Em làm được những gì? lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

Lý thuyết & Bài tập Em làm được những gì? Toán lớp 3 chương trình sách mới với đầy đủ lý thuyết và phương pháp giải các dạng bài tập giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm Em làm được những gì? lớp 3.

Em làm được những gì? lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

Quảng cáo

1. Bảng nhân, bảng chia

Em làm được những gì? lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

Cách sử dụng bảng nhân

Muốn tìm tích của 5 × 6, ta làm như sau:

Quảng cáo

+ Ở cột số 1, tìm số 5

+ Ở hàng số 1, tìm số 6

Giao điểm của hai số vừa tìm được (dóng theo hàng ngang và cột dọc) chính là tích mà ta cần tìm

Ví dụ: Sử dụng bảng tính để tính 3 × 9

Ta có: Giao của ô chứa số 3 ở cột 1 với ô chứa số 9 ở hàng 1 là số 27.

Vậy tích 3 × 9 = 27

2. Nhân với số có một chữ số trong phạm vi 1000

- Đặt tính theo cột dọc, thừa số thứ nhất là số có hai hoặc ba chữ số, thừa số thứ hai là số có một chữ số; các chữ số cùng một hàng đặt thẳng với nhau.

- Thực hiện phép tính nhân bằng cách lấy số có một chữ số nhân với từng chữ số của số của thừa số thứ nhất  theo thứ tự từ phải sang trái.

+) Khi nhân thừa số thứ hai với chữ số hàng đơn vị của thừa số thứ nhất được số lớn hơn hoặc bằng 10 thì ta chỉ viết chữ số hàng đơn vị và nhớ số chục lên hàng chục.

Quảng cáo

+) Thực hiện nhân tiếp thừa số thứ hai với chữ số hàng chục của thừa số thứ nhất rồi cộng với số vừa nhớ.

+ Thực hiện thương tự với chữ số hàng trăm của thừa số thứ nhất (nếu có)

Ví dụ: Thực hiện phép tính: 456 × 2

Lời giải

Em làm được những gì? lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

+ 2 nhân 6 bằng 12, viết 2 nhớ 1

+ 2 nhân 5 bằng 10, thêm 1 bằng 11, viết 1, nhớ 1

+ 2 nhân 4 bằng 8, thêm 1 bằng 9

Vậy 456 × 2 = 912.

3. Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số và chia số có ba chữ số cho số có một chữ số

Quảng cáo

- Đặt tính theo cột dọc, đặt số đúng vị trí của số bị chia, số chia, thương.

- Thực hiện phép chia

Ví dụ: Kết quả của phép tính 98 : 6  là

Em làm được những gì? lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

+ 9 chia 6 bằng 1, viết 1

 1 nhân 6 bằng 6, 9 trừ 6 bằng 3

 + Hạ 8, 38 chia 6 bằng 6, viết 6

  6 nhân 6 bằng 36, 38 trừ 36 bằng 2

Vậy 98 : 6 = 16 (dư 2)

4. Gấp một số lên một số lần và giảm một số đi một số lần

- Muốn gấp một số lên một số lần, ta lấy số đó nhân với số lần

Ví dụ: 6 kg gấp lên 2 lần ta được: 6 kg × 2 = 12 kg

- Muốn giảm một số đi một số lần, ta lấy số đó chia cho số lần

Ví dụ: 50 giảm đi 5 lần ta được: 50 : 5 = 10

5. Xem đồng hồ

Dạng 1: Xem giờ theo đồng hồ đã cho

+ Giờ đúng: Kim phút chỉ vào số 12, kim giờ chỉ vào số nào thì đồng hồ chỉ giờ đó.

+ Giờ lẻ: Một giờ có 60 phút, kim phút quay một vòng sẽ được 1 giờ.

Muốn nhẩm số phút khi kim dài chỉ vào một số khác 12 trên mặt đồng hồ thì em đếm cách 5 đơn vị cho mỗi số, bắt đầu từ số 12

+ Đồng hồ chỉ 30 phút còn có cách đọc khác là “giờ rưỡi”.

+ Khi đồng hồ có số phút vượt quá 30 phút thì còn có cách đọc theo “giờ kém”

Dạng 2: Đọc giờ của buổi chiều.

- Giờ buổi chiều: Một ngày có 24 giờ, ta phân chia như sau:

+ Từ 12 giờ đêm (hay 0 giờ) đến 11 giờ 59 phút trưa

+ Từ 12 giờ trưa đến 11 giờ 59 phút đêm

Giờ chiều ta còn có cách đọc khác theo 24 giờ

6. Một phần mấy?

- Hình vẽ được chia thành các phần bằng nhau

- Tô màu 1 phần. Ta sẽ biểu diễn được đã tô màu một phần mấy của hình (“mấy” là tổng số phần bằng nhau của hình đó)

Ví dụ: Hình nào dưới đây đã tô màu 13 hình chữ nhật

Em làm được những gì? lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

Lời giải

+ Hình 1: Hình chữ nhật được chia thành 3 phần bằng nhau, tô màu một phần. Như vậy đã tô màu 13 hình chữ nhật

+ Hình 2: Hình chữ nhật được chia thành 4 phần bằng nhau, tô màu một phần. Như vậy đã tô màu 14 hình chữ nhật

+ Hình 3: Hình chữ nhật được chia thành 5 phần bằng nhau, tô màu một phần. Như vậy đã tô màu 15 hình chữ nhật

→ Đáp án: Hình 1

7. Nhiệt độ

- Đơn vị đo nhiệt độ là độ xê. Kí hiệu: 0C

- Dụng cụ để đo nhiệt độ là: nhiệt kế

- Nhiệt độ cơ thể người là 370C

8. Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng

- Điểm ở giữa: Điểm nằm giữa hai điểm thẳng hàng.

- Trung điểm của đoạn thẳng: Là điểm nằm chính giữa của hai điểm thẳng hàng.

Ví dụ:

Em làm được những gì? lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

+ Điểm ở giữa:

A, O, B là ba điểm thẳng hàng, O là điểm ở giữa hai điểm A và B.

+ Trung điểm của đoạn thẳng:

- M là điểm nằm giữa hai điểm A và B.

- Độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng MB: MA = MB = 4 cm.

Em làm được những gì? lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

M được gọi là trung điểm của đoạn thẳng AB.

Xem thêm lý thuyết Toán lớp 3 hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 3 hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Toán lớp 3 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Toán lớp 3 Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 3 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên