Trắc nghiệm Dấu ngoặc kép (có đáp án) - Cánh diều

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Dấu ngoặc kép Tiếng Việt lớp 4 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4.

Trắc nghiệm Dấu ngoặc kép (có đáp án) - Cánh diều

Câu 1: Em hãy điền từ vào chỗ trống để hoàn thiện ghi nhớ sau

Quảng cáo

trực tiếp         đánh dấu               đặc biệt             dấu hai chấm

1. Dấu ngoặc kép thường được dùng để dẫn lời nói______của nhân vật hoặc của người nào đó.

Nếu lời nói trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép ta thường phải thêm__________

2. Dấu ngoặc kép còn được dùng để _______những từ ngữ được dùng với ý nghĩa_______

Câu 2: Con hãy tìm lời nói trực tiếp trong đoạn văn sau:

          Có lần, cô giáo ra cho chúng tôi một đề văn ở lớp: "Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?" Tôi loay hoay mất một lúc, rồi cầm bút và bắt đầu viết: "Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi, em giặt khăn mùi soa"

Quảng cáo

Câu 3: Con tìm lời nói trực tiếp trong đoạn văn sau:

Bác tự cho mình là "người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt mặt trận", là "đầy tớ trung thành của nhân dân". Ở Bác, lòng yêu mến nhân dân đã trở thành một sự say mê mãnh liệt. Bác nói: "Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành"

Câu 4: Em hãy đặt dấu ngoặc kép vào vị trí thích hợp trong câu sau:

          Cả bầy ong cùng nhau xây tổ. Con nào con nấy hết sức tiết kiệm vôi vữa. 

Câu 5: Đặt dấu ngoặc kép vào vị trí thích hợp trong câu sau:

Quảng cáo

Trạng Quỳnh thấy có người dâng vua một mâm đào gọi là đào 'trường thọ" thì thản nhiên lấy một quả mà ăn. Vua giận, ra lệnh chém đầu Quỳnh, Quỳnh bèn tâu:

- Tâu bệ hạ, thần thấy quả đào gọi là "trường thọ" mới lấy ăn, tưởng ăn vào thì được sống lâu thờ vua. Không ngờ, nuốt chưa khỏi miệng mà chết đã đến cổ. Vậy nên, xin đức vua đổi tên quả ấy là "đoản thọ" và trị tội kẻ đã xu nịnh dâng đào.

Vua nghe vậy bật cười, tha tội cho Trạng Quỳnh.

Câu 6: Hãy nêu tác dụng của dấu ngoặc kép?

☐ Dấu ngoặc kép thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó

☐ Dấu ngoặc kép được dùng để phía cuối câu hỏi

☐ Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt

☐ Dấu ngoặc kép thường được dùng để liệt kê một chuỗi sự việc, tình tiết được nêu ra

Câu 7: Đọc câu sau và cho biết nên đặt dấu ngoặc kép vào từ hay cụm từ nào?

Dứt tiếng hô: Phóng! của mẹ, cá chuồn con bay vút lên như một mũi tên.

A. Dứt tiếng hô: “Phóng! của mẹ, cá chuồn con bay vút lên như một mũi tên”.

B. Dứt tiếng hô: “Phóng!” của mẹ, cá chuồn con bay vút lên như một mũi tên.

C. Dứt tiếng hô: “Phóng! của mẹ”, cá chuồn con bay vút lên như một mũi tên.

D. Dứt tiếng hô: Phóng! của mẹ, “cá chuồn con” bay vút lên như một mũi tên.

Quảng cáo

Câu 8: Đọc câu sau và cho biết nên đặt dấu ngoặc kép vào từ hay cụm từ nào?

- Cóc Tía, con đọc lại cho cả lớp nghe bài Luân lí kì trước đi!

A. -“Cóc Tía, con đọc lại cho cả lớp nghe bài Luân lí kì trước đi!”

B. - “ Cóc Tía”, con đọc lại cho cả lớp nghe bài Luân lí kì trước đi!

C. - Cóc Tía, con đọc lại cho cả lớp nghe bài “Luân lí” kì trước đi!

D. - Cóc Tía, con đọc lại cho cả lớp nghe bài “Luân lí kì trước đi”!

Câu 9: Đọc câu sau và cho biết nên đặt dấu ngoặc kép vào từ hay cụm từ nào?

Trời vừa tạnh, một chú Ễnh Ương ngồi vắt vẻo trên một bụi cây thích thú gào váng lên: Đẹp! Đẹp!, rồi nhảy tòm xuống nước.

A. Trời vừa tạnh, một chú “Ễnh Ương” ngồi vắt vẻo trên một bụi cây thích thú gào váng lên:

Đẹp! Đẹp!, rồi nhảy tòm xuống nước.

B. Trời vừa tạnh, một chú Ễnh Ương ngồi vắt vẻo trên một bụi cây thích thú gào váng lên: “Đẹp! Đẹp!”, rồi nhảy tòm xuống nước.

C. Trời vừa tạnh, một chú Ễnh Ương ngồi vắt vẻo trên một bụi cây thích thú gào váng lên: “Đẹp! Đẹp!, rồi nhảy tòm xuống nước.”

D. “Trời vừa tạnh, một chú Ễnh Ương ngồi vắt vẻo trên một bụi cây thích thú gào váng lên: Đẹp! Đẹp!, rồi nhảy tòm xuống nước.”

Câu 10: Dấu ngoặc kép trong đoạn thơ dưới đây có tác dụng gì?

Mẹ ơi, những người sống trên mây đang gọi con:

“Chúng ta chơi đùa từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà,

Chúng ta chơi với buổi sớm mai vàng,

Chúng ta chơi với vầng trăng bạc.”

A. Đánh dấu tên một bài hát

B. Dẫn lời nói trực tiếp

C. Đánh dấu tên một bài thơ

D. Đánh dấu tên tài liệu

Câu 11: Dòng nào không phải là công dụng của dấu ngoặc kép?

A. Thay thế cho dấu gạch nối.

B. Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.

C. Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

D. Trích dẫn một nhận định, một câu danh ngôn, một câu nói nào đó.

Câu 12: Dòng nào dưới đây dùng dấu ngoặc kép để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật?

A. “Nhà văn phải là người đi tìm gắng đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn của con người” câu nói của Nguyễn Minh Châu

B. Minh “cây hài” lớp 6B người lúc nào cũng bày trò để mọi người cười

C. “Những ngày thơ ấu” của tác giả Nguyên Hồng chủ yếu chính là những kỉ niệm đau buồn, tủi cực của một đứa trẻ được sinh ra trong một gia đình luôn bất hòa .

D. Hạnh thoạt nghĩ: “Ngày mai chắc chắn sẽ vui lắm!” Bà nội nói với Hiếu rằng: “Cháu trai của bà giỏi lắm!”

Câu 13: Đặt dấu ngoặc kép thích hợp vào câu văn sau:

Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc.

A. “Bài thơ Cảnh khuya” được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc.

B. Bài thơ “Cảnh khuya” được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc.

C. Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường “Việt Bắc”.

D. Bài thơ Cảnh khuya được “Chủ tịch Hồ Chí Minh” viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc.

Câu 14: Tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu:

Từ một cậu bé nghèo, mồ côi cha, nhờ ý chí, nghị lực của bản thân, Bạch Thái Bưởi đã trở thành “vua tàu thủy”.  

A. Đánh dấu những từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt

B. Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật

C. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

D. Dẫn lời nói trực tiếp

Câu 15: Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép trong các câu sau:

a. Sáng nay, mẹ dậy sớm, mẹ gọi em gái tôi: “Lan ơi, dậy đi học kẻo muộn con”. Nghe tiếng mẹ gọi, em tôi choàng tỉnh.

➔ Tác dụng:

b. Bồ đã có lần nói với tôi: “Ngày xưa, bố và mẹ con vất vả lắm. Cuộc sống của bố mẹ chỉ nhờ vào hai bàn tay lao động. Con nay còn bé nhưng đã sung sướng hơn cha mẹ ngày xưa nhiều lắm. Con nên tập lao động cho quen”.

➔ Tác dụng:

c. Nhìn từ xa, cầu Long Biên như một dải lụa uốn lượn vắt ngang sông Hồng nhưng thực ra “dải lụa” ấy nặng tới 17 nghìn tấn.

➔ Tác dụng:

d. Thánh Găng đi có một phương châm: “Chinh phục được mọi người ai cũng cho là khó, nhưng tạo được tình thương, lòng nhân đạo, sự thông cảm giữa con người với con người lại càng khó hơn”.

➔ Tác dụng:

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn, giải Tiếng Việt lớp 4 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều Tập 1 và Tập 2 (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên