Giải Toán 9 trang 124 Tập 1 Cánh diều

Với Giải Toán 9 trang 124 Tập 1 trong Bài tập cuối chương 5 Toán lớp 9 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 9 trang 124.

Giải Toán 9 trang 124 Tập 1 Cánh diều

Quảng cáo

Bài 1 trang 124 Toán 9 Tập 1: Trong Hình 92, cho các điểm A, B, C, D, E thuộc đường tròn (O).

Bài 1 trang 124 Toán 9 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 9

a) Số đo góc BOC là

Α. α.

B. 2α.

C. 180° – α.

D. 180° – 2α.

b) Số đo góc BDC là

Α. α.

B. α2.

C. 180° – α.

D. 180° – α2.

Quảng cáo

c) Số đo góc BEC là

Α. α.

B. 2α.

C. 180° – α.

D. 360° – α.

Lời giải:

a) Đáp án đúng là: B

Xét đường tròn (O) có BOC^BAC^lần lượt là góc ở tâm và góc nội tiếp cùng chắn cung BC.

Do đó BOC^=2BAC^=2α.

b) Đáp án đúng là: A

Xét đường tròn (O) có BDC^BAC^là hai góc nội tiếp cùng chắn cung BC.

Do đó BDC^=BAC^=α.

Quảng cáo

c) Đáp án đúng là: C

Xét đường tròn (O), ta có:

sđBEC=360°sđBAC=360°BOC^=360°2α.

Vì góc BEC^ là góc nội tiếp chắn cung BEC nên ta có:

BEC^=12sđBEC=12360°2α=180°α.

Bài 2 trang 124 Toán 9 Tập 1:

a) Độ dài cung tròn có số đo 30° của đường tròn bán kính R là:

A. πR180.

B. πR360.

C. 30πR.

D. πR6.

b) Diện tích của hình quạt tròn tâm O, bán kính R, cung có số đo 45° là:

Quảng cáo

A. πR245.

B. πR245.

C. πR28.

D. πR216.

Lời giải:

a) Đáp án đúng là: D

Áp dụng công thức l=πRn180, ta có độ dài cung tròn có số đo 30° của đường tròn bán kính R là:

l=πR30180=πR6.

b) Đáp án đúng là: C

Áp dụng công thức S=πR2n360, ta có diện tích hình quạt tròn tâm O, bán kính R, cung có số đo 45° là:

S=πR245360=πR28.

Bài 3 trang 124 Toán 9 Tập 1: Cho hình vuông ABCD cạnh r và đường tròn (C; r). Giả sử M là một điểm nằm trên đường tròn (C; r) sao cho điểm M nằm trong hình vuông ABCD. Tiếp tuyến của đường tròn (C; r) tại tiếp điểm M cắt các đoạn thẳng AB, AD lần lượt tại N, P. Chứng minh:

a) Các đường thẳng NB, PD là các tiếp tuyến của đường tròn (C; r).

b) NCP^=NCB^+PCD^=45°.

Lời giải:

Bài 3 trang 124 Toán 9 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 9

a) Vì ABCD là hình vuông nên ta có ADC^=ABC^=DCB^=90°.

Hay CB ⊥ AB tại B và CD ⊥ AD tại D.

Mà CB và CD là bán kính của đường tròn (C; r) và B ∈ (C; r); D ∈ (C; r).

Suy ra AB, AD là các tiếp tuyến của đường tròn (C; r).

Vậy các đường thẳng NB, PD là các tiếp tuyến của đường tròn (C; r).

b) Xét đường tròn (C; r) có hai tiếp tuyến PM và PD cắt nhau tại P nên PC là tia phân giác của MCD^. Suy ra DCP^=PCM^.

Tương tự, MN và NB là hai tiếp tuyến của đường tròn (C; r) cắt nhau tại N nên CN là tia phân giác của MCB^. Suy ra MCN^=NCB^.

Lại có: DCP^+PCM^+MCN^+NCB^=DCB^=90°.

Suy ra 2NCB^+PCD^=90° nên NCB^+PCD^=45°.

Do đó NCP^=MCN^+PCM^=NCB^+PCD^=45°.

Vậy NCP^=NCB^+PCD^=45°.

Bài 4 trang 124 Toán 9 Tập 1: Chứng minh trong một đường tròn:

a) Đường kính vuông góc với một dây thì đi qua trung điểm của dây ấy;

b) Đường kính đi qua trung điểm của một dây không đi qua tâm thì vuông góc với dây ấy;

c) Hai dây bằng nhau thì cách đều tâm;

d) Hai dây cách đều tâm thì bằng nhau.

Lời giải:

a)

Bài 4 trang 124 Toán 9 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 9

Gọi (O) là đường tròn có đường kính vuông góc với dây AB tại H.

Xét ∆OAB có OA = OB = R nên ∆OAB cân tại O.

∆OAB cân tại O có OH là đường cao (do OH ⊥ AB) nên đồng thời là đường trung tuyến của tam giác. Do đó H là trung điểm của AB.

Vậy đường kính vuông góc với một dây thì đi qua trung điểm của dây ấy.

b)

Bài 4 trang 124 Toán 9 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 9

Gọi (O) là đường tròn có đường kính đi qua trung điểm H của dây AB.

Xét ∆OAB có OA = OB = R nên ∆OAB cân tại O.

∆OAB cân tại O có OH là đường trung tuyến nên đồng thời là đường cao của tam giác. Do đó OH ⊥ AB tại H.

Vậy đường kính đi qua trung điểm của một dây không đi qua tâm thì vuông góc với dây ấy.

c)

Bài 4 trang 124 Toán 9 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 9

Gọi (O) là đường tròn có hai dây AB, CD. Gọi OH, OK lần lượt là khoảng cách từ O đến AB, CD. Khi đó OH ⊥ AB tại H và OK ⊥ CD tại K.

Do đó, theo kết quả của câu a, ta có: H, K lần lượt là trung điểm của AB, CD.

Suy ra HB = 12AB và KD = 12CD.

Mà AB = CD nên HB = KD. (1)

Xét ∆OHB vuông tại H, ta có: OB2 = OH2 + HB2 (định lí Pythagore).

Suy ra OH2 = OB2 – HB2 = R2 – HB2. (2)

Xét ∆OKD vuông tại H, ta có: OD2 = OK2 + KD2 (định lí Pythagore).

Suy ra OK2 = OD2 – KD2 = R2 – KD2. (3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra OH2 = OK2, hay OH = OK.

Vậyhai dây bằng nhau thì cách đều tâm.

d)

Bài 4 trang 124 Toán 9 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 9

Gọi (O) là đường tròn có hai dây AB, CD bằng nhau. Gọi OH, OK lần lượt là khoảng cách từ O đến AB, CD. Khi đó OH ⊥ AB tại H, OK ⊥ CD tại K.

Do đó, theo kết quả của câu a, ta có: H, K lần lượt là trung điểm của AB, CD.

Suy ra AB = 2HB và CD = 2KD.

Theo bài, OH = OK, suy ra OH2 = OK2. (1)

Xét ∆OHB vuông tại H, ta có: OB2 = OH2 + HB2 (định lí Pythagore).

Suy ra HB2 = OB2 – OH2 = R2 – OH2. (2)

Xét ∆OKD vuông tại H, ta có: OD2 = OK2 + KD2 (định lí Pythagore).

Suy ra KD2 = OD2 – OK2 = R2 – OK2. (3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra HB2 = KD2, hay HB = KD.

Do đó 2HB = 2KD hay AB = CD.

Vậy hai dây cách đều tâm thì bằng nhau.

Bài 5 trang 124 Toán 9 Tập 1: Cho hai đường tròn (I; r) và (K; R) tiếp xúc ngoài với nhau tại P với R ≠ r, đường thẳng a lần lượt tiếp xúc với (I; r) và (K; R) tại A và B, a cắt KI tại O. Đường thẳng qua P vuông góc với IK cắt đường thẳng a tại M. Chứng minh:

a) OIOK=rR;

b) AB = 2MP;

c) IMK^=90°.

Lời giải:

Bài 5 trang 124 Toán 9 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 9

a) Vì đường thẳng a là tiếp tuyến của hai đường tròn (I) và (K) lần lượt tại tiếp điểm A, B nên IA ⊥ a tại A, KB ⊥ a tại B. Do đó IA // KB.

Xét ∆OBK có IA // KB nên OIOK=IAKB=rR (hệ quả định lí Thalès).

b) Vì MP ⊥ IK tại P nên MP là tiếp tuyến chung của hai đường tròn (I) và (K).

Xét đường tròn (I), hai tiếp tuyến MA, MP cắt nhau tại M nên MA = MP (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau).

Xét đường tròn (K), hai tiếp tuyến MB, MP cắt nhau tại M nên MB = MP (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau).

Do đó MA + MB = MP + MP hay AB = 2MP.

c) Xét đường tròn (I), hai tiếp tuyến MA, MP cắt nhau tại M nên MI là tia phân giác của góc AMP (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau). Do đó IMP^=12AMP^.

Xét đường tròn (K), hai tiếp tuyến MB, MP cắt nhau tại M nên MK là tia phân giác của góc BMP (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau). Do đó KMP^=12BMP^.

Ta có:

IMP^+KMP^=12AMP^+12BMP^=12AMP^+BMP^=12180°=90°.

Hay IMK^=90°.

Vậy IMK^=90°.

Lời giải bài tập Toán 9 Bài tập cuối chương 5 hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải sgk Toán 9 Tập 1 & Tập 2 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Toán 9 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên