Bài 8: Trên khóm tre đầu ngõ - Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Lời giải Tiếng Việt lớp 4 Bài 8: Trên khóm tre đầu ngõ sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Bài 33.

Bài 8: Trên khóm tre đầu ngõ - Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Quảng cáo

Video Giải Tiếng Việt lớp 4 Bài 8: Trên khóm tre đầu ngõ - Cô Ngọc Hà (Giáo viên VietJack)

Đọc: Trên khóm tre đầu ngõ trang 35, 36

Nội dung chính Trên khóm tre đầu ngõ:

Văn bản kể về câu chuyện vợ chồng cò đến làm tổ và sinh con trên khóm tre đầu ngõ nhà ông cháu Bua Kham. Bua Kham thường ra xem chúng lúc rảnh rỗi. Một ngày trời nổi bão lớn, đàn cò con bị rơi xuống đất. Mặc dù người ta bảo có thể nhặt về nuôi nhưng Bua Kham thương chúng còn quá bé, không muốn làm tan nát gia đình chúng. Vì vậy Bua Kham đã nhờ ông bắc thang và đặt nó về tổ. Mùa sinh nở năm sau, vợ chồng cò rủ thêm ba bốn chục cặp cò cùng đến. Không đâu vui bằng vườn nhà ông cháu Bua Kham.

* Khởi động

Câu hỏi trang 35 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Giải câu đố và nói 1 – 2 câu giới thiệu về con vật được nêu trong câu đố,

Con gì lông trắng tựa bông

Bay la bay lả giữa đồng lúa xanh

Tính nết chăm chỉ, hiền lành

Chân cao, cổ ngẳng, dáng hình mảnh mai?

Trả lời:

Con vật được nêu trong câu đố là con cò. Đây là con vật quen thuộc và gắn liền với hình ảnh đồng quê Việt Nam bởi tính lành và quen thuộc với con người đặc biệt là người nông dân.

Quảng cáo

* Đọc văn bản

Trên khóm tre đầu ngõ

Một ngày đầu hè, có đôi cò bay đến, đỗ trên khóm tre đầu ngõ nhà ông cháu Bua Kham. Gió đu đưa cành lá làm vợ chồng cò thỉnh thoảng phải rướn chân và khẽ vỗ cánh để lấy thăng bằng. Mấy hôm sau, trên cành tre đã thấy một tổ cò làm bằng cọng và lá tre khô.

Chẳng bao lâu, Bua Kham nghe thấy tiếng cò con. Chúng kêu ríu rít trong tổ. Lúc rảnh, Bua Kham thường ra đứng dưới khóm tre. Chẳng gì thương bằng xem lũ cò con đòi ăn. Cứ thoáng thấy đôi cánh trắng chập chờn ở xa là chúng quơ quơ cái đầu trụi lông trên ổ lá. Chúng há rộng cặp mỏ mềm và kêu khàn khàn.Một buổi, trời nổi bão lớn. Mưa tạt rát mặt. Cả gia đình cò run rầy, ướt sũng nên trông càng gầy nhom, xơ xác. Cơn gió mạnh bỗng ào đến. Mấy chú cò con bị hất lên và ngã nhào. Vợ chồng cò muốn lao xuống cứu con, nhưng cánh đã ướt nên đành bám lấy cành tre và kêu quác quác buồn thảm.

Tan bão, Bua Kham nhìn thấy lũ cò con nằm run run dưới đất, giữa đống lá ngổn ngang. Người ta bảo có thể nhặt lũ cò con về nuôi. Chúng sẽ quen nhà và đi tha thẩn bắt ruồi trên sân. Nhưng Bua Kham không muốn làm tan tác cái gia đình cò bé bỏng. Bọn cò con nhỏ quá, trả chúng về cho bố mẹ chúng thì hơn.

Quảng cáo

Bua Kham gọi ông. Ông bắc thang, đem đặt lũ cò con vào chiếc tổ cũ. Mùa sinh nở năm sau, vợ chồng có rủ thêm ba bốn chục cặp cò bạn cùng đến. Chúng rủ cả những đôi cò lửa đỏ như ánh chớp và những đôi vạc xám như bóng chiều. Khắp vùng, không đâu vui bằng vườn nhà ông cháu Bua Kham.

(Theo Vũ Hùng)

Bài 8: Trên khóm tre đầu ngõ Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

* Trả lời câu hỏi

Câu 1 trang 36 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Đôi cò bay đến khóm tre nhà Bua Kham để làm gì? Chi tiết nào giúp em biết điều đó?

Trả lời:

Đôi cò bay đến khóm tre nhà Bua Kham để làm tổ sinh con.

Chi tiết giúp em biết điều đó là: “Mấy hôm sau, trên cành tre đã thấy một tổ cò làm bằng cọng và lá tre khô.”

Câu 2 trang 36 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Hình ảnh những chú cò con được miêu tả như thế nào? Nêu cảm xúc của Bua Kham khi quan sát cò con đòi ăn.

Trả lời:

Quảng cáo

- Hình ảnh những chú cò con được miêu tả: Kêu ríu rít trong tổ, quơ quơ cái đầu trụi lông trên ổ lá, há rộng cặp mỏ mềm và kêu khàn khàn.

- Khi quan sát cò con đòi ăn, Bua Kham cảm thấy thương cho chúng.

Câu 3 trang 36 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Kể lại tình cảnh đáng thương của gia đình cò trong cơn bão.

Trả lời:

Tình cảnh đáng thương của gia đình cò trong cơn bão: Gia đình cò trong cơn bão run rẩy, ướt sũng nên trông càng gầy nhom, xơ xác. Cơn gió mạnh khiến mấy chú cò con bị hất lên và ngã nhào. Vợ chồng cò muốn lao xuống cứu con, nhưng cánh đã ướt nên đành bám lấy cành tre và kêu quác quác buồn thảm.

Câu 4 trang 36 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Bua Kham nghĩ gì và làm gì khi nhìn thấy lũ cò con bị rơi xuống đất?

Trả lời:

- Bua Kham nghĩ: người ta bảo có thể nhặt lũ cò con về nuôi nhưng Bua Kham không muốn làm tan tác cái gia đình cò bé bỏng. Bọn cò con nhỏ quá, trả chúng về cho bố mẹ chúng thì hơn.

- Bua Kham làm: gọi ông. Ông bắc thang, đem đặt lũ cò con vào chiếc tổ cũ.

Câu 5 trang 36 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Đoạn kết của câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.

A. Vườn cây chỉ vui khi có nhiều bóng chim bay nhảy.

B. Cho đi yêu thương, chúng ta sẽ nhận lại được yêu thương.

C. Bầy cò thích làm tổ trên những khóm tre xanh.

Trả lời:

B. Cho đi yêu thương, chúng ta sẽ nhận lại được yêu thương.

* Luyện tập theo văn bản đọc

Câu 1 trang 36 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Tìm chủ ngữ và vị ngữ trong câu: “Ông bắc thang, đem đặt lũ cò con vào chiếc tổ cũ.”.

Trả lời:

Ông/ bắc thang, đem đặt lũ cò con vào chiếc tổ cũ.

CN                              VN

Câu 2 trang 36 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Viết 1 - 2 câu giới thiệu về cô bé Bua Kham và chỉ ra chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu

Trả lời:

Bua Kham là một cô bé tốt bụng. Mặc dù muốn nuôi những con cò con nhưng cậu lại để cho cò con về với bố mẹ mà không ích kỉ vì thú vui của mình.

Chủ ngữ: Bua Kham, cậu

Vị ngữ: là một cô bé tốt bụng, lại để cho cò con về với bố mẹ mà không ích kỉ vì thú vui của mình

Viết: Viết hướng dẫn sử dụng một sản phẩm trang 37

Câu 1 trang 37 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Chuẩn bị.

- Chọn một đồ dùng để hướng dẫn sử dụng.

Bài 8: Trên khóm tre đầu ngõ Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

- Xác định nội dung hướng dẫn.

Gợi ý:

+ Trước khi sử dụng sản phẩm: Hướng dẫn kiểm tra sản phẩm trước khi sử dụng (để đảm bảo an toàn và hiệu quả).

+ Khi sử dụng sản phẩm: Chỉ ra các bước sử dụng sản phẩm theo đúng trình tự.

+ Sau khi sử dụng sản phẩm: Hướng dẫn cách cất giữ, bảo quản sản phẩm.

Trả lời:

- Chọn một đồ dùng: máy sấy tóc

- Xác dịnh nội dung hướng dẫn:

+ Trước khi sử dụng: Kiểm tra máy sấy: dây diện có bị đứt, hở,....

+ Trong khi sử dụng:

Bước 1: Bật máy sấy, lựa chọn chế độ sấy vừa phải.

Bước 2: Duy trì khoảng cách giữa máy sấy và tóc.

Bước 3: Liên tục đảo chiều luồng sấy khí sấy.

Bước 4: Tắt máy sấy.

- Sau khi sử dụng: Vệ sinh máy sấy

Câu 2 trang 37 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Viết.

Lưu ý: Có thể chỉ ra những việc nên làm và không nên làm khi sử dụng sản phẩm.

Trả lời:

Bài 1:

Hướng dẫn sử dụng máy sấy tóc

- Trước khi sử dụng: Kiểm tra máy sấy: dây diện có bị đứt, hở,....

- Trong khi sử dụng:

Bước 1: Bật máy sấy, lựa chọn chế độ sấy vừa phải.

+ Thông thường máy sấy thường có 3 chế độ nhiệt: sấy mát, sấy ấm, sấy nóng. Và 3 chế độ gió: nhẹ, vừa, mạnh. Sử dụng các nút bấm trên thân máy để lựa chọn chế độ sấy phù hợp.

+ Không nên sấy tóc ngay sau khi vừa gội đầu xong. Tốt nhất nên lau khô tóc bằng khăn mềm trước rồi mới sấy.

+ Nên sử dụng tốc độ thấp nhất khi sấy khô tóc, tầm 57 độ là tốt nhất. Nhiệt độ này sẽ giúp tóc vẫn còn duy trì độ ẩm thích hợp, tóc sẽ mềm mượt và không bị gãy rụng. Nếu máy sấy có chế độ thổi mát thì nên sử dụng chế độ này.

Bước 2: Duy trì khoảng cách giữa máy sấy và tóc.

Nên để máy cách xa tóc từ 15-20cm và để máy nghiêng một góc từ 30-45 độ để tránh luồng hơi nóng từ máy trực tiếp tác động đến tóc.

Bước 3: Liên tục đảo chiều luồng sấy khí sấy.

Để tóc luôn thẳng mềm và óng mượt, tốt nhất không nên tập trung sấy một chổ quá lâu mà nên sấy đều xung quanh theo từng phần (đoạn) tóc.

Lưu ý:

+ Đa phần các loại mấy sấy tóc có trang bị bộ phận bảo vệ chống quá nhiệt, sẽ tự động tắt khi máy quá nóng. Lúc xảy ra tình trạng này, nên tắt máy, tháo phích điện và để máy nguội trong vài phút rồi mới sử dụng lại.

Bước 4: Tắt máy sấy.

Bấm các nút bấm về vị trí ban đầu.

- Sau khi sử dụng: Vệ sinh máy sấy

Dùng bàn chải vệ sinh bộ phận thổi khí và bộ phận hút khí mỗi tháng một lần vì bụi bẩn hay tóc mắc kẹt lại sẽ làm giảm hiệu suất làm khô hay sấy, dễ gây hư hỏng máy.

Bài 2:

Hướng dẫn sử dụng mũ bảo hiểm

- Bước 1: Đầu tiên, bạn cần thử mũ trước để chọn mũ phù hợp, vừa với kích cỡ đầu của mình. Chúng ta không nên đội mũ quá rộng hoặc quá chật so với vòng đầu của mình.

Mũ phù hợp là khi đội lên bạn sẽ cảm thấy phần lót vừa với đầu của mình ở mọi khía cạnh phần trước, sau, hai bên và trên đỉnh đầu. Mũ không gây đau nhức, khó chịu hoặc dễ dàng đẩy về phía sau.

- Bước 2: Sau khi đã chọn được nón bảo hiểm vừa với mình thì bạn đội mũ lên đầu sao cho vành trước của nón song song với chân mày. Phần đầu nón nên cách chân mày khoảng 2 ngón tay là đạt chuẩn.

- Bước 3: Điều chỉnh quai nón sao cho phù hợp với gương mặt. Bạn cài quai nón sau cho phần mũ lót vừa khít dưới cằm. Hai bên quai ôm sát với thùy tai của bạn.

- Bước 4: Kiểm tra lại quai nón bằng cách đưa hai ngón tay vào giữa cằm và quai nón.

+ Nếu đưa hai ngón tay vào vừa là bạn đã đội mũ đúng cách.

+ Nếu bạn không nên cài quai quá chật hoặc quá lỏng để tránh gây khó chịu và tránh cho nón có thể bị văng ra ngoài.

* Một số lưu ý khi đội mũ bảo hiểm

- Nên chọn nón vừa với cỡ đầu. Nón không được rộng quá cũng không được quá chặt.

- Nón bảo hiểm không đội tụt về phía sau đầu cũng không đội trùm lên phía trước.

- Khi điều khiển xe gắn máy tham gia giao thông thì chỉ đội mũ bảo hiểm, không được đội mũ bảo hiểm bên ngoài bất kỳ loại nón nào khác để đảm bảo an toàn.

- Dây nón cần được điều chỉnh phù hợp.

- Không đội mũ hở phần sau khi buộc tóc cao sau đầu. Nó không đảm bảo tính an toàn cho người sử dụng.

- Mũ nếu đã qua va chạm mạnh dù không bị vỡ hay nứt thì cũng không nên sử dụng lại.

- Không nên treo mũ trên tay lái dễ gây trầy xước hay làm hỏng quai mũ.

- Không dùng nước nóng, nước muối hay các chất tẩy rửa có hoạt tính mạnh để lau chùi dễ làm hỏng mũ,...

- Dùng các chất tẩy nhẹ như dầu gội đầu, nước rửa chén,... để lau, sau đó rửa bằng nước và lau khô bằng vải mềm.

Câu 3 trang 37 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Đọc soát và chỉnh sửa.

Bài 8: Trên khóm tre đầu ngõ Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Trả lời:

Em tiến hành đọc soát và chỉnh sửa nếu có.

Câu 4 trang 37 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Nghe thầy cô nhận xét và chỉnh sửa bài làm theo hướng dẫn.

Trả lời:

Em lắng nghe thầy cô nhận xét, ghi chép và chỉnh sửa bài làm theo hướng dẫn.

Đọc mở rộng trang 38

Câu 1 trang 38 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Đọc bài thơ về tình yêu thương giữa con người với con người hoặc giữa con người với loài vật.

Gợi ý:

Bài 8: Trên khóm tre đầu ngõ Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Trả lời:

Bài thơ: Mẹ yêu con

Tác giả: Nguyễn Thuyền

Mẹ yêu con biết rằng con không hiểu

Sợ con buồn túng thiếu bởi không cha

Lại lo con sống cùng người xa lạ

Chẳng được thương mà còn khổ đau nhiều

 

Nên vì thế mẹ chấp nhận quạnh hiêu

Thấy con yêu…lòng mẹ liền hạnh phúc

Nguyện cầu xin bình an từ tiên bụt

Cho con khờ từng phút mãi vui cười

 

Mong con mẹ xinh như cánh hoa tươi

Đông đã đến! Dưới hiên nhà lạnh lắm

Vòng tay gầy mẹ ôm con nồng thắm

Chỉ mong con được sưởi ấm yêu thương

 

Xót xa mãi vì đời lắm đoạn trường

Mẹ đơn thân quá sầu vương cay đắng

Cỗi lòng mẹ cũng nhiêu đêm buồn, nặng

Nhưng vì con nguyện lẳng lặng hy sinh.

Câu 2 trang 38 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Viết phiếu đọc sách theo mẫu.

Bài 8: Trên khóm tre đầu ngõ Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Trả lời:

PHIẾU ĐỌC SÁCH

Tên bài thơ: Mẹ yêu con

Tác giả: Nguyễn Thuyền

Ngày đọc: 03/03/2023

Hình ảnh thể hiện tình yêu thương: Nguyện cầu xin bình an từ tiên bụt; Mong con mẹ xinh như cánh hoa tươi; Nhưng vì con nguyện lẳng lặng hy sinh,....

Cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ: Em cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt, vô bờ bến của một người mẹ đơn thân dành cho con.

Mức độ yêu thích: 5 sao

Câu 3 trang 38 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Trao đổi với bạn về tình yêu thương giữa con người với con người hoặc giữa con người với loài vật được thể hiện trong bài đọc.

Trả lời:

Bài thơ Mẹ yêu con của tác giả Nguyễn Thuyền đã thể hiện tình yêu thương mãnh liệt, vô bờ bến của một người mẹ đơn thân dành cho con. Mẹ có nhiều nỗi lo: lo con thiếu tình yêu của cha, lại lo con ở cùng người lạ không được yêu thương. Nhưng hơn tất cả mẹ nguyện hy sinh ở mãi một mình, chấp nhận quanh hiu để lo cho con, vừa là bố vừa là mẹ, mong con một đời bình an.

* Vận dụng

Câu hỏi trang 38 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Chia sẻ với người thân phiếu đọc sách em đã viết.

Trả lời:

PHIẾU ĐỌC SÁCH

Tên bài thơ: Mẹ yêu con

Tác giả: Nguyễn Thuyền

Ngày đọc: 03/03/2023

Hình ảnh thể hiện tình yêu thương: Nguyện cầu xin bình an từ tiên bụt; Mong con mẹ xinh như cánh hoa tươi; Nhưng vì con nguyện lẳng lặng hy sinh,....

Cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ: Em cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt, vô bờ bến của một người mẹ đơn thân dành cho con.

Mức độ yêu thích: 5 sao

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn, giải Tiếng Việt lớp 4 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 và Tập 2 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên