Bài 19: Đi hội chùa Hương - Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức
Lời giải Tiếng Việt lớp 4 Bài 19: Đi hội chùa Hương sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Bài 19.
Bài 19: Đi hội chùa Hương - Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức
Video Giải Tiếng Việt lớp 4 Bài 19: Đi hội chùa Hương - Cô Ngọc Hà (Giáo viên VietJack)
Đọc: Đi hội chùa Hương trang 89, 90
Nội dung chính Đi hội chùa Hương:
Văn bản đề cập đến khung cảnh đi hội chùa Hương. Cảnh vật thiên nhiên ở Chùa Hương rất nên thơ, người đi hội rất đông vui và thân thiện. Qua đó, tác giả bày tỏ niềm tự hào về quê hương, đất nước. Người Việt đi chùa không chỉ để đi lễ Phật, cầu may,….. mà còn là để đi thăm đất nước, thể hiện tình yêu với đất nước.
* Khởi động
Câu hỏi trang 89 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Giới thiệu một lễ hội mùa xuân mà em biết
Trả lời:
Vào mùa xuân ở miền Bắc có rất nhiều lễ hội nhưng lễ hội em thích nhất là lễ hội chùa Hương.
Lễ hội chùa Hương là một lễ hội ngày Tết lớn ở Việt Nam được tổ chức mỗi năm và thu hút rất nhiều Phật tử từ Nam ra Bắc đến tham quan và hành hương. Lễ hội được diễn ra tại khu danh thắng chùa Hương (hay còn gọi là Hương Sơn) thuộc Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thủ đô Hà Nội và kéo dài từ ngày mùng 6 tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch. Du khách đến với chùa Hương không chỉ được thỏa mãn tín ngưỡng tâm linh mà còn được đắm mình vào khoảng trời non nước, ngồi thuyền ngắm cảnh và tận hưởng không khí trong lành. Phần lễ của lễ hội chùa Hương thể hiện niềm tin về tín ngưỡng tôn giáo chung ở Việt Nam bao gồm cả Phật tử và những du khách mang tín ngưỡng Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo. Phần hội có rất nhiều trò chơi, hoạt động văn hóa đặc sắc cũng được diễn ra tại nơi đây như chèo thuyền, hát chèo, leo núi, hát chầu văn,...ngày hội du thuyền còn mang lại một nét đẹp độc đáo của lễ hội chùa Hương bởi gợi nhớ đến cội nguồn cho người đi hội.
Du xuân Chùa Hương đầu năm để cầu bình an, sức khỏe cho một năm mới đầy may mắn và tài lộc.
* Đọc văn bản
ĐI HỘI CHÙA HƯƠNG
Nườm nượp người, xe đi Mùa xuân về trẩy hội. Rừng mơ thay áo mới Xúng xính hoa đón mời.
Nơi núi cũ xa vời Bỗng thành nơi gặp gỡ. Một câu chào cởi mở Hoá ra người cùng quê.
Động Chùa Tiên, Chùa Hương Đá còn vang tiếng nhạc. Động chùa núi Hinh Bồng Gió còn ngân khúc hát.
|
Bước mỗi bước say mê Như giữa trang cổ tích. Đất nước mình thanh lịch Nên núi rừng cũng thơ.
Dù không ai đợi chờ Cũng thấy lòng bổi hổi. Lẫn trong làn sương khói Một mùi thơm cứ vương.
Ôi phải đâu lễ Phật Người mới đi Chùa Hương. Người đi thăm đất nước Người về trong yêu thương. (Theo Chu Huy) |
Từ ngữ
- Chùa Hương: thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.
- Nườm nượp: đông, kéo dài như vô tận.
- Xúng xính: vẻ hớn hở trong bộ quần áo mới, dài và rộng.
- Bổi hổi: xao xuyến trong lòng.
* Trả lời câu hỏi
Câu 1 trang 90 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Cảnh vật thiên nhiên ở Chùa Hương thay đổi như thế nào khi mùa xuân về?
Trả lời:
Cảnh vật thiên nhiên ở Chùa Hương thay đổi khi mùa xuân về: Rừng mơ thay áo mới, xúng xính hoa đón mời.
Câu 2 trang 90 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Những hình ảnh nào cho thấy người đi hội rất đông vui và thân thiện?
Trả lời:
Những hình ảnh cho thấy người đi hội rất đông vui và thân thiện: Nườm nượp người, xe đi; Nơi núi cũ xa vời bỗng thành nơi gặp gỡ. Một câu chào cởi mở, hoá ra người cùng quê.
Câu 3 trang 90 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Niềm tự hào về quê hương, đất nước được thể hiện qua những câu thơ nào?
Trả lời:
Niềm tự hào về quê hương, đất nước được thể hiện qua những câu thơ:
- Đất nước mình thanh lịch
Nên núi rừng cũng thơ.
- Ôi phải đâu lễ Phật
Người mới đi Chùa Hương.
Người đi thăm đất nước
Người về trong yêu thương.
Câu 4 trang 90 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Theo em, ở khổ thơ cuối, tác giả muốn nói điều gì?
Trả lời:
Theo em, ở khổ thơ cuối tác giả muốn nói người Việt đi chùa không chỉ để đi lễ Phật, cầu may,….. mà còn là để đi thăm đất nước, thể hiện tình yêu với đất nước.
* Học thuộc lòng 4 khổ thơ đầu.
Luyện từ và câu: Dấu ngoặc kép trang 90, 91
Câu 1 trang 90 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Tên cuốn truyện, bài thơ, bài hát hay tạp chí, tờ báo có trong những câu dưới đây được đánh dấu bằng dấu câu nào?
a. Đến với “Dế Mèn phiêu lưu kí”, các bạn nhỏ được lạc vào thế giới của những loài vật gần gũi, thân thương.
b. Nhạc sĩ Trần Hoàn đã phổ nhạc bài thơ“Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” thành bài hát “Lời ru trên nương”.
c. Từ thuở ấu thơ, tôi đã có tạp chí“Văn tuổi thơ, báo “Nhi đồng” làm bạn đồng hành.
Trả lời:
Tên cuốn truyện, bài thơ, bài hát hay tạp chí, tờ bào có trong những câu văn được dánh dấu bằng dấu ngoặc kép.
Câu 2 trang 90 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Tìm công dụng của dấu ngoặc kép trong những câu dưới đây:
a. Nhiều câu thơ trong trẻo, hồn nhiên như lời đồng dao:“Hạt gạo làng ta/ Có vị phù sa/ Của sông Kinh Thầy...
(Theo Nguyễn Trọng)
b. Một hôm, trên đường đi học về, Hùng, Quý và Nam trao đổi với nhau xem ở trên đời này, cái gì quý nhất. Hùng nói:“Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Đi được mươi bước, Quý vội reo lên: “Theo tớ, quý nhất phải là vàng...”. Nam vội tiếp ngay: “Quý nhất là thì giờ. Thầy giáo thường nói thì giờ quý hơn vàng bạc. Có thì giờ mới làm ra lúa gạo, vàng bạc!”.
(Theo Trịnh Mạnh)
c. Cuốn sách “Đất rừng phương Nam” giúp tôi hiểu thêm vẻ đẹp của con người và vùng đất Nam Bộ.
(Theo Vũ Phương Thu)
Trả lời:
a. Đánh dấu phần trích dấn trực tiếp.
b. Đánh dấu lời đối thoại.
c. Đánh dấu tên tác phẩm, tài liệu.
Câu 3 trang 91 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Chép lại đoạn văn sau vào vở, chú ý dùng dấu ngoặc kép đánh dấu tên tác phẩm, tài liệu.
Đi học là bài thơ do Hoàng Minh Chính sáng tác, được Nhà xuất bản Kim Đồng đưa vào tuyển tập thơ thiếu nhi Mặt trời xanh (năm 1971). Năm 1976, nhạc sĩ Bùi Đình Thảo phổ nhạc cho bài thơ đó bằng một giai điệu mang âm hưởng dân ca Tày, Nùng. Từ đó trở đi, bài hát Đi học gần như đã trở thành “ca khúc của ngày tựu trường".
(Theo Phạm Quý Hải)
Trả lời:
"Đi học" là bài thơ do Hoàng Minh Chính sáng tác, được Nhà xuất bản Kim Đồng đưa vào tuyển tập thơ thiếu nhi “Mặt trời xanh” ( năm 1971). Năm 1976, nhạc sĩ Bùi Đình Thảo phổ nhạc cho bài thơ đó bằng một giai điệu mang âm hưởng dân ca Tày, Nùng. Từ đó trở đi, bài hát "Đi học" gần như đã trở thành "ca khúc của ngày tựu trường.".
Trả lời:
"Lão Hạc" là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nam Cao.
Viết: Quan sát cây cối trang 91, 92
Câu 1 trang 91 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Chuẩn bị.
- Lựa chọn cây để quan sát (cây ăn quả, cây bóng mát, cây hoa,...).
- Quan sát trực tiếp cây ở trường hoặc quan sát cây qua tranh ảnh, video,…
- Sử dụng các giác quan (mắt nhìn, tai nghe, mũi ngửi,...) để quan sát cây (quan sát bao quát toàn bộ cây, quan sát chi tiết từng bộ phận; quan sát sự vật, hoạt động có liên quan đến cây).
Gợi ý:
Trả lời:
- Lựa chọn cây để quan sát: Cây cà chua
- Quan sát trực tiếp cây ở trường.
- Sử dụng các giác quan (mắt nhìn, tai nghe, mũi ngửi,...) để quan sát cây (quan sát bao quát toàn bộ cây, quan sát chi tiết từng bộ phận; quan sát sự vật, hoạt động có liên quan đến cây).
+ Em nhìn thấy hình dáng cây khá thấp, thân thảo, lá nhỏ màu xanh, mỗi cuống lá có nhiều lá nhỏ. Hoa có màu vàng nhạt, bé tí tẹo, nở theo chùm. Quả cà chua bé tí tẹo như hòn bi ve, chín có màu đỏ thẫm, xanh có màu xanh.
+ Em ngửi thấy mùi cà chua thơm nhè nhẹ.
+ Em nếm được vị của quả cà chua: chua nhẹ
+ Chạm tay vào, em thấy thân cây mềm, mọng nước. Lá cây có nhiều lông tơ nhỏ. Quả mọng, bóng mượt.
Câu 2 trang 92 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Quan sát và ghi chép kết quả quan sát.
Gợi ý:
Trả lời:
Đặc điểm bao quát |
Đặc điểm của từng bộ phận |
Sự vật có liên quan |
||||||
Hình dáng |
Tán lá |
Độ cao |
Thân |
Cành |
Lá |
Hoa |
Quả |
Hòn bi ve |
Thấp, bé, nhiều cành |
Hẹp |
60 -70cm |
Cong, mềm, mọng nước |
Mỏng, yếu |
Nhỏ, màu xanh, hình răng cưa, có nhiều lông tơ. |
Nhỏ, màu vàng nhạt, nở theo chùm. |
Nhỏ, mọng nước, vị chua nhẹ, chín có màu đỏ, xanh có màu xanh. |
Quả cà chua bé tẹo như hòn bi ve. |
Câu 3 trang 92 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Trao đổi, góp ý.
- Các bộ phận của cây được quan sát.
- Các giác quan dùng để quan sát.
- Đặc điểm tiêu biểu, khác biệt của cây.
Trả lời:
Em tiến hành trao đổi, góp ý.
* Vận dụng
Trả lời:
Điều em thích nhất trong bài thơ là: người Việt đi chùa không chỉ để đi lễ Phật, cầu may,….. mà còn là để đi thăm đất nước, thể hiện tình yêu với đất nước.
Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
- Tiếng Việt lớp 4 Bài 20: Chiều ngoại ô
- Tiếng Việt lớp 4 Bài 21: Những cánh buồm
- Tiếng Việt lớp 4 Bài 22: Cái cầu
- Tiếng Việt lớp 4 Bài 23: Đường đi Sa Pa
- Tiếng Việt lớp 4 Bài 24: Quê ngoại
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức
- Giải lớp 4 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 4 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 4 Cánh diều (các môn học)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Soạn, giải Tiếng Việt lớp 4 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 và Tập 2 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 Toán, Tiếng Việt (có đáp án)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 4 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - KNTT
- Giải Tiếng Anh lớp 4 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Family and Friends
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Wonderful World
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Explore Our World
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - KNTT