Trắc nghiệm Đánh giá cuối học kì 2 (có đáp án) - Chân trời sáng tạo

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Đánh giá cuối học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4.

Trắc nghiệm Đánh giá cuối học kì 2 (có đáp án) - Chân trời sáng tạo

Đọc bài đọc sau và trả lời câu hỏi:

TIẾNG HÁT BUỔI SỚM MAI

Rạng đông, mặt trời tỏa những tia nắng dịu dàng xuống muôn vật.

Bên bìa rừng có một bông hoa lạ, năm cánh mịn như nhung. Bông hoa tỏa hương thơm ngát. Quanh nó, thấp thoáng những cánh bướm dập dờn.

Mặt trời mỉm cười với hoa. Thế là bông hoa cất tiếng hát. Nó hát mãi, hát mãi. Cuối cùng, nó hỏi gió xem thích bài hát đó không.

Gió ngạc nhiên:

– Ơ, chính tôi hát đấy chứ. Tôi đã làm những cánh hoa của bạn đung đưa, tạo thành tiếng lao xao nên bạn cứ tưởng mình hát.

Hoa lại hỏi sương. Những hạt sương long lanh trả lời:

– Bạn nhầm rồi! Đó chính là tiếng ngân nga thánh thót của chúng tôi.

Tranh cãi mãi, chẳng ai chịu ai. Hoa, gió và sương quyết định hỏi bác gác rừng. Bác gác rừng ôn tồn giải thích:

– Mỗi buổi sáng sớm, khi mặt trời bắt đầu sưởi ấm vạn vật, muôn loài đều hân hoan hát ca. Nhưng mỗi loài đều có tiếng hát của riêng mình. Có biết lắng nghe nhau mới hiểu được tiếng hát của nhau, các cháu ạ.

(Theo Truyện nước ngoài)

Câu 1: Bông hoa lạ được miêu tả thế nào?

Quảng cáo

A. Thân hoa mỏng manh, màu đỏ lộng lẫy.

B. Hình dáng lạ lùng, lá xanh mướt.

C. Cánh hoa mịn như nhung, hương thơm ngát.

D. Nhụy vàng, hương thơm thu hút những cánh bướm.

Câu 2: Kiểu nhân hóa được sử dụng trong đoạn sau là gì?

Mặt trời mỉm cười với hoa. Thế là bông hoa cất tiếng hát. Nó hát mãi, hát mãi.

A. Dùng từ chỉ hoạt động của người để chỉ vật.

B. Dùng từ gọi người để gọi vật.

C. Dùng từ chỉ tính cách của người để chỉ vật.

D. Trò chuyện với vật như với người.

Quảng cáo

Câu 3: Bông hoa cất tiếng hát và sau đó hỏi gió xem thích bài hát đó không. Vì sao gió lại ngạc nhiên khi bông hoa đặt câu hỏi cho mình?

A. Vì gió không biết hoa cũng hát bài hát ấy.

B. Vì gió chưa từng được nghe bài hát ấy.

C. Vì gió bị hoa hỏi đột ngột, bất ngờ.

D. Vì gió cho rằng mình chính là người hát bài hát ấy.

Câu 4: Vì sao hoa, gió và sương liên tục tranh cãi?

A. Vì ai cũng giành nhận xét bài hát được nghe lúc sáng sớm.

B. Vì ai cũng cho rằng chính mình đã hát bài hát vào sáng sớm.

C. Vì ai cũng nghĩ mình hát hay nhất.

D. Vì ai cũng muốn được hát bài hát hay vào sáng sớm.

Câu 5: Chủ ngữ trong câu "Hoa, gió và sương quyết định hỏi bác gác rừng." là gì?

Quảng cáo

A. Hoa.

B. Hoa, gió.

C. Hoa, gió và sương.

D. Hoa, gió và sương quyết định.

Câu 6: Vì sao hoa, gió, sương đều không nghe được tiếng hát của nhau?

A. Vì các bạn đều có giọng hát hay.

B. Vì mỗi bạn hát ở những thời điểm khác nhau.

C. Vì các bạn hát quá lớn, lấn át tiếng của nhau.

D. Vì các bạn chỉ tập trung vào tiếng hát của mình.

Câu 7: Thông điệp mà truyện mang đến là gì?

A. Cần tôn trọng vẻ đẹp riêng của mỗi người.

B. Nên đối xử tốt, không tranh cãi với mọi người xung quanh.

C. Hãy lắng nghe mọi người xung quanh để hiểu nhau hơn.

D. Biết quý trọng những người bạn của mình.

Quảng cáo

Câu 8: Trạng ngữ trong câu "Mỗi buổi sáng sớm, khi mặt trời bắt đầu sưởi ấm vạn vật, muôn loài đều hân hoan hát ca." là gì?

A. Mỗi buổi sáng sớm.

B. Khi mặt trời bắt đầu sưởi ấm vạn vật.

C. Mỗi buổi sáng sớm, khi mặt trời bắt đầu sưởi ấm vạn vật.

D. Muôn loài đều hân hoan hát ca.

Câu 9: Trạng ngữ trong câu "Mỗi buổi sáng sớm, khi mặt trời bắt đầu sưởi ấm vạn vật, muôn loài đều hân hoan hát ca." bổ sung ý nghĩa gì cho câu?

A. Nguyên nhân.

B. Nơi chốn.

C. Phương tiện.

D. Thời gian.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

             Chú chó con vừa mới tập đi, bốn chân vẫn còn loạng choạng, chưa vững vàng. Thế mà chú ta đã nghịch ngợm và dạn dĩ lắm, chỗ nào cũng dám đi vào. Gặp bậc thềm cao, chú ta lăn tròn một vòng, rơi thẳng xuống mặt sân. Bốn cái chân chú nằm xoài ra, đôi mắt ngây thơ ngơ ngác nhìn xung quanh vì vẫn còn chưa bình tĩnh lại sau cú ngã. Nhưng chỉ vài giây thôi, chú lại lắc lắc cái đầu, làm đôi tai nhỏ vẫy vẫy như hai cái lá, rồi hớn hở chạy nhanh về phía trước. Ở đó có một đám lá khô mẹ vừa vun lại, rung rinh như gọi mời chú chó nhỏ đến khám phá.

Câu 10: Người viết đã dùng từ ngữ nào để nói về chú chó con?

A. Hồn nhiên, ngây thơ.

B. Vững vàng, mạnh mẽ.

C. Tinh nghịch, nhanh nhẹn.

D. Nghịch ngợm, dạn dĩ.

Câu 11: Câu văn nào vừa dùng phép so sánh vừa dùng phép nhân hóa?

A. Chú chó con vừa mới tập đi, bốn chân vẫn còn loạng choạng, chưa vững vàng.

B. Gặp bậc thềm cao, chú ta lăn tròn một vòng, rơi thẳng xuống mặt sân.

C. Bốn cái chân chú nằm xoài ra, đôi mắt ngây thơ ngơ ngác nhìn xung quanh vì vẫn còn chưa bình tĩnh lại sau cú ngã.

D. Nhưng chỉ vài giây thôi, chú lại lắc lắc cái đầu, làm đôi tai nhỏ vẫy vẫy như hai cái lá, rồi hớn hở chạy nhanh về phía trước.

Câu 12: Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?

A. Miêu tả hình dáng của con vật.

B. Trình bày tình cảm của người viết dành cho con vật.

C. Kể lại một kỉ niệm với con vật.

D. Miêu tả hành động của con vật.

Câu 13: Câu nào có trạng ngữ chỉ mục đích?

A. Năm ngoái, nhằm tạo điều kiện cho thanh niên vùng sâu vùng xa có việc làm, trung tâm đã giới thiệu họ đến những khu công nghiệp ở Bình Dương.

B. Vì cuộc sống còn nhiều khó khăn, trẻ em vùng cao chưa có đủ điều kiện học tập như các bạn nhỏ ở thành phố.

C. Với bàn tay khéo léo, nhanh nhẹn, anh trai đã đan những chiếc gùi vừa đẹp, vừa chắc chắn.

D. Do môi trường ngày càng ô nhiễm, người dân đã mắc phải những căn bệnh lạ.

Câu 14: Chọn câu chủ đề cho đoạn văn sau.

Toàn thân chúng được bao phủ bởi lớp lông ngắn và mềm mịn. Bộ lông ấy gồm hai màu chủ đạo là nâu và trắng, phân bổ thành các đốm tròn với kích thước khác nhau trên bề mặt cơ thể. Trong đó, phần lông ở trên lưng có màu đậm nhất.

A. Hươu cao cổ là loài vật có bộ lông khá đặc biệt.

B. Con vật có bộ lông mềm mượt, lộng lẫy.

C. Bộ lông của con vật này rất giống loài hổ.

D. Hươu cao cổ là loài vật động vật đặc biệt.

Câu 15: Dấu gạch ngang trong trường hợp sau có tác dụng gì?

Các bước để thực hiện buổi thảo luận nhóm:

– Lập nhóm và phân công nhiệm vụ.

– Các thành viên thảo luận.

– Nhóm trưởng tổng hợp ý kiến, cùng các thành viên chọn ra giải pháp phù hợp.

A. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

B. Đánh dấu phần chú thích trong câu.

C. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

D. Đánh dấu tên tác phẩm, tài liệu.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn, giải Tiếng Việt lớp 4 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 và Tập 2 Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên