Giải Toán 10 trang 99 Tập 1 Cánh diều

Với Giải Toán 10 trang 99 Tập 1 trong Bài tập cuối chương 4 Toán 10 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 10 dễ dàng làm bài tập Toán 10 trang 99.

Giải Toán 10 trang 99 Tập 1 Cánh diều

Bài 1 trang 99 Toán lớp 10 Tập 1: : Cho tam giác ABC có AB = 3, AC = 4, BAC^=120°. Tính (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị):

a) Độ dài cạnh BC và độ lớn góc B;

b) Bán kính đường tròn ngoại tiếp;

c) Diện tích của tam giác;

d) Độ dài đường cao xuất phát từ A;

e) AB.AC,AM.BC với M là trung điểm của BC.

Lời giải:

Quảng cáo

: Cho tam giác ABC có AB = 3, AC = 4, góc BAC = 120 độ .  Tính (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị)

a) + Áp dụng định lí côsin trong tam giác ABC ta có:

BC2 = AB2 + AC­2 – 2 . AB . AC . cosBAC^

        = 32 + 42 – 2 . 3. 4 . cos 120°

        = 9 + 16 – (– 12)

        = 37

Suy ra: BC=376.

+ Ta có: cosB=AB2+BC2AC22.AB.BC=32+62422.3.6=2936

Suy ra B^36°.

b) Áp dụng định lí sin trong tam giác ABC ta có: BCsinA=2R

Suy ra: R=BC2sinA=62.sin120°=233.

Vậy bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC là R ≈ 3.

c) Diện tích tam giác ABC là:

S=12AB.AC.sinA=12.3.4.sin120°=335.

d) Kẻ đường cao AH.

Ta có diện tích tam giác ABC là: S=12AH.BC

Suy ra: AH=2SBC=2.562.

e)

+ Ta có:

AB.AC=AB.AC.cosAB,AC

=AB.AC.cosBAC^

= 3 . 4 . cos 120° = – 6.

Do đó: AB  .AC=6.

+ Do M là trung điểm của BC nên ta có: AB+AC=2AM.

Suy ra: AM=12AB+AC.

Khi đó: AM.BC=12AB+AC.BC

=12AB+AC.BA+AC

=12AB+AC.AB+AC

=12AC+AB.ACAB

=12AC2AB2

=12ACAB=1243=12

Vậy AM.BC=12.

Bài 2 trang 99 Toán lớp 10 Tập 1: Không dùng máy tính cầm tay, hãy tính giá trị của các biểu thức sau:

A = (sin 20° + sin 70°)2 + (cos 20° + cos 110°)2

B = tan 20° + cot 20° + tan 110° + cot 110°.

Lời giải:

Quảng cáo


+ Ta có: 

A = (sin 20° + sin 70°)2 + (cos 20° + cos 110°)2

= [sin(90° – 70°) + sin 70°]2 + [cos(90° – 70°) + cos(180° – 70°)]2

= (cos70° + sin 70°)2 + [sin 70° + (– cos 70°)]2

= (cos 70° + sin 70°)2 + (sin 70° – cos 70°)2

= cos70° + 2 . cos 70° . sin 70° + sin2 70° + sin2 70° – 2 . sin 70° . cos 70° + cos2 70°

= 2(cos2 70° + sin2 70°) 

= 2 . 1 = 2

Vậy A = 2. 

+ Ta có: 

B = tan 20° + cot 20° + tan 110° + cot 110°

= tan (90° – 70°) + cot(90° – 70°) + tan (180° – 70°) + cot (180° – 70°)

= cot 70° + tan 70° + (– tan 70°) + (– cot 70°)

= (cot 70° – cot 70°) + (tan 70° – tan 70°)

= 0 + 0 = 0 

Vậy B = 0. 

Bài 3 trang 99 Toán lớp 10 Tập 1: Không dùng thước đo góc, làm thế nào để biết số đo góc đó.

Bạn Hoài vẽ góc xOy và đố bạn Đông làm thế nào để có thể biết được số đo góc của góc này khi không có thước đo góc. Bạn Đông làm như sau: (Hình 70)

- Chọn các điểm A, B lần lượt thuộc các tia Ox và Oy sao cho OA = OB = 2 cm; 

- Đo độ dài đoạn thẳng AB được AB = 3,1 cm. 

Từ các dữ kiện trên bạn Đông tính được cosxOy^, từ đó suy ra độ lớn góc xOy. 

Em hãy cho biết số đo góc xOy ở Hình 69 bằng bao nhiêu độ (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị).

Không dùng thước đo góc, làm thế nào để biết số đo góc đó

Lời giải:

Quảng cáo

* Tính góc xOy bạn Hoài vẽ:  

Không dùng thước đo góc, làm thế nào để biết số đo góc đó

Áp dụng hệ quả của định lí côsin trong tam giác ABO ta có: 

cosO=OA2+OB2AB22.OA.OB=22+223,122.2.2=161800

Do đó: O^102°

Vậy từ các dự kiện bạn Đông tính được, ta suy ra xOy^102°

Bài 4 trang 99 Toán lớp 10 Tập 1: Có hai trạm quan sát A và B ven hồ và một trạm quan sát C ở giữa hồ. Để tính khoảng cách từ A và từ B đến C, người ta làm như sau (Hình 71):

- Đo góc BAC được 60°, đo góc ABC được 45°; 

- Đo khoảng cách AB được 1 200 m. 

Khoảng cách từ trạm C đến các trạm A và B bằng bao nhiêu mét (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị)? 

Có hai trạm quan sát A và B ven hồ và một trạm quan sát C ở giữa hồ. Để tính khoảng cách

Lời giải:

Quảng cáo

Ba vị trí A, B, C tạo thành 3 đỉnh của tam giác ABC. 

Ta có: A^+B^+C^=180° (định lí tổng ba góc trong tam giác ABC) 

Suy ra: C^=180°A^+B^=180°60°+45°=75°

Áp dụng định lí sin trong tam giác ABC ta có: ABsinC=BCsinA=ACsinB

Do đó: AC=AB.sinBsinC=1200.sin45°sin75°878 (m); 

BC=AB.sinAsinC=1200.sin60°sin75°1076 (m). 

Vậy khoảng cách từ trạm C đến trạm A khoảng 878 m và từ trạm C đến trạm B khoảng 1 076 m. 

Bài 5 trang 99, 100 Toán lớp 10 Tập 1: Một người đứng ở bờ sông, muốn đo độ rộng của khúc sông chảy qua vị trí đang đứng (khúc sông tương đối thẳng, có thể xem hai bờ song song với nhau).

Một người đứng ở bờ sông, muốn đo độ rộng của khúc sông chảy qua vị trí đang đứng

Từ vị trí đang đứng A, người đó đo được góc nghiêng α = 35° so với bờ sông tới một vị trí C quan sát được ở phía bờ bên kia. Sau đó di chuyển dọc bờ sông đến vị trí B cách A một khoảng d = 50 m và tiếp tục đo được góc nghiêng β = 65° so với bờ bên kia tới vị trí C đã chọn (Hình 72). Hỏi độ rộng của khúc sông chảy qua vị trí người đó đang đứng là bao nhiêu mét (làm tròn kết quả đến hàng phần mười)?

Lời giải:

Một người đứng ở bờ sông, muốn đo độ rộng của khúc sông chảy qua vị trí đang đứng

Dựng AD vuông góc với hai bên bờ sông, khi đó AD là độ rộng của khúc sông chạy qua vị trí của người đó đang đứng. Ta cần tính khoảng cách AD. 

Xét tam giác ABC ta có: CAB^+ACB^=65° (tính chất góc ngoài tại đỉnh B của tam giác)

Suy ra ACB^=65°CAB^=65°35°=30°

Lại có ABC^=180°65°=115°

Áp dụng định lí sin trong tam giác ABC ta có: ABsinACB^=ACsinABC^.

Suy ra AC=AB.sinABC^sinACB^=50.sin115°sin30°90,6

Ta có: DAC^=90°35°=55°

Tam giác ADC vuông tại D nên cosDAC^=ADAC.

AD=AC.cosDAC^=90,6.cos55°52,0 (m).

Vậy độ rộng của khúc sông chảy qua vị trí người đó đang đứng là 52,0 m. 

Lời giải bài tập Toán 10 Bài tập cuối chương 4 hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên