Trắc nghiệm Tục ngữ về ý chí, nghị lực (có đáp án) - Cánh diều

Với 20 câu hỏi trắc nghiệm Tục ngữ về ý chí, nghị lực Tiếng Việt lớp 5 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 5.

Trắc nghiệm Tục ngữ về ý chí, nghị lực (có đáp án) - Cánh diều

Câu 1: Bài đọc đã đưa ra mười câu…về ý chí, nghị lực rất hay và dễ đọc, dễ nhớ. Trong dấu … là từ gì?

Quảng cáo

A. Tục ngữ

B. Ca dao

C. Thành ngữ

D. Thơ

Câu 2: Các câu tục ngữ đưa ra những … thiết thực để cổ vũ tinh thần cho mọi người. Trong dấu … là từ gì?

A. Răn đe

B. Lời khuyên 

C. Lời nói

D. Lời ru

Quảng cáo

Câu 3: Những câu tục ngữ khơi dậy, …. và rèn luyện ý chí, nghị lực cho người đọc. Trong dấu … là từ gì?

A. Phát triển

B. Ngợi ca

C. Củng cố 

D. Châm biếm

Câu 4: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện các câu sau:

Người có … thì nên

Nhà có …. thì vững.

Lần lượt điền các từ vào chỗ trống là:

A. Chí, nền

B. Nền, chí

C. Chuốt, mài

D. Mài, chuốt

Câu 5: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện các câu sau:

Quảng cáo

Ngọc kia …. mãi cũng tròn,

Sắt kia …. mãi cũng còn nên kim.

Lần lượt điền các từ vào chỗ trống là:

A. Chí, nền

B. Nền, chí

C. Chuốt, mài

D. Mài, chuốt

Câu 6: Trong câu tục ngữ sau, có những từ nào có nghĩa trái ngược nhau?

Thất bại là mẹ thành công.

A. Thất bại và thành công

B. Bại và công

C. Là và mẹ

D. Mẹ và thành công

Câu 7: Câu tục ngữ sau dùng để khuyên cho ai: “Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi.”?

A. Những người đang thất nghiệp, không đi làm 

B. Những người lính chiến đấu bảo vệ tổ quốc

C. Những người đang học tập, rèn luyện

D. Những người đang buôn bán ở chợ 

Quảng cáo

Câu 8: Vế câu "Lửa thử vàng" có vai trò gì đối với câu tục ngữ "Lửa thử vàng, gian nan thử sức."?

A. Giúp câu tục ngữ có vần điệu, dễ nhớ dễ thuộc hơn 

B. Giúp thu hút sự chú ý của người nghe

C. Giúp tăng sự thuyết phục cho câu tục ngữ

D. Giúp tăng giá trị và ý nghĩa của câu tục ngữ

Câu 9: Câu tục ngữ sau khuyên người ta điều gì “Có công mài sắt, có ngày nên kim”?

A. Cần phải bỏ ra công sức, trí tuệ thì mới thành công 

B. Cần biết mài sắt mỗi ngày để thành công

C. Hãy mài sắt mỗi ngày để có được một cây kim như ý

D. Cần phải có sự kiên trì, ý chí kiên định với mục tiêu thì mới thành công

Câu 10: Câu tục ngữ sau có nội dung gì?

Người có chí thì nên

Nhà có nền thì vững.

A. Con người cần sống có ý chí, nghị lực 

B. Nhà cần có nền móng vững chãi thì mới kiên cố

C. Con người không thể sống nếu không có ý chí, nghị lực

D. Người có ý chí, sự kiên trì thì sẽ thành công

Câu 11: Các câu tục ngữ sau đây cùng sử dụng biện pháp tu từ nào “Có công mài sắt, có ngày nên kim.”?

A. Điệp ngữ

B. Điệp từ

C. So sánh

D. Nhân hóa

Câu 12: Nội dung chính của các câu tục ngữ trong bài đọc là gì?

A. Nói về lòng dũng cảm 

B. Nói về sự kiên trì, nhẫn nại

C. Nói về thành công và thất bại

D. Nói về ý chí, nghị lực

Câu 13: Câu nào không sử dụng biện pháp điệp từ?

A. Có công mài sắt, có ngày nên kim

B. Lửa thử vàng, gian nan thử sức

C. Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi.

D. Thua keo này, bày keo khác

Câu 14: Câu 2, 4 trong bài có ý nghĩa gì?

A. Khẳng định một lẽ phải

B. Khuyên mọi người quyết tâm theo đuổi mục tiêu đã chọn

C. Khẳng định sự thành công, thất bại

D. Khuyên mọi người không nản lòng khi gặp khó khăn

Câu 15: Câu tục ngữ nào có ý khuyên mọi người không nản lòng khi gặp khó khăn?

A. Thua keo này, bày keo khác

B. Có công mài sắt, có ngày nên kim

C. Học hành vất vả, kết quả ngọt bùi

D. Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi

Câu 16: Câu tục ngữ sau có ý nghĩa gì: Thắng không kiêu, bại không nản?

A. Khuyên mọi người không nản lòng khi gặp khó khăn

B. Khuyên mọi người nên kiên cường

C. Khuyên mọi người có niềm tin vào cuộc sống

D. Khuyên mọi người tin vào lẽ phải

Câu 17: Những câu tục ngữ trong bài có đặc điểm gì?

A. Đều sử dụng biện pháp so sánh

B. Ngắn gọn

C. Đều sử dụng biện pháp điệp từ

D. Đều sử dụng biện pháp điệp ngữ

Câu 18: Nếu muốn tự khuyên mình kiên trì học tập, em sẽ dùng câu tục ngữ nào?

A. Có công mài sắt, có ngày nên kim

B. Thất bại là mẹ thành công

C. Thắng không kiêu, bại không nản.

D. Thua keo này, bày keo khác.

Câu 19: Câu tục ngữ “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo” có ý nghĩa gì?

A. Khuyên mọi người quyết tâm theo đuổi mục tiêu đã chọn

B. Khuyên mọi người không nản lòng khi gặp khó khăn

C. Khẳng định một lẽ phải

D. Khẳng định sự thành công

Câu 20: Tục ngữ thường có nội dung gì?

A. Chứa những lời khuyên.

B. Bài học từ cuộc sống.

C. Thể hiện quan điểm, triết lý sống của một cộng đồng

D. Tất cả các đáp án trên

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải Tiếng Việt lớp 5 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 và Tập 2 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 5 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên