Đóng vai hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu với du khách một vài nét đẹp ở chợ quê (3 mẫu)

Tổng hợp trên 20 đoạn văn Đóng vai hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu với du khách một vài nét đẹp ở chợ quê hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 20 Đóng vai hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu với du khách một vài nét đẹp ở chợ quê (hay nhất)

Quảng cáo

Đóng vai hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu với du khách một vài nét đẹp ở chợ quê - mẫu 1

Chợ quê luôn là một nét đẹp trong văn hóa của làng quê Việt và nó được hình thành từ lâu đời. Chợ quê thường nằm ở đầu mỗi làng, xã hoặc là nơi giao nhau của các làng, xã. Sở dĩ như vậy bởi là nơi trao đổi hàng hóa của những người trong làng, hoặc trong xã. Cùng với đó, mỗi chợ sẽ có những tên gọi riêng, có thể dựa vào đặc điểm của chợ hay của làng xã mà đặt tên cho nó. Đồng thời, mỗi chợ sẽ có phiên chợ vào một số này nhất định ở trong tháng và những ngày này luôn cố định, không thay đổi theo thời gian.

Chợ quê thường có kết cấu, quang cảnh rất đơn giản, thường là những lều bằng lá tranh, lá cọ và cột làm bằng tre. Ngày nay, có nhiều nơi đã được xây bằng gạch, thành những gian hàng khang trang hơn. Những phiên chợ quê thường bắt đầu từ lúc sáng sớm tinh mơ và kết thúc khi buổi xế chiều. Từ sáng sớm, những người buôn bán đã mang rất nhiều hàng hóa đến chợ và bày biện, mỗi người, mỗi gian hàng có những món hàng hóa khác nhau. Ngay từ cổng chợ, người ta đã nghe thấy âm thanh náo nhiệt, ồn ào, tấp nập kẻ mua người bán, người mời hàng, người trả giá và còn có cả tiếng trò chuyện vui vẻ của những cô những bác đi chợ. Thêm vào đó còn có những em bé theo mẹ đi chợ, vừa đi vừa ngắm nhìn khung cảnh xung quanh. Những phiên chợ quê luôn bày bán rất nhiều những món hàng. Từ đầu chợ đã nghe thấy mùi thơm của những gánh phở, mùi hương của những loại bánh như bánh gạo tẻ, bánh bao, bánh chưng,... Không dừng lại ở đó, chợ còn là nơi bày bán những nhu yếu phẩm thiết yếu hằng ngày cho mọi người như rau củ, thịt, cá, các loại hoa quả, các loại gạo,... Có lẽ những gian hàng này luôn là nơi được nhiều người quan tâm nhất vì vậy lúc nào cũng đông đúc, nhộn nhịp. Thêm vào đó, ở chợ, người ta còn bày bán các loại áo quần, giày dép, mũ nón,... để mọi người có thể ghé lựa chọn và mua. Những phiên chợ quê bao giờ cũng vậy, luôn đầy đủ mọi món đồ và là niềm mong ước của những đứa trẻ.

Quảng cáo

Những phiên chợ quê đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của con người Việt Nam nói chung và ở những làng quê nói riêng. Nó không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa mà hơn thế phiên chợ quê là nét đặc trưng, là nét đẹp riêng của làng quê Việt từ ngàn đời nay.

Đóng vai hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu với du khách một vài nét đẹp ở chợ quê - mẫu 2

Hãy cùng tôi khám phá Tràng An - một trong những điểm đến nổi tiếng của Ninh Bình được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và thiên nhiên Thế giới. Tràng Anh nằm ở cực Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng và cách Hà Nội khoảng 90km về phía đông nam. Nơi đây có hệ thống khoảng 48 hang động thuỷ xuyên độc đáo, mang những cái tên gần gũi như: Hang nấu rươu, Hang ba giọt, Hang địa linh,... Đến thăm Tràng Anh, du khách sẽ có những trải nghiệm đầy kì thú khi được khám phá các hang động dài đến 2km, quanh co, chỗ rộng, chỗ hẹp. Khu vực này còn là nơi hội tụ của ba khu di tích lịch sử, văn hóa, tâm linh nổi tiếng: Núi chùa Bái Ðính - Cố đô Hoa Lư - Khu du lịch sinh thái Tràng An. Chính vì vậy, đây là vùng đất địa linh, nhân kiệt, hòa quyện giữa thiên nhiên và văn hóa, lưu giữ những nét trầm tích lịch sử của ngàn đời. Nếu có cơ hội bạn hãy đến đây tham quan nhé!

Quảng cáo

Đóng vai hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu với du khách một vài nét đẹp ở chợ quê - mẫu 3

Tôi xin giới thiệu về quê hương mình, một vùng đất nằm ở miền Tây Nam Bộ, có tên gọi là Đồng Tháp. Đến với nơi đây, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng những cánh đồng lúa bát ngát, những kênh rạch và cầu khỉ độc đáo. Nông sản nổi tiếng của Đồng Tháp là trái sầu riêng, được đánh giá là ngon nhất Việt Nam, với vị ngọt lịm, thơm, mịn và béo ngậy, khiến người ăn một lần là nhung nhớ cả đời. Ngoài ra, các món đặc trưng như lẩu mắm, cá lóc kho tộ hay bánh xèo miền Tây cũng là những đặc sản không thể bỏ qua khi đến thăm vùng đất này. Nhưng điều khiến du khách nhớ mãi Đồng Tháp chính là sự thân thiện và hòa đồng của người dân nơi đây. Khung cảnh nơi đây vẫn còn mang nét đẹp hoang sơ và gần gũi với thiên nhiên. Bây giờ, hãy cùng tôi khám phá vùng đất này ngay thôi nào!

Đóng vai hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu với du khách một vài nét đẹp ở chợ quê - mẫu 4

Mùa lúa ở Lào Cai, ngoài những ruộng bậc thang vàng rực, chợ phiên cuối tuần và những món ăn lạ ở Bắc Hà rất đáng để khám phá. Hôm nay tôi sẽ là hướng dẫn viên đưa các bạn đi khám phá những nét đẹp của chợ quê nơi đây!

Quảng cáo

Theo dự kiến, lúa ở Bắc Hà năm nay sẽ chín từ nửa cuối tháng 9. Trên cung đường ngắm lúa chín ở các bản làng Tây Bắc, bạn có thể ghé chợ phiên Bắc Hà, mở vào chủ nhật hàng tuần, thu hút nhiều người địa phương về mua bán và du khách tham quan, trải nghiệm. Người dân ở nhiều xã của Bắc Hà và các huyện lân cận mang đủ thứ hàng hóa, nông sản, vật dụng đến đây bán. Các loại rau củ, thảo dược, gia vị do người Mông trồng được bày bán nhiều.

Đặc biệt ở chợ có khu bán trâu bò nằm trên đồi cao, tách biệt với khu hàng thực phẩm cũng tấp nập người mua kẻ bán. Du khách ghé chợ trâu vì tò mò là chính. Khu bán chó thì dễ dàng để mua hơn. Những chú chó trông khôn và lanh lợi được du khách chọn mua mang về xuôi, giá một con từ 300.000 đồng tùy giống và kích cỡ.

Một khu vực khác cũng được nhiều du khách ghé tới là chỗ bán các giống cây, hoa lan rừng, ở gần sân khấu chính. Mỗi gốc lan từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng. Có người mang lan đến, để cho con trông, đi một vòng chợ mua nông cụ, thức ăn rồi mới về bán.

Đặc biệt sẽ là một thiếu sót nếu không nhắc đến thắng cố. Thắng cố nấu từ nội tạng ngựa là đặc sản của Tây Bắc. Món này được nhiều người đàn ông địa phương ăn, cùng với rượu ngô Bắc Hà. Với du khách, có thể gọi một bát nhỏ để ăn thử cho biết, giá 30.000 đồng. Bạn cũng không thể bỏ qua món phở chua. Bánh phở ở đây không có màu trắng như thường thấy mà hơi nâu đỏ, do được tráng từ loại gạo đỏ đặc biệt của địa phương. Một bát phở chua gồm bánh phở mới tráng còn ấm nóng, thịt lợn xá xíu, rau sống thái nhỏ, lạc và chan một ít nước chua. Một bát có giá 25.000 đồng. Một số loại bánh ăn vặt của người dân như bánh khoai, bánh ngô... được làm tại chỗ. Người bán trộn bột gạo với bột khoai tím, nặn bánh tròn để sẵn, khi có khách mua thì thả vào chảo dầu chiên giòn. Giá một cái là 2.000 đồng. Ngoài chợ phiên sáng chủ nhật, tối thứ bảy trước đó có chợ đêm, chủ yếu bán đồ ăn vặt như ngô khoai nướng. Du khách tập trung xem văn nghệ, các tiết mục do người dân địa phương, học sinh biểu diễn.

Phiên chợ quê không chỉ là nơi mua bán những sản vật vườn quê, mà còn là nơi giao lưu văn hóa, trao đổi, chia sẻ với nhau những chuyện làm ăn, buôn bán, chuyện vui buồn của cuộc sống. Cũng chính chợ quê là sợi dây vô hình giúp cho tình làng, nghĩa xóm được xích lại gần hơn.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 4 hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn, giải Tiếng Việt lớp 4 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 và Tập 2 Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên