Bài 6: Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh - Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo

Lời giải Tiếng Việt lớp 5 Bài 6: Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài 6.

Bài 6: Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh - Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

Video Giải Tiếng Việt lớp 5 Bài 6: Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh - Cô Ngọc Hà (Giáo viên VietJack)

Đọc: Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh:

Văn bản đề cập đến sự thay đổi của thành phố trong bước chuyển huyền ảo của rạng đông và sự sôi động, náo nhiệt của thành phố Hồ Chí Minh vào buổi sáng.

* Khởi động

Câu hỏi (trang 106 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Nói 2 – 3 câu về hoạt động quen thuộc của người dân ở địa phương em vào buổi sáng.

Trả lời:

Sáng nào cũng vậy, khi ông mặt trời mới ló ra đằng đông thì cũng là lúc trên đường làng lại nhộn nhịp tiếng nói cười, tiếng bước chân vội vã của các bác nông dân đi làm, tiếng gọi nhau í ới của các bà đi chợ và tiếng nô đùa của lũ trẻ con đi học. Từng đoàn người kéo nhau ra đồng, vừa đi họ vừa kể chuyện, nói cười rất vui vẻ, trên khuôn mặt ai cũng tràn đầy hạnh phúc.

* Khám phá và luyện tập

Đọc

Văn bản: Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh

Một ngày mới bắt đầu.

Quảng cáo

Mảng thành phố hiện ra trước mắt tôi đã biến màu trong bước chuyển huyền ảo của rạng đông. Mặt trời chưa xuất hiện nhưng tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn lan khắp không gian như thoa phấn trên những toà nhà cao tầng của thành phố, khiến chúng trở nên nguy nga, đậm nét. Màn đêm mờ ảo đang lắng dần rồi chìm vào đất. Thành phố như bồng bềnh nổi giữa một biển hơi sương. Trời sáng có thể nhận rõ từng phút một. Những vùng cây xanh bỗng òa tươi trong nắng sớm. Ánh đèn từ muôn vàn ô vuông cửa sổ loãng đi rất nhanh và thưa thớt tắt. Ba ngọn đèn đỏ trên tháp phát sóng Đài Truyền hình Thành phố có vẻ như bị hạ thấp và kéo gần lại. Mặt trời dâng chầm chậm, lơ lửng như một quả bóng bay mềm mại.

Đường phố bắt đầu hoạt động và huyện náo. Những chiếc xe tải nhỏ, xe lam, xích lô máy nườm nượp chở hàng hoá và thực phẩm từ những vùng ngoại ô về các chợ Bến Thành, Cầu Muối,.... đánh thức cả thành phố dậy bởi những tiếng máy nổ giòn.

Thành phố minh đẹp quá! Đẹp quá đi!

Theo Nguyễn Mạnh Tuấn

Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh lớp 5 (trang 106, 107) | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

Quảng cáo

- Rạng đông: khoảng thời gian trước lúc mặt trời mọc, lúc bầu trời ở phía đông hứng sáng.

- Nườm nượp: (di chuyển) đồng, nhiều, liên tục.

Trả lời câu hỏi

Câu 1 (trang 107 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Sự thay đổi của thành phố trong bước chuyển huyền ảo của rạng đông được tả bằng những hình ảnh nào?

Những toà nhà cao tầng

Những vùng cây xanh

Những ngọn đèn

Trả lời:

Những toà nhà cao tầng: tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn lan khắp không gian như thoa phấn.

Những vùng cây xanh: bỗng òa tươi trong nắng sớm

Những ngọn đèn: từ muôn vàn ô vuông cửa sổ loãng đi rất nhanh và thưa thớt tắt. Ba ngọn đèn đỏ trên tháp phát sóng Đài Truyền hình Thành phố có vẻ như bị hạ thấp và kéo gần lại.

Câu 2 (trang 107 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Em thích hình ảnh so sánh nào trong đoạn văn thứ hai? Vì sao?

Trả lời:

Quảng cáo

Em thích hình ảnh: Thành phố như bồng bềnh nổi giữa một biển hơi sương.

Vì hình ảnh này cho ta thấy thành phố thật lung linh, huyền ảo, trôi nổi như những lâu đài trong các câu chuyện cổ tích.

Câu 3 (trang 107 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Những hình ảnh, âm thanh được nhắc đến ở đoạn văn thứ ba giúp em cảm nhận điều gì về Thành phố Hồ Chí Minh?

Trả lời:

Những hình ảnh, âm thanh được nhắc đến ở đoạn văn thứ ba giúp em cảm nhận Thành phố Hồ Chí Minh rất sôi động và phát triển.

Câu 4 (trang 107 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Hai câu văn cuối bài thể hiện tình cảm gì của tác giả với Thành phố Hồ Chí Minh?

Trả lời:

Hai câu văn cuối bài thể hiện tình cảm yêu mến, tự hào của tác giả.

Thảo luận theo chủ đề Ý nghĩa của sự chia sẻNói và nghe: Thảo luận theo chủ đề Ý nghĩa của sự chia sẻ

Câu 1 (trang 107 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Quan sát và cùng bạn trao đổi về một bức tranh dưới đây:

Thảo luận theo chủ đề Ý nghĩa của sự chia sẻ trang 107 lớp 5 | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

a. Những người trong tranh đang làm gì?

b. Mỗi việc làm đó có ý nghĩa như thế nào?.

c. Em có suy nghĩ gì về việc làm của họ.

Trả lời:

a.

Bức tranh 1: Phát cơm từ thiện

Bức tranh 2: Thăm hỏi người già neo đơn

Bức tranh 3: Quyên góp ủng hộ người có hoàn cảnh khó khăn…

b.

Bức tranh 1: Giúp những người nghèo, người vô gia cư, người lao động khó khăn có cơm ăn, không bị đói

Bức tranh 2: Giúp người gia neo đơn được chia sẻ cả về vật chất lẫn tinh thần.

Bức tranh 3: Ủng hộ, giúp những người có hoàn cảnh khó khăn vượt qua khó khăn.

Câu 2 (trang 107 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Cùng bạn thảo luận, bày tỏ ý kiến của em về nhận định: Cuộc sống sẽ có ý nghĩa hơn khi mỗi người biết chia sẻ.

Gợi ý:

a. Nêu ý kiến của em.

b. Đưa ra các lí lẽ để làm rõ ý kiến đã nêu.

Đem đến niềm vui cho nhiều người.

Giúp mọi người gần gũi với nhau hơn.

?

Trả lời:

Sự chia sẻ là một hành động đẹp của con người, thể hiện lòng nhân đạo với mục đích san sẻ gánh nặng, chia sẻ nỗi đau và xoa dịu những tổn thương mà người khác gặp phải để giúp họ vươn lên trong cuộc sống. Chúng ta có thể tham gia hoạt động tình nguyện, quyên góp hoặc động viên những người gặp khó khăn trong cuộc sống giúp họ vượt lên chính mình. Chia sẻ, đồng cảm là trao đi yêu thương mà không mong nhận lại gì, là dùng tấm lòng của mình để đối đãi với mọi người và mong rằng tình cảm ấy sẽ chạm đến trái tim để họ không còn cảm thấy cô đơn, đau thương. Cuộc đời luôn mang đến những bất ngờ khó lường trước được, chúng ta rồi sẽ gặp ai, cuộc đời ta sẽ như thế nào là một điều mà không một ai dám nói trước. Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành sức mạnh để đẩy lùi khó khăn hoạ nạn. Từ bao đời nay, dân tộc ta vẫn luôn giữ vững đạo lý "thương người như thể thương thân". Sự sẻ chia đồng cảm chính là lẽ sống tốt đẹp của hàng triệu người dân Việt Nam, được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác và ngày càng phát triển một cách mạnh mẽ.

Viết: Luyện tập tìm ý, lập dàn ý cho bài văn kể chuyện sáng tạo

Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện cổ tích đã nghe, đã đọc mà em yêu thích với những chi tiết sáng tạo.

Câu 1 (trang 108 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Chia sẻ với bạn về một câu chuyện cổ tích đã nghe, đã đọc mà em yêu thích.

a. Em đã nghe, đã đọc câu chuyện cổ tích nào?

Sự tích hoa cúc trắng

Cóc kiện Trời

?

b. Kể tóm tắt các sự việc chính của câu chuyện.

Sự việc 1

Sự việc 2

Sự việc 3

?

c. Chọn một sự việc, xác định những chi tiết em muốn thêm vào để câu chuyện sinh động hơn.

Tả ngoại hình của nhân vật.

Kể hành động, lời nói, ý nghĩ của nhân vật.

Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật hoặc người kể chuyện.

?

Trả lời:

Trong các câu chuyện em đã được học, em thích nhất là câu chuyện Sự tích cây thì là.

Ngày xưa, các loài cây đều chưa có tên. Một hôm, Trời tập hợp chúng lại để ban cho mỗi loài một cái tên. Các loài cây đều đến thật sớm. Ai ai cũng hớn hở mong chờ được Trời đặt cho một cái tên thật đẹp. Mỗi loài cây đều diện bộ trang phục xinh đẹp nhất và khoe điểm nổi bật nhất của mình.

Cây có hương thơm dịu được Trời đặt tên là lan. Cây có điệu múa nhịp nhưng được đặt là tóc tiên. Loài cây có dáng đứng hiên ngang được gọi là thông. Các loại rau có cũng có mặt đông đủ để xin Trời những cái tên thật đẹp như quế, tía tô, húng,...

Đến cuối ngày, khi Trời đã mệt, một nhành cây nhỏ mới vội vã chạy đến. Nó thở hổn hển, nói:

- Con xin lỗi vì bận chăm sóc bà đang bị bệnh nên con đã đến muộn. Xin Trời hãy thương tình đặt cho con một cái tên.

Cảm động trước lòng hiếu thảo của cây nên Trời không trách phạt mà thương vô cùng. Nhưng lúc này, Trời chưa nghĩ ra được tên gì hay. Ông suy nghĩ mãi rồi ngập ngừng:

– Tên của con... thì là... thì là...

Nhành cây nghe vậy mừng quá, hét toáng lên:

– Tôi có tên rồi! Tên tôi là "thì là”!

Nó vội vàng cảm ơn Trời rồi chạy về nhà khoe với bà của mình. Nó đâu biết rằng “thì là” không phải là tên Trời đặt cho, mà chỉ là lời nói ngập ngừng của ông khi chưa nghĩ ra cho nó một cái tên. Bà khen cậu:

- Con có một cái tên thật đặc biệt!

Từ đó, muôn loài gọi nó là cây thì là.

Muôn loài đều rất yêu thích tên của cậu.

Câu 2 (trang 108 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Dựa vào bài tập 1, lập dàn ý cho bài văn.

Luyện tập tìm ý, lập dàn ý cho bài văn kể chuyện sáng tạo trang 108 lớp 5 | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời:

Trong các câu chuyện em đã được học, em thích nhất là câu chuyện Sự tích cây thì là.

Ngày xưa, các loài cây đều chưa có tên. Một hôm, Trời tập hợp chúng lại để ban cho mỗi loài một cái tên. Các loài cây đều đến thật sớm. Ai ai cũng hớn hở mong chờ được Trời đặt cho một cái tên thật đẹp. Mỗi loài cây đều diện bộ trang phục xinh đẹp nhất và khoe điểm nổi bật nhất của mình.

Cây có hương thơm dịu được Trời đặt tên là lan. Cây có điệu múa nhịp nhưng được đặt là tóc tiên. Loài cây có dáng đứng hiên ngang được gọi là thông. Các loại rau có cũng có mặt đông đủ để xin Trời những cái tên thật đẹp như quế, tía tô, húng,...

Đến cuối ngày, khi Trời đã mệt, một nhành cây nhỏ mới vội vã chạy đến. Nó thở hổn hển, nói:

- Con xin lỗi vì bận chăm sóc bà đang bị bệnh nên con đã đến muộn. Xin Trời hãy thương tình đặt cho con một cái tên.

Cảm động trước lòng hiếu thảo của cây nên Trời không trách phạt mà thương vô cùng. Nhưng lúc này, Trời chưa nghĩ ra được tên gì hay. Ông suy nghĩ mãi rồi ngập ngừng:

– Tên của con... thì là... thì là...

Nhành cây nghe vậy mừng quá, hét toáng lên:

– Tôi có tên rồi! Tên tôi là "thì là”!

Nó vội vàng cảm ơn Trời rồi chạy về nhà khoe với bà của mình. Nó đâu biết rằng “thì là” không phải là tên Trời đặt cho, mà chỉ là lời nói ngập ngừng của ông khi chưa nghĩ ra cho nó một cái tên. Bà khen cậu:

- Con có một cái tên thật đặc biệt!

Từ đó, muôn loài gọi nó là cây thì là.

Muôn loài đều rất yêu thích tên của cậu.

Câu 3 (trang 108 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Đọc lại và hoàn chỉnh dàn ý đã lập.

Trả lời:

Em đọc lại và hoàn chỉnh dàn ý đã lập.

* Vận dụng

Câu hỏi (trang 108 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Chia sẻ với người thân những điều em ấn tượng về một tỉnh hoặc thành phố mà em biết.

Cảnh vật

Con người

?

Trả lời:

Phú Thọ là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa. Nơi đây được biết đến là đất Tổ với Đền Hùng nổi tiếng. Không chỉ giàu giá trị văn hóa, Phú Thọ còn là nơi có nhiều cảnh đẹp. Những rừng cọ, đồi chè xanh bao la ở đây khiến bao người phải trầm trồ. Em rất yêu mảnh đất này và em hi vọng sẽ có dịp ghé thăm nơi đây.

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải Tiếng Việt lớp 5 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 và Tập 2 Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 5 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên