20+ Thuyết minh Một lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống (siêu hay, ngắn)

Bài văn Thuyết minh Một lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống gồm dàn ý phân tích chi tiết, sơ đồ tư duy và các bài văn phân tích mẫu hay nhất, ngắn gọn được tổng hợp và chọn lọc từ những bài văn hay đạt điểm cao của học sinh lớp 10. Hi vọng với 4 bài Thuyết minh Một lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống này các bạn sẽ yêu thích và viết văn hay hơn.

20+ Thuyết minh Một lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống (siêu hay, ngắn)

Quảng cáo

Thuyết minh Một lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống – mẫu 1

Làng quan họ quê tôi

Tháng giêng múa hát hội

Những đêm trăng hát gọi

Con sông Cầu làng bao xanh

Ngang lưng làng quan họ xanh xanh

Chỉ bằng ngần ấy câu ca thôi đã hiện lên trong ta bao nhiêu cảm xúc xốn xang về một lễ hội truyền thống được rất nhiều người dân chờ đón – Hội Lim. Nơi mà những câu ca quan họ đã ăn sâu thấm nhuần vào từng mạch máu thớ thịt của người dân Kinh Bắc nói riêng và người dân Việt Nam nói chung.

Nhắc đến vùng Kinh Bắc là nhắc đến một mảnh đất đã in đậm những dấu ấn đặc sắc của văn hóa và lịch sử dân tộc. Mỗi bước đi trên mảnh đất này, mỗi công trình kiến trúc đều in đậm dấu ấn của thời gian, của những thăng trầm mà dân tộc ta đã trải qua. Và Hội Lim chính là một dấu ấn khó phai ở đó.

Quảng cáo

Hội Lim là một lễ hội truyền thống thường được tổ chức thường niên mỗi năm vào ngày 13 tháng giêng âm lịch tại huyện Tiên Du. Đây được coi là một trong những đặc trưng văn hóa của vùng Kinh Bắc. Dù cho thời gian chuyển động không ngừng thì những giá trị đó vẫn không hề bị mai một và mất đi. Đến ngày nay Hội Lim không chỉ còn là một đặc trưng văn hóa trong vùng nữa mà nó đã vượt lên trên cả không gian trở thành một điểm dừng chân lí tưởng cho du khách buổi đầu năm.

Theo như truyền thuyết kể lại rằng lễ hội Lim được bắt nguồn từ hội chùa liên quan đến tiếng hát của chàng Trương ở làng quê vùng Lim. Giả thuyết này căn cứ dựa trên chuyện tình Trương Chi - Mỵ Nương và tính chất của Hội Lim cũng nghiêng về lễ hôi sinh hoạt văn hóa và hát quan họ.

Nói về tuổi thọ thì có lẽ hội Lim có lịch sử vô cùng lâu đời và phát triển từ quy mô hội hàng tổng. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và chống Pháp hội Lim tạm ngưng hoạt động phải đến sau đổi mới nó mới bắt đầu quay trở lại với đời sống tinh thần người dân trong vùng. Hiện nay hội Lim vẫn diễn ra hằng năm để phục vụ người dân tham gia lễ hội.

Quảng cáo

Ngoài ra, hội Lim còn có một ý nghĩa đó là thể hiện sự kính trọng tưởng nhớ đến ông Hiếu Trung Hầu người sáng lập ra những làn quan họ ngọt ngào. Hội Lim diễn ra ở 3 xã chủ yếu là Nội Duệ, Liên Bảo và thị trấn Lim. Thời gian diễn ra lễ hội thường là 3 – 4 ngày trong đó ngày 13 âm lịch là lễ chính bao gồm có nhiều hoạt động nhất như thi nấu cơm, hát quan họ, đấu vật....

Hội Lim mở đầu là màn rước kiệu với rất nhiều các thành viên mặc trang phục cổ trang, sau đó các liền anh liền chị sẽ đứng quanh lăng hát đối với nhau. Hội Quan họ được xem là phần hấp dẫn nhất của lễ hội Lim các liền anh liền chị sẽ ngồi trên thuyền thúng giữa ao sau đó hát đối những câu hát ngọt ngào. Đây cũng là dịp các bạn trẻ nam thanh nữ tú tụ họp để tìm ý trung nhân cho mình.

Hội Lim đã làm say lòng biết bao nhiêu du khách thập phương. Bằng những câu hát trao duyên ngọt ngào, trữ tình, những cử chỉ dịu dàng e ấp của các liền anh liền chị.... Nó không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống mà hơn thế còn thể hiện truyền thống yêu nước nhớ nguồn đáng quý của dân tộc.

Quảng cáo

A/ Dàn ý chi tiết

I. MỞ BÀI

- Giới thiệu hội Lim của tỉnh Bắc Ninh.

II. THÂN BÀI

- Nguồn gốc: Bắt nguồn từ hội chùa liên quan đến tiếng hát của chàng Trương ở làng quê vùng Lim.

- Thời gian: Tổ chức thường niên mỗi năm vào ngày 13 tháng giêng âm lịch tại huyện Tiên Du.

- Địa điểm: Diễn ra ở 3 xã chủ yếu là Nội Duệ, Liên Bảo và thị trấn Lim.

- Phần lễ hội:

+ Hội Lim: Rước kiệu, liền anh liền chị đứng quanh lăng hát đối với nhau.

+ Hội Quan họ: Liền anh liền chị ngồi thuyền thúng giữa hồ hát đối với nhau, là cơ hội các nam thanh nữ tú tìm ý trung nhân của mình...

- Hoạt động khác: Thi nấu cơm, hát quan họ, đấu vật....

- Tính chất hội Lim: Nghiêng về lễ hôi sinh hoạt văn hóa và hát quan họ.

- Ý nghĩa: Thể hiện sự kính trọng tưởng nhớ đến ông Hiếu Trung Hầu người sáng lập ra những làn quan họ ngọt ngào.

III. KẾT BÀI

- Hội Lim là nét đẹp văn hóa truyền thống của người Kinh Bắc.

- Duy trì và phát triển hội Lim chính là truyền thống yêu nước nhớ nguồn đáng quý của dân tộc.

Thuyết minh Một lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống – mẫu 2

Vùng đất Kinh Bắc không chỉ là đất võ mà còn là đất văn, nơi đây đã sản sinh cho đời rất nhiều thuần phong mĩ tục. Hệ thống hội hè, đình đám và ca hát là nét đẹp tiêu biểu của đất này nhưng không gì gây dấu ấn sâu đậm bằng Hội Lim vùng quan họ.

Lim là tên Nôm của xã Lũng Giang, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội 18km. Hội mở trên đồi Lim, có chùa Lim nơi thờ ông Hiếu Trung Hầu, người sáng lập tục hát quan họ. Theo lời các cụ cao niên trong làng thì cách đây 300 năm trước đã bắt đầu diễn ra, ban đầu đó là hình thức kết hợp giữa hội chạ của sáu xã thuộc Tổng Nội Duệ (Nội Duệ, Nội Duệ Khánh, Nội Duệ Nam, Lũng Giang, Xuân Ô và giáo phường Tiên Du) và hội chùa Hồng An (chùa Lim) vào ngày rằm tháng Tám. Hơn bốn mươi năm sau, vào cuối thế kỉ VXIII, Nguyễn Đình Diễn người làng Đình Cả (Nội Duệ) làm Trấn thủ Thanh Hoá, tước hiệu Hiếu Trung Hầu có công đối với quê hương như cung cấp ruộng và cung tiến tiền để sửa chữa đình, chùa, mở mang tập tục và chuyển hội Đinh hàng Tổng vào ngày rằm tháng Tám sang ngày rằm tháng Giêng. Kế đó là Bà Mụ Ả, người tu hành và trụ trì tại chùa Hồng Ân (lúc đó chỉ là một Am nhỏ), Bà đã bỏ tiền mua nửa quả núi Hồng Ân dành cho việc xây dựng chùa, vườn chùa và cũng đặt ruộng, đặt tiền cho sáu xã làm hương hoả cho chùa, Bà yêu cầu hàng Tổng cứ ba năm cho mở hội chùa, hội chạ một lần vào 13 tháng Giêng. Ngoài tám mươi tuổi, Bà Mụ Ả lên giàn tự thiêu về nơi cực lạc, từ đó dân ở sáu xã giữ lệ hương khói thờ Bà Mụ Ả, tướng quân Phạm Bân, Hiếu Trung Hầu. Hàng năm vào ngày 13 tháng Giêng dân làng tổ chức Lễ hội tưởng nhớ những người đã có công với cộng đồng dân cư nơi đây.

Ngày 13 mới là chính hội nhưng từ sớm ngày 12, đồi Lim – trung tâm lễ hội đã tưng bừng với các lối hát Quan họ và các trò chơi dân gian. Tất cả tạo nên một không gian văn hoá riêng có của vùng quê Bắc Ninh – Kinh Bắc. Cũng như các lễ hội khác, hội Lim gồm hai phần: Lễ và Hội. Mở đầu là tục rước Chạ vào ngày 13 tháng Giêng Âm lịch, đây là một đám rước quy mô của sáu làng thuộc Tổng Nội Duệ hợp lại từ các ngả về đinh, chùa trên núi Lim. Đám rước được nghi thức hoá, tạo nên vẻ hùng tráng, muôn mầu, đứng xa hàng trăm mét ta đã nghe thấy “trống rong cờ mở” nét mặt rạng rỡ của người người về xem hội. Cả đám rước ánh lên rực rỡ của cờ hoa, của trang phục, các lộng, kiệu sơn son thiếp vàng v.v. tất cả hợp lại tạo một quang cảnh trọn vẹn thể hiện việc ứng xử chu đáo với những người có công với cộng đồng dân cư.

Sau phần rước, tế Chạ trang nghiêm tôn kính, phần hội diễn ra sôi động muôn mầu với âm vang của tiếng nhạc, tiếng trống, tiếng hát, những trò chơi, nghệ thuật dân gian… Đến với Hội Lim ta được chứng kiến và có thể trực tiếp tham gia các trò chơi dân gian phong phú, hấp dẫn như thi chọi gà, đấu vật, dệt vải, đu tiên, đấu cờ người. Xem cờ người cũng là dịp thưởng thức trí tuệ của người Kinh Bắc và nét đẹp duyên dáng của các thiếu nữ Kinh Bắc, đóng quân cờ là 32 thanh nữ đẹp nhất làng. Chia tay với những ván cờ hấp dẫn, du khách đến với cuộc thi dệt vải, dệt lụa của các làng trong vùng với khung cửi truyền thống, du khách sẽ bị lôi cuốn bởi sự khéo léo mềm mại của các thanh nữ khi đưa thoi, tư thế ngồi dệt đẹp nhất và đặc biệt vừa dệt vừa hát dân ca Quan họ. Sở dĩ có thi dệt vải trong hội Lim bởi vùng Nội Duệ câu Lim chính là vùng có truyền thống dệt vải lâu đời và hàng năm thi dệt vải trong ngày hội đã trở thành truyền thống.

Đến với hội Lim, náo nức nhất, hấp dẫn nhất không thể không nhắc tới sinh hoạt Quan họ trong ngày hội. Quan họ là loại dân ca đặc sắc của vùng Kinh Bắc xưa và nay là tỉnh Bắc Ninh. Quan họ còn được xem là dân ca đặc sắc nhất không chỉ của riêng vùng quan họ mà là khắp trong và ngoài nước. Không chỉ nỗi tiếng về lời ca trữ tình nồng nàn, tình yêu lứa đôi, tình yêu cuộc sống của hơn hai trăm làn điệu khác nhau mà còn đọng lại ở cách thể hiện, cách chơi thanh lịch, ấm áp tình người Quan họ. Quan họ là giá trị tổng thể về truyền thống nghệ thuật của một vùng văn hóa từ lời ăn tiếng nói hàng ngày cho đến lối ứng xử trong ngày hội “người quan họ” đều từ tốn, phong nhã. Người Quan họ đều là các “Liền anh, Liền chị” và bao giờ cũng xưng là “Liền em”. Dù thân tình mấy lệ chơi Quan họ cũng giữ ở mức tình bạn. Mỗi làng, mỗi xã chọn cho mình một cách, một lối chơi Quan họ riêng. Vùng Nội Duệ – cầu Lim !à sự kết tinh những đặc sắc của các làn điệu mà các làng khác mang đến dự thi hàng năm, tổng hoà thành đặc trưng riêng của Quan họ.

Có lẽ vì thế mà khi nhắc tới Quan họ là nói tới hội Lim. về với hội Lim ta thực sự bị cuốn hút và hoà vào giọng hát êm ả, mượt mà đầy chất trữ tình của các liền anh, liền chị Quan họ. Các liền anh trong trang phục áo the khăn xếp, ô lục, các liền chị với áo mớ ba mớ bảy, nón thúng quai thao gặp gỡ nhau theo lời hẹn ước hội Xuân năm trước rằng “Đến hẹn lại lên”. Quan họ đón tiếp nhau nồng hậu, nói với nhau bằng những lời văn nho nhã, lịch lãm, thiết đãi những món ăn đặc sản vùng quê và hát những làn điệu dân ca Quan họ có trạng thái, cung bậc, tình cảm như thương nhau, yêu quí nhau, lo lắng, nhớ nhung, hẹn ước, nhắn nhủ nhau giữ vẹn lòng thuỷ chung, trân trọng ân nghĩa người với người:

Hôm nay sum họp trúc mai

Tình chung một khắc nghĩa dài trăm năm

Chính tấm lòng chân thật, hiếu khách của người Quan họ đã để lại trong lòng du khách nhiều kỉ niệm:

Em đi khắp bốn phương trời

Không đâu lịch sự bằng người ở đây

Và dẫu có:

Tháng ba đi hội Phủ Giầy

Vui thì vui thật chẳng tầy ở đây

Cuộc đối đáp giữa đôi bên Quan họ trong canh hát tưởng như không thể dứt bởi Quan họ dùng dằng chẳng muốn chia li, canh hát kéo dài thâu đêm suốt sáng. Chia tay với Hội Lim ta không khỏi xốn xang trước tấm lòng của người Quan họ và ghi nhận lời hẹn mời “Đến hẹn lại lên”.

Hội Lim là một sinh hoạt văn hoá – nghệ thuật đặc sắc của nền văn hoá truyền thống lâu đời ở xứ Bắc và dân ca Quan họ trở thành tài sản văn hoá chung của dân tộc, tiêu biểu cho loại hình dân ca trữ tình Bắc Bộ. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, lễ hội vùng Lim vẫn được người dân nơi đây trân trọng, gìn giữ để mãi là điểm hẹn du xuân giàu bản sắc.

Thuyết minh Một lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống – mẫu 3

Ba năm hai cái hội chùa,

Nào ai có lỡ bỏ bùa cho ai.

Già già, trẻ trẻ, gái trai,

Đua nhau ăn mặc, hán hài đi xem.

Hội Lim ai thấy chẳng thèm,

Tổ tôm, bài điếm, giò nem thiếu gì.

Đồn sắp có dệt cửi thi,

Cao lâu trăm thức thiếu gì thức ngon.

Nếu ai đó có lỡ say mê điệu dân ca Quan họ Bắc Ninh, chắc hẳn chẳng thể nào bỏ lỡ Hội Lim, một lễ hội lớn bậc nhất tỉnh Bắc Ninh, vào dịp đầu xuân, đây được xem là kết tinh của nét đẹp truyền thống vùng đất Kinh Bắc, cái nôi lớn của nhiều truyền thuyết, của những câu chuyện cổ tích, đậm nét truyền thống của nhân dân nước Nam.

Tương truyền Hội Lim là hội chùa làng Lim và đôi bờ sông Tiêu Tương, khi Nguyễn Đình Diễn vốn là quan trấn thủ vùng Kinh Bắc đạt được nhiều công trạng nên được thưởng nhiều tài sản châu báu, ông đã hiến phần tiền này để tu bổ đình chùa, giữ gìn thuần phong mỹ tục đẹp đẽ của quê hương, tiêu biểu nhất là lăng Hồng Vân dựng trước mộ ông và chùa Hồng Ân nơi ông đặt hậu trên núi Lim. Chính vì có nhiều công lao, đóng góp nên sau khi ông mất, nhân dân đã tôn ông thành hậu thần, hậu Phật mà thờ cúng mỗi năm, hội Lim ra đời từ ấy.

Hội Lim bắt đầu từ ngày 12 đến ngày 14 tháng giêng âm lịch hàng năm, trên địa bàn xã Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, càng ngày quy mô của hội càng lớn, thu hút biết bao nhiêu khách khứa từ thập phương về tham quan. Hội Lim là tổng hòa của nét văn hóa nghệ thuật truyền thống đặc sắc xứ Bắc gắn liền với làn dân ca Quan họ Bắc Ninh, trở thành tài sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Việt Nam, tiêu biểu cho thể loại dân ca trữ tình Bắc Bộ còn được duy trì và phát triển cho đến ngày hôm nay. Như nhiều lễ hội khác, hội cũng gồm hai phần chính là phần lễ và phần hội. Đúng 8 giờ sáng ngày 13, phần lễ được mở màn bằng lễ rước, đoàn người đi rước ăn vận những bộ trang phục truyền thống rất đẹp, màu sắc sặc sỡ, phù hợp với không khí mùa xuân, đoàn rước thường rất đông người có khi kéo dài cả cây số. Các cụ bà thì rước phần lễ, các cô gái thì rước kiệu Bà, còn các trai tráng thì rước binh khí, ngoại lệ còn có cả trẻ con rước ngựa Bạch Mã, đám rước nối đuôi nhau cùng tề tựu về lăng Hồng Vân để làm lễ tế. Khi tế tất cả các hương lão, quan viên, nam đinh các làng xã thuộc tổng Nội Duệ phải có mặt đầy đủ để tiến hành cúng bái hậu thần Nguyễn Đình Diễn. Trong lễ tế có một nghi lễ không thể thiếu hát quan họ thờ hậu thần, các liền anh liền chị đứng thành hàng ở cổng lăng, ăn mặc trang phục quan họ truyền thống, hát vọng vào bên trong, nội dung lời hát chủ yếu là ca ngợi công lao, đức độ của hậu thần Nguyễn Đình Diễn.

Xong phần lễ là đến phần hội, phần hội rất náo nhiệt, cũng là phần vui và hấp dẫn hơn cả, có nhiều các trò chơi dân gian rất vui nhộn thể hiện khí khái anh hùng, tinh thần dân tộc cùng các phong tục truyền thống như: Đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, nấu cơm, dệt cửi,... mỗi một trò đều có nét đặc sắc, hấp dẫn riêng, tạo nên bầu không khí náo nhiệt sôi nổi đầu xuân mới. Nhưng có lẽ đặc trưng và đặc sắc nhất của phần hội phải kể đến phần hát hội - cốt lõi căn bản của hội Lim, phân biệt với các lễ hội khác ở miền Bắc. Có nhiều kiểu hát nào là hát mời trầu, hát gọi đò đến lối hát có cái tên rất đặc biệt như con sáo sang sông hay con nhện giăng mùng. Phần thi hát bắt đầu từ khoảng tầm trưa, trên một hồ nước nhỏ cạnh làng Lim, chiếc thuyền Rồng được sơn son thiếp vàng từ từ bơi ra giữa hồ trong giọng hát say sưa, ngọt ngào, mầm mại, đậm chất trữ tình Bắc Bộ của các liền anh, liền chị. Những màn hát đối đáp, hát hòa ca, vang vọng cả một vùng đất trời, làm cho hội Lim thêm phần thiêng liêng, đậm đà nghĩa tình văn hóa truyền thống của dân tộc. Những bộ áo váy mớ ba mớ bảy, rực rỡ đầy màu sắc cùng chiếc nón quai thao trắng, mới thật duyên dáng, điệu đà, những bộ áo the khăn xếp mới thật đĩnh đạc làm sao. Nam, nữ bằng những câu hát thân tình, đối đãi với nhau đầy thân tình, lề lối, là nét đẹp văn hóa khiến người ta phải ngưỡng mộ, trầm trồ, bởi qua từng ấy năm tháng lịch sử, nét đẹp ấy vẫn được giữ gìn và phát huy cho đến ngày hôm nay, quả thực không dễ dàng. Đó là cả một sự nỗ lực của nhân dân nơi đây, muốn giữ lại cho quê hương đất nước một nét đẹp của phong tục truyền thống, nhưng không hề lạc lõng so với thời đại, quả thật đáng quý.

Nếu ai chưa một lần ghé về Bắc Ninh nghe làn dân ca Quan họ, tham gia Hội Lim, quả thực là đáng tiếc. Bởi những nét đẹp của lễ hội hòa cùng giai điệu tinh tế truyền thống ấy thực sự đi sâu vào lòng người, khiến tim ta xao xuyến bồi hồi, niệm tưởng lại quá khứ huy hoàng của dân tộc, càng thêm ngưỡng mộ sự điêu luyện, mềm mại trong từng tiếng hát lời ca. Khi có cơ hội, hãy cùng về Bắc Ninh, về với Hội Lim, về với giọng hát quan họ tuyệt vời bạn nhé!

Thuyết minh Một lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống – mẫu 4

Một trong những niềm tự hào của người Kinh Bắc là Hội Lim. Trong Hội Lim, thứ “đặc sản” tuyệt vời nhất là những làn điệu quan họ. Những làn điệu dân ca quan họ trữ tình, mượt mà, da diết, ngọt ngào ấy được trình tấu bởi những liền anh, liền chị lịch lãm mà không kém phần duyên dáng. Cứ thế, dân ca quan họ đi vào lòng người và trở thành phần hồn, thành món ăn tinh thần của con người, thành nét văn hoá rất riêng của vùng đất kinh kì xưa.

Dân ca quan họ Bắc Ninh được hình thành khá lâu đời, do cộng đồng người Việt (Kinh) ở 49 làng quan họ và một số làng lân cận thuộc hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang hiện nay của Việt Nam sáng tạo ra. Các làng quan họ nằm hai bên bờ sông cầu, cách thủ đô Hà Nội về phía bấc khoảng 30km. Dân ca quan họ là hát đối đáp nam, nữ. Họ hát quan họ vào mùa xuân, mùa thu khi có lỗ hội hay khi có bạn bè. Một cặp nữ của làng này hát với một cặp nam của làng kia với một bài hát cùng giai điệu, khác về ca từ và đối giọng. Cặp hát phân công người hát dẫn, người hát luồn nhimg giọng hát của hai người phải họp thành một giọng. Họ hát những bài ca mà lời là thơ, ca dao có từ ngữ trong sáng, mẫu mực thể hiện tình yêu lứa đôi, không có nhạc đệm kèm theo. Có bốn kỹ thuật hát đặc trưng: Vang, rền, nền, nảy. Hát quan họ có ba hình thức chính: Hát canh, hát thi lẩy giải, hát hội. Hát quan họ gắn liền với tục kết chạ, tục kết bạn giữa các bọn quan họ, tục “ngủ bọn”. Mặc dù các phong tục này không được thực hành nhiều như trước đây, cộng đồng cư dán các làng quan họ vẫn bảo tồn và truyền dạy nghệ thuật dân ca quan họ này.

Trang phục quan họ bao gồm trang phục của các liền anh và trang phục của các liền chị. Trong các lễ hội quan họ có cả những cuộc thi trang phục quan họ. Liền anh mặc áo dài năm thân, cổ đứng, có lá sen, viền tã, gâu to, dài tới quá đầu gối. Thường bên trong mặc một hoặc hai áo cánh, sau đó đên hai áo đài. Riêng áo dài bên ngoài thường màu đen, chất liệu là lương, the, hoặc đối với người khá giả hon thì áo ngoài may bane đoạn mâu đen. cũng có người áo dài phủ ngoài may hai lần với một lần ngoài bãne lương hoặc the, đoạn, lần trong bằng lụa mỏng màu xanh cốm, xanh lá mạ non, màu vàng chanh… gọi là áo kép. Quần của liền anh là quần dài trắng, ống rộng, may kiểu có chân què dài tới mắt cá chân, chất liệu maỵ quần cũng bằng diềm bâu, phin, trúc bâu, hoặc lụa truội màu mờ gà. Có thắt lưng nhỏ để thắt chặt cạp quần. Đầu liền anh đội nhiễu quấn hoặc khăn xếp. Thời trước, đàn ông còn nhiều người búi tó nên phải vấn tóc bằng khăn nhiễu. Sau này phần nhiều cắt lóc, rẽ đường ngôi nên chuyển sang dùng loại khăn xếp bán sẵn ở các cửa hàng cho tiện.

Trang phục liền chị thường được gọi là “áo mớ ba mớ bảy”. Tuy nhiên trong thực tế, các liền chị thường mặc áo mớ ba. Về cơ bản trang phục bao gồm các thành phần: trong cùng là một chiếc yếm có màu rực rỡ thường làm bằng lụa truội nhuộm. Bên ngoài yếm là một chiếc áo cánh màu trắng, vàng, ngà. Ngoài cùng là những lượt áo dài năm thân, cách phối màu cũng tương tự như ở bộ trang phục nam nhưng màu sắc tươi hơn. Áo dài năm thân của nữ, có cài khuy, khác với kiểu tứ thân thắt hai vạt trước. Chât liệu để may áo đẹp nhất thời trước là the, lụa. Áo dài ngoài thường mang màu nền nã như màu nâu già, nâu non, màu đen, màu cánh gián, áo dài trong thường nhuộm màu khác nhau: màu cánh sen, màu hoa hiên, màu thiên thanh, màu hồ thuỷ, màu vàng chanh, màu vàng cốm… Áo cánh mặc trong có thể thay bằng vải phin trắng, lụa mỡ gà. Yếm thường nhuộm màu đỏ (xưa gọi là yếm thắm), vàng thư (hoa hiên), xanh da trời (thiên thanh), hồng nhạt (cánh sen), hồ thủy (xanh biển)… Giải yếm to buông ngoài lưng áo và giải yếm thắt vòng quanh eo rồi thắt múi phía trước cùng với bao và thắt lưng. Thắt lưng cung buộc múi ra phía trước để cùng với múi bao, múi giải yếm tạo nên những múi hoa màu sắc phía trước người con gái. Liên chị mặc váy váy sôi, váy lụa, đôi khi có người mặc váy kép với váy trong bằng lụa, vải màu, lương, the, đoạn; váy ngoài bằng the, lụa. Váy màu đen. Người biết mặc váy khéo là không để váy hớt trước, không để váy quây tròn lấy người như mặc quần mà phải thu xếp sao cho phía trước rủ hình lưỡi trai xuống gần tới mu bàn chân, phía sau hơi hớt lên chớm phía gót chân. Dép cong làm băng da trâu thuộc theo phương pháp thủ công, mũi dép uốn cong như một lá chắn nhỏ, che dấu đầu các ngón chân. Ngoài áo, quần, thắt lưng, dép, người liên chị còn chít khăn mỏ quạ, đội nón quai thao, và thắt lưng đco dây xà tích.

Hiện nay vẫn chưa có câu trả lời cuối cùng về thời điểm ra đời của Dân ca quan họ trong lịch sử. Có thể nghĩ rằng Dân ca quan họ phát triển đến đỉnh cao vào giữa thế kỉ XVIII, Chủ nhân của quan họ là nhừng người nông dân Việt (Kinh), chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước. Mồi làng quan họ đều có lễ hội riêng. Quan họ tồn tại song hành cùng lề hội làng, nơi mà người dân thờ thành hoàng, nữ thần, một đôi trường hợp là tín ngưỡng phồn thực. Tronẹ số các lễ hội làng quan họ, hội Lim (thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bấc Ninh) mở vào 13 tháng giêng âm lịch, là hội lớn nhất.

Quan họ là thể loại dân ca phong phú nhất về mặt giai điệu trong kho tàng dân ca Việt Nam. Mỗi một bài quan họ có giai điệu riêng. Cho đến nay, đã có ít nhât 300 bài quan họ đã được ký âm. Các bài quan họ được giới thiệu mới chỉ là một phần trong kho tàng dân ca quan họ đã được khám phá. Kho băng ghi âm hàng nghìn bài quan họ cổ do các nghệ nhân ở các làng quan họ hát hiện vẫn được liru giữ tại Sỡ Văn hóa hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh. Các làn điệu quan họ cổ bao gồm: La rằng, Đường bạn Kim Loan, Cây gạo, Giã bạn, Hừ la, La hời, Tình tang, Cái ả, Lên núi, Xuống sông, Cái hờn, cái ả, Gió mát trăng thanh, Tứ quý…

Quan họ truyền thống chỉ tồn tại ở 49 làng quan họ gốc ở xứ Kinh Bắc. Quan họ truyền thống là hình thức tổ chức sinh hoạt văn hóa dân gian của người dân Kinh Bắc, với những quy định nghiêm ngặt, khắt khe đòi hỏi liền anh, liền chị phải am tường tiêu chuẩn tuân theo luật lệ Điều này giải thích lý do người dân Kinh Bắc thích thú “chơi Quan họ”, không phải là “hát Quan họ”. Quan họ truyền thống không có nhạc đệm và chủ yếu hát đôi giữa liền anh và liền chị vào dịp lễ hội xuân thu nhị kỳ ờ các làng quê. Trong quan họ truyền thống, đôi liền anh đối đáp với đôi liền chị được gọi là hát hội, hát canh; hát cả bọn, cả nhóm liền anh đối đáp cùng cả nhóm liền chị được gọi là hát chúc, mừng, hát thờ. “Chơi quan họ” truyền thống không có khán giả, người trình diễn đồng thời là người thưởng thức (thưcmg thức “cái tình” của bạn hát). Nhiều bài quan họ truyền thống vần được các liền anh, liền chị “chơi quan họ” ưa thích đến tận ngày nay như La ràng, Tình tang, Bạn kim lan, Cái ả, Cây gạo… Sinh hoạt văn hoá Quan họ của liền anh, liền chị xứ Kinh Bắc có nhiều hình thức tổ chức khác nhau. Cuộc hát Quan họ được xem là Canh hát chính thống thường phải tuân thủ đủ trình tự các chặng: lề lối, giọng vặt và giâ bạn. Trong ba chặng hát: Lề lối, Giọng vặt, Giã bạn – mỗi giai đoạn đều có những biêu hiện khác biệt ở phân nội dung .cũng như hình thức cấu trúc bài bản. Lề lối là các bài Quan họ cổ, thường được hát ở nhịp độ chậm, bài bản có nhiều tiếng đệm, lời phụ. Người hát những bài Quan họ Lề lối phải biết kỹ thuật hát vang, rền, nền, nảy, ngắt, rớt mới có thể thực hiện tốt và “đúng chất” Quan họ.

Quan họ mới còn được gọi là “hát Quan họ”, là hình thức biểu diễn (hát) quan họ chủ yếu trên sân khấu hoặc trong các sinh hoạt cộng đồng Tet đầu xuân, lễ hội, hoạt động du lịch, nhà hàng… Thực tế, quan họ mới được trình diễn vào bất kỳ ngày nào trong năm. Quan họ mới luôn có khán thính giả, người hát trao đổi tình cảm với khán thính giả không còn là tình cảm giữa bạn hát với nhau. Quan họ mới không còn nằm ở không gian làng xã mà đã vươn ra ở nhiều nơi, đến với nhiều thính giả ở các quốc gia trên trên thế giới. Quan họ mới có hình thức biểu diễn phong phú hơn quan họ truyền thống, bao gồm cả hát đơn, hát đôi, hát tốp, hát có múa phụ họa, cải biên các bài bản truyền thống. Hát quan họ với lời mới được nhiều người vêu thích tới mức tưởng nhầm là quan họ truyền thống như bài “Sông cầu nước chảy lơ thơ” do Mai Khanh soạn lời mới từ làn điệu truyền thống “Nhất quế nhị lan”.

Quan họ được lưu truyền trong dân gian từ đời này sang đời khác qua phương thức truyền khẩu. Phương thức này là một yếu tố giúp cho Quan họ trở thành một loại hình dân ca có số lượng lớn bài hát với giai điệu khác nhau. Tuy nhiên, cũng chính phương thức này đã làm cho các bài Quan họ lưu truyền trong dân gian bị biến đổi nhiều, thậm chí khác hẳn so với ban đầu. Nhiều giai điệu cổ đã mất hẳn. Mặc dù sự thay đổi này cũng làm cho Quan họ phát triển, nhưng ở trong bối cảnh văn hóa phương Tây đang xâm nhập mạnh mẽ vào Việt Nam, vấn đề bảo tồn nguyên trạng Quan họ trong từng giai đoạn phát triển là việc làm cấp thiết. Từ những năm 70 của thế kỉ trước, Sở Văn hóa Hà Bấc đã tiến hành sưu tầm Quan họ. Hàng nghìn bài Quan họ, bao gồm cả các dị bản đã được ghi âm tại các làng quan họ, với giọng hát của hàng trăm nghệ nhân (Đen nay hầu hết đã ra đi) Khoảng 300 bài Quan họ hay nhất đã được Nhà xuất bản Ầm nhạc in thành sách. Tuy nhiên, hàng nghìn bài Quan họ đã được ghi âm, do các cụ nghệ nhân (đã mất) hát, phải được bảo quản cực kỳ cẩn thận để có thể lưu giữ một cách dài lâu cho thế hệ mai sau. Quan họ đã được ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể long trọng công bố là Di sản phi vật thế đại diện của Nhân loại.

Dù trải qua nhiều thăng trầm, ngày nay quan họ vẫn tồn tại và được nâng niu, giữ gìn. Trong tương lai, chắc hẳn quan họ tiếp tục đồng hành cùng con người, tạo nên nét riêng, nét đẹp văn hoá của xứ Kinh Bắc và cả dân tộc Việt Nam.

Xem thêm các bài văn mẫu lớp 10 được (siêu hay, ngắn) chọn lọc hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên