5+ Mô tả một công trình kiến trúc tiêu biểu của phố cổ Hội An mà em có ấn tượng
Em hãy chọn và mô tả một công trình kiến trúc tiêu biểu của phố cổ Hội An mà em có ấn tượng hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Mô tả một công trình kiến trúc tiêu biểu của phố cổ Hội An mà em có ấn tượng (mẫu 1)
- Mô tả một công trình kiến trúc tiêu biểu của phố cổ Hội An mà em có ấn tượng (mẫu 2)
- Mô tả một công trình kiến trúc tiêu biểu của phố cổ Hội An mà em có ấn tượng (mẫu 3)
- Mô tả một công trình kiến trúc tiêu biểu của phố cổ Hội An mà em có ấn tượng (mẫu 4)
5+ Mô tả một công trình kiến trúc tiêu biểu của phố cổ Hội An mà em có ấn tượng
Mô tả một công trình kiến trúc tiêu biểu của phố cổ Hội An mà em có ấn tượng - mẫu 1
Phố cổ Hội An có nhiều khu phố cổ cũng được xây dựng từ thế kỷ 16 và đến nay vẫn còn tồn tại gần như nguyên vẹn với hơn 1000 di tích kiến trúc cổ từ phố xá, nhà cửa đến đền đài, chùa chiền, giếng cổ… Một trong số đó phải kể đến Chùa Cầu – một công trình độc đáo, một nét kiến trúc mang đậm phong cách kiến trúc Việt. Chùa Câu ban đầu là một cây cầu được dựng bởi các thương nhân người Nhật Bản vào khoảng thể kỉ XVI, nên còn có tên gọi là cầu Nhật Bản. Năm 1653, ở sườn cầu phía bắc được dựng thêm phần chùa nên cây cầu được gọi là Chùa Cầu. Chùa Cầu dài khoảng 18 m, rộng khoảng 3 m; có kiến trúc pha trộn của Nhật Bản, Trung Hoa và Việt Nam. Tất cả hệ khung của công trình làm bằng gỗ, có ba hệ mái tương ứng với ba phần cầu. Mái công trình lợp ngói âm dương với những chi tiết trang trí tinh xảo. Đặc biệt có những đồ gốm men lam được khảm trên mái.
Mô tả một công trình kiến trúc tiêu biểu của phố cổ Hội An mà em có ấn tượng - mẫu 2
Chùa Cầu là một cây cầu được dựng bởi các thương nhân người Nhật Bản vào khoảng thế kỉ XVI. Năm 1653, ở sườn cầu phía bắc được dựng thêm phần chùa nên cây cầu được gọi là Chùa Cầu. Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu thăm Hội An, đặt tên cho chiếc cầu là “Lai Viễn Kiều” với ý nghĩa là “Cầu đón khách phương xa”. Chùa Cầu có kiến trúc phan trộn của Nhật Bản, Trung Hoa và Việt Nam. Tất cả hệ khung của cầu được làm bằng gỗ; mái của công trình được lợp bằng ngói âm dương với những chi tiết trang trí tinh xảo.
Mô tả một công trình kiến trúc tiêu biểu của phố cổ Hội An mà em có ấn tượng - mẫu 3
Nhà cổ Tấn Ký có từ lâu đời, là nơi sinh sống của 7 thế hệ nhà họ Lê. Ngôi nhà cổ đẹp nhất Hội An này là địa điểm du lịch nổi tiếng nhất phố Hội, luôn thu hút hàng nghìn khách du lịch đến chiêm ngưỡng kiến trúc, văn hóa và nghe bài thuyết minh về nhà cổ Tấn Ký đầy ấn tượng. Ngôi nhà cổ được xây dựng vào năm 1741, cuối thế kỷ XVIII. Đây là nơi nhà họ Lê sinh sống suốt 7 đời.
Từ đời thứ 2, gia chủ bắt đầu lấy tên hiệu là Tấn Ký (mang ý nghĩa phát đạt) cho ngôi nhà, mở rộng buôn bán, kinh doanh nông sản. Năm 1964, xảy ra trận lụt lịch sử, nhà cổ này cũng chịu ảnh hưởng nặng nề, bị ngập toàn bộ tầng 1, nhưng may mắn vẫn giữ được gần như nguyên vẹn các giá trị kiến trúc, văn hóa.
Vào năm 1990, nhà cổ Tấn Ký vinh dự được cấp bằng di tích lịch sử văn hóa Quốc gia, đồng thời được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới. Tuy nhiên, hiện đây vẫn là nhà cổ tư nhân, gia chủ vẫn sinh sống ở tầng trên cùng, tầng dưới mở cửa đón du khách tham quan.
Mô tả một công trình kiến trúc tiêu biểu của phố cổ Hội An mà em có ấn tượng - mẫu 4
Nhà thờ tộc Trần là một trong những điểm đến nổi tiếng của Hội An với kiến trúc nhà vườn cổ kính, cách bày trí tinh tế, mọi đồ vật được chạm khắc tỉ mỉ và nhiều hiện vật cổ giá trị vẫn còn lưu giữ. Nhà thờ có diện tích lên đến 1.500m2, được vị quan chính trực Trần Tứ Nhạc xây dựng vào năm 1802. Ngôi nhà được ông xây dựng làm nơi thờ cúng tổ tiên tộc Trần và mong ước để lại cho con cháu đời sau. Ngôi nhà được bài trí theo kiểu nhà vườn với mái vòm cong, lợp ngói, đủ 3 gian, 2 nếp, 1 cửa chính và 2 cửa phụ. Phía sau nhà là mảnh vườn nhỏ xinh, chỉ rộng 20m2 nhưng gây ấn tượng sâu sắc với cây khế cổ thụ và cách sắp xếp hài hòa.
Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 4 hay khác:
- Đóng vai 1 hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu về phố cổ Hội An.
- Em hãy sưu tầm thông tin về một sản phẩm nông nghiệp của vùng Tây Nguyên và giới thiệu với các bạn cùng lớp.
- Tìm hiểu và giới thiệu một trang phục dân tộc ở vùng Tây Nguyên mà em ấn tượng.
- Qua những kiến thức đã học, em hãy nêu cảm nghĩ của bản thân về lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên.
- Em thích những sản phẩm nông nghiệp nào của vùng Nam Bộ? Hãy viết 1 đoạn văn ngắn giới thiệu về 1 trong những sản phẩm đó.
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 4 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 4 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 4 Cánh diều (các môn học)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Soạn, giải Tiếng Việt lớp 4 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 và Tập 2 Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 Toán, Tiếng Việt (có đáp án)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - CTST
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - CTST
- Giải sgk Toán lớp 4 - CTST
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - CTST
- Giải Tiếng Anh lớp 4 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Family and Friends
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Wonderful World
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Explore Our World
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - CTST
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - CTST
- Giải sgk Tin học lớp 4 - CTST
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - CTST