Bài 2: Mặn mòi vị muối Bạc Liêu - Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo
Lời giải Tiếng Việt lớp 5 Bài 2: Mặn mòi vị muối Bạc Liêu sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài 2.
Bài 2: Mặn mòi vị muối Bạc Liêu - Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo
Đọc: Mặn mòi vị muối Bạc Liêu
Nội dung chính Mặn mòi vị muối Bạc Liêu:
Văn bản đề cập đến cảnh vật sinh động và sự vất vả của diêm dân khi làm ra hạt muối. Từ đó cho thấy tình nghĩa của người dân gửi gắm qua từng hạt muối.
* Khởi động
Câu 1 (trang 88 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Giải câu đố:
Hạt gì da trắng như ngà
Sinh từ nước biển mặn mà đáng yêu?
Trả lời:
Đáp án: Hạt muối
Trả lời:
Từ xưa đến nay trong mỗi căn bếp của các gia đình chúng ta, hạt muối luôn là thành phần không thể thiếu. Nó không chỉ là mang lại cho con người giá trị về dinh dưỡng, sức khỏe mà còn hàm chứa một biểu trưng cho sự mặn mà, đằm thắm, gắn bó keo sơn của mỗi thành viên trong gia đình và cộng đồng xã hội.
* Khám phá và luyện tập
Đọc
Văn bản: Mặn mòi vị muối Bạc Liêu
Bạc Liêu đẹp nhất từ tháng Mười hai đến tháng Tư năm sau, khi từng cánh đồng trở nên sinh động và rộn vui cùng diêm dân tất bật vào vụ thu hoạch muối.
Vào dịp tháng Ba, tháng Tư là lúc thu hoạch rộ nhất, diêm dân bắt đầu làm việc từ ba giờ sáng để tránh cái nắng chói chang đầu mùa khô. Những bóng đèn lập loè trong màn sương, trong không gian bao la trải dài nối tiếp nhau của những ô ruộng muối. Tiếng bước chân, tiếng gọi nhau í ới xen lẫn tiếng cười đùa của diêm dân làm muối đêm. Tiếng những chiếc cào gỗ cà xuống mặt ruộng sột soạt, những người đàn ông khoẻ mạnh nhất đang dồn muối thành đống, những cánh muối nở hoa trong đêm.
Mặt trời lên, những đồng muối sáng rực dưới nắng sớm như những viên kim cương lấp lánh. Nắng càng gay gắt, muối càng mau khô. Mặt ruộng lúc này tựa như những tấm gương khổng lồ phản chiếu ánh sáng và bóng của diêm dân, tạo nên khung cảnh thơ mộng mà sinh động như bức tranh sơn dầu nghệ thuật.
Những hạt muối được làm ở Bạc Liêu có hương vị riêng. Tình nghĩa đậm đà của người dân gửi gắm qua từng hạt muối như tấm lòng của những người con luôn bám chặt lấy nghề trước cơ cực, gian nan, chân chất nhưng thấm đẫm nghĩa tình quê hương.
Theo Khánh Phan
Diêm dân: người dân sống bằng nghề làm muối.
Trả lời câu hỏi
Câu 1 (trang 89 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Vì sao nói Bạc Liêu đẹp nhất từ tháng Mười hai đến tháng Tư năm sau?
Trả lời:
Nói Bạc Liêu đẹp nhất từ tháng Mười hai đến tháng Tư năm sau vì lúc này từng cánh đồng trở nên sinh động và rộn vui cùng diêm dân tất bật vào vụ thu hoạch muối.
Câu 2 (trang 89 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Cảnh diêm dân thu hoạch muối được tả bằng những hình ảnh, âm thanh nào?
Trả lời:
Cảnh diêm dân thu hoạch muối được tả:
- Những bóng đèn lập loè trong màn sương, trong không gian bao la trải dài nối tiếp nhau của những ô ruộng muối.
- Tiếng bước chân, tiếng gọi nhau í ới xen lẫn tiếng cười đùa của diêm dân làm muối đêm.
- Tiếng những chiếc cào gỗ cà xuống mặt ruộng sột soạt, những người đàn ông khoẻ mạnh nhất đang dồn muối thành đống, những cánh muối nở hoa trong đêm.
Câu 3 (trang 89 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Mặt trời lên, những đồng muối và mặt ruộng được so sánh với những gì? Cách so sánh đó có gì thú vị?
Trả lời:
Mặt trời lên, những đồng muối sáng rực dưới nắng sớm như những viên kim cương lấp lánh.
=> Cách so sánh đó khiến những đồng muối trở nên sinh động, dễ hình dung hơn. Ngoài ra so sánh cánh đồng muối với những viên kim cương lấp lánh khiến cánh đồng muối trở nên đẹp đẽ, có giá trị, quý giá và vô giá giống như kim cương.
Câu 4 (trang 89 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Bài đọc giúp em hiểu điều gì về nghề làm muối?
Trả lời:
Bài đọc giúp em hiểu ra sự vất vả, gian khổ những đẹp đẽ, đáng quý trọng của nghề làm muối.
Nói và nghe: Giới thiệu về một làng nghề
Trả lời:
Nhắc đến du lịch Hà Nội không thể không kể đến nhiều làng nghề truyền thống đặc trưng như làng lụa Vạn Phúc, làng nón Chuông Chương Mỹ, làng hoa Tây Tựu, làng rối nước Đào Thục, làng đúc đồng Ngũ Xá hay làng quạt Chàng Sơn… Nhưng ngôi làng nằm ở đầu danh sách chính là làng nghề gốm sứ Bát Tràng.
Làng nghề gốm sứ Bát Tràng nằm ở tả ngạn con sông Hồng, thuộc xã Bát Tràng, Huyện Gia Lâm, nằm cách trung tâm thành phố hơn 10km về phía Đông Nam. Đây là làng nghề vốn đã nổi tiếng từ xưa về các mặt hàng bằng gốm sứ.
Làng nghề này đã có mặt từ thời nhà Lý, trải qua hơn 500 năm lịch sử với bao biến động và thăng trầm của đất nước. Nhưng cái tên Bát Tràng vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay và ngày càng phát triển hơn.
Gốm Bát Tràng luôn được đánh giá rất cao về chất lượng sản phẩm, với nhiều kiểu dáng, mẫu mã. Còn được chia theo các nhóm chức năng sử dụng như: gốm gia dụng, đồ thờ cúng, gốm mỹ nghệ, gốm xây dựng và trang trí.
Gốm Bát Tràng đã lưu hành đến mọi miền của đất nước và thậm chí ra đến cả nước ngoài. Làng gốm Bát Tràng vừa là một thương hiệu sản phẩm mang tính quốc gia, vừa là nơi gìn giữ giá trị văn hóa của thủ đô. Nơi đây trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Hà Nội được nhiều du khách ưa thích.
Lưu ý:
– Tập trung giới thiệu những nét tiêu biểu về làng nghề.
Tên làng nghề
Địa chỉ
Sản phẩm
Cách làm ra sản phẩm
?
– Thể hiện tình cảm, cảm xúc qua giọng nói, cử chỉ, điệu bộ....
– Sử dụng tranh ảnh, vật thật,... hỗ trợ để nội dung giới thiệu có sức hấp dẫn.
Trả lời:
Làng Bát Tràng nằm bên ven sông Hồng, thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố hơn 10km về phía Đông – Nam.
Là một làng nghề có tuổi đời hơn 500 nay, trải qua những biến cố của lịch sử làng nghề gốm sứ Bát Tràng ở Việt Nam vẫn giữ được những nét truyền thống vốn có của một nghề làm đẹp từ đất nặn lên những giá trị nghệ thuật để rồi đến ngày nay nâng tầm đến đỉnh cao của sự tinh tế và được biết qua sự đông đảo của nhiều quốc gia trên thế giới. Là một làng nghề làm gốm sứ truyền thống và lâu đời, dưới bàn tay khéo léo của nhiều nghệ nhân làng nghề gốm sứ Bát Tràng đã sáng tạo nên những bộ ấm chén, bát đĩa cũng như những chậu qua, cây cảnh tinh xảo, kết hợp với màu sắc, hoa văn tinh tế, hài hòa và khiến cho những ai đã từng đến đây không thể không nán lại mà trầm trồ chiêm ngưỡng và trong lòng đầy tự hào về một nghề truyền thống của dân tộc.
Gốm sứ của làng Bát Tràng hết sức độc đáo, quá trình làm ra một sản phẩm bao gồm 2 giai đoạn chính đó là: Quá trình tạo cốt gốm và trang trí họa tiết, giai đoạn tiếp theo là phủ men lên lớp sản phẩm. Ngoài ra, trong công đoạn tạo cốt gốm cũng có nhiều bước nhỏ như: Trước tiên là cách chọn đất, tiếp đến là xử lý và pha chế đất, tạo hình dạng sản phẩm theo ý muốn và sau cùng là phơi sấy, sửa sang lại hình dạng. Ở mỗi công đoạn đều cần đến sự khéo léo của người làm ra sản phẩm để có thể thổi hồn và tâm tư của mỗi sản phẩm. Có một điều vô cùng đặc biệt trong quá trình tạo tác men và trang trí để phác họa được phong cách và dấu ấn riêng của gốm sứ Bát Tràng.
Là một trong những nơi cung cấp những đồ gốm sứ cho cả nước, những sản phẩm của Bát Tràng luôn đậm chất riêng và nổi bật với chất men trong từng sản phẩm. Với màu men phổ biến như màu búp dong, có màu trắng hơi ngả xanh hoặc xám, trong và sâu. Đặc biệt, ở Bát Tràng có loại men lý, men nho, loại men này có màu sắc gần giống như màu ngọc thạch, nên nhiều người thường gọi là men ngọc. Bên cạnh đó, men rạn cũng là sự kết hợp của rạn xương đất đen và rạn xương đất trắng tạo nên sự hòa hợp khá độc đáo. Vậy nên, những sản phẩm gốm sứ của làng Bát Tràng luôn đẹp mắt, sáng bóng và những hình thái, sắc nét họa tiết trên sản phẩm luôn được giữ gìn qua thời gian mà lo bị hỏng hay vỡ nét.
Với những ai đã từng có dịp ghé thăm làng nghề Bát Tràng thì không thể không bỏ qua những sản phẩm mà những nghệ nhân nơi đây làm ra và đây là một trong những món quà ý nghĩa và sang trọng cho người thân yêu, bạn bè.
Câu 3 (trang 89 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Ghi lại những thông tin chính về một làng nghề được nghe bạn giới thiệu.
Trả lời:
Em ghi lại những thông tin chính về một làng nghề được nghe bạn giới thiệu.
Câu 4 (trang 89 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Bình chọn Hướng dẫn viên xuất sắc.
Trả lời:
Em bình chọn Hướng dẫn viên xuất sắc nhất.
Viết: Bài văn kể chuyện sáng tạo
Câu 1 (trang 90 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Đọc và xác định các phần mở đầu, diễn biến, kết thúc của truyện sau dựa vào gợi ý:
Ba lưỡi rìu
Ngày xưa có một anh tiều phu rất nghèo. Gia tài của anh chỉ có một chiếc riu sắt.
Sáng ấy, như thường lệ, anh vác rìu vào rừng kiếm củi. Vừa chặt được vài nhát thì rìu gãy cán, lưỡi rìu văng xuống sông. Anh tiểu phu buồn rầu: “Ta chỉ có một chiếc rìu để kiếm sống, giờ đã mất. Ta biết sống sao đây!". Nghe lời than của anh tiều phu, tiên ông biến thành một cụ già, hiện lên an ủi:
– Con đừng buồn! Ta sẽ giúp con.
Nói rồi, cụ già lặn xuống sông. Lần thứ nhất, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng bạc. Cụ già hỏi:
– Lưỡi rìu này là của con phải không?
– Thưa cụ, lưỡi rìu này không phải của con.
Cụ già lại lặn xuống sông. Lần thứ hai, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng vàng và hỏi:
– Chắc lưỡi rìu này là của con?
– Thưa cụ, lưỡi rìu này cũng không phải của con.
Cụ già lại lặn xuống sông lần nữa. Lần thứ ba, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng sắt. Vừa nhìn thấy lưỡi rìu, anh mừng rỡ:
– Đây đúng là lưỡi rìu của con!
Cụ già từ tốn:
– Con là người trung thực! Vì thế phần thưởng của con là cả ba lưỡi rìu này.
Nói xong, cụ già biến mất. Từ đó, anh tiều phu sống sung túc.
Theo Truyện cổ tích Việt Nam
Trả lời:
Mở đầu: Giới thiệu anh tiều phu.
Diễn biến:
- Sự việc 1: Rìu của anh tiều phu bị gãy, lưỡi rìu văng xuống sông.
- Sự việc 2: Tiên ông hiện lên và giúp anh tiều phu.
- Sự việc 3: Tiên ông vớt lên một cây rìu bằng bạc. Anh tiều phu từ chối.
- Sự việc 4: Tiên ông vớt lên một cây rìu bằng vàng. Anh tiều phu từ chối.
- Sự việc 5: Tiên ông vớt lên một cây rìu bằng sắt. Anh tiều phu mừng rỡ nhận rìu. Tiên ông tặng cho anh cả ba lưỡi rìu.
Kết thúc: Từ đó, anh tiều phu sống sung túc.
Câu 2 (trang 91 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Đọc đoạn văn kể lại một sự việc trong câu chuyện “Ba lưỡi rìu” của bạn Hạnh Nguyên và thực hiện yêu cầu:
Cụ già lại lặn xuống sông lần thứ ba. Một lát sau, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng sắt. Vừa nhìn thấy lưỡi rìu cũ kĩ, anh mừng rỡ, reo lên:
– Thưa cụ, đây đúng là lưỡi rìu của con!
Nhìn anh tiều phụ, cụ già thầm nghĩ: “Chàng trai này quả đúng là người thật thà!". Cụ già vuốt chòm râu, mỉm cười hài lòng:
– Con là người trung thực! Vì thế, ta thưởng cho con cả ba lưỡi rìu này. Anh tiểu phu cúi xuống, đưa hai tay đón lấy ba lưỡi rìu và cúi đầu cảm ơn ông. Lúc anh ngẩng lên, cụ già đã biến mất.
Hạnh Nguyễn
a. Bạn Hạnh Nguyên chọn kể sự việc nào?
b. Tìm những chi tiết bạn Hạnh Nguyên đã viết thêm vào khi kể sự việc đó.
- Tả đặc điểm của người, vật.
- Kể hành động, lời nói, ý nghĩ của nhân vật.
- Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật hoặc người kể chuyện.
- ?
c. Cùng bạn trao đổi:
– Những chi tiết viết thêm có tác dụng gì?
– Những chi tiết đó có làm thay đổi nội dung, ý nghĩa của câu chuyện hay không?
Trả lời:
a. Bạn Hạnh Nguyên chọn kể sự việc 5.
b.
- Tả đặc điểm của người, vật: lưỡi rìu cũ kĩ.
- Kể hành động, lời nói, ý nghĩ của nhân vật:
+ Thưa cụ
+ Cụ già vuốt chòm râu, mỉm cười hài lòng.
+ Nhìn anh tiều phụ, cụ già thầm nghĩ: “Chàng trai này quả đúng là người thật thà!".
+ Anh tiểu phu cúi xuống, đưa hai tay đón lấy ba lưỡi rìu và cúi đầu cảm ơn ông. Lúc anh ngẩng lên, cụ già đã biến mất.
- Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật hoặc người kể chuyện: reo lên
c.
– Những chi tiết viết thêm có tác dụng giúp câu chuyện sinh động, hấp dẫn hơn.
– Những chi tiết không làm thay đổi nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.
Ghi nhớ:
Viết bài văn kể chuyện sáng tạo là kể câu chuyện trong đó có một (hoặc một số sự việc) của câu chuyện được viết thêm những chi tiết mới như: tả đặc điểm của người, vật; kể lại hành động, lời nói, ý nghĩ của nhân vật; bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật hoặc người kể chuyện ;... nhưng không làm thay đổi nội dung và ý nghĩa của câu chuyện. Những chi tiết thêm vào giúp bài văn sinh động, hấp dẫn hơn.
Câu 3 (trang 91 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Cùng bạn trao đổi:
a. Nếu viết đoạn văn kể một sự việc trong câu chuyện “Ba lưỡi rìu”, em sẽ chọn kể sự việc nào?
b. Khi kể sự việc đó, em sẽ thêm vào những chi tiết nào để đoạn văn sinh động, hấp dẫn hơn?
Trả lời:
Em trao đổi với bạn.
* Vận dụng
Bác bảo vệ
Cô lao công
?
Trả lời:
- Con cảm ơn bác đã quét dọn sân trường sạch sẽ ạ!
- Con thật ngoan!
Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
- Tiếng Việt lớp 5 Bài 3: Nụ cười mang tên mùa xuân
- Tiếng Việt lớp 5 Bài 4: Mùa vừng
- Tiếng Việt lớp 5 Bài 5: Trước ngày Giáng sinh
- Tiếng Việt lớp 5 Bài 6: Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh
- Tiếng Việt lớp 5 Bài 7: Về ngôi nhà đang xây
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 5 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 5 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 5 Cánh diều (các môn học)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải Tiếng Việt lớp 5 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 và Tập 2 Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - CTST
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - CTST
- Giải sgk Toán lớp 5 - CTST
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - CTST
- Giải Tiếng Anh lớp 5 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Family and Friends
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - CTST
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - CTST
- Giải sgk Tin học lớp 5 - CTST
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - CTST