Bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu (3 mẫu)

Tổng hợp các bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 20 Bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu (hay nhất)

Quảng cáo

Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu - mẫu 1

Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, có rất nhiều câu chuyện cổ tích hay và ý nghĩa dạy cho con cháu những bài học về lối sống tốt đẹp. Trong đó, em rất yêu thích câu chuyện Ba chiếc rìu. Bởi đó chính là câu chuyện mà bà nội kể cho em nghe lúc còn nhỏ, để dạy em về lòng trung thức.

Câu chuyện kể về một anh tiều phu có tính trung thực, thật thà. Tuy cuộc sống gia đình nghèo khó, cả gia tài chỉ có mỗi một chiếc rìu, nhưng anh vẫn luôn vui vẻ, chăm chỉ làm lụng chứ không hề có suy nghĩ xấu. Một hôm nọ, anh đi đốn củi ở sâu trong rừng. Khi đang ra sức chặt một cây khô ở gần hồ nước, thì chiếc rìu bị tuột khỏi tay anh và rơi xuống hồ. Thấy vậy, anh vô cùng hoảng hốt, bởi đó là thứ duy nhất để anh kiếm sống qua ngày. Anh định bụng nhảy xuống hồ vớt chiếc rìu lên, nhưng nước hồ sâu quá, mà anh lại không hề biết bơi. Trong khi anh đang vô cùng lo lắng, di chuyển vòng quanh mép hồ, thì có một xoáy nước lớn xuất hiện giữa mặt hồ. Khi anh chưa kịp phản ứng lại, thì từ trong xoáy nước xuất hiện một ông tiên với bộ râu trắng xóa. Anh tiều phu vội lùi về sau, kính cẩn cúi chào ông tiên. Nhìn anh lễ phép, ngoan ngoãn, ông cất lời chào:

Quảng cáo

- Chàng thanh niên trẻ tuổi kia, con đang tìm gì ở đây vậy?

- Dạ con đang tìm chiếc rìu của mình bị rơi xuống hồ nước ạ! - Anh tiều phu lễ phép trả lời.

- Được rồi, để ta tìm giúp con! - Nói rồi, ông tiên lặn xuống hồ nước trong ánh mắt vui mừng của anh tiều phụ.

Một vài phút sau, ông xuất hiện, với một chiếc rìu có lưỡi làm từ vàng tỏa sáng lấp lánh trên tay. Lưỡi rìu ấy nếu đổi thành tiền, thì có thể giúp một gia đình sống sung túc trong cả chục năm liền. Tuy nhiên, khi ông tiên đưa cho anh tiều phu, thì anh lại lắc đầu từ chối, và khẳng định đó không phải chiếc rìu của mình. Hành động ấy khiến ông tiên khá bất ngờ. Nhưng rồi, ông lại mỉm cười và lặn xuống nước. Ít phút sau, ông lại xuất hiện với một chiếc rìu có lưỡi bằng bạc. Cũng như lần trước, anh thanh niên lại từ chối chiếc rìu, vì nó không phải của mình. Cả hai lưỡi rìu mà ông tiên tìm ra đều rất có giá trị, đặc biệt là với một

Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu - mẫu 2

Một tấm gương sáng về lòng trung thực, mà em luôn kính nể, chính là bác bảo vệ trường em.

Quảng cáo

Bác ấy có hoàn cảnh gia đình khá khó khăn và thiếu thốn. Vì vậy. ngoài làm bảo vệ, bác còn nhận thêm quét dọn sân trường vào buổi sáng, rồi chăm sóc vườn hoa của cả trường. Tuy vậy, bác ấy vẫn luôn sống tốt và có lòng trung thực. Bác ấy luôn là tấm gương sáng về phẩm chất tốt đẹp đó cho học sinh trong toàn trường.

Vì nhiều lí do, hôm nào cũng sẽ có những bạn học sinh và thầy cô giáo đánh rơi, để quên trên hành lang, sân thể dục, sân trường những vật dụng cá nhân. Từ áo khoác, sách vở, đến ví, tiền, dây chuyền, túi xách, điện thoại… Là người bảo vệ của trường, bác bảo vệ luôn đi tuần tra khắp trường nên nhặt được rất nhiều món đồ như thế. Bác đã đem về, xếp lên bàn bảo vệ, và đọc loa để tìm người đánh rơi.

Hành động ấy của bác luôn duy trì trong suốt mấy năm nay. Nhờ vậy mà người rơi, mất đồ có thể đến nhận lại được. Em rất khâm phục và tự hào về sự trung thực của bác bảo vệ trường mình.

Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu - mẫu 3

Quảng cáo

Xưa kia có hai người bạn chơi với nhau rất thân, hiềm vì một người thì giàu, còn một người nghèo. Người bạn giàu có cái tên là Đại Phú, còn người nghèo tên là Chí Quân.

Vợ chồng Đại Phú thấy bạn nghèo thì có ý muốn giúp đỡ vốn liếng để làm ăn. Chí Quân lòng dạ ngay thẳng ngại rằng lấy tiền của bạn đem về, rủi làm ăn thất bát thì lấy đâu mà trả cho bạn. Vì vậy nên từ chối việc giúp đỡ của bạn.

Nhà Đại Phú chẳng thiếu gì của quý, nhưng lại muốn có thêm của lạ nên hôm nọ lấy năm nén vàng đưa cho một người thợ bạc đặt làm con rùa vàng. Ngày kia, Chí Quân đến thăm bạn, Đại Phú liền đem con rùa vàng ra khoe. Chí Quân xem rồi để trong một cái đĩa, đoạn cùng bạn uống rượu đến say khướt nằm ngủ quên.

Lúc bấy giờ, con trai của Đại Phú đi học ở xa về, thấy con rùa vàng lấy đem đi chơi. Đến chừng Chí Quân ra về được một lát, Đại Phú mới sực nớ tới con rùa vàng, hỏi vợ thì vợ nói không có lấy cất. Đại Phú lấy làm bối rối, chẳng lẽ nghi cho người bạn tốt của mình ăn cắp con rùa vàng?

Ngày sau, Đại Phú đến nhà Chí Quân chơi, nhân tiếc con rùa vàng có hỏi mát bạn rằng:

- Này anh, hôm trước anh có lấy con rùa vàng của tôi đem về để cho chị coi không?

Nghe vậy Chí Quân nghĩ thầm rằng: Có lẽ bạn ta nghi ta ăn cắp con rùa vàng chăng? Nhưng chẳng lẽ bảo là không lấy thì chi cho khỏi phật lòng bạn mình, nên đành nhận là có lấy.

Đại Phú mới bảo ban: - Thôi được, anh cứ giữ con rùa vàng mà chơi. Tôi xin biếu anh.

Đại Phú về rồi, vợ chồng Chí Quân lấy làm lo lắng, làm sao có con rùa vàng để trả cho bạn. Vợ chồng bàn nhau bán nhà bán cửa cho ông Phú và xin làm người hầu hạ để có đủ tiền làm con rùa vàng trả cho bạn.

Ông Phú biết chuyện lấy làm động tâm, mới gọi người thợ bạc đến làm một con rùa vàng khác, trao cho vợ chồng Chí Quân đem về trả bạn và cũng không nhận vợ chồng Chí Quân làm người hầu hạ, mà chỉ cho ở nhờ.

Được ít lâu, người con trai của Đại Phú trở về nhà có đem theo con rùa vàng đã lấy độ trước, trả cho cha mẹ và nói: - Hôm nọ, con về nhà thình lình thấy con rùa vàng để trong đĩa nên con lấy cất đây, nếu gặp phải kẻ gian thì mất luôn rồi. Vậy con xin trả lại.

Thấy vậy, vợ chồng Đại Phú vô cùng ngạc nhiên. Rùa vàng con mình lấy đem đi chơi, rùa vàng nào bạn đem trả? Mới nghĩ ra, có lẽ người bạn nghèo sợ mình phiền trách nên làm con rùa khác để thế.

Bấy giờ Đại Phú mới đem con rùa vàng đến nhà Chí Quân để trả lại và xin lỗi bạn. Nhưng nhà đã bán rồi, vợ chồng bạn lại ở nhờ trong nhà ông Phú. Lập tức Đại Phú đến gặp ông Phú trao trả con rùa và xin đưa vợ chồng bạn về. Ông Phú từ chối như vầy:

- Anh có mượn rùa của tôi đâu mà trả? Còn vợ chồng Chí Quân tôi có bắt buộc gì đâu mà lãnh về? Còn Chí Quân nhận mình mắc nợ ông Phú nên không chịu về.

Câu chuyện trở thành rắc rối, cả ba mới đưa nhau đến cửa công để nhờ phân xử.

Lẽ tự nhiên quan trên không biết xử làm sao đối với ba người ngay thật và tốt bụng.

Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu - mẫu 4

Từ xưa, nhân dân ta vẫn luôn đề cao tấm lòng nhân hậu của con người và xem đó là một phẩm chất quý để nuôi dưỡng. Do đó, rất nhiều những câu chuyện kể dân gian đã được sáng tác để gửi gắm bài học về lòng nhân hậu cho trẻ em. Câu chuyện đầu tiên kể về lòng nhân hậu mà em được nghe chính là Nàng tiên ốc.

Câu chuyện xảy ra ở một vùng quê nghèo yên bình. Ở cuối ngôi làng đó, có một bà lão già sống một mình. Hằng ngày, bà ra đồng, ra sông mò cua bắt ốc để kiếm sống qua ngày. Một tuần nọ, trời mưa tầm tã kéo dài, khiến bà lão phải ở nhà chịu đói. Khi mưa vừa tạnh, bà liền chạy ngay ra đồng. Lúc ấy, trong mớ ốc bắt được, bà phát hiện có một con ốc to rất đẹp. Vỏ của con ốc sạch sẽ không có chút rong rêu nào, đã vậy còn có màu xanh ngọc bích rất đẹp. Khi bà đưa con ốc lên dưới ánh măt trời, lớp vỏ còn lóng lánh lên ánh hào quang rất đẹp. Nếu đem con ốc này đến nhà phú ông để bán thì bà sẽ có đủ tiền để ăn ngon mặc đẹp đến hết đời. Nhưng nhìn con ốc trong tay, bà bỗng sinh lòng thương xót, thế là bà đem con ốc xanh về nhà, nuôi trong chum nước. Tối về nhà, bà ra chum nước ngắm ốc, rồi trò chuyện với nó như con cháu trong nhà.

Cũng từ hôm đó, nhà bà lão xảy ra biết bao chuyện lạ. Mỗi chiều khi bà từ chợ về, đều thấy sân nhà sach tinh tươm. Khu vườn được nhổ cỏ, vun xới sạch sẽ. Đàn gà và con lợn sau chuồng cũng đã được ăn no. Đặc biệt ở trong nhà, luôn có sẵn một mâm cơm canh nóng hổi. Ăn bát cơm nóng, bà lão cảm động vô cùng. Bà không biết ai đã có lòng tốt chăm sóc cho bà như vậy. Sau vài hôm suy tư, bà lão quyết định phải tìm ra người tốt kia để báo đáp. Thế là, sáng ngày hôm sau, bà giả vờ chuẩn bị giỏ tre để ra đồng mò cua như mọi ngày. Nhưng đi đến đầu ngõ, bà lén lút quay về phía sau nhà, đứng sau bụi chuối để quan sát. Đến giữa buổi sáng, từ trong chum nước của bà, ánh sáng xanh kì ảo lóe lên, sau đó một cô gái trẻ dịu dàng bước ra ngoài. Nhìn bộ váy xanh óng ánh của cô gái, bà lão liền nhận ra ngay cô chính là con ốc xanh mà mình nuôi hóa thân thành. Thế là, bà sững người nhìn cô gái giúp mình dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị bữa cơm. Nhìn dáng cô thoăn thoắt, bà bỗng nảy sinh lòng khao khát một cô con gái. Giá mà bà có một cô con gái, bà sẽ cùng cô ăn cơm, ngắm trăng, đi chợ, không còn phải côi cút một mình nữa. Thế là, bà cụ liền chạy vào nhà, đập vỡ vỏ ốc xanh, rồi ôm chầm lấy cô gái trẻ. Trong ánh mắt ngơ ngác của cô gái, bà cụ tha thiết mong cô hãy ở lại với bà và làm con gái của bà. Cảm nhận được sự chân thành của bà cụ, nàng tiên ốc gật đầu đồng ý. Thế là từ hôm ấy, mái nhà tranh đã trở nên ấm áp, hạnh phúc và tràn ngập tiếng cười.

Cả bà lão và cô gái trong câu chuyện đều là người có trái tim nhân hậu. Vì có lòng nhân hậu nên bà lão mới không bán con ốc xanh và đem về nuôi dưỡng. Cũng vì lòng nhân hậu, mà cô tiên ốc xanh đã giúp bà cụ dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị cơm nước, rồi đồng ý ở lại làm con gái của bà. Tấm lòng nhân hậu đã giúp cho các nhân vật được sống hạnh phúc và xích lại gần nhau hơn. Thật là đáng quý!

Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu - mẫu 5

Trong những người em từng gặp đến nay, người có lòng nhân hậu nhất là bà em. Bà có lòng thương người vô bờ bến.

Chuyện xảy ra trên đường bà đưa em đi học về. Bà đang chở em đi học về trên quãng đường dốc gồ ghề đầy đất đá. Bỗng bà thắng xe kêu kít. Thì ra có người đang có người nằm bất tỉnh giữa đường, không vật dụng Hay xe cộ bên cạnh. Đoạn đường này vắng vẻ, ít có xe cộ và không có nhà dân xung quanh. Dù có lay cỡ nào, người đàn ông ấy vẫn không tỉnh dậy. Cuối cùng, bà quyết định chở người đó đi bệnh viện xã cách đó mười cây số. Nhìn đoạn đường dốc lắm với cái nắng muốn bể đầu, em thấy thương bà làm sao. Càng thương bà hơn vì người đàn ông phía sau nặng nề. Em ngồi phía trước. Đến bệnh viện, mồ hôi nhễ nhại, bà nói chuyện với bác sĩ trong lúc thở dốc.

Sau đó, gia đình người bị nạn đã đến chăm sóc người đàn ông nọ. Bà cháu em lủi thủi ra về. Trên đường về, bà bảo: "Mai mốt, con lớn lên con cũng hãy nhớ lấy hôm nay mà yêu thương cứu giúp mọi người không cần toan tính con nhé! Con giúp người, người sẽ giúp ta thôi". Câu nói của bà cứ vang vọng mãi trong đầu óc em. Bà em đúng là có lòng nhân hậu. Em rất sung sướng và hạnh phúc khi có người bà tuyệt vời như thế.

Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu - mẫu 6

Có một nhà buôn nọ không bao lâu trở nên giàu có. Chẳng ai biết họ làm ăn thế nào, đành cho là người ta có hồng phúc. Thực ra là phường mua gian bán lận. Họ chế ra một cái cân, cán rỗng, trong đổ mấy giọt thủy ngân, hai đầu bít đồng, trông bề ngoài y như trăm nghìn cái cân khác.

Thành ra, họ muốn cân giả cũng được, muốn cân non cũng được; cân già thì nghiêng cán cân về đằng quả cân, mấy giọt thủy ngân chảy về phía ấy, cân non thì nghiêng cán cân về đằng đĩa cân, mấy giọt thủy ngân chảy về phía này. Cũng cái cân ấy, khi bán hàng thì khác mà khi mua hàng lại khác, bao giờ phần lợi cũng về họ. Ai kêu ca, họ nói trơn như nước chảy:

- Thì các ông, các bà cứ xem mặt cân! Nó có thiên vị ai đâu! Chúng tôi buôn ngay bán thật, chỉ lấy công làm lãi, chứ hay gì cái thói lừa đảo, buôn năm bán mười! Tội để cho ai! Giàu như thế có bền đâu!

Vợ chồng nhà ấy có hai đứa con trai, mặt mũi kháu khỉnh đáo để. Một hôm, chúng đau bụng rồi lăn đùng ra chết cả hai. Hai vợ chồng rầu rĩ than vắn thở dài, nghĩ bụng chắc mình ăn ở thất đức nên trời báo. Một hôm, họ cùng nằm mơ thấy một ông lão đầu tóc bạc phơ, mặt mũi phương phi, đến mắng:

- Chúng mày buôn bán lừa lọc, quen thói gian tham. Chúng mày che được mắt người trần, chứ không che được mắt Thần, Phật. Chúng mày sớm biết mà sám hối, ăn ở thật thà, lo làm điều hay điều tốt thì Trời sẽ ngoảnh mặt lại, cho chúng mày hai đứa con khác mà nối dõi.

Tỉnh dậy, hai vợ chồng ngồi bàn đi bàn lại, chần chừ hồi lâu rồi quyết bỏ cái cân tai ác ấy bằng cách đem chẻ cân. Khi chẻ ra, họ thấy trong cán cân có mấy giọt máu đỏ tươi.

Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu - mẫu 7

Bác Hồ đã từng dạy các cháu nhi đồng “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Cậu bé đánh giày bên hè phố kia quả thực là cháu ngoan của Bác. Bởi cậu đã rất thật thà.

Hôm nay, cậu lại xách đồ nghề của mình đi làm. Cậu bé chừng sáu, bảy tuổi, chắc sống ngay khu này. Trời lạnh, nhưng cậu chỉ mặc một chiếc áo len đã sờn màu, mỏng dính. Đôi chân đi đôi dép lê màu đen, ố vàng những vết đất. Chắc cơn mưa phùn tối qua làm đường trơn bẩn nên đôi chân cậu cũng vấy bẩn theo. Cậu bước vào một sảnh của quán cà phê. Lần lượt tới từng bàn và hỏi những vị khách ngồi đó có đánh giày không. Một vài vị khách lắc đầu. Bước tới bàn ở góc, cậu bé bị vị khách quát lớn “Đi ra chỗ khác cho người ta làm việc”. Cậu cúi mặt bỏ đi. Rồi ngay sau đó, vị khách lại gọi cậu bé lại. Cởi đôi giày đen của mình cho cậu bé lau lau, chùi chùi.

Khi vị khách đi ra bãi đỗ xe, cậu bé kia chạy nhanh theo và hình như gọi gì đó. Nhưng vị khách đã lên xe và phóng đi. Tới ngã tư đèn đỏ, vị khách đỗ xe dừng đến ngay bên vệ đường. Nhìn qua gương, anh thấy cậu bé đang chạy đuổi theo. Anh liền tấp xe lên vỉa hè. Cậu bé chạy nhanh tới, thở hổn hển và nói:

- Chú ơi! Chú trả tiền nhầm ạ.

Vị khách ngạc nhiên nhìn cậu.

- Chú đánh giày hết hai mươi ngàn đồng, chú đưa nhầm cháu thành năm trăm ngàn đồng rồi ạ. – Vừa nói, cậu bé vừa xòe tờ tiền ra đưa lại cho vị khách.

Vị khách mỉm cười, nhìn xung quanh và nói: “Cháu có thích ăn bánh không?” Cậu nhìn vị khách với đôi mắt ngơ ngác khó hiểu. Vị khách tiếp lời: “Chú sẽ tặng cháu một chiếc bánh thật ngon.”

Cậu bé cầm chiếc bánh mừng rỡ. Có lẽ, đó là khuôn mặt hạnh phúc của một cậu bé nghèo khổ nhưng thật thà. Cậu lại tiếp tục đi quanh phố để chăm chỉ làm công việc của mình.

Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu - mẫu 8

Xưa có một anh chàng tiều phu nghèo, cha mẹ anh bệnh nặng nên qua đời sớm, anh phải sống mồ côi cha mẹ từ nhỏ và tài sản của anh chỉ có một chiếc rìu. Hàng ngày anh phải xách rìu vào rừng để đốn củi bán để lấy tiền kiếm sống qua ngày. Cạnh bìa rừng có một con sông nước chảy rất xiết, ai đó lỡ trượt chân rơi xuống sông thì rất khó bơi vào bờ.

Một hôm, như thường ngày chàng tiều phu vác rìu vào rừng để đốn củi, trong lúc đang chặt củi cạnh bờ sông thì chẳng may chiếc rìu của chàng bị gãy cán và lưỡi rìu văng xuống sông. Vì dòng sông nước chảy quá xiết nên mặc dù biết bơi nhưng anh chàng vẫn không thể xuống sông để tìm lưỡi rìu. Thất vọng anh chàng tiều phu ngồi khóc than thở.

Bỗng từ đâu đó có một ông cụ tóc trắng bạc phơ, râu dài, đôi mắt rất hiền từ xuất hiện trước mặt chàng, ông cụ nhìn chàng tiêu phu và hỏi:

-Này con, con đang có chuyện gì mà ta thấy con khóc và buồn bã như vậy?

Anh chàng tiều phu trả lời ông cụ:

-Thưa cụ, bố mẹ cháu mất sớm, cháu phải sống mồ côi từ nhỏ, gia cảnh nhà cháu rất nghèo, tài sản duy nhất của cháu là chiếc rìu sắt mà bố mẹ cháu trước lúc qua đời để lại. Có chiếc rìu đó cháu còn vào rừng đốn củi kiếm sống qua ngày, giờ đây nó đã bị rơi xuống sông, cháu không biết lấy gì để kiếm sống qua ngày nữa. Vì vậy cháu buồn lắm cụ ạ!

Ông cụ đáp lời chàng tiều phu:

-Ta tưởng chuyện gì lớn, cháu đừng khóc nữa, để ta lặn xuống sông lấy hộ cháu chiếc rìu lên.

Dứt lời, ông cụ lao mình xuống dòng sông đang chảy rất xiết. Một lúc sau, ông cụ ngoi lên khỏi mặt nước tay cầm một chiếc rìu bằng bạc sáng loáng và hỏi anh chàng tiều phu nghèo:

– Đây có phải lưỡi rìu mà con đã làm rơi xuống không ?

Anh chàng tiều phu nhìn lưỡi rìu bằng bạc thấy không phải của mình nên anh lắc đầu và bảo ông cụ:

– Không phải lưỡi rìu của cháu cụ ạ, lưỡi rìu của cháu bằng sắt cơ.

Lần thứ hai, ông cụ lại lao mình xuống dòng sông chảy xiết để tìm chiếc rìu cho chàng tiều phu. Một lúc sau, ông cụ ngoi lên khỏi mặt nước tay cầm chiếc rìu bằng vàng và hỏi chàng tiều phu:

-Đây có phải là lưỡi rìu mà con đã sơ ý làm rơi xuống sông không?

Anh chàng tiều phu nhìn lưỡi rìu bằng vàng sáng chói, anh lại lắc đầu và bảo:

-Không phải là lưỡi rìu của con cụ ạ

Lần thứ ba, ông cụ lại lao mình xuống sông và lần này khi lên ông cụ cầm trên tay là chiếc rìu bằng sắt của anh chàng tiều phu đánh rơi. Ông cụ lại hỏi:

-Vậy đây có phải là lưỡi rìu của con không!

Thấy đúng là lưỡi rìu của mình rồi, anh chàng tiều phu reo lên sung sướng:

-Vâng cụ, đây đúng là lưỡi rìu của con, con cảm ơn cụ đã tìm hộ con lưỡi rìu để con có cái đốn củi kiếm sống qua ngày.

Ông cụ đưa cho anh chàng tiều phu lưỡi rìu bằng sắt của anh và khen:

-Con quả là người thật thà và trung thực, không hề ham tiền bạc và lợi lộc. Nay ta tặng thêm cho con hai lưỡi rìu bằng vàng và bạc này. Đây là quà ta tặng con, con cứ vui vẻ nhận.

Anh chàng tiều phu vui vẻ đỡ lấy hai lưỡi rìu mà ông cụ tặng và cảm tạ. Ông cụ hóa phép và biến mất. Lúc đó anh chàng tiều phu mới biết rằng mình vừa được bụt giúp đỡ.

Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu - mẫu 9

Trong một lần đọc sách ở thư viện, em đã tìm thấy một câu chuyện rất hay về lòng trung thực. Đó là câu chuyện Những hạt thóc giống.

Câu chuyện lấy bối cảnh ở một đất nước thái bình, sung túc. Nhà vua đang cai trị của vương quốc này là một người nhân hậu và yêu thương con dân. Tuy nhiên, khi đã về già, ông lại không có con cháu để nhường ngôi, nên đã quyết định tìm một người có đức trong vương quốc để nhường ngôi. Sau nhiều lần suy nghĩ, ông đã quyết định ra một bài toán khó để thử thách người dân. Nhà vua triệu tập toàn bộ dân chúng và thông báo rằng: “Ta sẽ phân phát cho các ngươi mỗi người một túi thóc. Các ngươi hãy đem về để gieo trồng, chăm sóc. Sau một năm, ai thu hoạch được nhiều lúa gạo nhất, ta sẽ nhường ngôi cho”. Đúng một năm sau, khi đến ngày hẹn, người dân từ khắp nơi nô nức chở lúa gạo đến từng xe lớn, chỉ riêng một cậu bé mồ côi đi đến gặp nhà vua bằng tay không. Khi được hỏi lý do, cậu bé đáp: “Dạ thưa ngài, toàn bộ số thóc đó con đã chăm sóc rất cẩn thận, nhưng tất cả đều không thể nảy mầm ạ”. Vừa đáp, cậu bé vừa run sợ quỳ xuống, nhưng nhà vua lại đỡ cậu dậy và bật cười hiền lành. Ông tuyên bố sẽ nhường ngôi cho cậu bé ấy trong sự ngỡ ngàng của tất cả mọi người. Lúc này, nhà vua mới giải thích lý do. Thì ra, toàn bộ số thóc được phát từ năm ngoái đều đã được luộc chín, nên việc nảy mầm là điều không thể. Toàn vương quốc, chỉ có cậu bé này là người trung thực, dám dũng cảm nói ra sự thật. Nên cậu bé ấy xứng đáng với ngôi vị cao nhất.

Kết thúc câu chuyện, cậu bé mồ côi năm nào trở thành một vị vua hiền lành, đức độ. Còn em thì nhận được một bài học ý nghĩa về sự trung thực trong cuộc sống chính nhờ câu chuyện này.

Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu - mẫu 10

Trung thực là một phẩm chất vô cùng đáng quý của con người. Đất nước Việt Nam ta có rất nhiều danh nhân nổi tiếng với phẩm chất này. Tiêu biểu nhất có lẽ là Tô Hiến Thành - người được nhắc đến trong câu chuyện Một người chính trực.

Câu chuyện Một người chính trực gồm hai mẩu chuyện nhỏ về Tô Hiến Thành. Mẩu chuyện thứ nhất, kể về chuyện Tô Hiến Thành được vua Lý Anh Tông giao cho quyền phò tá Thái tử Long Càn lên ngôi vua sau khi ông mất. Dù bị mẹ của hoàng tử Long Xưởng hối lộ nhiều vàng bạc của cải, Tô Hiến Thành vẫn nhất quyết làm theo đúng khẩu dụ của nhà vua.

Mẩu chuyện thứ hai kể về những năm cuối đời của Tô Hiến Thành. Lúc đó ông lâm bệnh nặng, sắp không qua khỏi. Ông có hai phụ tá là Vũ Tán Đường và Trần Trung Tá. Thời gian đó, Vũ Tán Đường dành thời gian ngày đêm chăm sóc ông, còn Trần Trung Tá thì lại bận rộn việc triều chính nên ít khi chăm nom. Dù vậy, khi được hỏi về người kế nhiệm mình, Tô Hiến Thành vẫn đề bạt Trần Trung Tá. Bởi ông chọn người giỏi việc nước chứ không để tình cảm cá nhân làm lung lạc sự thật.

Chỉ qua hai mẩu chuyện đó, phẩm chất trung thực của Tô Hiến Thành đã được chứng minh. Nhờ vậy, mà người đời và con cháu đời sau luôn xem ông là tấm gương sáng để noi theo.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 4 hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn, giải Tiếng Việt lớp 4 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 và Tập 2 Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên