Trắc nghiệm Có công mài sắt, có ngày nên kim (có đáp án) - Cánh diều

Với 5 câu hỏi trắc nghiệm Có công mài sắt, có ngày nên kim Tiếng Việt lớp 5 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 5.

Trắc nghiệm Có công mài sắt, có ngày nên kim (có đáp án) - Cánh diều

Đọc bài và trả lời câu hỏi.

NGU CÔNG DỜI NÚI

Xưa kia, có một ông lão sống ở vùng Hoa Bắc, tên gọi Bắc Sơn Ngu Công. Ở phía Nam nhà ông có hai quả núi to Thái Hành và Vương Ốc chắn ngang nên giao thông đi lại rất khó khăn.

Một hôm, lão Ngu cho gọi tất cả cháu con lại, bàn rằng: “Ta muốn cùng các người đồng tâm hiệp sức bạt phẳng hai ngọn núi phía trước, dời đi nơi khác có nên chăng? Khi ấy, chúng ta sẽ đến thẳng được phía Nam của Dư Châu và Hán Thủy.”

Ai nấy đồng thanh hô to: “Được ạ!”.

Chỉ có người vợ thấy ngần ngại, liền hỏi vặn: “Ông già yếu thế kia, sức không bạt nổi một cái gò, sao bạt được những hai núi to như thế kia? Mà đất đá sẽ mang đổ đi đâu?”.

Mọi người đáp : “Đem ra Bột Hải, phía bắc An Thổ.”

Nói xong, Ngu Công và con cháu cùng ra phá núi, kẻ đào đá, người đào đất, cho vào sọt mang ra Bột Hải. Láng giềng có đứa bé mới tám tuổi, con người đàn bà góa, cũng chạy theo giúp họ. Do đường xa vợi, từ đông đến hạ, họ chỉ có thể quay về một lần.

Có người nọ trong làng thấy thế, cản ngăn Ngu Công : “Ông thật ngốc nghếch! Hay là dừng lại lúc chưa muộn, về an nghỉ tuổi già!”.

Lão Ngu bảo : “Ngươi xem ra còn không bằng người đàn bà góa và đứa trẻ dại! Ta già, ta chết, đã có con ta. Hết đời con ta, đã có cháu ta, hết đời cháu ta, đã có chắt ta, con cháu đầy đàn, núi dù cao, nhưng không thể cao hơn, lo gì không bạt nổi?”.

Trời nghe cụ già nói vậy, bèn đẩy hai trái núi ra xa để cụ có lối đi lại.

(Sưu tầm)

Câu 1: Nhân vật chính trong câu chuyện trên là ai?

Quảng cáo

A. Con cháu Ngu Công.

B. Vợ Ngu Công.

C. Ngu Công.

D. Đứa bé láng giềng.

Câu 2: Ngu Công bàn với con cháu điều gì?

A. Chặt cây trong rừng.

B. Xây dựng một con đường mới.

C. Chuyển nhà đến nơi khác.

D. Bạt phẳng hai ngọn núi.

Quảng cáo

Câu 3: Phản ứng của con cháu Ngu Công khi nghe kế hoạch là gì?

A. Miễn cưỡng đồng ý.

B. Đồng thanh ủng hộ.

C. Ngần ngại, lưỡng lự.

D. Quyết liệt phản đối.

Câu 4: Chi tiết Láng giềng có đứa bé mới tám tuổi, con người đàn bà góa, cũng chạy theo giúp họ. có ý nghĩa như thế nào?

A. Cho thấy sự yếu đuối và thiếu quyết tâm của Ngu Công.

B. Thể hiện sự phụ thuộc của Ngu Công vào người khác để hoàn thành công việc.

C. Khẳng định công việc dời núi chỉ dành cho người trẻ và khỏe mạnh.

D. Thể hiện tinh thần kiên trì của Ngu Công đã truyền cảm hứng đến những người xung quanh.

Câu 5: Bài học nào được rút ra từ câu chuyện trên?

Quảng cáo

A. Phải biết từ bỏ những công việc khó khăn để dành sức cho việc khác.

B. Khi gặp khó khăn, hãy kiên trì và không từ bỏ, vì ý chí có thể giúp ta vượt qua mọi thử thách.

C. Cần dựa vào người khác để hoàn thành những công việc của bản thân.

D. Chỉ người trẻ và khỏe mạnh mới có thể hoàn thành công việc khó khăn.

Quảng cáo

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải Tiếng Việt lớp 5 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 và Tập 2 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 5 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên