb. Trong đó kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ
- Dd x DD sinh ra đời con có các kiểu gen 1DD, 1Dd. Trong đó kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ
Loại cá thể có kiểu gen đồng hợp về cả 3 cặp gen có tỉ lệ
=> Loại cá thể thuần chủng chiếm tỉ lệ
Loại cá thể không thuần chủng chiếm tỉ lệ
Bước 2: Tính xác suất
- Trong 2 cá thể, xác suất để không có cá thể nào thuần chủng
- Xác suất để có ít nhất 1 cá thể thuần chủng = 1 - xác sất để không có cá thể nào thuần chủng
Bài 27:
- Xét cặp gen Dd, ở F1: Dd x Dd
- Ở F2 cây có kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả dài chiếm tỉ lệ 4%
=> aabbdd = 4% => Kiểu hình aabb có tỉ lệ 4%:
Mọi diễn biến của quá trình giảm phân tạo hạt phấn đều giống với quá trình tạo noãn tức là hoán vị gen xảy ra ở cả hai bên với tần số như nhau.
. Giao tử ab có tỉ lệ 0,4 > 0,25 nên đây là giao tử liên kết. Giao tử hoán vị có tỉ lệ 0,5 - 0,4 = 0,1
- Vậy tần số hoán vị là 0,1 x 2 = 0,2 = 20%.
- Kiểu hình thân thấp, hoa vàng aabb có tỉ lệ 0,16
=> loại cây có kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả tròn aabbD-
= 0,16 x 0,75 = 0,12.
Bài 28:
* Phải dựa vào kiểu hình lặn để xác định tỉ lệ của giao tử mang gen lặn. Nếu giao tử có tỉ lệ bé hơn tỉ lệ trung bình thì đó là giao tử hoán vị. Từ giao tử hoán vị sẽ suy ra tần số hoán vị và kiểu gen của bố mẹ.
* Nếu bài ra chỉ cho biết tỉ lệ của kiểu hình trội thì phải chuyển về tỉ lệ của kiểu hình lặn theo nguyên lí: A-B- = 0,5 + aabb
A-bb = aaB- = 0,25 aabb.
Theo bài ra cây cao hoa trắng ở đời con chiếm tỉ lệ 16%.
=> Cây thấp hoa trắng có tỉ lệ bằng 25% - 16% = 9%.
Mà cây thấp hoa trắng có kiểu gen cho nên ở đời F1 có
Mọi diễn biến của quá trình giảm phân tạo hạt phấn đều giống với quá trình tạo noãn tức là hoán vị gen xảy ra ở cả hai bên với tàn số như nhau.
. Giao tử ab có tỉ lệ 0,3 (Vì có 4 loại giao tử nên tỉ lệ trung bình của mỗi loại là 0,25). Trong trường hợp có hoán vị gen, giao tử hoán vị có tỉ lệ thấp hơn tỉ lệ của giao tử liên kết nên giao tử hoán vị luôn có tỉ lệ thấp hơn tỉ lệ trung bình, giao tử liên kết có tỉ lệ cao hơn tỉ lệ trung bình. Giao tử ab có tỉ lệ = 0,3 > 0,25 nên đây là giao tử liên kết.
=> Giao tử hoán vị có tỉ lệ 0,5 - 0,3 = 0,2.
Vậy tần số hoán vị là 0,2 x 2 = 0,4 = 40%.
Vì giao tử ab là giao tử liên kết nên A kiểu gen của P là
Cây thân cao hoa đỏ nói trên lai với cây
Xác định tỉ lệ các loại kiểu hình từ kiểu hình lặn.
Ở phép lai có hoán vị gen ở hai giới với tần số 40% thì đời con sẽ cho kiểu gen đồng hợp lặn với tỉ lệ 0,3 x 0,2 = 0,06.
=> Ở đời con, kiểu hình A-bb = kiểu hình aaB- = 0,25 - 0,06 = 0,19.
Kiểu hình A-B- = 0,5 + 0,06 = 0,56.
Vậy ở phép lai tỉ lệ kiểu hình của đời con là: 56% cây thân cao hoa đỏ, 19% cây thân cao hoa trắng, 19% cây thân thấp hoa đỏ, 6% cây thân thấp hoa trắng.
Bài 29:
- Tính trạng chiều cao cây:
Cây cao : cây thấp = (67,5% + 7,5%) : (17,5% + 7,5%) = 57% : 25% = 3 : 1.
=> Cây cao là tính trạng trội. Quy ước: A – cây cao, a – cây thấp.
- Tính trạng màu sắc hạt:
Hạt vàng : hạt trắng = (67,5% + 7,5%) : (17,5% + 7,5%) = 75% : 25% = 3 : 1.
=> Hạt vàng là tính trạng trội. Quy ước: B – hạt vàng, b – hạt trắng.
- Tích tỉ lệ của hai cặp tính trạng = (3 : 1)(3 : 1) = 9 : 3 : 3 : 1 bé hơn tỉ lệ của phép lai là 67,5 : 17,5 : 7,5 : 7,5 = 27 : 7 : 3 : 3. => Hai cặp tính trạng di truyền liên kết không hoàn toàn (có hoán vị gen).
- Cây thấp, hạt trắng có tỉ lệ 17,5% => Kiểu gen có tỉ lệ = 0,175.
Vì hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới cái nên
Giao tử ab có tỉ lệ = 0,35 nên đây là giao tử liên kết.
=> Tần số hoán vị gen = 1 - 2 x 0,35 = 0,3.
Kiểu gen của F1 là
F1 lai phân tích, ta có
Vì hoán vị xảy ra ở một giới nên khi cho F1 lai phân tích sẽ có 2 trường hợp:
- Trường hợp 1: F1 đóng vai trò là cây bố thì F1 không có hoán vị gen, khi đó tỉ lệ kiểu hình đời con là 50% cây cao, hạt vàng : 50% cây thấp, hạt trắng.
- Trường hợp 2: F1 đóng vai trò là cây mẹ thì F1 có hoán vị gen, khi đó tỉ lệ kiểu hình đời con là 35% cây cao, hạt vàng : 35% cây thấp, hạt trắng : 15% cây cao, hạt trắng : 15% cây thấp, hạt vàng.
Bài 30:
- Xét cặp gen Dd, ở F1: Dd x Dd
- Loại kiểu hình A-B-dd có tỉ lệ 16%
=> Kiểu hình A-B- có tỉ lệ 16%:
=> Kiểu hình có tỉ lệ 0,64 - 0,5 = 0,14
Ở ruồi giấm, hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới cái
Giao tử ab có tỉ lệ 0,28 > 0,2 nên đây là giao tử liên kết.=> Giao tử hoán vị có tỉ lệ
- Vậy tần số hoán vị là 0,22 x 0,2 = 0,44 = 44%.
Tỉ lệ kiểu hình ở đời con: 28 : 28 : 22 : 22.
Bài 31:
a.
- Ta có kiểu hình vàng, nhăn (A-bb) = 2464/10000 = 0,2464 => Kiểu hình trắng, nhăn (aabb) = 0,0036.
- Vì diễn biến NST 2 giới giống nhau nên: giao tử ab = 0,06.
=> Quy luật hoán vị gen, F1 dị hợp tử chéo.
- KG của F1 là: , f = 0,12 = 12%.
b. - F1 x F1:
GF1: Ab = aB = 0,44
AB = ab = 0,06
- Tỉ lệ KG dị hợp 2 cặp là: 2 x 0,44 x 0,44 + 2 x 0,06 x 0,06 = 0,3944. => Số lượng hạt là 3944.
c.
Tỉ lệ hạt vàng, trơn (A-B-) = 0,75 0,2464 = 0,5036.
Vàng, trơn đồng hợp (AB/AB) = 0,0036.
Vàng, trơn dị hợp một cặp gen =
= tỉ lệ vàng, trơn - (vàng, trơn đồng hợp + vàng, trơn dị hợp 2 cặp gen)
0,5036 - (0,036 + 0,3944) = 0,1056.
Xác suất cần tìm là:
Bài 32:
a. P: AA x aa => F1: Aa
Theo bài ra, có 25% hợp tử F1 bị tứ bội hóa nên cấu trúc di truyền ở F1 là:
0,75Aa : 0,25AAaa.
Khi cho F1 tự thụ phấn:
+ Các cây Aa cho tỉ lệ kiểu gen ở F2 là: 1/4AA : 1/2Aa : 1/4aa;
Kiểu hình: 3/4 đỏ : ¼ trắng
+ Các cây Aaaa cho tỉ lệ kiểu gen ở F2: 1/36AAAA : 8/36AAAa : 18/36AAaa : 8/36Aaaa : 1/36aaaa. Kiểu hình: 35/36 đỏ : 1/36 trắng
+ Tỉ lệ kiểu hình chung:
3/4(3/4 đỏ : 1/4 trắng) + 1/4 (35/36 đỏ : 1/36 trắng)
= (9/16 + 35/144) đỏ : (3/16 + 1/144) trắng
= 116/144 Đỏ : 28/144 trắng
b. Cây hoa đỏ lưỡng bội ở F2 có thể có kiểu gen Aa hoặc AA.
+ Xác suất để sinh ra cây hoa đỏ là:
Bài 33:
a. Số tinh trùng tạo ra là: 126/15% = 840
=> Số tế bào tham gia giảm phân là: 840 : 4 = 210 tế bào;
Cứ 1 tế bào có trao đổi chéo sẽ tạo ra 1 giao tử Ab
=> Số tế bào có xảy ra trao đổi chéo dẫn đến hoán vị gen là 126
b. Số lượng các loại tinh trùng còn lại;
aB = Ab = 126; AB = ab = (840 - 2 x 126) / 2 = 294;
Tần số hoán vị gen: f = 2 x 126 / 840 = 30%.
Bài 34:
a. Ptc: Đỏ x Trắng => F1 được 100% đỏ. Lai phân tích mà Fb thu được tỉ lệ 3 trắng : 1 đỏ Tính trạng này di truyền theo quy luật tương tác bổ sung kiểu 9 : 7.
Quy ước A-B-: đỏ, A-bb, aaB-, aabb: trắng. Viết sơ đồ lai từ P => Fb
b. F2 thu được tỉ lệ 9 đỏ : 7 trắng => XS cây đỏ = 9/16; XS cây trắng là 7/16.
Cây đỏ và trắng xuất hiện theo tổ hợp ngẫu nhiên công thức
=> XS 3 đỏ : 2 trắng
c. 25 đỏ : 7 trắng = 16 đỏ : 9 đỏ : 7 trắng => 1 cây đỏ có KG đồng hợp tử (AABB) và 1 cây dị hợp 2 cặp gen (AaBb).
- Cụ thể:
+ Cây đỏ có KG đồng hợp tử (AABB) tự thụ phấn sẽ cho F3 toàn cây đỏ (16/16 cây đỏ).
+ Cây dị hợp 2 cặp gen (AaBb) tự thụ phấn sẽ cho F3 tỉ lệ là 9/16 cây đỏ : 7/16 cây trắng.
=> Kết quả sẽ cho 25/16 cây đỏ : 7/16 cây trắng = 25 đỏ : 7 trắng.
Bài 35:
a.
+ Xét tính trạng màu hoa ở F2 có: đỏ : trắng = 9 : 7
=> Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác gen bổ sung => P: AAbb aaBB
+ Xét tính trạng chiều cao cây ở F2 có: cao : thấp = 3 : 1
=> Tính trạng di truyền theo quy luật trội hoàn toàn => P: DD dd
Tỉ lệ kiểu hình ở F2 chứng tỏ có hoán vị gen.
Vì vai trò của A và B như nhau, gen D liên kết với gen A và B đều cho kết quả đúng.
Giả sử B liên kết với D.
Ở F2 cho tỉ lệ hoa đỏ, thân cao (A-B-D-) = 810/2000 = 40,5%
=> B-D- = 40,5% : 75% = 54%. => bbdd = 4% => bd = 20%
=> Tần số hoán vị gen: f = 20% x 2 = 40%
Vậy: Các tính trạng di truyền theo quy luật hoán vị gen với tần số f = 40%;
Kiểu gen của P:
b. Quần thể cây hoa trắng F2 có cấu trúc di truyền như sau:
1/7AAbb : 2/7Aabb : 1/7aaBB : 2/7aaBb : 1/7aabb
Xét cặp gen Aa: F2: 1/7AA : 2/7Aa : 4/7aa
=> Tần số các alen: p = 2/7; q = 5/7
Xét cặp gen Bb: F2: 1/7BB : 2/7Bb : 4/7bb
=> Tần số các alen: p = 2/7; q = 5/7
Khi ngẫu phối thì kiểu gen ở F3 như sau:
(4/49AA : 20/49Aa : 25/49aa)(4/49BB : 20/49Bb : 25/49bb)
=> (24/49A- : 25/49aa)(24/49B- : 25/49bb)
F3: 576 hoa đỏ : 1825 hoa trắng.
Bài 36:
- Tỉ lệ bắt chéo kép lý thuyết = 20% x 11% = 2,2%
- Hệ số trùng hợp
O là tỉ lệ bắt chéo kép thực tế;
E là tỉ lệ bắt chéo kép lý thuyết;
Suy ra: Tỉ lệ bắt chéo kép thực tế: 2,2% x 0,7 = 1,54%
Khoảng cách giữa 2 gen X và Y là 20%. Khoảng cách đó ứng với tỉ lệ các cá thể có thể xảy ra bắt chéo giữa các gen X và Y, trong đó các cá thể có thể bắt chéo đơn và chéo kép. Như vậy bắt chéo đơn X/Y là 20% = bắt chéo I + bắt chéo kép
=> Suy ra bắt chéo giữa các gen X và Y là:
Tương tự tỉ lệ bắt chéo cá thể có thể xảy ra bắt chéo giữa Y và Z. Bắt chéo Y/Z là:
Vậy tổng số cá thể có thể xảy ra bắt chéo là:
18,46% + 9,46% + 1,54% = 29,46%
Suy ra tổng số cá thể không xảy ra bắt chéo là:
100% - 29,46% = 70,54%.
Bài 37: Lập bản đồ di truyền:
- Trao đổi chéo đơn giữa A và B: chiếm tỷ lệ: 128/800 = 16%
- Trao đổi chéo đơn giữa B và D: chiếm tỷ lệ: 96/800 = 12%
- Trao đổi chéo kép: và chiếm tỉ lệ 16/800 = 2%
Vậy tần số TĐC giữa A và B là 16% + 2% = 18%
tần số TĐC giữa B và D là 12% + 2% = 14%
Bản đồ 3 gen là:
Bài 38:
- F1 dị hợp về 4 cặp gen nhưng đời con chỉ có 8 loại kiểu hình với 2 nhóm tỉ lệ, chứng tỏ có một cặp gen phân li độc lập, 3 cặp gen liên kết với nhau, trong đó có một cặp xảy ra hoán vị gen.
- Nhận thấy 2 cặp gen +/ec và +/tc liên kết hoàn toàn với nhau, cặp gen +/vg phân li độc lập với các cặp gen còn lại.
- Kiểu gen của F1 là
- Tần số hoán vị gen là:
Xem thêm các dạng bài tập Sinh học lớp 12 ôn thi Tốt nghiệp THPT hay, chi tiết khác:
- Các dạng bài tập Di truyền quần thể và tiến hóa hay, (có lời giải)
- Bài tập Di truyền quần thể và tiến hóa (có lời giải)
- Các dạng bài tập Sinh thái hay, (có lời giải)
- Bài tập Sinh thái (có lời giải)
- Các dạng bài tập Di truyền phân tử hay, (có lời giải)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)