Top 40 Cảm nghĩ về nhân vật Nhĩ trong Bến quê (hay, ngắn gọn)

Bài văn Cảm nghĩ về nhân vật Nhĩ trong truyện Bến quê hay nhất, ngắn gọn gồm dàn ý chi tiết, sơ đồ tư duy và các bài văn mẫu được tổng hợp và chọn lọc từ những bài văn hay đạt điểm cao của học sinh lớp 9 này sẽ giúp các bạn sẽ yêu thích và viết văn cảm nghĩ về nhân vật Nhĩ hay hơn.

Top 40 Cảm nghĩ về nhân vật Nhĩ trong Bến quê (hay, ngắn gọn)

Quảng cáo

Bài giảng: Bến quê - Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

Cảm nghĩ về nhân vật Nhĩ trong truyện Bến quê - mẫu 1

Một tác phẩm văn học xuất sắc là một tác phẩm hướng đến những chân giá trị cao đẹp ở đời. Một tác phẩm hay phải chạm đến những rung cảm về cái đẹp, những cảm xúc thật và mang tầm tư tưởng lớn. Truyện ngắn Bến quê là một tác phẩm thành công của nhà văn Nguyễn Minh Châu, không chỉ lôi cuốn người đọc bởi tình huống sáng tạo, cốt truyện đơn giản nhưng hấp dẫn mà truyện xây dựng được nhân vật tiêu biểu mang nhiều giá trị.

Nhân vật Nhĩ có một hoàn cảnh thật đặc biệt. Lúc còn trẻ anh đã đi khắp nơi trên thế giới nhưng cuối đởi lại bị cột chặt trên giường bệnh bởi một căn bệnh hiểm nghèo, đến nhích người về phía cửa sổ cũng phải có người đỡ. Và trong cái hoàn cảnh éo le ấy, anh chợt nhận ra vẻ đẹp bình dị của bến quê, nhận ra cái quí nhất trong cuộc đời mình chính là gia đình. Nổi bật ở nhân vật Nhĩ là tình yêu gia đình. Anh rất yêu vợ. Chẳng phải vì thế mà anh đã nghĩ :" Tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tảo và hi sinh từ bao đời xưa" Và Nhĩ cũng rất yêu quý con. Anh muốn nhờ Tuấn sang bãi bồi bên kia sông không chỉ vì đó là ước mơ mà anh không thực hiện được mà còn vì anh không muốn Tuấn giống như mình: bỏ qua cái đẹp bình dị của quê hương để chạy theo cái hào nhoáng nhất thời để rồi đến khi hối hận cũng không kịp. Nhĩ không muốn sau này con anh phải chịu cái ân hận đau đớn mà anh đang chịu.Nhưng cao hơn tình yêu gia đình chính là tình yêu quê hương xứ sở, cái bến quê bình dị. Anh từng đi tới bất cứ nơi xó xỉnh nào trên trái đất nhưng lại chưa một lần đặt chân lên bãi bồi bên kia sông. Điều đó dày vò Nhĩ không thôi. Anh cảm thấy có lỗi với cái mảnh đất đã nuôi anh khôn lớn. Đó chẳng phải là tinh yêu anh giành cho quê hương mình sao? Và cũng chính cái tình cảm ấy đã thôi thúc Nhĩ đặt chân lên cái bãi bồi thân thương ấy đến nỗi trở thành một khao khát, cái khao khát mà anh đã tin cậy nhờ Tuấn thực hiện giùm nhưng anh chàng lại sa vào đám chơi cờ thế. Cái tình yêu, cái khao khát ấy như được đẩy lên cao nhất ở chi tiết cuối cùng:"Anh đang cố thu nhặt hết mọi chút sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình nhô người ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát y như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó"

Quảng cáo

“Bến quê” được lấy bối cảnh rất đơn giản, đó là bờ bên kia sông Hồng mà nhân vật Nhĩ không thể đi đến trong những ngày cuối đời nằm liệt giường. Nhĩ con người “đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất ” nay trở về và chấp nhận một bi kịch cuối cuộc đời – bị cột chặt trên giường bệnh. Nhưng cũng chính trong bi thảm đó, Nhĩ phát hiện ra vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia sông. Cảnh vật nơi ấy đẹp như thơ như hoạ: những bông bằng lăng cuối mùa thưa thớt nhưng đậm sắc, con sông Hồng màu đỏ nhạt, ánh nắng sớm, vùng phù sa lâu đời của bãi bồi bên kia sông …Những cảnh sắc vốn quen thuộc gần gũi nhưng dường như rất mới mẻ đối với anh. Ngay trong khoảnh khắc này, cảnh sắc tươi đẹp và sự giàu có của bến quê đã khơi gợi trong anh niềm xót xa vô hạn. Đó con ngườ bôn ba dâu bể, vẫn không thể ngờ được rằng, trong tầm mắt mình là “cái bờ bên kia sông Hồng”. Bị liệt đồng nghĩa với việc Nhĩ phải làm bạn với cái giường. Mọi sinh hoạt của anh trông cả vào sự chăm sóc của Liên – vợ anh. Buổi sáng hôm ấy, bằng trực giác, anh nhận ra thời gian của mình chẳng còn bao lâu nữa, anh mới cảm nhận thấm thía về người vợ của mình. Nhĩ để ý “thấy Liên mặc áo vá ”, “những ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt ve bên vai anh ”, anh nói với vợ những lời xót xa, ân hận: “Suốt đời anh chỉ làm em khổ tâm ”. Giờ đây Nhĩ mới thực sự thấu hiểu và biết ơn vợ sâu sắc bởi “tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tảo tần và chịu đựng hy sinh từ bao đời xưa và cũng chính nhờ điều đó, mà sau nhiều tháng ngày bôn tẩu tìm kiếm, Nhĩ đã tìm thấy được nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này ”. Nhĩ – con ngưuời của một thời huy hoàng, cho đến khi không còn khả năng đi lại mới phát hiện ra vẻ đẹp của bến quê cũng như sự tảo tần và đức hy sinh của vợ. Trước kia, khi còn khỏe mạnh anh chỉ biết đến những chân trời xa ngắt với những công việc cao sang mà thờ ơ, vô tình với tất cả những gì gần gũi xung quanh, kể cả nguười vợ suốt một đời yêu thương và tận tuỵ. Sự thấu hiểu muộn màng trong những ngày cuối đời dù sao cũng đem lại cho anh sự bình yên, tin cậy sau cả một đời bôn tẩu

Vẫn chưa dừng lại ở đó, Nguyễn Minh Châu tiếp tục đẩy cao trào nghịch cảnh lên hơn nữa trong tình huống truyện tiếp theo. Cũng trong buổi sáng hôm ấy, khi nhận ra vẻ đẹp qua ô cửa sổ, Nhĩ bừng dậy nỗi khát khao cháy lòng và vô vọng là một lần được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông. Khát khao đó mang ý nghĩa sâu sắc bởi đó chính là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình dị mà sâu xa của cuộc sống, những giá trị dễ bị ta vô tình, bỏ qua và quên lãng nhất là lúc còn trẻ khi những khát vọng xa vời vẫy gọi, cuốn người ta đi. Sự nhận thức này chỉ đến được với ta khi đã từng trải. Với Nhĩ, đó là lúc cuối đời khi phải nằm liệt trên giường bệnh. Vì thế đó là sự thức tỉnh pha lẫn niềm ân hận xót xa: “Hoạ chăng chỉ có anh đã từng trải, đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết mọi sự giàu có lẫn vẻ đep của bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia cả trong những nét tiêu sơ và cái điều riêng anh khám phá thấy giống như một niềm say mê pha lẫn nỗi ân hận đau đớn ”. Với anh, bây giờ đó thực sự là miền đất xa lắc vì Nhĩ “lực bất tòng tâm ”. Không thể tự làm điều mình khao khát, Nhĩ nhờ con trai thay mình sang sông, đặt chân lên bãi phù sa màu mỡ. Oái oăm thay, đứa con không hiểu ước muốn của cha,đã đi một cách miễn cưỡng và bị cuốn vào trò chơi phá cờ thế trên hè phố. Cậu con trai có thể lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày. Từ đó Nhĩ nghiệm ra một qui luật khá phổ biến của đời người “Con nguười ta trên đường đời thật khó tránh đuợc những điều vòng vèo hoặc chùng chình”. Anh không trách con vì “nó đã thấy gì hẫp dẫn bên kia sông đâu ”.

Quảng cáo

Cuối cùng, tác giả dưới ngòi bút tài tình của mình đã thắt nút câu chuyện bằng một đoạn miêu tả trí tưởng tượng của Nhân vật chính, hay nói đúng hơn một giấc mơ của Nhĩ tưởng tượng chính mình như một nhà thám hiểm đang chậm rãi đặt từng bước chân lên mặt đất dấp dính phù sa. Nhĩ xúc động mạnh, chân dung anh khác thường “mặt mũi đỏ rựng, hai mắt long lanh chứa môt nỗi say mê đầy đau khổ ”. Khi con đò sắp chạm vào bờ đất bên này, Nhĩ thu hết tàn lực, đu người lên cửa sổ, giơ cánh tay gầy guộc “khoát khoát y như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó ”. Phải chăng anh đang nôn nóng thúc giục con trai hãy mau hơn kẻo lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày? Cái ước mong thôi thúc đặt vào chính đứa con trai nhỏ của Nhĩ cũng là lời nhắn gửi thiết tha của nhân vật: mỗi người hãy vượt lên những cái vòng vèo hoặc chùng chình trên đường đời của mình để hướng tới những giá trị đích thực vốn rất gần gũi bình dị mà bền vững. Qua Nhĩ và toàn bộ “Bên quê”, người đọc tìm thấy gì? Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đẹp, tinh tế, giọng văn thâm trầm ẩn chứa những chiêm nghiệm, suy ngẫm trong ngòi bút của Nguyễn Minh Châu. Sự tài hoa trong việc dẫn dắt diễn biến tâm trạng nhân vật Nhĩ (tác giả để nhân vật tự nhận thức, suy tư) và cách xây dựng nhiều hình ảnh, chi tiết mang ý nghĩa biểu tượng tác giả đã tạo nên ý nghĩa sâu xa cho tác phẩm.

“Bến quê” là tác phẩm điển hình của ngòi bút Nguyễn Minh Châu, ta có thể tìm thấy những trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và con người. Vẫn còn lan tỏa đâu đó sự trân trọng vẻ đẹp bình dị, gần gũi của gia đình, quê hưuơng, xứ sở của tác giả. Tác phẩm không chỉ có giá trị vào buổi nó ra đời, âm hưởng của nó còn mãi trong lòng những người yêu văn học và những người yêu mến nét riêng của văn hóa người Việt – nơi cuối cùng phải trở về là quê hương.

Quảng cáo

Dàn ý Cảm nghĩ về nhân vật Nhĩ trong truyện Bến quê

1, Mở bài:

- Giới thiệu tác phẩm: Truyện ngắn “Bến quê” thuộc dòng những sáng tác sau 1975 của tác giả Nguyễn Minh Châu, chứa đựng nhiều triết lí sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời.

- Nhân vật Nhĩ: nhân vật chính trong truyện, thể hiện sự thức tỉnh muộn màng của con người về những vẻ đẹp bình dị trong cuộc sống.

2, Thân bài:

a, Hoàn cảnh đối lập giữa quá khứ và hiện tại của nhân vật:

- Quá khứ: anh Nhĩ đi rộng hiểu nhiều, “đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất”.

- Hiện tại: anh bị bệnh liệt giường, nằm một chỗ, cảnh vật duy nhất anh thấy là bãi bồi bên kia sông Hồng nhìn từ cửa sổ nhà mình.

⇒ Tác giả xây dựng một hoàn cảnh nghịch lí, đau đớn, cho thấy sự vô thường của cuộc sống. Nhân vật từng đi nhiều nơi, đam mê khám phá, nhưng hiện tại lại chịu cảnh nằm 1 chỗ. Từ hoàn cảnh ấy, những suy nghĩ, chiêm nghiệm về cuộc sống, về tình cảm mới vỡ lẽ trong lòng nhân vật.

b, Những cảm nhận của Nhĩ sau khi bị bệnh:

- Cảm nhận của nhân vật Nhĩ về vẻ đẹp thiên nhiên

+ Buổi sáng đầu thu được nhìn từ khung cửa sổ căn phòng mình

+ Cảnh vật được miêu tả theo tầm nhìn của Nhĩ, từ gần đến xa, tạo thành một không gian có chiều sâu, rộng: Từ những bông hoa bằng lăng ngay phía ngoài cửa sổ đến con sông Hồng với màu đỏ nhạt lúc đã vào thu, đến vòm trời và sau cùng là bãi bồi bên kia sông.

=> Tất cả đều được cảm nhận bằng những cảm xúc tinh tế. Không gian và những cảm xúc ấy vốn quen thuộc, gần gũi nhưng lại rất mới mẻ với Nhĩ, tưởng như lần đầu tiên anh cảm nhận được tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của nó.

- Suy nghĩ về vợ, con:

+ Thấy thương vợ vì luôn lo lắng, chăm sóc cho anh, luôn dịu dàng an ủi anh; thấy đúng đắn khi đã lấy được chị Liên; thấy biết ơn vì chị Liên từ cô gái thôn quê trở thành người đàn bà thành thị nhưng không mất đi những phẩm chất đẹp, tần tảo, chịu khó, yêu thương chăm sóc chồng con.

+ Qua hình ảnh con trai nhớ về thời niên thiếu của bản thân: mê cờ thế; mong ngóng, hi vọng con trai đừng như anh, ham mê những vẻ đẹp hào nhoáng mà quên đi những giá trị đích thực của cuộc sống.

- Tình cảm với hàng xóm

+ Yêu mến những đứa trẻ bầu bạn với anh, giúp nâng đỡ anh ngồi dậy, nằm xuống.

+ Trò chuyện cùng cụ giáo Khuyến, người ngày nào cũng sang hỏi thăm sức khỏe anh

- Những suy nghĩ về vẻ đẹp đích thực của cuộc sống:

+ Vẻ đẹp của quê hương: hoa bằng lăng “đậm sắc hơn”, sông Hồng “màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra”, bãi bồi bên kia sông trông như “một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non...”, bầu trời “như cao hơn”. Tất cả đều tươi đẹp trong tiết trời mùa thu.

+ Nhĩ khao khát được đặt chân sang bãi bồi bên kia sông để ngắm nhìn cho thỏa thích vẻ đẹp quê hương.

⇒ Nhân vật xúc động trước vẻ đẹp của quê hương mà trước đây anh ta không quan tâm tới, vô tình quên lãng vẻ đẹp hồn hậu, bình dị đó để mải mê chạy theo những vẻ đẹp hào nhoáng, phồn hoa khác.

c, Những triết lí được thể hiện qua suy nghĩ của nhân vật Nhĩ:

- Nơi nương tựa của con người chính là gia đình.

- Những người hàng xóm bấy lâu ta không mấy quan tâm, thì khi ta gặp nạn họ luôn ở bên: khẳng định thêm quan niệm “Bán anh em xa mua láng giềng gần” của ông cha ta, khẳng định giá trị của tình người, tình làng nghĩa xóm.

- “Con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái vòng vèo quanh co”: triết luận về cuộc đời, khi còn trẻ ai cũng mải miết theo đuổi đam mê, công danh mà có thể quên đi những giá trị đích thực như gia đình, quê hương; có thể vì những thú vui mà làm sao nhãng đi mục đích của cuộc sống phấn đấu.

3, Kết bài:

- Thông qua nhân vật Nhĩ, tác giả nhắc nhở người đọc phải biết gắn bó, trân trọng những cảnh vật quê hương, những tình cảm gần gũi như tình gia đình, tình làng nghĩa xóm, đó mới là những giá trị đích thực của cuộc sống.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc: chú trọng khắc họa nội tâm nhân vật, thể hiện những suy nghĩ, sự giác ngộ muộn màng của nhân vật.

Sơ đồ Cảm nghĩ về nhân vật Nhĩ trong truyện Bến quê

Cảm nghĩ về nhân vật Nhĩ trong truyện Bến quê

Cảm nghĩ về nhân vật Nhĩ trong truyện Bến quê - mẫu 2

Nguyễn Minh Châu là một trong số ít những nhà văn khai phá và thành công với công cuộc “tìm kiếm những hạt ngọc ẩn giấu trong tâm hồn con người”. Những tác phẩm của ông giàu chất chiêm nghiệm và tính triết lí khái quát. Nhân vật trong những truyện ngắn của ông thường mang đầy tâm trạng và rất nặng lòng với cuộc đời, với con người sống quanh mình. Nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn “Bến quê” cũng nằm trong số ấy.

 “Bến quê” là một truyện ngắn được rút trong tập truyện cùng tên của Nguyễn Minh Châu. Tác phẩm được xuất bản năm 1985 tiêu biểu cho sự đổi mới về tư tưởng và nghệ thuật của tác giả. cốt truyện “Bến quê” rất bình dị, thậm chí “bằng phẳng” nhưng lại mang hàm nghĩa triết lí sâu sắc. Tác phẩm ghi lại những gì mắt thấy tai nghe, những gì cảm nhận suy ngẫm của nhân vật Nhĩ khi nằm trên giường bệnh. Nhĩ được người vợ tần tảo chăm sóc, đươc các cháu hàng xóm sang giúp đỡ, được ông giáo hàng xóm hỏi han. Nhĩ nhờ cậu con trai đi sang bên kia bờ sông giúp bố...Qua tất cả những điều đó, Nguyễn Minh Châu nói lên những suy nghĩ về con người, về cuộc đời về cách sống, ông nhắc nhở con người phải biết nâng niu, trân trọng những vẻ đẹp bình dị của quê hương xứ sở, của nơi chôn rau cắt rốn... Nhĩ là một người từng đi nhiều nơi trên thế giới: “suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên Trái Đất”. Vậy nên, có thể hiểu rằng, trong anh luôn tràn ngập những cảnh lộng lẫy, nhộn nhịp của bao cảnh phồn hoa, đô hội. Không chỉ thế, chẳng có vẻ đẹp nào tồn tại trên đời nay anh chưa được thưởng thức. Nhưng trớ trêu thay, anh lại một rơi vào một bi kịch của sự sống: anh bị một căn bệnh quái ác hoành hành, phải nằm liệt giường hàng tháng trời nay. Trong nghịch cảnh bi đát ấy, anh chợt phát hiện ra vẻ đẹp chốn quê hương bình dị, đẹp đẽ của mình. Nhĩ đã phát hiện ra vùng đất bên kia sông, nơi bến quê thân thuộc nghèo khó của mình lai có một vẻ đẹp bình dị mà quyến rũ. Người vợ tảo tần lam lũ, những người hàng xóm truân chuyên mộc mạc,... ở họ toát lên một vẻ đẹp cao quý đáng trân trọng của tình cảm vợ chồng, tình làng nghĩa xóm ân tinh thắm thiết. Hoàn cảnh nhân vật khẽ nhắc nhở bạn đọc rằng: cuộc sống và số phận con người chứa đầy những điều bất thường, những nghịch lý, ngẫu nhiên, vượt ra ngoài những dự định và ước muốn, cả những hiểu biết và toan tính của con người.

">Qua những suy nghĩ của nhân vật, Nguyễn Minh Châu còn muốn mang đến cho bạn đọc một chiêm nghiệm khác: "con người ta trên đường đời thật khó tránh khỏi những điều vòng vèo hoặc chùng chình". Ta rời xa gia đình, quê hương bản quán để lên đường mải mê tìm kiếm những điều kì vĩ đâu đâu mà để đến cuối đời hiểu ra rằng ta đã rời bỏ những điều ta hằng tìm kiếm. Chính sự giàu có lẫn một vẻ đẹp rất gần gũi như cái bãi bồi bên kia sông hay người vợ tảo tần, giàu tình yêu và đức hi sinh thì phải đến lúc này, khi sắp giã biệt cuộc đời, Nhĩ mới cảm nhận, thấm thía được.

Trong buổi sáng đầu thu, khi sắp từ giã cõi đời, Nhĩ bỗng phát hiện ra những vẻ đẹp mà trước đây, dù có điều kiện đi khắp thế giới, anh đã không thể nhận thấy được. Đó là một không gian có chiều sâu và bề rộng: từ những bông bằng lăng ngay phía ngoài cửa sổ đến con sông Hồng với màu đỏ nhạt lúc đã vào thu, vòm trời và bãi bồi bên kia sông. Đó là một cảnh đẹp chỉ có thể cảm nhận được bằng những cảm xúc tinh tế: những chùm hoa thưa thớt nhưng lại đậm sắc hơn, mặt sông Hồng như rộng thêm ra, vòm trời như cao hơn, "những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông...". Những cảnh sắc ấy vốn rất quen thuộc, gần gũi nhưng lại như rất mới mẻ với Nhĩ, tưởng chừng như lần đầu tiên anh mới gặp. Nhĩ khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông. Điều ước muốn ấy chính là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường và sâu xa của cuộc sống, những giá trị thường bị người ta bỏ qua hay lãng quên khi những ham muốn xa vời đang lôi cuốn, đang lấn át. Trong hoàn cảnh cùa Nhĩ, đó là sự thức tỉnh xen lẫn với niềm ân hận và nỗi xót xa.

Khi miêu tả tâm lý của nhân vật Nhĩ, Nguyễn Minh Châu rất tinh tế và thấm đượm tinh thần nhân đạo. Điều đó được thể hiện ngay từ cách lựa chọn và xử lý tình huống. Trong văn học, nhiều tác giả cũng đã đặt nhân vật vào hoàn cảnh hiểm nghèo để làm nổi bật lên khát vọng sống và sức sống mạnh mẽ của con người hay về lòng nhân ái, sự hi sinh cao thượng... Nguyễn Minh Châu đã khai thác tình huống này theo một hướng khác. Trong hoàn cảnh ngặt nghèo ấy, nhân vật suy ngẫm, tự trải nghiệm về cuộc đời với những suy nghĩ sâu sắc. Những suy nghĩ của nhân vật Nhĩ về lẽ sống, về cuộc đời, về những con người hết sức cụ thể như người vợ, đứa con và về chính cuộc đời mình. Trong con mắt của một người sắp từ giã cõi đời, cảnh vật trước mắt bỗng đẹp và đáng yêu kỳ lạ. Hôm nay. Nhỉ mới chợt phát hiện ra những vết sờn, những đường vá trên tấm áo của Liên. Và chính hình ảnh người vợ gầy guộc với bàn tay chan chứa yêu thương đã trở thành "nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này". Sự thức nhận của Nhĩ về vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông được tô đậm thêm qua hình ảnh của đứa con - trong hoàn cảnh bình thường — còn mải chơi và thấy bãi bồi bên kia sông chẳng có gì hấp dẫn. Đó chính là tình yêu đối với cuộc sống đã được trải nghiệm qua một cuộc đời nhiều thăng trầm, đang trải qua những giây phút hiểm nghèo. Ở đoạn kết truyện, tác giả đã tập trung miêu tả chân dung và cử chỉ của nhân vật với vẻ rất khác thường: "Anh cố thu nhặt hết mọi chút sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình nhô người ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát - y như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó". Hành động này của Nhĩ có thể hiểu là anh đang nôn nóng thúc giục cậu con trai hãy mau kẻo lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày, thế nhưng qua suy nghĩ của Nhĩ trước đó, ta lại nhận ra một ý nghĩa khác: đó là ý muốn thức tỉnh mọi người về những cái "vòng vèo, chùng chình" để hướng tới những giá trị đích thực vốn rất giản dị, gần gũi và bền vững. 

Nhân vật Nhĩ mang đến cho người đọc nhiều điều suy nghĩ về cuộc đời và số phận con người. Và với mỗi độ tuổi lại tìm được ở Nhĩ một bài học riêng cho mình. Riêng với thế hệ những người trẻ tuổi, nhờ nhân vật này chúng ta biết sống gắn bó hơn với quê hương, đất nước vẫn còn lam lũ nhưng chất phác, hồn hậu và dào dạt yêu thương của bản thân mình.

Cảm nghĩ về nhân vật Nhĩ trong truyện Bến quê - mẫu 3

 Nguyễn Minh Châu là nhà văn có vị trí nổi bật trong tiến trình vận động, phát triển của nền văn xuôi nước ta từ thập kỉ 60 của thế kỉ XX đến nay. Trong cuộc đời sáng tác, ông luôn tìm tòi nhằm phục vụ tốt nhất cho cách mạng, cho nhân dân ở mỗi thời kì cách mạng, ông đều có những tác phẩm tiêu biểu. “Bến quê” là một truyện ngắn rút trong tập truyện cùng tên xuất bản năm 1985 tiêu biểu cho sự đổi mới về tư tưởng và nghệ thuật của tác giả.

Cốt truyện của “Bến quê” rất bình dị, “bằng phẳng”, nhưng lại mang hàm nghĩa triết lí sâu sắc. Qua nhân vật Nhĩ, một bệnh nhân “sắp từ giã cõi đời”, Nguyễn Minh Châu nói lên những suy ngẫm về con người, về cuộc đời và cách sống, đánh thức đồng loại hãy biết nâng niu, trân trọng những vẻ đẹp, những giá trị bình dị, gần gũi, quen thuộc của cuộc sống, của quê hương. Nhĩ- nhân vật chính của câu chuyện - là người đã từng đi rất nhiều nơi trên Trái đất, “suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên Trái đất”; anh đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ, mới hai năm trước đây anh còn đi công tác sang một nước bên Mĩ La-tinh. Có thể nói, bao cảnh đẹp những nơi phồn hoa đô hội xa gần, những miếng ngon nơi đất khách quê người, anh đều được thưởng thức, được hưởng thụ. Nhưng trớ trêu thay một căn bệnh quái ác bắt anh phải nằm liệt giường hàng tháng trời không nhúc nhích được một bước chân. Chính trong những ngày cuối đời, Nhĩ đã phát hiện ra những vẻ đẹp của những cảnh vật tưởng như cũ mà lại rất mới lạ, chẳng hạn như hoa bằng lăng trong tiết lập thu đẹp hơn, “đậm sắc hơn” Sông Hồng “màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra”. Bãi bồi phù sa lâu đời ở bên kia sông Hồng dưới những tia nắng sớm đầu thu đang phô ra “một thứ màu vàng thau xen lẫn với màu xanh non - những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ”. Và bầu trời, vòm trời quê nhà “như cao hơn”.

Nhìn qua cửa sổ ngôi nhà mình. Nhĩ xúc động trước những cảnh đẹp bình dị của quê nhà. Tại sao trước đây anh ít nhìn thấy, cảm thấy? Phải chăng vì cuộc sống bận rộn tất tả ngược xuôi? hay tại bởi vô tình? Qua đoạn miêu tả thiên nhiên ở phần đầu truyện, Nguyễn Minh Châu muốn nhắn gửi mọi người đừng vô tình, phải biết gắn bó, trân trọng cảnh vật quê hương xứ sở vì ở đó là máu thịt, là tâm hồn của mỗi chúng ta. Phải biết phát hiện ra vẻ đẹp bình dị, thân thuộc của quê nhà để nâng niu, yêu quý. Bị ốm đau nằm liệt giường đã lâu ngày trong lòng Nhĩ nảy nở bao ý nghĩ, bao tình cảm đằm thắm, sâu nặng thiết tha. Nghe Liên nói: “Anh cứ yên tâm. vất vả tốn kém đến bao nhiêu em với các con cũng chăm lo cho anh được”. Chính trong những ngày này, Nhĩ phát hiện ra vẻ đẹp tâm hồn của vợ mình. Lần đầu tiên Nhĩ đế ý thấy Liên mặc áo vá, những ngón tay gầy guộc của Liên vuốt ve bên vai mình và những lời an ủi của Liên; anh mới thấu hiếu tình yêu thương, sự hi sinh thầm lặng của vợ: “cũng như ánh bãi bồi đang nằm phơi mình bên kia, tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tảo và chịu đựng hi sinh từ bao đời xưa, và cũng chính nhờ có điều đó mà sau nhiều ngày tháng buôn tẩu, tìm kiếm... Nhĩ đã tìm thấy một nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này”. Điều khao khát nhưng vô vọng lúc này của Nhĩ là được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông. Đây chính là sự khát khao muốn tìm đến những giá trị gần gũi nhưng đích thực sâu xa trong cuộc sống nơi quê hương mà con người vì những bồng bột và ham muốn lúc trẻ bỏ qua nó. Sự thức tỉnh đó đối với mỗi người thường là muộn màng: “Họa chăng chỉ có anh đã từng trải, đã từng in gót chân mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn vẻ đẹp của một cái bãi sông Hồng ngay bờ bên kia”. Giờ đây anh phải nhờ đứa con trai thay mình sang bên kia sông “qua đò đặt chân lên bờ bên kia, đi chơi loanh quanh... một lát rồi về”. Với Tuấn (con trai Nhĩ) thì đó là “cái việc gì lạ thế” mà bố sai làm, khi cậu đang mải mê xem cuốn truyện dịch. Cậu chưa hiểu được “cái điều ham muốn cuối cùng” của đời bố nên làm việc một cách miễn cưỡng, bị hút vào trò chơi hấp dẫn bên đường và có thể lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày đã giúp Nhĩ nhận ra một quy luật của đời người: “Nhĩ nghĩ một cách buồn bã, con người ta trên đường đời thật khó tránh khỏi những điều vòng vèo hoặc chùng chình, vả lại nó đã thấy có gì đang hấp dẫn bên kia sông đâu? Ý nghĩa ấy mang hàm nghĩa triết lí sâu sắc về đường đời và mục tiêu cuộc sống. Con đường trong tâm thức Nhĩ là “vòng vèo” là “chùng chình”, vì nhiều người bị lạc đường, lạc hướng, thiếu trí tuệ, không bền chí, hay nản lòng. Tuổi trẻ và thời gian bị lãng phí. Tâm hồn nông cạn, sống thiếu lí tưởng, không có mục tiêu, tầm nhìn hạn hẹp, sao không khỏi vòng vèo, chùng chình, và sẽ không bao giờ tìm thây “hấp dẫn” ở phía trước trên đường đời.

Cuộc sống và cảnh vật ở quanh ta, ở quê ta rất đẹp, đó là “sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp”, thậm chí cả “những nét tiêu sơ”, nhưng phải trải nghiệm, phải sống hết mình mới có thể khám phá, mới có thể phát hiện, mới có thể tìm thấy, mới có thể hiểu được. Hành động cuối cùng của Nhĩ ở cuối truyện khi anh thu hết tàn lực “giơ một cánh tay gầy guộc ra ngoài cửa sổ khoát khoát, y như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó” vừa có ý nghĩa là anh đang thúc giục cậu con trai đừng để lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày vừa có ý nghĩa khái quát, vừa có ý nghĩa tượng trưng. Đó là Nhĩ muốn thức tỉnh mọi người hãy thoát ra khỏi những cái vòng vèo, chùng chình trong cuộc sống mà chúng ta đang sa vào để hướng tới những giá trị đích thực, bền vững mà gần gũi trong đời thường.

Cảm nghĩ về nhân vật Nhĩ trong truyện Bến quê - mẫu 4

Nhân vật Nhĩ trong truyện đang trong hoàn cảnh bệnh tật, không thể đi lại được. Mọi sinh hoạt cá nhân đều phải nhờ đến các thành viên trong gia đình. Xây dựng tình huống này, tác giả muốn thể hiện thân phận con người trong cảnh ngộ phải phụ thuộc.

Những bông hoa bằng lăng ngay từ khi mới nở màu sắc đã nhợt nhạt. Cảnh vật ấy phù hợp với căn bệnh của nhân vật Nhĩ đến nỗi hàng ngàv phải ngồi ngửa cổ lên cho vợ, con bón từng thìa thức ăn.

Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời mình, khi nằm trên giường bệnh, Nhĩ đã nhìn thấy qua khung cửa sổ vòm trời như cao hơn, những tia nắng đầu thu đang di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông và anh khao khát được sống.

Miêu tả cảnh sống của nhân vật trong cái khung cảnh ấy, tác giả muốn thể hiện nỗi đau của nhân vật. Là người hoạt động, trước kia đi khắp đó đây, nay chỉ còn thấy vòm trời qua khung cửa sổ có hoa bằng lăng, có những tia nắng sớm và còn nữa là một bãi bồi phù sa ớ bên kia sông Hồng.

Xây dựng tình huống của nhân vật, tác giả muốn thể nghiệm một điều “Con người không có gia đình, không có quê hương, không thể sống yên lành”. Hay là tình cảm gia đình thực sự là một sự nâng đỡ chăm sóc, đùm bọc khi một thành viên lâm cảnh ốm đau, bệnh tật.

Chính nhờ những bàn tay vợ, con, trong những ngày cuối cùng của đời mình, Nhĩ vẫn còn được thể hiện lòng khát khao được sống. Thiên nhiên và cuộc sống bao giờ cũng phát triển, nảy nở tươi đẹp.

Ở đoạn kết truyện, tác giả đã tập trung miêu tả cái chân dung và cử chỉ của nhân vật Nhĩ với vẻ rất khác thường: “ … mặt mũi Nhĩ đỏ rựng một cách khác thường, hai mắt long lanh chứa một nỗi say mê đầy đau khổ, cả mười đầu ngón tay Nhĩ đang bấu chặt vào cái bậu cửa sổ, Các chi tiết ấy cho thấy tính “khẩn thiết” trong khát vọng được sống một cuộc sống tự do, được hưởng những giây phút bình dị trên chính mảnh đất quê hương.

Đó là một mảng đời sống đầy ý nghĩa với tất cả mọi người.

Hình như con người sắp sang bên kia thế giới, thường ôn lại những hình ảnh đầy ấn tượng ấy.

Tác giả để cho nhân vật suy ngẫm rồi rút ra một nhận xét: "Nhĩ đã tìm thấy được nơi nương tựa gia đình trong những ngày này”.

Tác giả miêu tả rất sinh động cái bến đò ngang: “Người đi bộ, người dắt xe đạp. Một vài lớp đàn bà đi chợ về đang ngồi kháo chuyện hoặc sổ tóc ra bắt chấy”

Tác giả để cho nhân vật của mình nói đến đứa con mà anh ta tìm mãi không thấy, thì ra: “Thằng bé vẫn cắp cuốn sách bên nách đang sa vào một dám người chơi phá cờ thế trên hè phố”.

Từ đó, nhân vật nhớ lại là mình cũng đã nhiều năm đi chơi phá cờ thế trên vỉa hè, không dứt ra được.

“Nhĩ chợt nhớ ngày bố mẹ anh mới cưới Liên từ một làng bên kia sông về làm vợ anh. Liên vẫn còn mặc áo nâu chít khăn mỏ quạ! So với ngày ấy bây giờ Liên đã trở thành một người đàn bà thị thành. Cũng như: cảnh bãi bồi nằm phơi mình bên kia. Tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tảo và chịu đựng hi sinh từ bao đời nay, và cũng chính nhờ có điều đó nhiều ngày tìm kiếm… Nhĩ đã thấy được nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này”.

Qua đoạn văn trên, nhà văn Minh Châu đã đưa lên trang giấy những suy ngẫm, trải nghiệm về cuộc đời. Cái nét bình dị, đôn hậu của con người thường gần gũi với cuộc sống, quê hương và đó là nét đẹp đích thực của con người.

Cảm nghĩ về nhân vật Nhĩ trong truyện Bến quê - mẫu 5

Là một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn học kháng chiến chống Mỹ, Nguyễn Minh Châu có nhiều những tìm tòi quan trọng góp phần đổi mới văn học nước nhà.Truyện ngắn của ông thường chứa đựng những suy ngẫm trải nghiệm sâu sắc về con người và cuộc đời. “Bến quê ” là tác phẩm tiêu biểu cho đề tài đó.

Toàn bộ câu chuyện xoay quanh nhân vật Nhĩ trong những ngày cuối đời.Chuỗi nghịch lý bắt đầu chính trong những ngày ấy. Bị cột chặt trên giuờng bệnh, Nhĩ phát hiện ra vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia sông. Cảnh vật nơi ấy đẹp như thơ như hoạ: Những bông bằng lăng cuối mùa thưa thớt nhưng đậm sắc, con sông Hồng màu đỏ nhạt, ánh nắng sớm, vùng phù sa lâu đời của bãi bồi bên kia sông …Những cảnh sắc vốn quen thuộc gần gũi nhưng dường như rất mới mẻ đối với anh. Chính vào lúc nhận ra vẻ đẹp và sự giàu có của bến quê cũng là lúc Nhĩ hiểu ra một cách đau xót, bởi một người “đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất ” lại chưa từng đặt chân lên “cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình ”.

Căn bệnh liệt gắn chặt Nhĩ vào giường bệnh. Mọi sinh hoạt của anh trông cả vào sự chăm sóc của vợ con. Sáng hôm ấy, bằng trực giác, anh nhận ra thời gian của mình chẳng còn bao lâu nữa, anh mới cảm nhận thấm thía về người vợ của mình. Nhĩ để ý “thấy Liên mặc áo vá ”, “những ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt ve bên vai anh ”, anh nói với vợ những lời xót xa, ân hận: “Suốt đời anh chỉ làm em khổ tâm ”. Giờ đây Nhĩ mới thực sự thấu hiểu và biết ơn vợ sâu sắc bởi “tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tảo tần và chịu đựng hy sinh từ bao đời xưa và cũng chính nhờ điều đó, mà sau nhiều tháng ngày bôn tẩu tìm kiếm, Nhĩ đã tìm thấy được nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này ”. Nhĩ -con ngưuời của một thời huy hoàng, cho đến khi không còn khả năng đi lại mới phát hiện ra vẻ đẹp của bến quê cũng như sự tảo tần và đức hy sinh của vợ. Trước khi ốm anh chỉ biết đến những chân trời xa ngát với những công việc cao sang mà thờ ơ, vô tình với tất cả những gì gần gụi xung quanh, kể cả nguười vợ suốt một đời yêu thương và tận tuỵ. Sự thấu hiểu muộn màng trong những ngày cuối đời dù sao cũng đem lại cho anh sự bình yên, tin cậy sau cả một đời bôn tẩu, kiếm tìm.

Song nghịch lý của câu chuyện không chỉ có thế. Cũng trong buổi sáng hôm ấy, khi nhận ra vẻ đẹp qua ô cửa sổ, Nhĩ bừng dậy nỗi khát khao cháy lòng và vô vọng là một lần được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông. Khát khao đó mang ý nghĩa sâu sắc bởi đó chính là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình dị mà sâu xa của cuộc sống, những giá trị dễ bị ta vô tình, bỏ qua và quên lãng nhất là lúc còn trẻ khi những khát vọng xa vời vẫy gọi, cuốn người ta đi. Sự nhận thức này chỉ đến được với ta khi đã từng trải. Với Nhĩ, đó là lúc cuối đời khi phải nằm liệt trên giường bệnh. Vì thế đó là sự thức tỉnh pha lẫn niềm ân hận xót xa: “Hoạ chăng chỉ có anh đã từng trải, đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết mọi sự giàu có lẫn vẻ đep của bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia cả trong những nét tiêu sơ và cái điều riêng anh khám phá thấy giống như một niềm say mê pha lẫn nỗi ân hận đau đớn ”. Với anh, bây giờ đó thực sự là miền đất xa lắc vì Nhĩ “lực bất tòng tâm ”. Không thể tự làm điều mình khao khát, Nhĩ nhờ con trai thay mình sang sông, đặt chân lên bãi phù sa màu mỡ. Oái oăm thay, đứa con không hiểu ước muốn của cha,đã đi một cách miễn cưỡng và bị cuốn vào trò chơi phá cờ thế trên hè phố. Cậu con trai có thể lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày. Từ đó Nhĩ nghiệm ra một qui luật khá phổ biến của đời người “Con nguười ta trên đường đời thật khó tránh đuợc những điều vòng vèo hoặc chùng chình”. Anh không trách con vì “nó đã thấy gì hẫp dẫn bên kia sông đâu ”.

Ở cuối truyện, khi Nhĩ tưởng tượng chính mình như một nhà thám hiểm đang chậm rãi đặt từng bước chân lên mặt đất dấp dính phù sa. Nhĩ xúc động mạnh, chân dung anh khác thường “mặt mũi đỏ rựng, hai mắt long lanh chứa môt nỗi say mê đầy đau khổ ”. Khi con đò sắp chạm vào bờ đất bên này, Nhĩ thu hết tàn lực, đu người lên cửa sổ, giơ cánh tay gầy guộc “khoát khoát y như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó ”. Phải chăng anh đang nôn nóng thúc giục con trai hãy mau hơn kẻo lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày? Và duờng như nó còn có ý nghĩa khái quát hơn: Muốn thức tỉnh mọi người vượt lên những cái vòng vèo hoặc chùng chình trên đường đời để hướng tới những giá trị đích thực vốn rất gần gũi bình dị mà bền vững!

Bằng cách tạo dựng chuỗi nghịch lý để nhân vật tự nhận thức, suy ngẫm và cách xây dựng nhiều hình ảnh, chi tiết mang ý nghĩa biểu tượng tác giả đã tạo nên ý nghĩa sâu xa cho tác phẩm. Ngòi bút miêu tả thiên nhiên đẹp, tinh tế, giọng văn thầm trầm ẩn chứa những chiêm nghiệm, suy ngẫm của tác giả đã góp phần không nhỏ tạo nên những ấn tượng riêng cho tác phẩm.

Những dòng cuối cùng của “Bến quê” khép lại nhưng dư âm từ những trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và con ngưuười dường như vẫn còn lan toả đâu đây, thức tỉnh trong ta sự trân trọng vẻ đẹp về những gì bình dị, gần gũi của gia đình, quê hưuơng, xứ sở.

Cảm nghĩ về nhân vật Nhĩ trong truyện Bến quê - mẫu 6

Nguyễn Minh Châu là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Với quan niệm viết văn là “đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người”, tác giả đã cố gắng lách ngòi bút của mình vào sâu thế giới nội tâm nhân vật để tìm kiếm những hạt ngọc tiềm tàng. Nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn Bến quê được xây dựng theo quan điểm đó. Bằng ngòi bút khắc họa tâm lí tài tình, Nguyễn Minh Châu đã đưa người đọc vào thế giới tâm trạng của Nhĩ trong một buổi sáng đầu thu, qua đó gửi đến độc giả những bài học triết lí nhân sinh về cuộc đời con người.

Xây dựng nhân vật Nhĩ, Nguyễn Minh Châu đã đặt nhân vật vào hoàn cảnh éo le, ngặt nghèo trong những ngày cuối đời. Là người đã từng đi khắp mọi nơi trên trái đất, vậy mà cuối đời Nhĩ lại bị buộc chặt trên giường bởi một căn bệnh quái ác khiến anh gần như liệt toàn thân và sự sống của Nhĩ gần như cạn kiệt. Khai thác tình huống này, tác giả phát hiện và nhấn mạnh vào những nghịch lí trong cảnh ngộ của anh : Là người đã từng đi khắp thế giới nhưng Nhĩ lại chưa từng đặt chân lên cái bãi bồi màu mỡ ngay phía bên kia sông, từng bay những chuyến bay vượt nửa vòng trái đất nhưng nay lại không nhích được mình dịch chuyển vài mươi phân trên giường bệnh. Đứa con trai mà anh nhờ thay mình thực hiện điều khao khát là đặt chân lên bờ bãi phía bên kia sông lại mải mê sa vào một đám chơi cờ thế trên hè phố, có thể lỡ mất chuyến đò duy nhất trong ngày. Tạo ra một chuỗi những tình huống nghịch lí như trên, tác giả muốn lưu ý người đọc rằng cuộc sống và số phận của con người chứa đựng những điều bất thường, những nghịch lí, ngẫu nhiên vượt ra ngoài những dự định, ước muốn, những hiểu biết và tính toán của chúng ta. Ngoài ra, tác giả còn muốn nhắn nhủ với người đọc : chúng ta thường hay hướng đến những điều cao xa mà vô tình không biết đến những vẻ đẹp gần gũi ngay bên cạnh mình như vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông đối với nhân vật Nhĩ.

Nằm trên giường bệnh, Nhĩ suy ngẫm và nhận ra nhiều điều. Trước tiên, anh nhận ra vẻ đẹp của thiên nhiên xung quanh mình, vẻ đẹp của buổi sáng đầu thu được nhìn từ cửa sổ căn phòng. Cảnh vật được miêu tả trong tầm nhìn của anh, từ gần đến xa, tạo thành một không gian vừa có chiều sâu vừa có chiều rộng : những bông hoa bằng lăng ngay phía cửa sổ, con sông Hồng phía xa xa với màu đỏ nhạt lúc đã vào thu, mặt sông như rộng thêm ra, vòm trời cũng cao hơn, những tia nắng sớm di chuyển trên mặt nước, cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi bên kia sông với sắc màu quen thuộc. Đó chính là bức tranh thiên nhiên tươi đẹp diễn ra hàng ngày mà đến hôm nay Nhĩ mới thấy. Tất cả đều được anh cảm nhận bằng những cảm xúc rất tinh tế. Không gian và những cảnh vật ấy vốn quen thuộc, gần gũi nhưng lại như rất mới mẻ với Nhĩ. Có lẽ đây là lần đầu tiên anh cảm nhận được tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của nó. Cái nhìn ấy thể hiện niềm tha thiết với cuộc sống, với vẻ đẹp bình dị mà sâu xa của thiên nhiên, của quê hương ở nhân vật Nhĩ.

Bên cạnh vẻ đẹp thiên nhiên, Nhĩ còn có dịp suy ngẫm về hoàn cảnh riêng của mình. Nếu như trước kia anh có thể đi khắp nơi trên trái đất thì giờ đây hoàn cảnh khiến anh phải hoàn toàn trông cậy vào sự chăm sóc của vợ con. Trong cái buổi sáng đó, có lẽ bằng trực giác, chính Nhĩ đã cảm nhận được thời gian còn lại của đời mình rất ngắn ngủi. Chính vì thế, anh đã thức nhận ra nhiều điều hơn chăng ? Sống cả đời bên người vợ tảo tần nhưng sáng hôm đó, lần đầu tiên anh “để ý thấy Liên đang mặc tấm áo vá”, cảm nhận được “những ngón tay gầy guộc, âu yếm vuốt ve bên tai” và anh cũng nhận ra tất cả sự tảo tần, vất vả, hi sinh trong lặng thầm của Liên. Trong những ngày cuối đời này, Nhĩ mới thấu hiểu với lòng biết ơn sâu sắc người vợ của mình : “cũng như cánh bãi bồi đang nằm phơi mình bên kia, tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tào và chịu đựng hi sình từ bao đời xưa, và cũng chính nhờ có điều đó mà sau nhiều ngày tháng bôn tẩu, tìm kiếm… Nhĩ đã tìm thấy được nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này”. Anh cũng nhìn kĩ gương mặt đứa con trai thân yêu và nhận ra nó có nhiều điểm giống mình. Nhĩ yêu lũ trẻ nhỏ con nhà hàng xóm với những ngón tay “chua lòm mùi nước dưa” cố giúp anh xê dịch trên giường. Đó là những cảm xúc nhẹ nhàng xuất hiện trong tâm trí Nhĩ. Trước khi từ giã cõi đời, Nhĩ vẫn không hể bi quan, anh khao khát được khám phá mọi vẻ đẹp của cuộc sống mà trong chuỗi ngày đã qua anh chưa kịp khám phá. Anh trân trọng nhũng tình cảm thiêng liêng của gia đình, của con người. Những tình cảm ấy đang diễn ra trong lòng một người sắp từ giã cõi đời, thật đáng trân trọng. Qua đó, người đọc cũng nhận ra cái nhìn thấm đượm tinh thần nhân đạo của Nguyễn Minh Châu.

Không chỉ có những tình cảm rất đáng quý với thiên nhiên quanh mình, với những người thân yêu, lần đầu tiên Nhĩ cũng nhận ra vẻ đẹp đặc biệt của bãi bồi phía bên kia sông, nhận thấy những sắc màu quen thuộc như da thịt, như hơi thở của đất đai màu mỡ. Nhận ra vẻ đẹp tiềm ẩn mà cả đời mình không nhận ra, anh khao khát được đặt chân lên nơi đó. Và trớ trêu thay, với “con người đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất như Nhĩ, cái bờ bãi bên kia sông giờ đây lại trở thành “một chân trời gần gũi mù lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến”. Việc Nhĩ khao khát được đặt chân lên vùng đất ấy chính là sự thức tỉnh về những giá trị bình dị, bền vững mà sâu xa của đời sống. Những giá trị thường bị chúng ta lãng quên, vô tình lại chính là những điều giản dị, mộc mạc, đơn sơ như gia đình, quê hương vì khi còn trẻ, con người dễ chạy theo những ham muốn xa vời. Sự thức nhận này chỉ đến vói con người khi họ đã từng trải, đã thấm thía những sướng vui và cay đắng…

Cùng với sự thức tỉnh đó là những nỗi xót xa cay đắng, vì ân hận, vì nuối tiếc. Nhĩ cũng nhận ra khi anh biết đến giá trị giản dị nhưng đích thực của cuộc sống thì anh lại không còn nhiều thời gian và khả năng để thực hiện nó nữa. Càng trớ trêu hơn khi Nhĩ nhờ con trai mình thực hiện cái ước muốn nhỏ bé ấy thì con anh lại không thể hiểu được niềm khao khát của cha nó nên nó thực hiện một cách miễn cưỡng để rồi bị cuốn hút theo trò chơi hấp dẫn mà nó gặp trên đường đi. Rất có thể nó sẽ lỡ mất chuyến đò ngang duy nhất trong ngày. Từ hoàn cảnh éo le của mình, từ việc làm của đứa con, Nhĩ đã chiêm nghiệm ra cái quy luật phổ quát của cuộc đời : “con người ta trên đường đời thật khó tránh được những điều vòng vèo hoặc chùng chình”. Chính vì hiểu được quy luật này nên anh không trách con mình, bởi cũng như anh trước đây “nó đã thấy có gì hấp dẫn ở phía bên kia sông đâu”.

Đến cuối truyện, chúng ta thấy hành động đặc biệt của Nhĩ : “mặt mũi Nhĩ đỏ rựng một cách khác thường, hai mắt long lanh chứa một nỗi say mê đầy đau khổ, cả mười đẩu ngón tay Nhĩ đang bấu chặt vào cúi bậu cửa sổ… Anh đang cố thu nhặt hết mọi chút sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình nhô người ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát y như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào”. Có lẽ anh đang khẩn thiết ra hiệu cho con trai của mình, sợ nó “chùng chình”, sẽ lỡ mất cơ hội sang sông. Dường như Nhĩ cũng muốn thức tỉnh chúng ta về những điều vòng vèo, “chùng chình” để rút ra khỏi đó, hướng đến những giá trị đích thực, giản dị và gần gũi.

Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn đi được xa nhất trên con đường đổi mới văn học. Với ngòi bút khắc họa tâm lí nhân vật tinh tế và thấm đượm tinh thần nhân văn, ông đã xây dựng thành công một nhân vật Nhĩ với những trạng thái cảm xúc chân thực. Nhân vật Nhĩ trong truyện là một kiểu nhân vật tư tưởng với những trăn trở, những nghĩ suy để tự nhận thức chính mình, tự nhận thức về cuộc đời. Đọc truyện, tự chúng ta, mỗi độc giả đều sẽ rút ra những bài học cho riêng mình.

Cảm nghĩ về nhân vật Nhĩ trong truyện Bến quê - mẫu 7

        Nhân vật Nhĩ có một hoàn cảnh thật đặc biệt. Lúc còn trẻ anh đã đi khắp nơi trên thế giới nhưng cuối đởi lại bị cột chặt trên giường bệnh bởi một căn bệnh hiểm nghèo, đến nhích người về phía cửa sổ cũng phải có người đỡ. Và trong cái hoàn cảnh éo le ấy, anh chợt nhận ra vẻ đẹp bình dị của bến quê, nhận ra cái quí nhất trong cuộc đời mình chính là gia đình. Nổi bật ở nhân vật Nhĩ là tình yêu gia đình. Anh rất yêu vợ. Chẳng phải vì thế mà anh đã nghĩ :" Tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tảo và hi sinh từ bao đời xưa" Và Nhĩ cũng rất yêu quí con. Anh muốn nhờ Tuấn sang bãi bồi bên kia sông không chỉ vì đó là ước mơ mà anh không thực hiện được mà còn vì anh không muốn Tuấn giống như mình: bỏ qua cái đẹp bình dị của quê hương để chạy theo cái hào nhoáng nhất thời để rồi đến khi hối hận cũng không kịp. Nhĩ không muốn sau này con anh phải chịu cái ân hận đau đớn mà anh đang chịu.Nhưng cao hơn tình yêu gia đình chính là tình yêu quê hương xứ sở, cái bến quê bình dị. Anh từng đi tới bất cứ nơi xó xỉnh nào trên trái đất nhưng lại chưa một lần đặt chân lên bãi bồi bên kia sông. Điều đó dày vò Nhĩ không thôi. Anh cảm thấy có lỗi với cái mảnh đất đã nuôi anh khôn lớn. Đó chẳng phải là tinh yêu anh giành cho quê hương mình sao? Và cũng chính cái tình cảm ấy đã thôi thúc Nhĩ đặt chân lên cái bãi bồi thân thương ấy đến nỗi trở thành một khao khát, cái khao khát mà anh đã tin cậy nhờ Tuấn thực hiện giùm nhưng anh chàng lại sa vào đám chơi cờ thế. Cái tình yêu, cái khao khát ấy như được đẩy lên cao nhất ở chi tiết cuối cùng:"Anh đang cố thu nhặt hết mọi chút sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình nhô người ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát y như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó".

        “Bến quê” được lấy bối cảnh rất đơn giản, đó là bở bên kia sông hồng và nhân vật Nhĩ trong những ngày cuối đời nằm liệt giường. Nhĩ con người “đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất ” nay trở về và chấp nhận một bi kịch cuối cuộc đời – bị cột chặt trên giường bệnh. Nhưng cũng chính trong bi thảm đó, Nhĩ phát hiện ra vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia sông. Cảnh vật nơi ấy đẹp như thơ như hoạ: những bông bằng lăng cuối mùa thưa thớt nhưng đậm sắc, con sông Hồng màu đỏ nhạt, ánh nắng sớm, vùng phù sa lâu đời của bãi bồi bên kia sông …Những cảnh sắc vốn quen thuộc gần gũi nhưng dường như rất mới mẻ đối với anh. Ngay trong khoảnh khắc này, cảnh sắc tươi đẹp và sự giàu có của bến quê đã khơi gợi trong anh niềm xót xa vô hạn. Đó con ngườ bôn ba dâu bể, vẫn không thể ngờ được rằng, trong tầm mắt mình là “cái bờ bên kia sông Hồng”.

        Bị liệt đồng nghĩa với việc Nhĩ phải làm bạn với cái giường. Mọi sinh hoạt của anh trông cả vào sự chăm sóc của Liên – vợ anh. Buổi sáng hôm ấy, bằng trực giác, anh nhận ra thời gian của mình chẳng còn bao lâu nữa, anh mới cảm nhận thấm thía về người vợ của mình. Nhĩ để ý “thấy Liên mặc áo vá ”, “những ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt ve bên vai anh ”, anh nói với vợ những lời xót xa, ân hận: “Suốt đời anh chỉ làm em khổ tâm ”. Giờ đây Nhĩ mới thực sự thấu hiểu và biết ơn vợ sâu sắc bởi “tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tảo tần và chịu đựng hy sinh từ bao đời xưa và cũng chính nhờ điều đó, mà sau nhiều tháng ngày bôn tẩu tìm kiếm, Nhĩ đã tìm thấy được nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này ”. Nhĩ – con ngưuời của một thời huy hoàng, cho đến khi không còn khả năng đi lại mới phát hiện ra vẻ đẹp của bến quê cũng như sự tảo tần và đức hy sinh của vợ. Trước kia, khi còn khỏe mạnh anh chỉ biết đến những chân trời xa ngắt với những công việc cao sang mà thờ ơ, vô tình với tất cả những gì gần gũi xung quanh, kể cả nguười vợ suốt một đời yêu thương và tận tuỵ. Sự thấu hiểu muộn màng trong những ngày cuối đời dù sao cũng đem lại cho anh sự bình yên, tin cậy sau cả một đời bôn tẩu, kiếm tìm.

        Vẫn chưa dừng lại ở đó, Nguyễn Minh Châu tiếp tục đẩy cao trào nghịch cảnh lên hơn nữa trong tình huống truyện tiếp theo. Cũng trong buổi sáng hôm ấy, khi nhận ra vẻ đẹp qua ô cửa sổ, Nhĩ bừng dậy nỗi khát khao cháy lòng và vô vọng là một lần được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông. Khát khao đó mang ý nghĩa sâu sắc bởi đó chính là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình dị mà sâu xa của cuộc sống, những giá trị dễ bị ta vô tình, bỏ qua và quên lãng nhất là lúc còn trẻ khi những khát vọng xa vời vẫy gọi, cuốn người ta đi. Sự nhận thức này chỉ đến được với ta khi đã từng trải. Với Nhĩ, đó là lúc cuối đời khi phải nằm liệt trên giường bệnh. Vì thế đó là sự thức tỉnh pha lẫn niềm ân hận xót xa: “Hoạ chăng chỉ có anh đã từng trải, đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết mọi sự giàu có lẫn vẻ đep của bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia cả trong những nét tiêu sơ và cái điều riêng anh khám phá thấy giống như một niềm say mê pha lẫn nỗi ân hận đau đớn ”. Với anh, bây giờ đó thực sự là miền đất xa lắc vì Nhĩ “lực bất tòng tâm ”. Không thể tự làm điều mình khao khát, Nhĩ nhờ con trai thay mình sang sông, đặt chân lên bãi phù sa màu mỡ. Oái oăm thay, đứa con không hiểu ước muốn của cha,đã đi một cách miễn cưỡng và bị cuốn vào trò chơi phá cờ thế trên hè phố. Cậu con trai có thể lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày. Từ đó Nhĩ nghiệm ra một qui luật khá phổ biến của đời người “Con nguười ta trên đường đời thật khó tránh đuợc những điều vòng vèo hoặc chùng chình”. Anh không trách con vì “nó đã thấy gì hẫp dẫn bên kia sông đâu ”.

         Cuối cùng, tác giả dưới ngòi bút tài tình của mình đã thắt nút câu chuyện bằng một đoạn miêu tả trí tưởng tượng của Nhân vật chính, hay nói đúng hơn một giấc mơ của Nhĩ tưởng tượng chính mình như một nhà thám hiểm đang chậm rãi đặt từng bước chân lên mặt đất dấp dính phù sa. Nhĩ xúc động mạnh, chân dung anh khác thường “mặt mũi đỏ rựng, hai mắt long lanh chứa môt nỗi say mê đầy đau khổ ”. Khi con đò sắp chạm vào bờ đất bên này, Nhĩ thu hết tàn lực, đu người lên cửa sổ, giơ cánh tay gầy guộc “khoát khoát y như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó ”. Phải chăng anh đang nôn nóng thúc giục con trai hãy mau hơn kẻo lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày? Cái ước mong thôi thúc đặt vào chính đứa con trai nhỏ của Nhĩ cũng là lời nhắn gửi thiết tha của nhân vật: mỗi người hãy vượt lên những cái vòng vèo hoặc chùng chình trên đường đời của mình để hướng tới những giá trị đích thực vốn rất gần gũi bình dị mà bền vững.

        Qua Nhĩ và toàn bộ “Bên quê”, người đọc tìm thấy gì? Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đẹp, tinh tế, giọng văn thâm trầm ẩn chứa những chiêm nghiệm, suy ngẫm trong ngòi bút của Nguyễn Minh Châu. Sự tài hoa trong việc dẫn dắt diễn biến tâm trạng nhân vật Nhĩ (tác giả để nhân vật tự nhận thức, suy tư) và cách xây dựng nhiều hình ảnh, chi tiết mang ý nghĩa biểu tượng tác giả đã tạo nên ý nghĩa sâu xa cho tác phẩm.

         “Bến quê” là tác phẩm điển hình của ngòi bút Nguyễn Minh Châu, ta có thể tìm thấy những trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và con người. Vẫn còn lan tỏa đâu đó sự trân trọng vẻ đẹp bình dị, gần gũi của gia đình, quê hưuơng, xứ sở của tác giả. Tác phẩm không chỉ có giá trị vào buổi nó ra đời, âm hưởng của nó còn mãi trong lòng những người yêu văn học và những người yêu mến nét riêng của văn hóa người Việt – nơi cuối cùng phải trở về là quê hương.

Cảm nghĩ về nhân vật Nhĩ trong truyện Bến quê - mẫu 8

         Trước hết câu chuyện mở ra với những cảm nhận thật tinh tế của Nhĩ về vẻ đẹp của thiên nhiên, nơi bãi bồi bên kia sông vào buổi sáng sớm đầu thu. Khung cảnh được tạo dựng trong cái nhìn từ gần tới xa, từ thấp tới cao, từ mặt đất lên bầu trời của Nhĩ, rất đẹp, bình yên, thơ mộng, mang đậm hơi thở của làng cảnh quê hương. Cảnh như chất chứa, thấm thía cảm xúc, tâm trạng của con người nhân vật. Những bông hoa bằng lăng cuối mùa còn sót lại trên cành trở nên đậm sắc hơn; con sông Hồng như nhuốm một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng ra thêm; vòm trời cũng như cao hơn với những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bên kia sông. Và tất cả như "đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non – những màu sắc thân thuộc quá như da thịt hơi thở của đất màu mỡ". Không gian cảnh quê ấy với Nhĩ sao mà vừa thân thương, quen thuộc lại vừa lạ lẫm, mới mẻ đến vậy. Vẻ đẹp ấy ngày nào chẳng có, vẫn luôn thường trực quanh anh nhưng sao bây giờ sắp phải rời xa nó mãi mãi anh mới chợt nhận ra sự giàu có trù phú mĩ lệ của miền đất ấy. Vì thế, trong lòng Nhĩ dâng lên một niềm xót xa, pha lẫn sự nuối tiếc, ân hận: "từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất" nhưng " chưa hề bao giờ đi đến cái bờ bên kia sông Hồng, ngay trước cửa sổ nhà mình". Vì thế trong lòng anh rực lên một niềm khát khao cháy bỏng muốn được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông Hồng để chiêm ngưỡng và tận hưởng vẻ đẹp bình dị và gần gũi ấy. Nhưng tiếc thay, niềm hi vọng đó song hành cùng sự tuyệt vọng, bởi trong tình cảnh bệnh tật của bản thân, giờ đây anh không thể thực hiện được ước muốn tưởng chừng nhỏ bé, giản đơn đó nữa. Đây chính là sự thức tỉnh những giá trị bền vững, bình dị nhưng vô cùng sâu sa trong cuộc sống, những giá trị thường bị con người lãng quên, nhất là khi còn trẻ trước những ham muốn, khát vọng lôi cuốn. Sự thức này chỉ đến với những con người từng trải, đến với Nhĩ khi mà anh đang sắp giã từ cuộc đời này để trở về cõi hư vô. Cho nên, Nhĩ cảm thấy ân hận, xót xa: "Họa chăng chỉ có anh đã từng trải, đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một cái bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia, cả trong những nét tiêu sơ, và cái điều riêng anh khám phá thấy giống như một niềm mê say pha lẫn với nỗi ân hận, đau đớn, lời lẽ không bao giờ giải thích hết...".

         Do không thể trực tiếp thực hiện được khát vọng đi tới "miền đất mơ ước" ấy nên Nhĩ đã nhờ vả đứa con trai thay mình đặt chân lên bãi bồi bên kia sông. Nhưng cậu bé đã không hiểu được ý cha nên nó chịu đi một cách miễn cưỡng và rồi bị cuốn vào trò chơi phá cờ thế bên dọc đường, có thể làm lỡ mất chuyến đò duy nhất trong ngày. Anh nhớ lại thời trai trẻ của mình cũng ham chơi như thế, vả lại nó cũng chưa nhận ra sự hấp dẫn bên kia sông, nên anh không trách cậu bé. Từ đó, anh rút ra một triết lí có tính chất tổng kết, chiêm nghiệm về qui luật của cuộc đời con người: "Con người ta trên đường đời khó tránh khỏi những điều vòng vèo hoặc chùng chình".

         Trong lúc cậu con trai của anh bắt đầu ra đi thực hiện ước mơ của mình thì cũng là khi anh dùng chút tàn lực cuối cùng còn sót lại xê mình ra khỏi tấm nệm, lên chiếc phản gỗ để tới gần bên cửa sổ nhiều hơn. Việc làm ấy khiến anh "mệt lử", "đau nhức" như vừa đi "được nửa vòng trái đất". Còn nửa vòng nữa, anh buộc lòng phải nhờ cậy mấy bọn trẻ con hàng xóm giúp đỡ. Và anh cảm thấy mình thật buồn cười, y như một đứa trẻ toét miệng cười khi đang được tận hưởng sự chăm sóc và chơi với. Đến bên cửa sổ, Nhĩ nhìn thấy xa xa một cánh buồn trên mặt sông. Anh cảm tưởng như chính mình trong tấm áo màu xanh trứng sáo hay chiếc mũ nan rộng vành, như một nhà thám hiểm đang chậm rãi đặt từng bước chân lên cái mặt đất dính phù sa. Nhĩ xúc động: "mặt mũi Nhĩ đỏ rựng một cách khác thường, hai con mắt long lanh chứa một nỗi say mê đầy đau khổ, cả mười đầu ngón tay Nhĩ đang bấu chặt vào cái bậu cửa sổ, những ngón tay vừa bấu chặt vừa run lẩy bẩy. Anh đang cố thu nhặt hết mọi chút sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình nhô người ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát y như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó". Hành động đó của Nhĩ thể hiện sự nôn nóng, thức giục con trai hãy mau mau đi đi không lại lỡ mất chuyến đò. Hay đó chính là điều mà tác giả muốn gửi gắm cho chúng ta đừng để mất thời gian vô ích cho những cái "chùng chình", "vòng vèo" trên đường đời mà hãy hướng tới những giá trị đích thực, giản dị, bền vững quanh ta.

         Bằng ngòi bút đào sâu đến tận cùng cái thật chứa đầy bí ẩn, với tư tưởng "đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người", Nguyễn Minh Châu đã khắc họa thành công vẻ đẹp trong sáng, dịu dàng của người phụ nữ giàu lòng yêu thương, đức hi sinh, tận tụy vì chồng, vì con của một người vợ, người mẹ. Đó chính là Liên (vợ Nhĩ). Tất cả điều này đã được Nhĩ cảm nhận trong những giầy phút cuối cùng của cuộc đời khi bên cạnh gia đình, trong vòng tay chăm sóc, vỗ về, động viên của vợ con. Lần đầu tiên Nhĩ mới để ý thấy Liên mặc tấm áo vá, những ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt ve bên vai của anh và Nhĩ chợt nhận ra tình yêu thương, sự tần tảo cùng sự hi sinh một cách thầm lặng của vợ. Anh đã nói với Liên: "Suốt đời anh chỉ làm em khổ tâm mà em vẫn nín thinh". Và Liên đáp lại câu trả lời ấy: "Có hề sao đâu, miễn là anh sống, luôn luôn có mặt anh, tiếng nói của anh trong gian phòng này". Và thực sự giờ đây, Nhĩ mới thấm thía hết được vẻ đẹp tâm hồn đó của Liên với lòng biết ơn sâu nặng: "Cũng như cảnh bãi bồi đang nằm phơi mình bên kia sông, tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tảo tần và chịu đựng hi sinh từ bao đời xưa và cũng nhờ có điều đó mà sau nhiều ngày tháng bôn tẩu tìm kiếm... Nhĩ đã tìm thấy được nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này". Nhĩ một con người của thời đại mới chỉ biết chạy theo những ước vọng xa vời mà lãng quên đi những vẻ đẹp bình dị, thân quen mà mình đang có. Để rồi khi vấp ngã, khi phải sắp chia xa với cuộc sống này vĩnh viễn thì anh mới chịu nhận ra quê hương, gia đình, người vợ mới là bến đậu, là nơi nương tựa bình yên và vững chắc nhất cho con người sau hành trình đi xa trở về. Mặc dù nhận thức của Nhĩ dẫu có chút muộn màng nhưng dù sao anh cũng đã kịp nhận ra trước sự sai lầm của mình, giúp anh cảm thấy thanh thản, nhẹ nhàng hơn.

         Nhân vật Nhĩ là kiểu nhân vật tư tưởng, chứa đựng ý đồ sáng tác nghệ thuật của nhà văn. Tuy nhiên nhân vật không phải là "cái loa phát thanh" của nhà văn mà Nguyễn Minh Châu đã khéo léo dựng lên một cuộc đời, một số phận với một hoàn cảnh éo le, nghịch lí. Để rồi, nhân vật tự đúc rút, chiêm nhiệm ra những chân lí, bài học có tính tổng kết về con người và cuộc đời. Qua đó, ta thấy được tài năng dựng truyện, khắc họa miêu tả tâm lí nhân vật và nghệ thuật trần thuật của Nguyễn Minh Châu thật tài tình, độc đáo. Khép lại "Bến quê", hình ảnh nhân vật Nhĩ cứ lần lượt hiện lên với biết bao nhiêu những bài học triết lí sâu sắc giàu tính nhân văn của cuộc sống con người. Từ đó, ta càng thấm thía hơn và biết trân trọng hơn những giá trị vững bền, bình dị, gần gũi quanh ta như gia đình, quê hương.

Cảm nghĩ về nhân vật Nhĩ trong truyện Bến quê - mẫu 9

        Là một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn học kháng chiến chống Mỹ, Nguyễn Minh Châu có nhiều những tìm tòi quan trọng góp phần đổi mới văn học nước nhà. Truyện ngắn của ông thường chứa đựng những suy ngẫm trải nghiệm sâu sắc về con người và cuộc đời. Bến quê là tác phẩm tiêu biểu cho đề tài đó. Bất kỳ ai đó khi đọc Bến quê đều tìm thấy những dư âm buồn, cảm giác bồi hồi, xúc động trào dâng. Một ít se sẽ buồn, một ít gì đó se sẽ xót xa, ân hận nhưng những cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp bình dị, gần gũi của quê hương thì vẫn còn lắng đọng mãi mãi trong sâu thẳm tâm hồn mỗi người đọc chúng ta.

        Toàn bộ câu chuyện xoay quanh nhân vật Nhĩ trong những ngày cuối đời. Chuỗi nghịch lý bắt đầu chính trong những ngày ấy. Bị cột chặt trên giuờng bệnh, Nhĩ phát hiện ra vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia sông. Cảnh vật nơi ấy đẹp như thơ như hoạ: Những bông bằng lăng cuối mùa thưa thớt nhưng đậm sắc, con sông Hồng màu đỏ nhạt, ánh nắng sớm, vùng phù sa lâu đời của bãi bồi bên kia sông …Những cảnh sắc vốn quen thuộc gần gũi nhưng dường như rất mới mẻ đối với anh. Chính vào lúc nhận ra vẻ đẹp và sự giàu có của bến quê cũng là lúc Nhĩ hiểu ra một cách đau xót, bởi một người “đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, lại chưa từng đặt chân lên “cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình ”.

        Căn bệnh liệt gắn chặt Nhĩ vào giường bệnh. Mọi sinh hoạt của anh trông cả vào sự chăm sóc của vợ con. Sáng hôm ấy, bằng trực giác, anh nhận ra thời gian của mình chẳng còn bao lâu nữa, anh mới cảm nhận thấm thía về người vợ của mình. Nhĩ để ý “thấy Liên mặc áo vá”, “những ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt ve bên vai anh”, anh nói với vợ những lời xót xa, ân hận: “Suốt đời anh chỉ làm em khổ tâm”. Giờ đây Nhĩ mới thực sự thấu hiểu và biết ơn vợ sâu sắc bởi “tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tảo tần và chịu đựng hy sinh từ bao đời xưa và cũng chính nhờ điều đó, mà sau nhiều tháng ngày bôn tẩu tìm kiếm, Nhĩ đã tìm thấy được nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này”. Nhĩ – con ngưuời của một thời huy hoàng, cho đến khi không còn khả năng đi lại mới phát hiện ra vẻ đẹp của bến quê cũng như sự tảo tần và đức hy sinh của vợ. Trước khi ốm anh chỉ biết đến những chân trời xa ngát với những công việc cao sang mà thờ ơ, vô tình với tất cả những gì gần gụi xung quanh, kể cả người vợ suốt một đời yêu thương và tận tuỵ. Sự thấu hiểu muộn màng trong những ngày cuối đời dù sao cũng đem lại cho anh sự bình yên, tin cậy sau cả một đời bôn tẩu, kiếm tìm.

        Vẫn chưa dừng lại ở đó, Nguyễn Minh Châu tiếp tục đẩy cao trào nghịch cảnh lên hơn nữa trong tình huống truyện tiếp theo. Cũng trong buổi sáng hôm ấy, khi nhận ra vẻ đẹp qua ô cửa sổ, Nhĩ bừng dậy nỗi khát khao cháy lòng và vô vọng là một lần được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông. Khát khao đó mang ý nghĩa sâu sắc bởi đó chính là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình dị mà sâu xa của cuộc sống, những giá trị dễ bị ta vô tình, bỏ qua và quên lãng nhất là lúc còn trẻ khi những khát vọng xa vời vẫy gọi, cuốn người ta đi. Sự nhận thức này chỉ đến được với ta khi đã từng trải. Với Nhĩ, đó là lúc cuối đời khi phải nằm liệt trên giường bệnh. Vì thế đó là sự thức tỉnh pha lẫn niềm ân hận xót xa: “Hoạ chăng chỉ có anh đã từng trải, đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết mọi sự giàu có lẫn vẻ đep của bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia cả trong những nét tiêu sơ và cái điều riêng anh khám phá thấy giống như một niềm say mê pha lẫn nỗi ân hận đau đớn”. Với anh, bây giờ đó thực sự là miền đất xa lắc vì Nhĩ “lực bất tòng tâm”. Không thể tự làm điều mình khao khát, Nhĩ nhờ con trai thay mình sang sông, đặt chân lên bãi phù sa màu mỡ. Oái oăm thay, đứa con không hiểu ước muốn của cha, đã đi một cách miễn cưỡng và bị cuốn vào trò chơi phá cờ thế trên hè phố. Cậu con trai có thể lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày. Từ đó Nhĩ nghiệm ra một qui luật khá phổ biến của đời người “Con người ta trên đường đời thật khó tránh đuợc những điều vòng vèo hoặc chùng chình”. Anh không trách con vì “nó đã thấy gì hẫp dẫn bên kia sông đâu”.

        Ở cuối truyện, khi Nhĩ tưởng tượng chính mình như một nhà thám hiểm đang chậm rãi đặt từng bước chân lên mặt đất dấp dính phù sa. Nhĩ xúc động mạnh, chân dung anh khác thường “mặt mũi đỏ rựng, hai mắt long lanh chứa môt nỗi say mê đầy đau khổ”. Khi con đò sắp chạm vào bờ đất bên này, Nhĩ thu hết tàn lực, đu người lên cửa sổ, giơ cánh tay gầy guộc “khoát khoát y như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó”. Phải chăng anh đang nôn nóng thúc giục con trai hãy mau hơn kẻo lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày? Và duờng như nó còn có ý nghĩa khái quát hơn: Muốn thức tỉnh mọi người vượt lên những cái vòng vèo hoặc chùng chình trên đường đời để hướng tới những giá trị đích thực vốn rất gần gũi bình dị mà bền vững!

        Bằng cách tạo dựng chuỗi nghịch lý để nhân vật tự nhận thức, suy ngẫm và cách xây dựng nhiều hình ảnh, chi tiết mang ý nghĩa biểu tượng tác giả đã tạo nên ý nghĩa sâu xa cho tác phẩm. Ngòi bút miêu tả thiên nhiên đẹp, tinh tế, giọng văn thầm trầm ẩn chứa những chiêm nghiệm, suy ngẫm của tác giả đã góp phần không nhỏ tạo nên những ấn tượng riêng cho tác phẩm.

        Những dòng cuối cùng của Bến quê khép lại nhưng dư âm từ những trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và con ngưuười dường như vẫn còn lan toả đâu đây, thức tỉnh trong ta sự trân trọng vẻ đẹp về những gì bình dị, gần gũi của gia đình, quê hương, xứ sở. Ta có thể tìm thấy những trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và con người trong Bến quê. Vẫn còn lan tỏa đâu đó sự trân trọng vẻ đẹp bình dị, gần gũi của gia đình, quê hưuơng, xứ sở của tác giả. Tác phẩm không chỉ có giá trị vào buổi nó ra đời, âm hưởng của nó còn mãi trong lòng những người yêu văn học và những người yêu mến nét  riêng của văn hóa người Việt – nơi cuối cùng phải trở về là quê hương.

Cảm nghĩ về nhân vật Nhĩ trong truyện Bến quê - mẫu 10

Hoàn cảnh của nhân vật Nhĩ đặc biệt ở chỗ, lúc trẻ anh đã đi khắp nơi trên thế giới, nhưng khi đến cuối đời, bị căn bệnh hiểm nghèo trói chặt với giường bệnh, không thể tự vận động mà phải có người giúp đỡ cho mọi việc. Tuy nhiên, chính trong hoàn cảnh khó khăn đó, anh đã thấy được vẻ đẹp bình dị của cuộc sống ở bến quê và hiểu được giá trị quý giá nhất trong đời mình chính là gia đình.

Điều nổi bật ở nhân vật Nhĩ chính là tình yêu mãnh liệt dành cho gia đình. Anh rất mực yêu vợ, đó cũng chính là lý do khiến anh suy nghĩ rằng: "Tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tảo và hi sinh từ bao đời xưa". Ngoài ra, Nhĩ cũng rất yêu quý các con của mình. Anh mong muốn nhờ Tuấn tới bãi bồi bên kia sông không chỉ để thực hiện ước muốn của anh mà còn để ngăn không muốn con trai giống anh cũng bỏ qua vẻ đẹp bình dị của quê hương và theo đuổi những thứ hào nhoáng nhất thời, rồi phải hối hận suốt đời. Nhĩ không muốn cho con mình phải chịu đựng sự đau đớn và tiếc nuối như anh đang trải qua. Tuy nhiên, cao hơn tình yêu gia đình, chính là tình yêu sâu sắc dành cho quê hương bình dị của anh, cái bến quê thân thương.

Là người đã từng đi khắp nơi trên thế giới nhưng Nhĩ lại chưa bao giờ đặt chân lên bãi bồi bên kia sông. Điều đó làm anh cảm thấy dày vò và có lỗi với mảnh đất đã nuôi dưỡng anh lớn lên. Tình yêu của Nhĩ dành cho quê hương thật sự lớn lao. Và điều đó thúc đẩy anh đặt mục tiêu đặt chân đến bãi bồi thân thương ấy đến nỗi anh đã khao khát tin cậy nhờ Tuấn thực hiện giúp mình. Nhưng lại thất vọng khi Tuấn không thực hiện được điều đó và sa vào đam mê chơi cờ thế. Tình yêu và khao khát của Nhĩ đối với quê hương được thể hiện ở chi tiết cuối cùng khi anh cố gắng đu mình nhoài người ra cửa sổ như đang khẩn thiết ra hiệu cho ai đó.

Truyện ngắn “Bến quê” có bối cảnh đơn giản, nơi bên kia sông Hồng và nhân vật Nhĩ đang nằm liệt giường trong những ngày cuối đời. Nhĩ là một người đã từng đi khắp nơi trên thế giới nhưng lại chưa từng đặt chân tới bãi bồi bên kia sông. Bi kịch cuối cùng của cuộc đời anh là bị cột chặt trên giường bệnh. Tuy nhiên, chính trong cảnh ngộ như vậy, Nhĩ mới phát hiện ra vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia sông. Cảnh vật nơi đó rực rỡ và đẹp như thơ, với những bông bằng lăng cuối mùa thưa thớt nhưng sặc sỡ, con sông Hồng màu đỏ nhạt, ánh nắng sớm và vùng đất phù sa lâu đời của bãi bồi. Những cảnh sắc quen thuộc nhưng dường như rất mới mẻ đối với anh. Trong khoảnh khắc đó, cảnh sắc tươi đẹp và sự giàu có của bến quê đã khơi gợi trong anh niềm xót xa vô hạn. Một con người bôn ba dâu bể, không thể ngờ rằng "cái bờ bên kia sông Hồng" lại ở trong tầm mắt anh.

Việc Nhĩ bị liệt đồng nghĩa với việc cuộc sống của anh phải gắn chặt với chiếc giường. Tất cả sinh hoạt của anh đều phụ thuộc vào sự chăm sóc của Liên - người vợ của anh. Sáng hôm ấy, bằng trực giác, Nhĩ nhận ra rằng thời gian của anh không còn nhiều nữa. Anh mới cảm nhận thấm thía về người vợ của mình, lần đầu chú ý thấy Liên mặc áo vá, những ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt ve bên vai anh. Anh nói với vợ những lời xót xa, ân hận từ đáy lòng mình: "Suốt đời anh chỉ làm em khổ tâm".

Nhĩ giờ mới thật sự hiểu thấu và biết ơn vợ mình sâu sắc bởi tâm hồn của Liên vẫn giữ nguyên những đức tính tảo tần và sự chịu đựng hy sinh từ bao đời xưa. Chính nhờ điều đó, sau nhiều tháng ngày lang thang tìm kiếm, Nhĩ đã tìm thấy nơi để nương tựa trong những ngày cuối đời của mình đó là gia đình. Nhĩ - một con người từng sống trong thời kỳ huy hoàng, chỉ tới khi mất khả năng đi lại mới phát hiện ra vẻ đẹp của bến quê cũng như sự tảo tần và đức hy sinh của người vợ hiền. Trước đây, khi còn khỏe mạnh, Nhĩ chỉ biết đến những chân trời xa xôi với những công việc cao sang, lãnh đạm và vô tình với tất cả mọi thứ xung quanh, bao gồm cả người vợ đã yêu thương và chăm sóc anh suốt cả đời. Sự thấu hiểu đến muộn màng trong những ngày cuối đời dù sao cũng ít nhiều mang lại cho Nhĩ sự an yên, niềm tin sau một cuộc đời bôn ba, tìm kiếm.

Nguyễn Minh Châu không dừng lại ở đó, ông tiếp tục đẩy cao trào nghịch cảnh lên cao hơn trong tình huống tiếp theo. Cũng trong buổi sáng hôm đó, khi nhìn qua cửa sổ và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của bên kia sông, Nhĩ bỗng bừng dậy nỗi khát khao cháy bỏng là một lần được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông. Khát khao này mang ý nghĩa sâu sắc bởi đó là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình dị mà sâu xa của cuộc sống, những giá trị dễ bị ta vô tình bỏ qua và quên lãng, đặc biệt là khi ta còn trẻ và những khát vọng xa vời vẫn còn đong đầy trong lòng. Sự nhận thức này chỉ đến khi ta đã trải qua nhiều thăng trầm của cuộc đời.

Nhĩ chỉ thực sự hiểu được giá trị của bãi bồi sông Hồng khi đến cuối đời và phải nằm liệt trên giường bệnh. Điều đó khiến anh cảm thấy hối hận, xót xa: “Hoạ chăng chỉ có anh đã từng trải, đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết mọi sự giàu có lẫn vẻ đep của bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia cả trong những nét tiêu sơ và cái điều riêng anh khám phá thấy giống như một niềm say mê pha lẫn nỗi ân hận đau đớn”. Với Nhĩ, bãi bồi bên kia bờ sông Hồng giờ đã trở thành một miền đất xa xôi bởi “lực bất tòng tâm” anh không còn đủ sức để đến được đó nữa.

Nhĩ không thể tự thực hiện được ước mơ của mình, vì vậy anh đã nhờ đứa con trai thay mình sang bên kia sông, bước chân lên bãi phù sa màu mỡ. Tuy nhiên, đáng tiếc là đứa con trai không hiểu ước muốn của cha và đã đi một cách miễn cưỡng, rồi giữa đường đi bị cuốn vào trò chơi phá cờ thế trên hè phố và có thể bỏ lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày sang bên kia sông. Từ tình huống đó, Nhĩ nhận ra một qui luật rất phổ biến trong cuộc đời, rằng "Con người trên đường đời rất khó tránh được những điều vòng vèo hay chùng chình". Anh không trách con trai vì "nó đã thấy gì hẫp dẫn bên kia sông đâu".

Cuối cùng, với ngòi bút tài tình của mình, tác giả đã kết thúc câu chuyện bằng một đoạn mô tả trí tưởng tượng của nhân vật chính. Nhĩ tưởng tượng mình là một nhà thám hiểm, từng bước đặt chân trên bãi đất phù sa. Anh cảm thấy xúc động mạnh mẽ, khuôn mặt đỏ rực, đôi mắt long lanh phản ánh một nỗi đam mê đầy đau khổ. Khi con đò sắp tới bờ bên này, Nhĩ dùng hết sức lực, đu người lên cửa sổ và vung tay như đang gọi ai đó một cách rất gấp gáp. Phải chăng anh đang vội vàng thúc giục con trai để không bỏ lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày? Ước mơ thôi thúc Nhĩ đặt vào đứa con trai nhỏ cũng như là thông điệp sâu sắc của nhân vật: mỗi người phải vượt qua những trở ngại và rào cản trên con đường của mình để hướng tới những giá trị thật sự, gần gũi và bền vững.

Sau khi đọc "Bến quê" của Nguyễn Minh Châu và thông qua nhân vật Nhĩ, độc giả tìm thấy những gì? Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên tinh tế và đẹp, giọng văn thâm trầm chứa đựng những chiêm nghiệm và suy ngẫm sâu sắc trong ngòi bút của tác giả. Tài năng của tác giả hiển hiện trong cách diễn đạt tâm trạng của nhân vật Nhĩ và cách xây dựng nhiều hình ảnh, chi tiết mang ý nghĩa biểu tượng đã tạo ra ý nghĩa sâu sắc cho tác phẩm.

Tác phẩm "Bến quê" là một truyện ngắn điển hình của ngòi bút Nguyễn Minh Châu, nơi chứa đựng những trải nghiệm sâu sắc về cuộc đời và con người mà tác giả đã từng trải qua. Tác phẩm này thể hiện sự trân trọng với vẻ đẹp bình dị, gần gũi của gia đình, quê hương và xứ sở của tác giả. Nó không chỉ có giá trị khi được xuất bản, mà còn để lại ấn tượng đẹp trong lòng những người yêu văn học và những người yêu mến nét đặc trưng của văn hóa Việt Nam. "Bến quê" đã khắc sâu trong tâm trí của độc giả thông qua thông điệp rằng: Quê hương là nơi chúng ta phải trở về, nơi gắn kết với nguồn gốc và bản sắc của chính mình.

Xem thêm các bài văn mẫu lớp 9 hay, ngắn nhất khác:

Săn shopee siêu SALE :

CHỈ CÒN 250K 1 KHÓA HỌC BẤT KÌ, VIETJACK HỖ TRỢ DỊCH COVID

Phụ huynh đăng ký mua khóa học lớp 9 cho con, được tặng miễn phí khóa ôn thi học kì. Cha mẹ hãy đăng ký học thử cho con và được tư vấn miễn phí. Đăng ký ngay!

Tổng đài hỗ trợ đăng ký khóa học: 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài 500 bài văn hay lớp 9 được chọn lọc, tổng hợp từ những bài văn đạt điểm cao của học sinh lớp 9 trên cả nước nhằm mục đích giúp học sinh viết văn lớp 9 hay hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên