(15+ mẫu) Chứng minh Uống nước nhớ nguồn lớp 7 (điểm cao)

Tổng hợp các bài văn Chứng minh câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn hay nhất, ngắn gọn với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

(15+ mẫu) Chứng minh Uống nước nhớ nguồn lớp 7 (điểm cao)

Quảng cáo

Chứng minh câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn - mẫu 1

Từ xưa, ông cha ta luôn rất chú trọng trong việc gìn giữ, truyền dạy cho con cháu đời sau những đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Vì vậy, những câu tục ngữ đậm tính giáo dục đã ra đời. Trong đó, không thể không nhắc đến câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn.

Câu tục ngữ nói đến hành động uống nước thì phải nhớ về nguồn cội, nơi sản sinh ra dòng nước ấy. Từ đó, chỉ hành động biết ơn, tưởng nhớ về cội nguồn, tổ tiên, những thế hệ đi trước đã chiến đấu, dựng xây, tạo nên cuộc sống thái bình và những điều chúng ta đang tận hưởng.

“Nhớ ơn” là một truyền thống vô cùng tốt đẹp, gắn kết biết bao thế hệ người lại với nhau. Những người con người cháu biết ơn, kính trọng những hi sinh, chăm sóc của ông bà, cha mẹ. Những thế hệ sau nhớ ơn, khắc ghi những gì mà thế hệ trước đã kiến tạo.

Quảng cáo

Điều đó thể hiện qua từng hành động thường ngày đến các phong tục tập quán của nhân dân ta. Tiêu biểu là qua những ngày lễ tôn vinh, tưởng nhớ các thế hệ người đã cống hiến cho dân tộc. Như ngày thương binh liệt sĩ, ngày nhà giáo, ngày phụ nữ Việt Nam, ngày thầy thuốc… Đặc biệt chính là tập tục thờ cúng tổ tiên đã có từ ngàn năm nay của nước ta. Đơn giản hơn, chính là sự hiếu kính, chăm sóc, biết ơn của những người con, người em trong gia đình.

Tuy thời gian đã trôi qua, nhưng nét đẹp truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” vẫn được nhân dân ta gìn giữ và phát huy mạnh mẽ. Tuy có một bộ phận nhỏ chưa thấm nhuần được tư tưởng của cha ông, nhưng cũng sớm được “cải tạo” để sống đúng với thuần phong mĩ tục của dân tộc mình.

Quảng cáo

Dàn ý Chứng minh câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn

Dàn ý Chứng minh Uống nước nhớ nguồn - mẫu 1

I. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề cần chứng minh.

II. Thân bài

1. Giải thích 

- "Uống nước": 

+ Nghĩa đen: sử dụng dòng nước có sẵn.

+ Nghĩa bóng: Hưởng thụ và sử dụng thành quả của người khác để lại.

- "Nguồn":

+ Nghĩa đen: nguồn gốc của dòng nước.

+ Nghĩa bóng: nơi tạo ra thành quả cho người khác thừa hưởng.

=> Câu tục ngữ là lời nhắn nhủ của cha ông ta đến các thế hệ - những người đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả của người đi trước: hãy luôn biết ơn và đền đáp công ơn những người giúp đỡ mình, không được "qua cầu rút ván" hay "ăn cháo đá bát".

Quảng cáo

2. Vì sao phải “Uống nước nhớ nguồn”?

- Uống nước nhớ nguồn là đạo lí tất yếu:

+ Của cải vật chất do bàn tay lao động làm ra.

+ Đất nước giàu đẹp do cha ông gây dựng, gìn giữ.

+ Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục.

- Phải “Uống nước nhớ nguồn” vì đó là hành động đẹp, nghĩa cử đẹp mà cha ông ta đã đúc kết lại qua bao đời nay:

+ Tục lệ thờ cúng tổ tiên

+ Tri ân các anh hùng liệt sĩ (ngày 27/7 hằng năm)

+ Tri ân các thầy cô giáo (ngày 20/11 hằng năm)

- Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội nhân ái đoàn kết.

3. Phải làm gì để “Uống nước nhớ nguồn”?

- Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.

- Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài.

- Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.

- Lên án những người có suy nghĩ, tư tưởng phá hoại những nét đẹp truyền thống đó.

3. Kết bài

- Khẳng định lại ý nghĩa của câu tục ngữ.

- Nêu bài học cho bản thân.

Dàn ý Chứng minh Uống nước nhớ nguồn - mẫu 2

1. Mở bài

- Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Bởi vậy, tục ngữ có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. ''Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng". Cũng cùng ý nghĩa trên, tục ngữ còn có câu ''Uống nước nhớ nguồn".

- Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.

2. Thân bài

a. Giải thích: "Uống nước nhớ nguồn".

- Uống nước: Thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.

- Nguồn: Chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.

- Ý nghĩa: Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.

b. Tại sao uống nước phải nhớ nguồn:

- Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.

- Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gây dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là đạo lí tất yếu.

- Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người "trồng cây" phục vụ cho biết bao người "ăn trái".

Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

- Khi "bưng bát cơm đầy", ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã "một nắng hai sương", "muôn phần cay đắng" để làm nên "dẻo thơm một hạt". Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ.

- Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội nhân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.

c. Phải làm gì để "nhớ nguồn".

- Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.

- Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa nước ngoài.

- Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.

3. Kết bài

- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.

- Nhớ nguồn trước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.

- Phải sống sao xứng đáng, trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông.

Dàn ý Chứng minh Uống nước nhớ nguồn - mẫu 3

1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần chứng minh.

2. Thân bài

a) Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ

- "Uống nước" ở đây nghĩa là gì?

+ Nghĩa đen: Hành động sử dụng dòng nước có sẵn, khi uống nó ta hãy nghĩ đến từ đâu đã tạo ra nguồn nước mà ta đang uống.

+ Nghĩa bóng: Hưởng thụ và sử dụng thành quả của người khác để lại.

- "Nguồn" ở đây cũng có hai lớp nghĩa:

+ Nghĩa đen: Đây là nguồn gốc, cội nguồn của dòng nước.

+ Nghĩa bóng: Là nơi đã tạo ra, đã để lại những thành quả mà người khác đang thừa hưởng.

→ Ý nghĩa: Câu tục ngữ là lời nhắn nhủ của cha ông ta đến các thế hệ "Hãy luôn biết ơn và đền đáp những người đã có công giúp đỡ mình, không được "qua cầu rút ván" hay "ăn cháo đá bát".

b) Chứng minh: Tại sao ta phải uống nước nhớ nguồn?

- Vì đó là hành động đẹp, một nghĩa cử đẹp mà cha ông ta đã đúc kết lại qua bao đời nay nên chúng ta cần trân trọng, giữ gìn và phát huy vẻ đẹp truyền thống đó.

- Biểu hiện:

+ Ghi nhớ công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của người đã sinh ra mình (tục lệ thờ cúng tổ tiên, ngày lễ, Tết,...)

+ Ghi nhớ công ơn dạy dỗ của thầy cô (chúc mừng ngày 20/11,...)

+ Nhớ ơn những thế hệ đi trước đã bỏ công sức và trí tuệ làm cho đất nước phát triển như ngày hôm nay (ngày 27/7 tri ân các anh hùng liệt sĩ,...)

c) Mở rộng vấn đề

- Mỗi người cần có nhận thức đúng đắn, ý thức giữ gìn, bảo vệ và phát huy nét đẹp văn hóa bản sắc dân tộc.

- Lên án những người có suy nghĩ, tư tưởng phá hoại những nét đẹp truyền thống đó.

3. Kết bài

- Khẳng định lại ý nghĩa của câu tục ngữ.

- Nêu bài học cho bản thân.

Chứng minh câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn - mẫu 2

Lòng biết ơn là một đức tính cao quý và là một nét đẹp tiềm ẩn trong mỗi con người từ bao đời nay, truyền thống đó luôn được giữ gìn và phát huy. Và đã có biết bao nhiêu câu ca dao, tục ngữ được ông cha ta đúc kết lại để nói về nét đẹp ấy, trong đó có câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" khá quen thuộc và gần gũi với chúng ta.

Câu tục ngữ ngắn gọn mà chứa đựng nhiều ý nghĩa, nó không đơn thuần chỉ nói về lớp nghĩa thực: Đó là nguồn gốc của nguồn nước thiên nhiên đã ban tặng cho con người, để mọi người có được dòng nước sử dụng hằng ngày như ăn uống, tắm giặt, sinh hoạt...Và mỗi lần sử dụng dòng nước ấy, con người sẽ luôn nhớ tới và thầm biết ơn thiên nhiên đã cho ta những nguồn nước quý giá đó. Mà sâu xa hơn, đó chính là lời nhắn nhủ của ông cha ta muốn gửi gắm đến con cháu thế hệ sau: Phải biết ghi nhớ công ơn, những tình cảm, những hành động hay việc làm mà người khác đã giúp đỡ mình, đã hi sinh cống hiến để mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mình. Đấy mới là giá trị lâu bền, là nền tảng xây dựng tốt các mối quan hệ xã hội.

Có thể nói rằng, trong mỗi chúng ta không có một thành công nào tự nhiên có nếu như không có công lao của một ai đó tạo nên. Công lao ấy có thể đơn giản chỉ là những lời động viên hay sự định hướng đúng đắn, cũng có thể đó là sự hỗ trợ về kinh tế để làm bước đệm khi chúng ta muốn tiến xa hơn... Nghe có vẻ đơn giản, nhưng đây lại chính là sợi dây gắn kết để tạo nên một bước ngoặt mới cho mỗi con người.

Mỗi chúng ta, không phải tự nhiên mà ta được sinh ra trên cuộc đời này, đó là công lao của cha mẹ, những người đã mang nặng đẻ đau và nuôi dưỡng, giáo dục chúng ta khôn lớn thành người. Nếu không có cha mẹ thì làm sao có chúng ta, vậy nên, công ơn sinh thành dạy dỗ ta phải luôn ghi nhớ trong tận đáy lòng, không những biết ơn mà ta nên báo đáp sao cho vẹn tròn chữ hiếu. Ví dụ như, khi ta đã trưởng thành, đi làm có lương ta có thể mua tặng cha mẹ mình một món quà nào đó thể hiện sự quan tâm, lòng hiếu thảo của mình. Hay khi cha mẹ già yếu, không còn sức khỏe lao động nữa, ta nên đền đáp công ơn đó bằng cách làm chỗ dựa thật vững chắc cho cha mẹ nương tựa. Chỉ cần vậy thôi chứ không nhất thiết phải là cái gì đó to tát, cao siêu mới là có hiếu.

Đó là trong gia đình. Còn ngoài xã hội thì sao? Những người thầy, người cô đã dìu dắt, dạy dỗ cho chúng ta kiến thức, tiếp thêm cho chúng ta những ước mơ trong sự nghiệp, đó cũng là những người ta không được phép quên. Đơn giản có thể chỉ là những tin nhắn hỏi thăm, những lời chúc mừng nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, hay những bó hoa tươi tắn kèm theo những dòng chữ chúc mừng. Chỉ cần những hành động nhỏ nhặt đó nhưng đã đem lại nụ cười, tạo sự gắn kết yêu thương giữa con người với nhau và thực sự nó có ý nghĩa rất lớn, mang đậm tính nhân văn. Lòng biết ơn những thế hệ đi trước đã đổ bao nhiêu công sức, thậm chí hi sinh cả một phần xương máu của bản thân để giành lại độc lập tự do cho đất nước, cho chúng ta có được cuộc sống yên bình như ngày hôm nay. Đó là ngày 27/7 - ngày lễ tri ân các bà mẹ Việt Nam anh hùng, những anh hùng liệt sĩ... đã ngã xuống để bảo bệ Tổ quốc.

Nhưng trong thực tế, vẫn có một số người đã đánh mất đi cái đạo lý ấy, sẵn sàng phản bội, "ăn cháo đá bát" với những người đã từng giúp đỡ mình. Đó là những người ích kỷ, chỉ biết nghĩ cho bản thân và họ sẽ phải trả giá cho sự vô ơn của mình.

Tóm lại, câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" đã dạy cho con người hiểu rõ hơn về lòng biết ơn, về sự báo đáp với những người đã có công lao giúp đỡ mình. Câu tục ngữ mang đậm tính nhân văn và chúng ta là những người thế hệ sau nên có ý thức bảo vệ, giữ gìn và phát huy hơn nữa truyền thống tốt đẹp đó. Để tạo nên một xã hội văn minh hơn, lịch sự hơn, góp phần làm cho đất nước phát triển phồn vinh hơn.

Chứng minh câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn - mẫu 3

Ca dao tục ngữ xưa luôn giàu ý tình và chất chứa biết bao những bài học đạo lý vô cùng sâu sắc, và một trong số đó chính là bài học về sự biết ơn, đền ơn đáp nghĩa trong cuộc sống. Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” chính là một minh chứng tiêu biểu cho đạo lý đó của dân tộc.

Chắc hẳn, đây là câu tục ngữ đã không còn quá xa lạ với mỗi chúng ta, “uống nước” là hành động tượng trưng cho sự thừa hưởng, hưởng thụ những thành quả của người khác dành cho mình. Từ đó ông cha ta khuyên dạy mỗi người cần biết “nhớ nguồn”, tức là nhớ về cội nguồn, nguồn gốc của nơi mà đã cho ta thứ để ta sử dụng, hay sâu xa hơn là biết ơn, ghi nhớ, cảm kích đối với những người đã đã giúp đỡ ta ,tạo ra thành quả để ta hưởng thụ. Qua câu tục ngữ trên, ông cha ta đã đề cao vai trò của lòng biết hơn trong cuộc sống.

Có thể nói, đây là một bài học đạo lý vô cùng ý nghĩa. Tại sao lại như vậy? Trước tiên, trong cuộc sống này, không điều gì là có sẵn trong tự nhiên, kể cả về vật chất lẫn tinh thần. Những gì mà ta có được hiện tại không hoàn toàn là do một mình bàn tay ta có thể tạo nên mà đó là sự cộng hưởng, công lao của biết bao những yếu tố, những con người khác, chẳng hạn như những vật dụng đồ dùng hiện nay đều là quá trình thế hệ trước nghiên cứu và phát minh ra, hay ta có được kiến thức, sự giáo dục tốt là nhờ công lao của thầy cô, cha mẹ. Đó đều là những “nguồn” sống để ta có được như ngày hôm nay, do đó, con người cần biết ơn, ghi nhớ, tôn trọng công lao nuôi dưỡng, cung cấp, sinh thành của những người cho ta cuộc sống đầy đủ hiện tại.

“Uống nước nhớ nguồn” là một đạo lý truyền thống quý báu của dân tộc, nó thể hiện sự biết ơn với cội nguồn của mỗi người, nhớ ơn công lao của các thế hệ đi trước đã rày công xây dựng mà nên. vfo.vn Ta có được cuộc sống hòa bình như ngày hôm nay là nhờ ơn các vị vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước, là những giọt mồ hôi, những giọt máu của biết bao các hệ cha anh đã kiên cường, anh dũng, chiến đấu hết mình, đánh đuổi giặc ngoại xâm mà hy sinh. Đó là lý do vì sao ngày nay, có rất nhiều những ngày lễ truyền thống của dân tộc nhằm tưởng nhớ công lao của cha ông ta ngày trước như Giỗ tổ Hùng Vương 10 -3, Ngày Thương binh liệt sĩ,...Tri ân những con người đã góp phần tạo nên cuộc sống cho ta như các bậc làm cha làm mẹ, thầy cô giáo,...đất nước ta cũng có những ngày lễ như Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, Ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10,...để mỗi người con, người cháu tri ân, tỏ lòng thành kính đối với các bậc đi trước.

Cuộc sống nếu như không có cái gọi là lòng biết ơn thì liệu xã hội có được ổn định và vững bền? Lòng biết ơn không chỉ thể hiện tình cảm nhớ ơn mà còn là sợi dây gắn kết giữa con người với người. Khi ta biết ơn người khác, ta sẽ luôn nhận được sự yêu mến, cảm kích, tự hào của những người xung quanh, ngược lại, nếu cuộc sống chỉ toàn những kẻ “ăn cháo đá bát”, vong ân bội nghĩa với những người đã giúp đỡ mình, họ sẽ luôn bị người đời chê trách, trách cứ, và xa lánh. Câu chuyện về mẹ con Lý Thông trong truyện cổ tích Thạch Sanh hay mẹ con Cám trong truyện cổ tích Tấm cám có lẽ là những minh chứng tiêu biểu nhất cho sự vong ơn bội nghĩa và phải trả giá một cách xứng đáng.

Lòng biết ơn chỉ thực sự giàu ý nghĩa khi nó xuất phát từ chính trái tim của người mang ơn đối với người làm ơn, nếu như nó không thật lòng từ trong sâu thẳm con tim mà chỉ là sự gượng ép, miễn cưỡng, hay đôi khi là cố tình để thể hiện bản thân mình thì nó cũng thật vô nghĩa làm sao. Sông nào cũng có nguồn, “ăn quả” không thể không nhớ đến “kẻ trồng cây”, mỗi cá nhân trong cuộc sống hôm nay, đặc biệt là thế hệ trẻ, cần ý thức được sâu sắc trách nhiệm của bản thân đối với cội nguồn và hành động một cách đúng đắn, cũng như phát huy hết mình truyền thống quý báu ấy của dân tộc.

Như vậy, câu tục ngữ đã không chỉ đặt ra một bài học đạo lý sâu sắc mà còn đưa ra yêu cầu cần biết phát huy và bảo tồn để thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước, để đọa lý truyền thống luôn sống mãi trong mỗi trái tim con người Việt Nam muôn đời.

Chứng minh câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn - mẫu 4

“Uống nước nhớ nguồn” là câu tục ngữ mà cha ông ta thường dùng để nhắn nhủ con cháu về lòng biết ơn.
Bài học về sự biết ơn, nhớ đến nguồn cội ấy bất kì ai trong chúng ta cũng biết, cũng thấm nhuần từ trong tư tưởng. Đó không chỉ là một đạo lý, mà còn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta tự bao đời nay.
Những thứ chúng ta ta đang có ngày hôm nay, đều là nhờ những thế hệ đi trước. Từ quả ngọt, ngôi nhà, con đường, đến nền giáo dục, sự hòa bình… Tất cả đều nhờ vào sự cống hiến, hi sinh của những thế hệ đi trước. Vì vậy, chúng ta cần phải ghi nhớ công lao, biết ơn và kính trọng họ.
Đạo lý ấy đã thấm nhuần vào cuộc sống của nhân dân ta đến mức có thể dễ dàng nhìn thấy trong các nếp sống hằng ngày. Đó là cái cảm ơn và cúi chào. Là những mâm cơm thờ cúng tổ tiên. Là những ngày tưởng niệm, thể hiện lòng biết ơn với các thương binh liệt sĩ, với các thầy cô, bác sĩ, thầy thuốc… Bất kì ai cũng xứng đáng được trân trọng và tôn vinh với những cống hiến của mình.
Niềm biết ơn ấy không chỉ là sự ghi nhận, cảm ơn chân thành với cống hiến của thế hệ trước. Mà nó còn chính là một sợi dây gắn kết giữa những con người khác thế hệ, đưa mọi người về gần nhau hơn. Đồng thời, nó còn là nguồn động lực cho lớp trẻ ngày hôm nay lao động sáng tạo hăng say, để có thể tạo ra những thành tựu cho các thế hệ mai sau. Đó chính là sự tiếp nối giữa các thế hệ trong dòng chảy lịch sử của dân tộc. Giúp đất nước ngày càng phát triển hơn.
Bài học “Uống nước nhớ nguồn” ấy, thực sự chứa đựng bài học nhân văn và giá trị to lớn. Nên vẫn luôn là điều mà những đứa trẻ được học từ khi còn nhỏ xíu cho đến khi trưởng thành.

Chứng minh câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn ngắn gọn

Bất kì ai trong chúng ta cũng từng được dạy về bài học “Uống nước nhớ nguồn”.

Bài học ấy được hiện diện dưới hình thức của một câu tục ngữ ngắn gọn dễ đọc, dễ nhớ. Tác giả dân gian đã mượn hành động khi uống nước thì phải nhớ đến nơi xuất phát, tạo ra dòng nước ấy. Để nói về bài học luôn nhớ đến và biết ơn những người đã lao động, cống hiến để tạo ra những món đồ, những giá trị mà mình được hưởng thụ.

Những điều đó có thể là các giá trị vật chất như nhà cửa, đường đi, cây cối, hoa quả, đồ chơi, sách vở… Nhưng còn có thể là các giá trị tinh thần như bài học giáo dục, tình yêu thương, một cuộc sống hòa bình, bình đẳng… Để có những điều đấy, những thế hệ đi trước chúng ta đã lao động hăng say, quên mình. Vì vậy, ta phải luôn nhớ đến họ, nhớ đến những vất vả họ đã trải qua để nuôi lòng biết ơn, kính trọng đến những lớp người đấy. Đồng thời, càng thêm nâng niu những hiện vật mà mình được nhận.

Tinh thần biết ơn đấy vẫn luôn hiện hữu trong cuộc sống, trong mỗi cá thể. Và minh chứng rõ ràng nhất chính là truyền thống thờ cúng tổ tiên của dân tộc ta. Cùng với đó, là các ngày lễ tôn vinh những người có góp phần cống hiến cho đất nước, như ngày thầy thuốc, ngày nhà giáo, ngày thương binh liệt sĩ…

Lớn lên trong bầu không thấm nhuần tinh thần nhớ ơn. Em vẫn luôn đã và đang hướng đến những đạo lí tốt đẹp như thế của dân tộc. Bởi em tin rằng chính những truyền thống ấy sẽ giúp dân tộc ta ngày càng phát triển hơn.

Chứng minh câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn - mẫu 5

Dân tộc Việt Nam từ trước đến nay vốn có truyền thống nhân nghĩa thuỷ chung son sắt. Có thể nhận thấy được đó chính là lòng biết ơn đối với người khác, đó chính là những người đã có công ơn với mình. Và để có thể đời đời ghi nhớ “khắc cốt ghi tâm” thì ông cha ta đã khéo léo đúc kết và lưu truyền cho con cháu đời sau bằng câu tục ngữ vô cùng ý nghĩa “Uống nước nhớ nguồn”

Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng dường như lại đã chứa đựng bài học luân lí về cách sống, về tình nghĩa cao đẹp của người Việt Nam. Tất cả chúng ta khi mà được uống ngụm nước trong lành thì nhất định ta không được quên cội nguồn – nơi dòng nước chảy tới. Vẫn đúng là việc dùng đặc điểm quen thuộc của dân gian để có thể gửi gắm vào đó những bài học những lời răn dạy về lòng biết ơn của con người chúng ta. Để có thể đạt được những thành quả cuộc sống như ngày hôm nay thì tất cả chúng ta không ai được quên đi những người đã có thể mang đến được cho ta được sự ấm no cũng như niềm hạnh phúc.

Thực sự rằng truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" từ xưa cho đến nay thì nó đã như đi vào chính đời sống, là nét đẹp trong phẩm chất của người Việt. Có thể thấy được sự gần gũi là thờ cúng ông bà tổ tiên trong những ngày lễ Tết, giỗ. Trong những ngày này con cháu như được đoàn viên lại quây quần nói chuyện với nhau và cũng thắp hương tưởng nhớ và cảm ơn Tổ tiên ta. Chắc hẳn là người Việt thì không ai có thể quên được ngày giỗ Tổ Hùng Vương để tưởng nhớ đến những chiến công, những công lao của các vị anh hùng dân tộc. Tất cả họ đã đem đến cho chúng ta ngày nay có được một cuộc sống thật tiến bộ. Chúng ta phải làm theo được như lời của vị lãnh tụ kính yêu – Hồ Chí Minh đã từng nói "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Cho nên đân ta vẫn có câu hát đó là:

Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.

Và để có được cuộc sống ấm no như ngày hôm nay, ngày trước cha ông ta cũng đã phải đổ biết bao mồ hôi cũng như là xương máu thì mới có thể giữ được sự bình yên cho nước nhà. Ta vẫn còn nghe kể về những anh lính cụ Hồ, những cô gái Trường Sơn năm nào họ như vẫn cứ hát ca bài ca:

Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai

Thế hệ đi trước đã không quản khó khăn mệt nhọc thậm chí là cả tính mạng để bảo vệ non sông đất nước ta. Chúng ta – những thế hệ trẻ hiện nay được sống trong chính niềm vui tự do, độc lập thì phải nhớ ơn đến những người đã ngã xuống. Bên cạnh đó còn có không ít bạn trẻ hiện nay họ coi độc lập tự do – thứ mà trước đây phải đánh đổi bằng mạng sống mới có thể có được là khí trời. Và quả thật đáng buồn biết bao nhiêu. Một dân tộc không thể nào mà đánh mất lịch sử của chính mình được. Thế hệ trẻ hiện nay phải am hiểu lịch sử, am hiểu không chỉ là biết rồi để đó. Mà thông qua kiến thức lịch sử ta thêm được sự tự hào cũng như phải biết ơn thế hệ cha anh đi trước. Có như vậy mới giúp ta thêm những bản lĩnh, ý chí để sống sao cho không phụ lòng mong mỏi của thế hệ đi trước.

Không chỉ là đối với các vị anh hùng dân tộc thì tôn sư trọng đạo cũng là một biểu hiện lòng biết ơn. Khi mà được gần gũi với học sinh nhất là ngày 20-11 – ngày Hiến chương các nhà giáo Việt Nam. Ta như thấy được có cả câu tục ngữ rất hay để nói về người thầy đó chính là câu "nhất tự vi sư, bán tự vi sư", "không thầy đố mày làm nên" chính là để nói về công lao như trời biển của các thầy cô. Cho nên ngày 20 – 11 chính là ngày mà để các em học sinh, những thế hệ học trò đến để là để nói về công lao to lớn của thầy cô giáo đối với các thế hệ học trò thể hiện lòng biết ơn đối với thày cô. Lòng biết ơn đối với thầy có lẽ nó còn được thể hiện ở sự say mê, chăm học, có được những kết quả tốt. Đối với các thế hệ cựu học sinh chính là sự thành đạt.

Nói về lòng biết ơn thì không thể không nhắc đến công sinh thành của cha mẹ. Mẹ mang nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày. Đó còn chính là tình yêu của cha chăm lo cho bạn. Vậy đấy, xung quanh ta còn biết bao nhiêu điều mà không phải là khí trời mà chúng ta cần trân trọng và biết ơn. Sự nhớ ơn người mang lại cho mình cuộc sống ấm no hạnh phúc trở thành lẽ tự nhiên, và nó dường như cũng sẽ trở thành nếp sống, nếp nghĩ và phẩm chất tốt đẹp của nhân dân ta.

Có thể thấy được câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” như gợi nhắc cho bản thân chúng ta cần phải biết ơn những thế hệ đi trước, những người đã giúp cho ta có được sự thành công như ngày hôm nay. Họ đã đi xa nhưng thành quả của họ tạo ra sẽ được giữ gìn và phát huy bởi chính bạn. Hãy tiếp nối những thành quả đó cho thế hệ mai sau nhé bạn!

Chứng minh câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn - mẫu 6

Qua quá trình lao động của nhân dân ta và trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã chống lại ngoại xâm và thiên tai khắc nghiệt đã lập nên bao chiến công hiển hách, những trang sử vẻ vang. Chính đặc điểm lịch sử đó đã tạo nên một truyền thống tốt đẹp và quý báu của dân tộc ta, đó là đạo lý "uống nước nhớ nguồn" và trong cuộc sống ngày hôm nay lời dạy đó càng trở nên sâu sắc.

Trước hết, chúng ta phải hiểu thế nào là “uống nước nhớ nguồn”. “Uống nước” là sự thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh cách mạng của các thế hệ trước. “Nguồn” chỉ nguồn gốc, nguồn cội hay có thể hiểu rộng ra là nguyên nhân dẫn đến con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó. “Nhớ nguồn” là hành động mang tính đạo đức cao, hưởng thụ những thành quả không tự nhiên mà có. Câu tục ngữ như một lời khuyên lời nhắc nhủ cảu ông cha ta đối với lớp người đi sau, đối với tất cả những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng những thành quả công lao của những người đi trước đã để lại cho ta.

Trong cuộc sống không gì gọi là tự nhiên có sẵn. không gì là không có nguồn gốc. Và chúng ta đuợc sống trong một xã hội hòa bình và hạnh phúc như ngày hôm nay thì đã có biết bao nhiêu mồ hôi và xương máu ông cha ta phải đổ xuống .. Chúng ta đã cố gắng làm được nhiều việc để đền đáp công ơn thương binh, liệt sĩ, các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, người có công với nước. Vào dịp 27-7 hằng năm, ngày thương binh liệt sĩ, toàn Ðảng, toàn dân ta có dịp nhìn lại những việc đã làm để đền ơn đáp nghĩa thương binh, liệt sĩ. Cùng với đó là hàng loạt hoạt động tri ân khác cũng đồng loạt diễn ra với sự thành kính, biết ơn những người đã ngã xuống. Chắc khó có nơi nào trên thế giới, hoạt động đền ơn đáp nghĩa lại có sức lan tỏa rộng khắp như ở Việt Nam, “Uống nước, nhớ nguồn”… Dân tộc Việt Nam là vậy, con người Việt Nam là vậy – chung thủy, nghĩa tình. Gần gũi với chúng ta hơn đó là cha mẹ.. Ai ai cũng lớn lên qua những câu hát chứa chan tình thương của mẹ. Rồi chính bố là người dẫn dắt ta đi khắp nẻo đường đời.Tình thương của cha mẹ luôn là trời bể. Các thầy cô giáo là những người dạy dỗ chúng ta nên người. Thầy cô trang bị cho chúng ta những hành trang vững chắc nhất để vào đời, đó là kiến thức. Do đó, ai cũng rất yêu mến cha mẹ, kính trọng thầy cô, không quên công lao to lớn của họ đã giúp chúng ta khôn lớn. Một lần nữa, đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” được thể hiện cụ thể nhất. Vì thế, ‘nhớ nguồn’ là bổn phận tất yếu, là đạo lý làm người, là một tình cảm đẹp đẹp xuất phát từ trong chính mỗi con người chúng ta, xuất phát từ ý thức ghi nhớ công lao người đã tạo nên những điều tốt đẹp đến với ta.

Một đất nước, gia đình, xã hội mà giữ được đạo lí “uống nước nhớ nguồn” thì đất nước, gia đình, xã hội ấy tốt đẹp, thân ái biết bao. Song trong cuộc sống không phải ai cũng hiền lành, trung thực, đạo đức tốt, cũng có lắm kẻ giả dối, vong ân bội nghĩa những người làm ra thành quả. Câu tục ngữ thể hiện thật chính xác và sâu sắc ý nghĩa “Uống nước nhớ nguồn” nhằm khuyên răn những kẻ “có mới nới cũ”, “qua cầu rút ván”, “ăn cháo đá bát”,…

Mỗi khi được hưởng một thành quả nào, chúng ta phải có nghĩa vụ giữ gìn, trân trọng và phát huy những gì mà ông cha ta đã cố gắng gây dựng và bảo vệ như các bản sắc văn hóa quê hương, văn hóa dân tộc. Không chỉ có thế, chúng ta còn phải biết tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa của nhân loại để làm cho truyền thống văn hóa ta ngày càng phong phú. Bản thân là một trong những thanh niên của xã hội mới, ta phải cố gắng học tập thật nghiêm túc, cần cù lao động, tạo ra những thành quả không chỉ cho riêng chúng ta mà còn cho xã hội. Đó chính là biểu hiện cụ thể của tấm lòng “uống nước nhớ nguồn”.

“Uống nước nhớ nguồn” là lời nhắn nhủ hết sức ngắn gọn và giản dị, là bài học sâu sắc, có giá trị từ ngàn xưa và cho đến mai sau. “Uống nuớc nhớ nguồn” – Sống cho trọn nghĩa trọn tình: nhớ ơn sinh thành,dưỡng dục của cha mẹ, công ơn dạy dỗ của thầy cô, công ơn của những thế hệ đi trước … Từ đó phải biết học tập và làm việc sao cho xứng đáng với đạo lý làm người và truyền thống dân tộc ta

Chứng minh câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn - mẫu 7

Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu ca dao tục ngữ hay nói về truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Một trong số đó là câu tục ngữ: "Uống nước nhớ nguồn" mang đến cho chúng ta một đạo lý sâu sắc ở đời.

Câu tục ngữ có hai lớp nghĩa: Lớp nghĩa đen và nghĩa bóng. Lớp nghĩa đen là lớp nghĩa hiện trực tiếp lên qua từng từ ngữ mà ta không phải suy luận, lớp nghĩa này là khi chúng ta có được dòng nước trong lành tươi mát để uống và sinh hoạt thì hãy nhớ đến ngọn nguồn của dòng nước đó. Còn lớp nghĩa bóng là lớp nghĩa không hiện trực tiếp qua từng từ ngữ mà ta phải suy luận thì mới tìm ra được lớp nghĩa này. Lớp nghĩa này là có thể hiểu là khi được thừa hưởng những thành quả tốt đẹp thì hãy nhớ đến nguồn cội hay chính xác hơn là công sức của những người tạo ra thành quả đó.

Câu tục ngữ nêu lên một đạo lý cho chúng ta hãy biết nhớ đến công ơn của những lớp người đi trước để chúng ta có được thành quả như hôm nay. Bởi vì những gì chúng ta đang thừa hưởng hôm nay không phải tự nhiên mà có, để có được độc lập dân tộc, sự ấm no hạnh phúc như ngày hôm nay các thế hệ đi trước đã phải đánh đổi cả bằng máu và nước mắt, biết bao anh hùng đã ngã xuống để đổi lấy độc lập tự do cho cả một dân tộc, họ đã phải hi sinh hạnh phúc cá nhân để đổi lấy hạnh phúc cho một dân tộc.

Để đổi lấy hạt gạo mà ta ăn hàng ngày người nông dân đã phải đổ biết bao nhiêu mồ hôi công sức, dãi dầu sớm nắng chiều mưa, bán mặt cho đất bán lưng cho trời để cho ta những hạt gạo chắc mẩy, thơm ngon. Đã có những câu chuyện rất hay về đạo lí này, truyện kể rằng có một chàng sĩ tử nghèo không có tiền mua gạo nên thường hay đợi nhà hàng xóm bên cạnh ăn cơm xong là sang mượn nồi về nấu cơm nhưng thực chất là để lấy phần cơm thừa và phần cháy để ăn. Khi chàng trai này đi thi và đỗ trạng nguyên thì có xin với vua đúc một cái nồi bằng vàng về để báo đáp vợ chồng người hàng xóm và kể rõ câu chuyện về những lần mượn nồi của mình cho mọi người nghe, ai cũng vô cùng xúc động về thái độ sống biết ơn người đã giúp đỡ mình. Đấy là truyện, còn trong thực tế thì dân tộc Việt Nam là một dân tộc giàu truyền thống nhân nghĩa, để tưởng nhớ về các thế hệ đi trước đã ngã xuống ta có ngày Thương binh liệt sĩ, tổ chức dâng hoa lên các nghĩa trang liệt sĩ để tưởng nhớ về những người có công với đất nước, thăm hỏi và tặng quà các gia đình chính sách, việc làm này cũng giúp phần nào họ nguôi ngoai đi nỗi đau mất mát người thân. Những thương binh, bệnh binh mất một phần hoặc toàn bộ sức lao động cũng được hưởng những chế độ ưu tiên đặc biệt, được Nhà nước chu cấp một phần về kinh tế, còn đối với gia đình liệt sĩ thì thân nhân của những liệt sĩ đó được hưởng chế độ này. Đó cũng là một hành động thiết thực thể hiện truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc ta.

Tuy nhiên có một số người không hiểu được đạo lý này, mọi người thì "ăn cây nào rào cây ấy" nhưng họ lại "ăn cây táo rào cây sung", không biết nhớ đến công ơn của những người đã vất vả bỏ công sức tạo dựng thành quả cho họ hưởng thụ, ông cha ta cũng đã có một số câu tục ngữ như: "qua cầu rút ván" hay "ăn cháo đá bát" nhằm đả kích, phê phán những người có thái độ sống vô ơn, vong ân bội nghĩa, dựa vào người khác để đạt được mục đích nhưng khi đạt được mục đích rồi thì lại "lấy oán báo ân", tráo trở, quay lưng với những người đã giúp đỡ mình khi họ gặp khó khăn.

Ngày nay, câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị của nó và đạo lý mà câu tục ngữ đưa ra là một bài học quý báu để mỗi người chúng ta học tập và noi theo.

Chứng minh câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn - mẫu 8

Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay có nhiều truyền thống quý báu được gìn giữ và lưu truyền. Một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp nhất được thể hiện qua câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn", câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta phải biết ơn những người đã giúp đỡ ta, đây là lời dạy mà mỗi người Việt Nam phải luôn ghi nhớ. Đến ngày nay, lời dạy của người xưa càng sâu sắc hơn.

Vậy "Uống nước nhớ nguồn" là như thế nào? "Uống nước" ở đây là thừa hưởng thành quả lao động của những người đi trước, thừa hưởng những gì mà họ đã bỏ công sức để tạo ra, để có được. "Nguồn" chính là nơi xuất phát, nơi khởi đầu của dòng nước, và ở đây "nguồn" chính là những thế hệ trước, những con người mà đã tạo ra "dòng nước" hay nói cách khác là tạo ra thành quả mà chúng ta đã hưởng ngày hôm nay. Câu tục ngữ chính là lời răn dạy, nhắc nhở chúng ta, những lớp người đi sau, những thế hệ đang thừa hưởng thành quả phải luôn nhớ ơn công lao của thế hệ trước.

Trong vũ trụ, thiên nhiên và xã hội, mọi sự vật đều có nguồn gốc. Của cải, vật chất, tinh thần đó chính là công sức do con người làm ra. Như việc chúng ta thưởng thức một chén cơm, ta cảm thấy vị ngọt, nhưng thực ra thì chúng thật mặn, mặn vì những giọt mồ hôi, mặn vì những ngày dầm mưa dãi nắng. Họ đã phải sáng nắng chiều mưa làm việc ở ngoài đồng, nhổ mạ cấy lúa, gặt lúa, đập lúa...Bên cạnh đó, còn có sự hi sinh xương máu của các vị anh hùng dân tộc, các chiến sĩ yêu nước vì sắc áo của dân tộc để rồi xây dựng đất nước giàu đẹp phát triển đến ngày hôm nay. Lòng biết ơn phải xuất phát từ tình cảm, từ ý thức ghi nhớ công ơn của những người tạo ra thành quả phục vụ cuộc sống của chúng ta, đó chính là "nhớ nguồn", là đạo lý làm người tất yếu mà mỗi người cần có. Có câu:

"Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
Dù ai buôn bán gần xa
Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba thì về..."

Đó là lòng biết ơn của nhân dân nên hằng năm cả nước ta làm lễ "Giỗ tổ Hùng Vương" để ghi nhớ công lao của các vua Hùng đã dựng nước và giữ nước, hay hằng năm, để mừng sinh nhật Bác, cả nước đã cùng ôn lại chặng đường mà Bác đã đi qua, ca ngợi sự hy sinh của Bác để giành lại độc lập tự do cho nước nhà, đó cũng là một hình thức "nhớ nguồn" của chúng ta, thể hiện một tình cảm đẹp, một đạo lý đẹp của dân tộc ta.

Lòng biết ơn giúp ta gắn bó hơn với những người đi trước, sẽ trân trọng những thành quả và công sức của tiền nhân, gần gũi hơn với tập thể...và từ đó sẽ tạo nên một xã hội đoàn kết, thân ái hơn giữa mọi người. Điều đó cho ta thấy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" là một truyền thống vô cùng cao đẹp. Nếu con người không có lòng biết ơn thì sẽ trở nên rất ích kỉ, không hiểu biết, thờ ơ với mọi người xung quanh và có thể sẽ trở thành con người ăn bám xã hội. Ví dụ một con người không có lòng biết ơn, không nhớ đến cội nguồn, chỉ biết hưởng thụ mà không làm, không hiểu được lao động là như thế nào về lâu dài sẽ thành kẻ ăn bám, ngồi một chỗ mà hưởng thành quả lao động.

Chứng minh câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn - mẫu 9

Mọi thành quả hôm nay chúng ta được thừa hưởng đều là do công sức, mồ hôi, nước mắt thậm chí cả máu ông cha ta đã vất vả đổ xuống. Bởi vậy, chúng ta phải ghi nhớ công ơn của những người đã làm ra chúng. Truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc đã được ông cha ta đúc kết trong câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”.

Trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là “Uống nước nhớ nguồn”. Tác giả dân gian sử dụng hình ảnh hết sức cụ thể, dễ hiểu “uống nước”, “nguồn” để khuyên chúng ta khi uống một ly nước phải nhớ đến nguồn gốc mà chúng đã được tạo ra. Nhưng một nó không chỉ có nghĩa đen mà trong hình ảnh đó còn ẩn chứa tính biểu tượng, đa nghĩa, đây mới chính là cái đích mà các tác giả dân gian hướng đến. “Uống nước tức là ta được hưởng thụ một thành quả nào đó của thế hệ đi trước để lại; Nguồn là những gì người đi trước, ông cha ta đã tạo ra thành quả đó. Như vậy, cả câu tục ngữ nhằm hướng đến một chân lí, một lời khuyên đối với thế hệ sau: khi chúng ta được hưởng bất cứ thành quả nào đó dù to lớn như đại dương, hay nhỏ bé như hạt cát thì chúng ta cũng phải biết nhớ ơn những thế hệ đi trước, những người đã tạo ra thành quả đó.

Chúng ta đều biết rằng mọi thành quả hôm nay chúng ta được hưởng thụ không phải ngẫu nhiên mà có, không phải phép tiên biến ra mà đó là công sức của tất cả thế hệ đi trước để lại cho chúng ta. Để có một hạt cơm thơm ngon là biết bao giọt mồ hôi của bác nông dân rơi trên cánh đồng: “Ai ơi bưng bát cơm đầy/ Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”. Để có độc lập tự do như ngày hôm nay là biết bao thế hệ cha anh đã anh dũng hi sinh, đổ máu để giành độc lập cho dân tộc. Bởi vậy, chúng ta cần phải ghi nhớ công ơn của họ và có những hành động thiết thực báo đáp công ơn đó. Đồng thời, đây cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta được gìn giữ từ bao đời nay và thể hiện trong rất nhiều câu tục ngữ khác: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”; “Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười tháng ba”…

Truyền thống tốt đẹp này đã được các thế hệ lưu giữ và phát huy hàng ngàn đời nay. Trong nhà chúng ta chắc hẳn gia đình nào cũng có bàn thờ gia tiên, ghi nhớ công ơn của tổ tiên, ông bà đã gây dựng nên gia đình, nuôi dưỡng ta khôn lớn. Ngày mồng mười tháng ba hàng năm cả nước lại hướng về đền Hùng dâng lên hoa thơm, quả ngọt để tưởng nhớ công ơn của các vị Vua Hùng đã có công gây dựng đất nước. Không chỉ ghi nhớ công ơn với những người đã mất, chúng ta còn có những hành động thiết thực báo đáp công ơn của những vị anh hùng, những người đã giúp dân tộc, đất nước. Những ngôi nhà tình nghĩa khang trang, đẹp đẽ được dựng lên để báo đáp công ơn của những bà mẹ Việt Nam anh hùng, các phong trào đền ơn đáp nghĩa hàng năm với những gia đình, những người có công với Tổ quốc….

Bên cạnh những người luôn có ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống này lại có những kẻ vô ơn, không biết ghi nhớ công lao của thế hệ đi trước, của những người đã giúp đỡ mình. Những kẻ như vậy sẽ bị xã hội tẩy chay, ghét bỏ, sống cô lập. Là một học sinh chúng ta cần phải nêu cao truyền thống tốt đẹp này của dân tộc, biết ơn trước hết là với cha mẹ - người đã sinh ra ta và nuôi ta khôn lớn trưởng thành bằng cách học tập tốt, nghe lời cha mẹ.

Truyền thống “uống nước nhớ nguồn” là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, phản ánh con người Việt Nam là những người ân tình, thủy chung, luôn biết ghi nhớ công ơn và báo đáp với thế hệ đi trước. Truyền thống này cần được giữ gìn và phát huy hơn nữa, nhất là trong thời điểm hiện nay để không bị vòng xoáy cuộc sống xô bồ làm cho phai nhạt những nét văn hóa đẹp đẽ của dân tộc.

Chứng minh câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn - mẫu 10

Lòng biết ơn là một đức tính cao quý và là một nét đẹp tiềm ẩn trong mỗi con người, từ bao đời nay qua bao thế hệ, truyền thống đó luôn được giữ gìn và phát huy. Và đã có biết bao nhiêu câu ca dao, tục ngữ được ông cha ta đúc kết lại để nói về nét đẹp ấy, trong đó có câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" khá quen thuộc và gần gũi với chúng ta.

Câu tục ngữ ngắn gọn mà chứa đựng nhiều ý nghĩa, nó không đơn thuần chỉ nói về lớp nghĩa thực: Đó là nguồn gốc của nguồn nước thiên nhiên đã ban tặng cho con người, để mọi người có được dòng nước sử dụng hằng ngày như ăn uống, tắm giặt, sinh hoạt...Và mỗi lần sử dụng dòng nước ấy, con người sẽ luôn nhớ tới và thầm biết ơn thiên nhiên đã cho ta những nguồn nước quý giá đó. Mà sâu xa hơn, đó chính là lời nhắn nhủ của ông cha ta muốn gửi gắm đến con cháu thế hệ sau: Phải biết ghi nhớ công ơn, những tình cảm, những hành động hay việc làm mà người khác đã giúp đỡ mình, đã hi sinh cống hiến để mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mình. Đấy mới là giá trị lâu bền, là nền tảng xây dựng tốt các mối quan hệ xã hội.

Có thể nói rằng, trong mỗi chúng ta không có một thành công nào tự nhiên có nếu như không có công lao của một ai đó tạo nên. Công lao ấy có thể đơn giản chỉ là những lời động viên hay sự định hướng đúng đắn, cũng có thể đó là sự hỗ trợ về kinh tế để làm bước đệm khi chúng ta muốn tiến xa hơn... Nghe có vẻ đơn giản, nhưng đây lại chính là sợi dây gắn kết để tạo nên một bước ngoặt mới cho mỗi con người.

Mỗi chúng ta, không phải tự nhiên mà ta được sinh ra trên cuộc đời này, đó là công lao của cha mẹ, những người đã mang nặng đẻ đau và nuôi dưỡng, giáo dục chúng ta khôn lớn thành người. Nếu không có cha mẹ thì làm sao có chúng ta, vậy nên, công ơn sinh thành dạy dỗ ta phải luôn ghi nhớ trong tận đáy lòng, không những biết ơn mà ta nên báo đáp sao cho vẹn tròn chữ hiếu. Ví dụ như, khi ta đã trưởng thành, đi làm có lương ta có thể mua tặng cha mẹ mình một món quà nào đó thể hiện sự quan tâm, lòng hiếu thảo của mình. Hay khi cha mẹ già yếu, không còn sức khỏe lao động nữa, ta nên đền đáp công ơn đó bằng cách làm chỗ dựa thật vững chắc cho cha mẹ nương tựa. Chỉ cần vậy thôi chứ không nhất thiết phải là cái gì đó to tát, cao siêu mới là có hiếu.

Đó là trong gia đình. Còn ngoài xã hội thì sao? Những người thầy, người cô đã dìu dắt, dạy dỗ cho chúng ta kiến thức, tiếp thêm cho chúng ta những ước mơ trong sự nghiệp, đó cũng là những người ta không được phép quên. Đơn giản có thể chỉ là những tin nhắn hỏi thăm, những lời chúc mừng nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, hay những bó hoa tươi tắn kèm theo những dòng chữ chúc mừng. Chỉ cần những hành động nhỏ nhặt đó nhưng đã đem lại nụ cười, tạo sự gắn kết yêu thương giữa con người với nhau và thực sự nó có ý nghĩa rất lớn, mang đậm tính nhân văn. Lòng biết ơn những thế hệ đi trước đã đổ bao nhiêu công sức, thậm chí hi sinh cả một phần xương máu của bản thân để giành lại độc lập tự do cho đất nước, cho chúng ta có được cuộc sống yên bình như ngày hôm nay. Đó là ngày 27/7 - ngày lễ tri ân các bà mẹ Việt Nam anh hùng, những anh hùng liệt sĩ... đã ngã xuống để bảo bệ Tổ quốc.

Nhưng trong thực tế, vẫn có một số người đã đánh mất đi cái đạo lý ấy, sẵn sàng phản bội, "ăn cháo đá bát" với những người đã từng giúp đỡ mình. Đó là những người ích kỷ, chỉ biết nghĩ cho bản thân và họ sẽ phải trả giá cho sự vô ơn của mình.

Tóm lại, câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" đã dạy cho con người hiểu rõ hơn về lòng biết ơn, về sự báo đáp với những người đã có công lao giúp đỡ mình. Câu tục ngữ mang đậm tính nhân văn và chúng ta là những người thế hệ sau nên có ý thức bảo vệ, giữ gìn và phát huy hơn nữa truyền thống tốt đẹp đó. Để tạo nên một xã hội văn minh hơn, lịch sự hơn, góp phần làm cho đất nước phát triển phồn vinh hơn.

Chứng minh câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn - mẫu 11

Tục ngữ là một bộ phận trong kho tàng văn học dân gian, được xem là túi khôn của nhân loại, bởi vì đó là những bài học trí tuệ sâu sắc của người xưa được đúc kết bằng những câu nói ngắn gọn. Chúng ta có thể tìm thấy ở đấy những kinh nghiệm sống trong thực tế và những bài học về luân lý đạo đức. Ngay từ xa xưa, cha ông ta vẫn thường nhắc nhở thế hệ đi sau phải có tình cảm trân trọng biết ơn đối với những người đã tạo dựng thành quả cho mình. Lời khuyên nhủ ấy được gửi gắm trong câu tục ngữ giàu hình ảnh:

"Uống nước nhớ nguồn"

Chúng ta có suy nghĩ như thế nào khi đọc lời khuyên dạy của tiền nhân? "Nguồn" là nơi xuất phát của dòng nước, mạch nước từ núi, từ rừng ra suối, ra sông rồi đổ ra biển cả mênh mông, không bao giờ cạn. Thứ nước khởi thủy đó trong mát, tinh khiết nhất. Khi ta uống dòng nước làm vơi đi cơn khát thì phải biết suy ngẫm đến nơi phát xuất dòng nước ấy. Từ hình ảnh cụ thể như vậy, người xưa còn muốn đề cập đến một vấn đề khái quát hơn."Nguồn" có thể được hiểu chính là những người đã tạo ra thành quả về vật chất, tinh thần cho xã hội. Còn "uống nước" đó chính là sử dụng, đón nhận thành quả ấy. Câu tục ngữ nhằm khuyên nhủ chúng ta phải biết ơn những người đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống.

Thật vậy, trong cuộc sống, không có hiện tượng nào là không có nguồn gốc, không có thành quả nào mà không có công lao của một ai đó tạo nên, tất cả mọi thành quả đều phần lớn do công sức lao động của con người làm ra. Ta không thể tự tạo mọi thứ từ đôi tay, khối óc của mình cho nên ta phải nghĩ đến những ai đã tạo ra nó. Mặt khác, người tạo ra thành quả phải đổ mồ hôi công sức, thậm chí phải chịu phần mất mát hy sinh. Trong khi đó người thụ hưởng thì không bỏ ra công sức nào cả, vì lẽ đó chúng ta phải biết ơn họ. Đó là sự công bằng trong xã hội.

Hơn nữa, lòng biết ơn sẽ giúp ta gắn bó với cha anh, với tập thể tạo ra một xã hội thân ái, kết đoàn. Cuộc sống sẽ tốt đẹp biết bao nếu truyền thống ấy được lưu giữ và xem trọng. Con người sống ân nghĩa sẽ được người khác quý trọng, được xã hội tôn vinh.

Ngược lại, thiếu tình cảm biết ơn, sống phụ nghĩa quên công, con người trở nên ích kỉ, vô trách nhiệm, những kẻ ấy sẽ bị người đời chê trách, mỉa mai, bị gạt ra ngoài lề xã hội và lương tâm của chính họ sẽ kết tội.

Bên cạnh đó, ta thấy "Uống nước nhớ nguồn" còn là đạo lí của dân tộc, là lẽ sống tốt đẹp từ bao đời nay cho nên thế hệ đi sau cần kế thừa và phát huy. Bài học đạo đức làm người ấy cứ trở đi trở lại trong kho tàng văn học dân gian: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ người đào giếng", "Đường mòn ân nghĩa chẳng mòn", "Ai mà phụ nghĩa quên công, thì đeo trăm cánh hoa hồng chẳng thơm"...

Thật đáng chê trách cho những ai còn đi ngược lại với lẽ sống cao thượng ấy. Sống dưới mái ấm gia đình, có những người con vẫn chưa cảm nhận hết công sức của đấng sinh thành, họ thản nhiên tiêu xài hoang phí những đồng tiền phải đánh đổi bằng những giọt mồ hôi, nước mắt của cha mẹ, thậm chí còn có kẻ đã ngược đãi với cả những người đã tạo dựng ra mình. Dưới mái học đường, nhiều học sinh vẫn còn xao lãng với chuyện học hành. Đó là gì, nếu không phải là vô ơn với thầy cô? Trong xã hội cũng không ít kẻ "uống nước" nhưng đã quên mất "nguồn".

Câu tục ngữ là lời khuyên nhủ chân tình: con người sống phải có đạo đức nhân nghĩa, thủy chung, vừa là lời ca ngợi truyền thống đạo lí lâu đời của dân tộc Việt. Nó còn là hồi chuông cảnh tỉnh đối với ai đã đối xử một cách vô ơn bạc nghĩa với những người đã tạo ra thành quả cho mình hưởng thụ. Học tập câu tục ngữ này, cụ thể là phải biết ơn, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả những gì mà người khác tạo dựng. Là một người con trước hết ta phải biết khắc ghi công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, còn là một người học sinh, biết ơn công ơn dạy dỗ của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ của tập thể lớp, trường. Sống trong cuộc đời, ta phải biết khắc ghi công ơn những ai đã cưu mang, giúp đỡ mình khi gặp hoạn nạn khó khăn. Suy rộng ra là con cháu vua Hùng, thuộc dòng dõi Lạc Hồng, ta phải biết tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc. Thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình phải biết khắc ghi công ơn của các anh hùng liệt sĩ, khi "bưng bát cơm đầy", ta phải cảm hiểu "muôn phần đắng cay" của những người nông dân... Không chỉ biết ơn đối với những lớp người đi trước, ta còn phải ý thức quý trọng giữ gìn những giá trị mà quá khứ đã tạo nên bằng mồ hôi, nước mắt và xương máu, tiếp tục phát triển các thành quả của quá khứ. Nói như Bác: "Các vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Trong tương lai, hãy đem tài năng của mình ra xây dựng quê hương, hàn gắn vết thương chiến tranh đó chính là cách "trả ơn" quý báu nhất.

Đồng thời còn phải biết đấu tranh chống lại những biểu hiện vô ơn "ăn cháo đá bát", có thế xã hội sẽ tốt đẹp hơn. Mỗi con người sẽ sống chan hòa với nhau bằng những tình cảm chân thành hơn.

Qua việc sử dụng câu tục ngữ ngắn gọn, ngôn ngữ giản dị, hình ảnh cụ thể mà ý nghĩa thật vô cùng sâu sắc, người xưa đã khuyên nhủ thế hệ đi sau phải biết nhớ ơn những ai đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống để từ đó khéo léo nhắc nhở, cảnh tỉnh những kẻ còn có lối sống bất nghĩa vô ơn. Mặc dù trải qua bao thâm trầm của thời đại, ý nghĩa câu tục ngữ trên vẫn sống mãi với thời gian... Đọc lại lời dạy của tổ tiên, ta không khỏi tự nhủ với lòng mình. Không bao giờ trở thành kẻ sống thiếu trách nhiệm đối với xã hội, sống và làm việc xứng đáng với đạo lí và truyền thống dân tộc, sống chân thành trọn nghĩa trọn tình, có trước có sau.

Chứng minh câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn - mẫu 12

Những câu ca dao nói về lòng biết ơn, nhớ ơn, cách làm người rất đẹp trong văn hóa của người dân Việt Nam ta. Nhớ về cội nguồn, nhớ về thế hệ đi trước và cả thế hệ mai sau. Bởi thế mới có câu "Uống nước nhớ nguồn".

Câu tục ngữ là bài học lớn dạy cho ta biết cách làm người. Chỉ có bốn chữ ngắn gọn mà ý nghĩa sâu xa. "Uống nước" là điều kiện, "nhớ nguồn" là hệ quả. Nguồn là nơi phát nguyên những nguồn nước. Nước đầu nguồn thì trong mát ngọt lành. Nguồn nước thì có bao giờ vơi cạn? Nhờ nguồn mà sông suối, ao hồ, biển cả có nước quanh năm, sự sống được duy trì, cây cối đơm hoa kết trái. Uống nước là được hưởng thụ; nhờ có nguồn mà ta được uống nước. Chữ "nhớ" trong câu tục ngữ thể hiện hiện tấm lòng biết ơn, nhớ ơn. Câu tục ngữ nêu lên mối quan hệ lịch sử xã hội. Đó là hưởng thụ và nghĩa vụ. Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta bài học đạo đức. Đó là phải biết ơn, nhớ ơn những người có công với mình. Những con người mà đã cho ta hạnh phúc, yên vui. "Uống nước nhớ nguồn' đã nói lên mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người, một quan niệm nhân sinh đầy tình người, đúc kết một nét đẹp về đạo lý, nhắc nhở mỗi người sống có tình có nghĩa, trọn vẹn thủy chung.

Lòng nhớ ơn, biết ơn là một tình cảm rất đẹp. Câu tục ngữ giáo dục chúng ta lòng biết ơn đối với thế hệ đi trước. Đó là tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Đó là những người anh hùng vĩ đại đã đem mồ hồi xương máu xây dựng và bảo vệ đất nước. Bát cơm ta ăn, mái nhà ta ở, trang sách, ngọn đèn, ngôi trường soi sáng tâm hồn ta... đã thấm sâu công ơn hàng triệu người dân cày, người thợ, thầy giáo, cô giáo... Đất nước được độc lập thanh bình, lá quốc kì đỏ thắm tung bay trên bầu trời độc lập là do xương máu của biết bao anh hùng liệt sĩ. Những con người không tên đã giành lại được giang sơn gấm vóc cho dân tộc Việt Nam ta. Giang sơn gấm vóc hôm nay là do nguồn thiêng ông cha. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã từng ca ngợi:

"Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra đất nước"

Lòng biết ơn giúp ta gắn bó hơn với những người đi trước, sẽ trân trọng thành quả, công sức của tiền nhân, gần gũi với mọi người từ đó sẽ tạo ra một xã hội văn minh, đoàn kết. Bởi thế mà "uống nước nhớ nguồn" được coi là nền tảng của một xã hội văn minh lành mạnh. Một con người khi sinh ra, lớn lên và trưởng thành luôn có những tấm lòng, những hành động mà phải nhớ ơn. Trước hết là cha mẹ. Cha mẹ là người không chỉ có công ơn sinh thành trời bể mà còn là những năm tháng nhọc nhằn nuôi nấng. Những đêm mưa lạnh mẹ ôm con ngủ, những ngày nắng gió cha đưa con tới trường. Biết bao sự nhọc nhằn mà cha mẹ đã phải trải qua để chúng ta lớn lên, thành người. Cha mẹ nuôi con bằng tình thương. Từng ngày từng ngày cha mẹ chẳng quản ngại khó khăn gian khổ mà nuôi nấng chúng ta. Đối với cha mẹ, con cái luôn là một niềm hi vọng và ước mơ. Bởi thế mà công ơn trời bể ấy, dù bạn có dành hết phần đời của mình cũng chưa chắc đã trả hết được. Rồi đến trường học, thầy cô chính là người có công ơn thứ hai. Thầy cô là người truyền tụng kiến thức, tri thức nhân loại cho chúng ta. Để chúng ta có thể phát triển toàn diện cả về mặt nhân cách lẫn trí tuệ, thì thầy cô chính là một phần ấy. Không phủ nhận những tấm gương tự học, nhưng đó chỉ là con số rất ít. Thầy cô luôn là bến đò của tri thức, là người có công ơn dạy dỗ chúng ta thành công hơn trong cuộc sống. Rồi tiếp nữa là cấp trên của ta tại nơi làm việc. Họ sẽ là những người cho ta những bài học thực tế, kinh nghiệm trong công việc. Và còn nhiều rất nhiều những người khác nữa. Nhưng gần gũi với chúng ta nhất chính là họ. Bởi công lao của họ đối với ta là to lớn vì thế mà ta không được rũ bỏ nó. Nếu rũ bỏ nó, phủ nhận nó, thì bạn sẽ không phải là một con người đúng nghĩa con người. Con người có bộ não nhưng cũng có trái tim. Đã có người từng nói, "Nếu sống mà rũ bỏ quá khứ là không có trái tim". Bạn là con người, và bạn có trái tim. Vì vậy, bạn hãy tự nhủ lòng mình phải nhớ ơn những người đã có công lao to lớn không gì thay thế được. Bởi đó là cách sống, đạo lý làm người ngẫu nhiên và tất nhiên mà một con người cần phải có.

"Uống nước nhớ nguồn" là đạo lý sống biết bao đời nay vẫn còn giữ nguyên giá trị. Nó vẫn sẽ đúng và mãi đúng cho đến ngàn đời sau. Bởi giá trị của nó không đơn thuần là một tác phẩm văn học mà còn là đạo lý làm người.

Chứng minh câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn - mẫu 13

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống nhân nghĩa thuỷ chung son sắt. Lòng biết ơn đôi với người khác - người có công ơn với mình là một biểu hiện của truyền thống nhân nghĩa đó. Để ghi nhớ và nhắc nhở con cháu đời sau, cha ông xưa đã đúc kết và lưu truyền trong câu tục ngữ vô cùng ý nghĩa:

Uống nước nhớ nguồn

Câu tục ngữ chứa đựng bài học luân lí về cách sống, về tình nghĩa cao đẹp của người Việt Nam với nhau. Khi được uống ngụm nước trong lành, mát lạnh, nhất định ta không được quên cội nguồn - nơi dòng nước chảy tới. Vẫn là đặc điểm quen thuộc của tục ngữ, vẫn là những hình ảnh tượng trưng độc đáo và hàm súc, cha ông ta gửi gắm vào đó lời răn dạy về lòng biết ơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó. Để có được cuộc sống như ngày hôm nay, ta không được quên ơn những người đã mang đến cho ta sự ấm no hạnh phúc.

Truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", vốn đã đi vào đời sống, là nét đẹp trong phẩm chất của người Việt. Gần gũi là thờ cúng ông bà tổ tiên mỗi khi tết, giỗ trong mỗi gia đình để tỏ lòng biết ơn công lao sinh thành dưỡng dục của con cháu, rầm rộ hơn là những lễ hội được tổ chức hàng năm tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc. Bác Hồ đã dạy: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Vì thế mà:

Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.

Cứ đến dịp lễ hội đền Hùng (Phú Thọ), nhân dân cả nước lại nô nức kéo nhau về nơi quê cha đất tổ để tưởng nhớ công lao dựng nước của vua Hùng, ở mỗi làng, mỗi thôn xóm vẫn diễn ra hoạt động hội làng đều đặn nhằm ghi tạc công lao của các vị thành hoàng làng, tổ nghề, tổ sư.

Để có được cuộc sống ấm no như ngày hôm nay, cha ông ta đã phải đổ mồ hôi, xương máu và cả tính mạng của mình để giữ vững bình yên cho đất nước. Từ thời "mang gươm đi mở cõi" lịch sử của Việt Nam đã là lịch sử dựng nước gắn liền với giữ nước. Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... đều trở thành những tên phố, tên đường, tên trường học... luôn nhắc nhở chúng ta về sự đóng góp to lớn của họ cho đất nước. Khắp các địa phương trên cả nước, đền thờ các vị anh hùng dân tộc đều là những di tích lịch sử, trở thành nơi thăm viếng của cả khách trong nước và ngoài nước. Toàn thể nhân dân Việt Nam một lòng biết ơn Đảng, cách mạng và Bác Hồ. Hàng năm, chúng ta có ngày 27/7 - ngày Thương binh liệt sĩ để tỏ lòng biết ơn tới những anh hùng có công với cách mạng, lòng biết ơn được thể hiện bằng hành động rất cụ thể như phong trào "đền ơn đáp nghĩa", "nhà tình nghĩa"... Xã hội cũng có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ, giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Gần gũi với học sinh nhất là ngày 20-11 - ngày Hiến chương các nhà giáo Việt Nam. Tục ngữ có câu "nhất tự vi sư, bán tự vi sư", "không thầy đố mày làm nên" là để nói về công lao to lớn của thầy cô giáo đối với các thế hệ học trò. Vì thế cứ mỗi dịp 20-11 hàng năm, học sinh cả nước lại hân hoan bày tỏ lòng biết ơn, yêu kính của mình đối với thầy cô. Trong tình cảm ấy, lòng biết ơn ấy không chỉ thể hiện vào dịp lễ tết, ngày nhà giáo Việt Nam mà phải thực hiện bằng sự tôn trọng, vâng lời thầy cô mỗi giờ lên lớp, bằng kết quả học tập tốt và trong suốt cả cuộc đời.

Những phong tục, lễ hội đáng quý ấy đã trở thành hoạt động không thể thiếu hàng năm của người Việt Nam. Bởi, nhớ ơn người mang lại cho mình cuộc sống ấm no hạnh phúc trở thành lẽ tự nhiên, trở thành nếp sống, nếp nghĩ và phẩm chất tốt đẹp của nhân dân ta. Đó cũng là một trong những đạo lí làm người của dân tộc Việt Nam. Đối với người học sinh thể hiện lòng biết ơn ông bà cha mẹ, thầy cô bằng hành động cụ thể chính là đang thực hiện đạo lí làm người ấy

Chứng minh câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn - mẫu 14

Qua quá trình lao động của nhân dân ta và trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã chống lại ngoại xâm và thiên tai khắc nghiệt đã lập nên bao chiến công hiển hách, những trang sử vẻ vang. Chính đặc điểm lịch sử đó đã tạo nên một truyền thống tốt đẹp và quý báu của dân tộc ta, đó là đạo lý "uống nước nhớ nguồn" và trong cuộc sống ngày hôm nay lời dạy đó càng trở nên sâu sắc.

Trước hết, chúng ta phải hiểu thế nào là “uống nước nhớ nguồn”. “Uống nước” là sự thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh cách mạng của các thế hệ trước. “Nguồn” chỉ nguồn gốc, nguồn cội hay có thể hiểu rộng ra là nguyên nhân dẫn đến con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó. “Nhớ nguồn” là hành động mang tính đạo đức cao, hưởng thụ những thành quả không tự nhiên mà có. Câu tục ngữ như một lời khuyên, lời nhắc nhở của ông cha ta đối với lớp người đi sau, đối với tất cả những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng những thành quả công lao của những người đi trước đã để lại cho ta.

Trong cuộc sống không gì gọi là tự nhiên có sẵn. không gì là không có nguồn gốc. Và chúng ta đuợc sống trong một xã hội hòa bình và hạnh phúc như ngày hôm nay thì đã có biết bao nhiêu mồ hôi và xương máu ông cha ta phải đổ xuống .. Chúng ta đã cố gắng làm được nhiều việc để đền đáp công ơn thương binh, liệt sĩ, các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, người có công với nước. Vào dịp 27-7 hằng năm, ngày thương binh liệt sĩ, toàn Ðảng, toàn dân ta có dịp nhìn lại những việc đã làm để đền ơn đáp nghĩa thương binh, liệt sĩ. Cùng với đó là hàng loạt hoạt động tri ân khác cũng đồng loạt diễn ra với sự thành kính, biết ơn những người đã ngã xuống. Chắc khó có nơi nào trên thế giới, hoạt động đền ơn đáp nghĩa lại có sức lan tỏa rộng khắp như ở Việt Nam, “Uống nước, nhớ nguồn”… Dân tộc Việt Nam là vậy, con người Việt Nam là vậy – chung thủy, nghĩa tình. Gần gũi với chúng ta hơn đó là cha mẹ.. Ai ai cũng lớn lên qua những câu hát chứa chan tình thương của mẹ. Rồi chính bố là người dẫn dắt ta đi khắp nẻo đường đời.Tình thương của cha mẹ luôn là trời bể. Các thầy cô giáo là những người dạy dỗ chúng ta nên người. Thầy cô trang bị cho chúng ta những hành trang vững chắc nhất để vào đời, đó là kiến thức. Do đó, ai cũng rất yêu mến cha mẹ, kính trọng thầy cô, không quên công lao to lớn của họ đã giúp chúng ta khôn lớn. Một lần nữa, đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” được thể hiện cụ thể nhất. Vì thế, “nhớ nguồn” là bổn phận tất yếu, là đạo lý làm người, là một tình cảm đẹp đẹp xuất phát từ trong chính mỗi con người chúng ta, xuất phát từ ý thức ghi nhớ công lao người đã tạo nên những điều tốt đẹp đến với ta.

Một đất nước, gia đình, xã hội mà giữ được đạo lí “uống nước nhớ nguồn” thì đất nước, gia đình, xã hội ấy tốt đẹp, thân ái biết bao. Song trong cuộc sống không phải ai cũng hiền lành, trung thực, đạo đức tốt, cũng có lắm kẻ giả dối, vong ân bội nghĩa những người làm ra thành quả. Câu tục ngữ thể hiện thật chính xác và sâu sắc ý nghĩa “Uống nước nhớ nguồn” nhằm khuyên răn những kẻ “có mới nới cũ”, “qua cầu rút ván”, “ăn cháo đá bát”,…

Mỗi khi được hưởng một thành quả nào, chúng ta phải có nghĩa vụ giữ gìn, trân trọng và phát huy những gì mà ông cha ta đã cố gắng gây dựng và bảo vệ như các bản sắc văn hóa quê hương, văn hóa dân tộc. Không chỉ có thế, chúng ta còn phải biết tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa của nhân loại để làm cho truyền thống văn hóa ta ngày càng phong phú. Bản thân là một trong những thanh niên của xã hội mới, ta phải cố gắng học tập thật nghiêm túc, cần cù lao động, tạo ra những thành quả không chỉ cho riêng chúng ta mà còn cho xã hội. Đó chính là biểu hiện cụ thể của tấm lòng “uống nước nhớ nguồn”.

“Uống nước nhớ nguồn” là lời nhắn nhủ hết sức ngắn gọn và giản dị, là bài học sâu sắc, có giá trị từ ngàn xưa và cho đến mai sau. “Uống nuớc nhớ nguồn” – Sống cho trọn nghĩa trọn tình: nhớ ơn sinh thành,dưỡng dục của cha mẹ, công ơn dạy dỗ của thầy cô, công ơn của những thế hệ đi trước … Từ đó phải biết học tập và làm việc sao cho xứng đáng với đạo lý làm người và truyền thống dân tộc ta.

Chứng minh câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn – mẫu 2

Mọi thành quả hôm nay chúng ta được thừa hưởng đều là do công sức, mồ hôi, nước mắt thậm chí cả máu ông cha ta đã vất vả đổ xuống. Bởi vậy, chúng ta phải ghi nhớ công ơn của những người đã làm ra chúng. Truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc đã được ông cha ta đúc kết trong câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”.

Trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là “Uống nước nhớ nguồn”. Tác giả dân gian sử dụng hình ảnh hết sức cụ thể, dễ hiểu “uống nước”, “nguồn” để khuyên chúng ta khi uống một ly nước phải nhớ đến nguồn gốc mà chúng đã được tạo ra. Nhưng một nó không chỉ có nghĩa đen mà trong hình ảnh đó còn ẩn chứa tính biểu tượng, đa nghĩa, đây mới chính là cái đích mà các tác giả dân gian hướng đến. “Uống nước tức là ta được hưởng thụ một thành quả nào đó của thế hệ đi trước để lại; Nguồn là những gì người đi trước, ông cha ta đã tạo ra thành quả đó. Như vậy, cả câu tục ngữ nhằm hướng đến một chân lí, một lời khuyên đối với thế hệ sau: khi chúng ta được hưởng bất cứ thành quả nào đó dù to lớn như đại dương, hay nhỏ bé như hạt cát thì chúng ta cũng phải biết nhớ ơn những thế hệ đi trước, những người đã tạo ra thành quả đó.

Chúng ta đều biết rằng mọi thành quả hôm nay chúng ta được hưởng thụ không phải ngẫu nhiên mà có, không phải phép tiên biến ra mà đó là công sức của tất cả thế hệ đi trước để lại cho chúng ta. Để có một hạt cơm thơm ngon là biết bao giọt mồ hôi của bác nông dân rơi trên cánh đồng: “Ai ơi bưng bát cơm đầy/ Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”. Để có độc lập tự do như ngày hôm nay là biết bao thế hệ cha anh đã anh dũng hi sinh, đổ máu để giành độc lập cho dân tộc. Bởi vậy, chúng ta cần phải ghi nhớ công ơn của họ và có những hành động thiết thực báo đáp công ơn đó. Đồng thời, đây cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta được gìn giữ từ bao đời nay và thể hiện trong rất nhiều câu tục ngữ khác: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”; “Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”…

Truyền thống tốt đẹp này đã được các thế hệ lưu giữ và phát huy hàng ngàn đời nay. Trong nhà chúng ta chắc hẳn gia đình nào cũng có bàn thờ gia tiên, ghi nhớ công ơn của tổ tiên, ông bà đã gây dựng nên gia đình, nuôi dưỡng ta khôn lớn. Ngày mồng mười tháng ba hàng năm cả nước lại hướng về đền Hùng dâng lên hoa thơm, quả ngọt để tưởng nhớ công ơn của các vị Vua Hùng đã có công gây dựng đất nước. Không chỉ ghi nhớ công ơn với những người đã mất, chúng ta còn có những hành động thiết thực báo đáp công ơn của những vị anh hùng, những người đã giúp dân tộc, đất nước. Những ngôi nhà tình nghĩa khang trang, đẹp đẽ được dựng lên để báo đáp công ơn của những bà mẹ Việt Nam anh hùng, các phong trào đền ơn đáp nghĩa hàng năm với những gia đình, những người có công với Tổ quốc….

Bên cạnh những người luôn có ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống này lại có những kẻ vô ơn, không biết ghi nhớ công lao của thế hệ đi trước, của những người đã giúp đỡ mình. Những kẻ như vậy sẽ bị xã hội tẩy chay, ghét bỏ, sống cô lập. Là một học sinh chúng ta cần phải nêu cao truyền thống tốt đẹp này của dân tộc, biết ơn trước hết là với cha mẹ - người đã sinh ra ta và nuôi ta khôn lớn trưởng thành bằng cách học tập tốt, nghe lời cha mẹ.

Truyền thống “uống nước nhớ nguồn” là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, phản ánh con người Việt Nam là những người ân tình, thủy chung, luôn biết ghi nhớ công ơn và báo đáp với thế hệ đi trước. Truyền thống này cần được giữ gìn và phát huy hơn nữa, nhất là trong thời điểm hiện nay để không bị vòng xoáy cuộc sống xô bồ làm cho phai nhạt những nét văn hóa đẹp đẽ của dân tộc.

Chứng minh câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn – mẫu 3

Lòng biết ơn là một đức tính cao quý và là một nét đẹp tiềm ẩn trong mỗi con người, từ bao đời nay qua bao thế hệ, truyền thống đó luôn được giữ gìn và phát huy. Và đã có biết bao nhiêu câu ca dao, tục ngữ được ông cha ta đúc kết lại để nói về nét đẹp ấy, trong đó có câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" khá quen thuộc và gần gũi với chúng ta.

Câu tục ngữ ngắn gọn mà chứa đựng nhiều ý nghĩa, nó không đơn thuần chỉ nói về lớp nghĩa thực: Đó là nguồn gốc của nguồn nước thiên nhiên đã ban tặng cho con người, để mọi người có được dòng nước sử dụng hằng ngày như ăn uống, tắm giặt, sinh hoạt...Và mỗi lần sử dụng dòng nước ấy, con người sẽ luôn nhớ tới và thầm biết ơn thiên nhiên đã cho ta những nguồn nước quý giá đó. Mà sâu xa hơn, đó chính là lời nhắn nhủ của ông cha ta muốn gửi gắm đến con cháu thế hệ sau: Phải biết ghi nhớ công ơn, những tình cảm, những hành động hay việc làm mà người khác đã giúp đỡ mình, đã hi sinh cống hiến để mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mình. Đấy mới là giá trị lâu bền, là nền tảng xây dựng tốt các mối quan hệ xã hội.

Có thể nói rằng, trong mỗi chúng ta không có một thành công nào tự nhiên có nếu như không có công lao của một ai đó tạo nên. Công lao ấy có thể đơn giản chỉ là những lời động viên hay sự định hướng đúng đắn, cũng có thể đó là sự hỗ trợ về kinh tế để làm bước đệm khi chúng ta muốn tiến xa hơn... Nghe có vẻ đơn giản, nhưng đây lại chính là sợi dây gắn kết để tạo nên một bước ngoặt mới cho mỗi con người.

Mỗi chúng ta, không phải tự nhiên mà ta được sinh ra trên cuộc đời này, đó là công lao của cha mẹ, những người đã mang nặng đẻ đau và nuôi dưỡng, giáo dục chúng ta khôn lớn thành người. Nếu không có cha mẹ thì làm sao có chúng ta, vậy nên, công ơn sinh thành dạy dỗ ta phải luôn ghi nhớ trong tận đáy lòng, không những biết ơn mà ta nên báo đáp sao cho vẹn tròn chữ hiếu. Ví dụ như, khi ta đã trưởng thành, đi làm có lương ta có thể mua tặng cha mẹ mình một món quà nào đó thể hiện sự quan tâm, lòng hiếu thảo của mình. Hay khi cha mẹ già yếu, không còn sức khỏe lao động nữa, ta nên đền đáp công ơn đó bằng cách làm chỗ dựa thật vững chắc cho cha mẹ nương tựa. Chỉ cần vậy thôi chứ không nhất thiết phải là cái gì đó to tát, cao siêu mới là có hiếu.

Đó là trong gia đình. Còn ngoài xã hội thì sao? Những người thầy, người cô đã dìu dắt, dạy dỗ cho chúng ta kiến thức, tiếp thêm cho chúng ta những ước mơ trong sự nghiệp, đó cũng là những người ta không được phép quên. Đơn giản có thể chỉ là những tin nhắn hỏi thăm, những lời chúc mừng nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, hay những bó hoa tươi tắn kèm theo những dòng chữ chúc mừng. Chỉ cần những hành động nhỏ nhặt đó nhưng đã đem lại nụ cười, tạo sự gắn kết yêu thương giữa con người với nhau và thực sự nó có ý nghĩa rất lớn, mang đậm tính nhân văn. Lòng biết ơn những thế hệ đi trước đã đổ bao nhiêu công sức, thậm chí hi sinh cả một phần xương máu của bản thân để giành lại độc lập tự do cho đất nước, cho chúng ta có được cuộc sống yên bình như ngày hôm nay. Đó là ngày 27/7 - ngày lễ tri ân các bà mẹ Việt Nam anh hùng, những anh hùng liệt sĩ... đã ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc.

Nhưng trong thực tế, vẫn có một số người đã đánh mất đi cái đạo lý ấy, sẵn sàng phản bội, "ăn cháo đá bát" với những người đã từng giúp đỡ mình. Đó là những người ích kỷ, chỉ biết nghĩ cho bản thân và họ sẽ phải trả giá cho sự vô ơn của mình.

Tóm lại, câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" đã dạy cho con người hiểu rõ hơn về lòng biết ơn, về sự báo đáp với những người đã có công lao giúp đỡ mình. Câu tục ngữ mang đậm tính nhân văn và chúng ta là những người thế hệ sau nên có ý thức bảo vệ, giữ gìn và phát huy hơn nữa truyền thống tốt đẹp đó. Để tạo nên một xã hội văn minh hơn, lịch sự hơn, góp phần làm cho đất nước phát triển phồn vinh hơn.

Chứng minh câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn – mẫu 4

Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay có nhiều truyền thống quý báu được gìn giữ và lưu truyền. Một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp nhất được thể hiện qua câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn", câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta phải biết ơn những người đã giúp đỡ ta, đây là lời dạy mà mỗi người Việt Nam phải luôn ghi nhớ. Đến ngày nay, lời dạy của người xưa càng sâu sắc hơn.

Vậy "Uống nước nhớ nguồn" là như thế nào?

"Uống nước" ở đây là thừa hưởng thành quả lao động của những người đi trước, thừa hưởng những gì mà họ đã bỏ công sức để tạo ra, để có được. "Nguồn" chính là nơi xuất phát, nơi khởi đầu của dòng nước, và ở đây "nguồn" chính là những thế hệ trước, những con người mà đã tạo ra "dòng nước" hay nói cách khác là tạo ra thành quả mà chúng ta đã hưởng ngày hôm nay. Câu tục ngữ chính là lời răn dạy, nhắc nhở chúng ta, những lớp người đi sau, những thế hệ đang thừa hưởng thành quả phải luôn nhớ ơn công lao của thế hệ trước.

Trong vũ trụ, thiên nhiên và xã hội, mọi sự vật đều có nguồn gốc. Của cải, vật chất, tinh thần đó chính là công sức do con người làm ra. Như việc chúng ta thưởng thức một chén cơm, ta cảm thấy vị ngọt, nhưng thực ra thì chúng thật mặn, mặn vì những giọt mồ hôi, mặn vì những ngày dầm mưa dãi nắng. Họ đã phải sáng nắng chiều mưa làm việc ở ngoài đồng, nhổ mạ cấy lúa, gặt lúa, đập lúa...Bên cạnh đó, còn có sự hi sinh xương máu của các vị anh hùng dân tộc, các chiến sĩ yêu nước vì sắc áo của dân tộc để rồi xây dựng đất nước giàu đẹp phát triển đến ngày hôm nay. Lòng biết ơn phải xuất phát từ tình cảm, từ ý thức ghi nhớ công ơn của những người tạo ra thành quả phục vụ cuộc sống của chúng ta, đó chính là "nhớ nguồn", là đạo lý làm người tất yếu mà mỗi người cần có. Có câu:

"Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba

Dù ai buôn bán gần xa

Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba thì về..."

Đó là lòng biết ơn của nhân dân nên hằng năm cả nước ta làm lễ "Giỗ tổ Hùng Vương" để ghi nhớ công lao của các vua Hùng đã dựng nước và giữ nước, hay hằng năm, để mừng sinh nhật Bác, cả nước đã cùng ôn lại chặng đường mà Bác đã đi qua, ca ngợi sự hy sinh của Bác để giành lại độc lập tự do cho nước nhà, đó cũng là một hình thức "nhớ nguồn" của chúng ta, thể hiện một tình cảm đẹp, một đạo lý đẹp của dân tộc ta.

Lòng biết ơn giúp ta gắn bó hơn với những người đi trước, sẽ trân trọng những thành quả và công sức của tiền nhân, gần gũi hơn với tập thể... và từ đó sẽ tạo nên một xã hội đoàn kết, thân ái hơn giữa mọi người. Điều đó cho ta thấy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" là một truyền thống vô cùng cao đẹp. Nếu con người không có lòng biết ơn thì sẽ trở nên rất ích kỉ, không hiểu biết, thờ ơ với mọi người xung quanh và có thể sẽ trở thành con người ăn bám xã hội. Ví dụ một con người không có lòng biết ơn, không nhớ đến cội nguồn, chỉ biết hưởng thụ mà không làm, không hiểu được lao động là như thế nào về lâu dài sẽ thành kẻ ăn bám, ngồi một chỗ mà hưởng thành quả lao động.

Qua việc sử dụng câu tục ngữ ngắn gọn, ngôn ngữ giản dị, hình ảnh cụ thể mà ý nghĩa thật vô cùng sâu sắc, người xưa đã khuyên nhủ thế hệ đi sau phải biết nhớ ơn những ai đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống để từ đó khéo léo nhắc nhở, cảnh tỉnh những kẻ còn có lối sống bất nghĩa vô ơn. Mặc dù trải qua bao thâm trầm của thời đại, ý nghĩa câu tục ngữ trên vẫn sống mãi với thời gian... Đọc lại lời dạy của tổ tiên, ta không khỏi tự nhủ với lòng mình. Không bao giờ trở thành kẻ sống thiếu trách nhiệm đối với xã hội, sống và làm việc xứng đáng với đạo lí và truyền thống dân tộc, sống chân thành trọn nghĩa trọn tình, có trước có sau.

Chứng minh câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn – mẫu 5

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống nhân nghĩa thuỷ chung son sắt. Lòng biết ơn đối với người khác - người có công ơn với mình là một biểu hiện của truyền thống nhân nghĩa đó. Để ghi nhớ và nhắc nhở con cháu đời sau, cha ông xưa đã đúc kết và lưu truyền trong câu tục ngữ vô cùng ý nghĩa:

Uống nước nhớ nguồn

Câu tục ngữ chứa đựng bài học luân lí về cách sống, về tình nghĩa cao đẹp của người Việt Nam với nhau. Khi được uống ngụm nước trong lành, mát lạnh, nhất định ta không được quên cội nguồn - nơi dòng nước chảy tới. Vẫn là đặc điểm quen thuộc của tục ngữ, vẫn là những hình ảnh tượng trưng độc đáo và hàm súc, cha ông ta gửi gắm vào đó lời răn dạy về lòng biết ơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó. Để có được cuộc sống như ngày hôm nay, ta không được quên ơn những người đã mang đến cho ta sự ấm no hạnh phúc.

Truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", vốn đã đi vào đời sống, là nét đẹp trong phẩm chất của người Việt. Gần gũi là thờ cúng ông bà tổ tiên mỗi khi tết, giỗ trong mỗi gia đình để tỏ lòng biết ơn công lao sinh thành dưỡng dục của con cháu, rầm rộ hơn là những lễ hội được tổ chức hàng năm tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc. Bác Hồ đã dạy: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Vì thế mà:

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.

Cứ đến dịp lễ hội đền Hùng (Phú Thọ), nhân dân cả nước lại nô nức kéo nhau về nơi quê cha đất tổ để tưởng nhớ công lao dựng nước của vua Hùng, ở mỗi làng, mỗi thôn xóm vẫn diễn ra hoạt động hội làng đều đặn nhằm ghi tạc công lao của các vị thành hoàng làng, tổ nghề, tổ sư.

Để có được cuộc sống ấm no như ngày hôm nay, cha ông ta đã phải đổ mồ hôi, xương máu và cả tính mạng của mình để giữ vững bình yên cho đất nước. Từ thời "mang gươm đi mở cõi" lịch sử của Việt Nam đã là lịch sử dựng nước gắn liền với giữ nước. Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... đều trở thành những tên phố, tên đường, tên trường học... luôn nhắc nhở chúng ta về sự đóng góp to lớn của họ cho đất nước. Khắp các địa phương trên cả nước, đền thờ các vị anh hùng dân tộc đều là những di tích lịch sử, trở thành nơi thăm viếng của cả khách trong nước và ngoài nước. Toàn thể nhân dân Việt Nam một lòng biết ơn Đảng, cách mạng và Bác Hồ. Hàng năm, chúng ta có ngày 27/7 - ngày Thương binh liệt sĩ để tỏ lòng biết ơn tới những anh hùng có công với cách mạng, lòng biết ơn được thể hiện bằng hành động rất cụ thể như phong trào "đền ơn đáp nghĩa", "nhà tình nghĩa"... Xã hội cũng có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ, giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Gần gũi với học sinh nhất là ngày 20-11 - ngày Hiến chương các nhà giáo Việt Nam. Tục ngữ có câu "nhất tự vi sư, bán tự vi sư", "không thầy đố mày làm nên" là để nói về công lao to lớn của thầy cô giáo đối với các thế hệ học trò. Vì thế cứ mỗi dịp 20-11 hàng năm, học sinh cả nước lại hân hoan bày tỏ lòng biết ơn, yêu kính của mình đối với thầy cô. Trong tình cảm ấy, lòng biết ơn ấy không chỉ thể hiện vào dịp lễ tết, ngày nhà giáo Việt Nam mà phải thực hiện bằng sự tôn trọng, vâng lời thầy cô mỗi giờ lên lớp, bằng kết quả học tập tốt và trong suốt cả cuộc đời.

Những phong tục, lễ hội đáng quý ấy đã trở thành hoạt động không thể thiếu hàng năm của người Việt Nam. Bởi, nhớ ơn người mang lại cho mình cuộc sống ấm no hạnh phúc trở thành lẽ tự nhiên, trở thành nếp sống, nếp nghĩ và phẩm chất tốt đẹp của nhân dân ta. Đó cũng là một trong những đạo lí làm người của dân tộc Việt Nam. Đối với người học sinh thể hiện lòng biết ơn ông bà cha mẹ, thầy cô bằng hành động cụ thể chính là đang thực hiện đạo lí làm người.

"Uống nước nhớ nguồn" là đạo lý sống biết bao đời nay vẫn còn giữ nguyên giá trị. Nó vẫn sẽ đúng và mãi đúng cho đến ngàn đời sau. Bởi giá trị của nó không đơn thuần là một tác phẩm văn học mà còn là đạo lý làm người.

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài 500 bài văn hay lớp 7 được chọn lọc, tổng hợp từ những bài văn đạt điểm cao của học sinh lớp 7 trên cả nước nhằm mục đích giúp học sinh viết văn lớp 7 hay hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên