Giải Toán 9 trang 30 Tập 1 Kết nối tri thức

Với Giải Toán 9 trang 30 Tập 1 trong Bài 4: Phương trình quy về phương trình bậc nhất một ẩn Toán 9 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 9 dễ dàng làm bài tập Toán 9 trang 30.

Giải Toán 9 trang 30 Tập 1 Kết nối tri thức

Quảng cáo

Bài 2.1 trang 30 Toán 9 Tập 1: Giải các phương trình sau:

a) x(x – 2) = 0;

b) (2x + 1)(3x – 2) = 0.

Lời giải:

a) x(x – 2) = 0

Suy ra x = 0 hoặc x – 2 = 0

Do đó x = 0 hoặc x = 2.

Vậy phương trình đã cho có nghiệm x = 0 và x = 2.

b) (2x + 1)(3x – 2) = 0

Ta giải hai phương trình sau:

⦁ 2x + 1 = 0 hay 2x = –1, suy ra x=12.

⦁ 3x – 2 = 0 hay 3x = 2, suy ra x=23.

Vậy phương trình đã cho có nghiệm x=12 và x=23.

Bài 2.2 trang 30 Toán 9 Tập 1: Giải các phương trình sau:

a) (x2 – 4) + x(x – 2) = 0;

b) (2x + 1)2 – 9x2 = 0.

Lời giải:

Quảng cáo

a) (x2 – 4) + x(x – 2) = 0

(x – 2)(x + 2) + x(x – 2) = 0

(x – 2)(x + 2 + x) = 0

(x – 2)(2x + 2) = 0.

Ta giải hai phương trình sau:

⦁ x – 2 = 0, suy ra x = 2.

⦁ 2x + 2 = 0 hay 2x = –2, suy ra x = –1.

Vậy phương trình đã cho có nghiệm là x = 2 và x = –1.

b) (2x + 1)2 – 9x2 = 0

(2x + 1)2 – (3x)2 = 0

(2x + 1 – 3x)(2x + 1 + 3x) = 0

(–x + 1)(5x + 1) = 0.

Ta giải hai phương trình sau:

⦁ –x + 1 = 0, suy ra x = 1.

⦁ 5x + 1 = 0 hay 5x = –1, suy ra x=15.

Vậy phương trình đã cho có nghiệm là x = 1 và x=15.

Bài 2.3 trang 30 Toán 9 Tập 1: Giải các phương trình sau:

Quảng cáo

a) 22x+1+1x+1=32x+1x+1;

b) 1x+1xx2x+1=3xx3+1.

Lời giải:

a) 22x+1+1x+1=32x+1x+1;

Ta có:

⦁ 2x + 1 ≠ 0 khi 2x ≠ –1 hay x12.

⦁ x + 1 ≠ 0 khi x ≠ –1.

Vì vậy, điều kiện xác định của phương trình đã cho là x12 và x ≠ –1.

Quy đồng mẫu của phương trình, ta được:

2x+12x+1x+1+2x+12x+1x+1=32x+1x+1

2x+1+2x+12x+1x+1=32x+1x+1

Khử mẫu của phương trình, ta được: 2(x + 1) + 2x + 1 = 3. (*)

Giải phương trình (*):

2(x + 1) + 2x + 1 = 3

2x + 2 + 2x + 1 = 3

4x + 3 = 3

4x = 0

x = 0.

Giá trị x = 0 thỏa mãn điều kiện của phương trình đã cho.

Vậy phương trình đã cho có nghiệm là x = 0.

Quảng cáo

b) 1x+1xx2x+1=3xx3+1.

Ta có:

⦁ x + 1 ≠ 0, suy ra x ≠ –1.

⦁ x2x+1=x22x12+14+34=x122+34.

Với mọi x ta luôn có x1220, nên x122+3434>0.

⦁ x3 + 1 = (x + 1)(x2 – x + 1).

Khi đó x3 + 1 ≠ 0 khi (x + 1)(x2 – x + 1) ≠ 0, hay x + 1 ≠ 0, tức là x ≠ –1.

Vì vậy, điều kiện xác định của phương trình đã cho là x ≠ –1.

Quy đồng mẫu của phương trình, ta được:

x2x+1x+1x2x+1xx+1x+1x2x+1=3xx+1x2x+1

x2x+1xx+1x+1x2x+1=3xx+1x2x+1.

Khử mẫu của phương trình, ta được: x2 – x + 1 – x(x + 1) = 3x. (**)

Giải phương trình (**):

x2 – x + 1 – x(x + 1) = 3x

x2 – x + 1 – x2 – x – 3x = 0

–5x = –1

x=15.

Giá trị x=15 thỏa mãn điều kiện xác định của phương trình đã cho.

Vậy phương trình đã cho có nghiệm là x=15.

Bài 2.4 trang 30 Toán 9 Tập 1: Bác An có một mảnh đất hình chữ nhật với chiều dài 14 m và chiều rộng 12 m. Bác dự định xây nhà trên mảnh đất đó và dành một phần diện tích đất để làm sân vườn như Hình 2.2. Biết diện tích đất làm nhà là 100 m2. Hỏi x bằng bao nhiêu mét?

Bài 2.4 trang 30 Toán 9 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán 9

Lời giải:

Chiều dài của phần đất làm nhà là: 14 – (x + 2) = 12 – x (m). Điều kiện x < 12.

Chiều rộng của phần đất làm nhà là: 12 – x (m).

Diện tích đất làm nhà là: (12 – x)2 (m2).

Theo bài, diện tích đất làm nhà là 100 m2 nên ta có phương trình:

(12 – x)2 = 100. (*)

Giải phương trình (*):

(12 – x)2 = 100

(12 – x)2 – 102 = 0

(12 – x – 10)(12 – x + 10) = 0

(2 – x)(22 – x) = 0

Suy ra 2 – x = 0 hoặc 22 – x = 0

Do đó x = 2 hoặc x = 22.

Ta thấy x = 2 thỏa mãn điều kiện x < 12.

Vậy x = 2.

Bài 2.5 trang 30 Toán 9 Tập 1: Hai người cùng làm chung một công việc thì xong trong 8 giờ. Hai người cùng làm được 4 giờ thì người thứ nhất bị điều đi làm công việc khác. Người thứ hai tiếp tục làm việc trong 12 giờ nữa thì xong công việc. Gọi x là thời gian người thứ nhất làm một mình xong công việc (đơn vị tính là giờ, x > 0).

a) Hãy biểu thị theo x:

– Khối lượng công việc mà người thứ nhất làm được trong 1 giờ;

– Khối lượng công việc mà nguời thứ hai làm được trong 1 giờ.

b) Hãy lập phương trình theo x và giải phương trình đó. Sau đó cho biết, nếu làm một mình thì mỗi người phải làm trong bao lâu mới xong công việc đó.

Lời giải:

a) Do x là thời gian người thứ nhất làm một mình xong công việc (đơn vị tính là giờ, x > 0) nên khối lượng công việc mà người thứ nhất làm được trong 1 giờ là 1x(công việc).

Hai người cùng làm chung một công việc thì xong trong 8 giờ nên khối lượng công việc mà hai người làm được trong 1 giờ là 18(công việc).

Khi đó, khối lượng công việc mà người thứ hai làm được trong 1 giờ là 181x(công việc).

b) Hai người cùng làm trong 4 giờ được khối lượng công việc là 418=12(công việc).

Người thứ hai tiếp tục làm việc trong 12 giờ được khối lượng công việc là 12181x=3212x(công việc).

Theo bài, ta có phương trình: 12+3212x=1.   *

Giải phương trình (*):

12+3212x=1

12+3212x=1

4212x=1

21=12x

1=12x

Suy ra x = 12.

Giá trị x = 12 thỏa mãn điều kiện x > 0.

Khi đó, khối lượng công việc mà người thứ hai làm được trong 1 giờ là 18112=324224=124 (công việc).

Vậy nếu làm một mình, để hoàn thành công việc thì người thứ nhất cần 12 giờ và người thứ hai cần 24 giờ.

Lời giải bài tập Toán 9 Bài 4: Phương trình quy về phương trình bậc nhất một ẩn hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải sgk Toán 9 Tập 1 & Tập 2 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Toán 9 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên