11+ Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa (siêu hay)

Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa hay nhất, ngắn gọn gồm dàn ý chi tiết và các bài văn mẫu được tổng hợp và chọn lọc từ những bài văn hay đạt điểm cao của học sinh lớp 9.

11+ Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa (siêu hay)

Quảng cáo

Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa - mẫu 1

Trong kí ức con người có rất nhiều giai đoạn đáng nhớ để lưu giữ thế nhưng đẹp nhất chỉ có thể là những năm tháng tuổi thơ êm dịu. Những năm tháng ấy sẽ đi theo con người đến suốt cả cuộc đời. Và với nhà thơ Bằng Việt cũng không ngoại lệ. Kí ức tuổi thơ với hình ảnh bếp lửa và người bà đã trở thành những kí ức đẹp nhất trong cuộc đời nhà thơ.

Có thể nói hình ảnh bếp lửa trong tác phẩm của Bằng Việt đã trở thành hình ảnh xuyên suốt một vùng không gian và thời gian. Từ kí ức cho đến hiện đại, từ những năm tháng gian khổ trong kháng chiến đến những ngày tháng bôn ba nơi xứ lạ. Hình ảnh bếp lửa với hình ảnh người bà tần tảo đã trở thành một hoài niệm vô cùng sâu sắc của nhà thơ. Những câu thơ đầu hiện lên trong tâm trí của nhà thơ đầy suy ngẫm:

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”

Quảng cáo

Đó là hình ảnh một bếp lửa nhuốm màu cổ tích trong sương sớm. Ngọn lửa không to cũng chẳng nhỏ xua tan đi cái lạnh giá của vùng nông thôn buổi sáng tinh mơ. Hình ảnh đó khắc sâu trong tâm trí non nớt của đứa cháu bé bỏng. Nó chứa đựng cả một vùng trời kí ức, một miền tuổi thơ đầy sóng gió. Gắn liền với đó là hình ảnh của người bà dãi dầu biết mấy nắng mưa. Nắng mưa ở đây không chỉ là những hiện tượng mang tính thiên nhiên thời tiết mà nó còn là những nắng mưa đời bà. Những bão giông của cuộc đời hằn lên đôi vai gầy khắc khoải của bà. Điệp từ “một bếp lửa” được lặp đi lặp lại nhiều lần như khắc sâu vào trong tâm trí của tác giả nó làm sống dậy biết bao nhiêu kí ức tươi đẹp tuổi thơ.

Bốn tuổi cháu đã ở bên bà cháu nhớ đến những năm tháng đầy gian khổ đó đến giờ như còn sống dậy trong tâm trí:

“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói

Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu

Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”

Quảng cáo

Có thể nói Bằng Việt đã vô cùng khéo léo khi nhắc lại những kỉ niệm tuổi thơ đầy mộc mạc giản dị thông qua hình ảnh vô cùng gợi hình. “mùi khói”, “nhèm mắt cháu”, “sống mũi còn cay”... những kỉ niệm đó như xoáy sâu vào tiềm thức non nớt của đứa trẻ bốn tuổi làm cho người đọc cũng thấy cay cay nơi sống mũi. Người ta thường bảo niềm vui thì nhanh quên nhưng nỗi buồn sự cơ hàn luôn theo con người đến hết đời quả không sai. Nếu như tuổi thơ của cháu đầy đủ về vật chất với bếp điện bếp ga thì có đâu hình ảnh khói hun nhèm mắt cháu theo cháu đến cả những phương trời xa lạ đến thế?

Tám năm ròng cùng bà cùng bếp lửa. Tuổi thơ của người cháu thấm đẫm những trang buồn của đời bà của đất nước.

“Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi

Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi

...

Mày có viết thư chớ kể này kể nọ

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”.

Quảng cáo

Xin cho miễn bình luận gì nhiều về tứ thơ này. Hãy cứ để nó nguyên phôi đến thế. Tâm lí của bà cũng trải dọc cùng nỗi đau của đất nước. Bà cũng như hình ảnh của biết bao nhiêu bà mẹ trên khắp mảnh đất chữ S này, vẫn yêu thương con vô bờ bến. Đó là vẻ đẹp tinh thần của cả một thế hệ, tình yêu thương đoàn kết đùm bọc của xóm làng đã trở thành những hậu phương vững chắc cho tiền tuyến phương xa. Vì thế ở đây hình ảnh bếp lửa đã cháy hừng hực thành cả một ngọn lửa:

Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”

Từ bếp lửa mang ý nghĩa hẹp của tình bà cháu nó đã trở thành một ngọn lửa bất diệt của tình người. Ý thơ mang ý nghĩa khái quát rộng lớn. Đó chính là sức sống tình thương niềm tin của bà cháu và rộng hơn đó là của cả toàn dân tộc trong công cuộc vệ quốc vĩ đại lúc bấy giờ.  Ngọn lửa đại biểu cho sự sống bất diệt không chỉ sưởi ấm trái tim tác giả mà còn sưởi ấm trái tim độc giả và biết bao thế hệ con người. Hình ảnh bếp lửa cuối bài nhuốm màu sắc suy tư về cuộc đời của đứa cháu trưởng thành:

Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

...

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

Ôi kì lạ và thêng liêng - bếp lửa...

Hình ảnh người bà và bếp lửa chính là hai hình ảnh xuyên suốt và chi phối hết cả tứ thơ. Bếp lửa ở đây không chỉ mang ý nghĩa là thắp sáng tỏa nhiệt và mang lại hơi ấm nữa. Nó đã trở thành nơi để bà thắp lên những tình cảm yêu thương nồng cho đứa cháu. Mở ra cả một chân trời tri thức, cho cháu biết thế nào là yêu thương thế nào là tình làng nghĩa xóm. Để giờ đây khi đứa cháu đứng trên mảnh đất xung quanh toàn những con người xa lạ vẫn không thôi nhớ về hình ảnh bếp lửa giản dị của bà. Ngôn ngữ trăm lời không thể gói gọn và diễn tả tình cảm mãnh liệt bất diệt của đứa cháu.

Có thể nói bằng ý thơ giản dị ngôn từ mộc mạc Bằng Việt đã khắc họa cả một bầu trời kỉ niệm cho người đọc nhiều suy ngẫm. Tình cảm gia đình chính là thứ tình cảm chân quý và bình dị nhất trong mỗi con người. Nó mang con người đến sự tốt đẹp và hoàn mỹ nhất

Dàn ý Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa

I. Mở bài: 

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Suy nghĩ về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

II. Thân bài:Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

a. Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc:

- Bếp lửa là một hình ảnh rất quen thuộc ở làng quê Việt Nam

- Bếp lửa rất gần gũi, thân thiện

- Hình ảnh ngọn lửa ảo mộng được nhen nhóm vào lúc sương sớm 

- Hình ảnh bếp lửa rất gần gũi, thân thuộc và gắn bó với tuổi thơ

b. Suy ngẫm về hình ảnh bếp lửa:

- Ấp iu, nồng đượm

- Niềm yêu thương

- Bếp lửa không thể dập tắt được trong lòng người cháu

c. Bếp lửa là nơi ấp ủ tình bà cháu thiêng liêng

III. Kết bài: 

- Nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh bếp lửa

- Liên hệ bản thân

Sơ đồ Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa

Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa

Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa - mẫu 2

Bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt là một bài thơ đầy sức gợi cảm và dạt dào cảm xúc về tình cảm bà cháu thiêng liêng, về hình ảnh người bà tần tảo, giàu đức hi sinh và yêu thương cháu vô bờ bến. Hình ảnh bếp lửa và ngọn lửa đã làm tỏa sáng và sưởi ấm những tình cảm dâng trào trong nhà thơ khi nhớ về bà.

Hình ảnh bếp lửa đã xuất hiện ngay mở đầu bài thơ với sương sớm, bếp lửa gắn liền với bàn tay chăm chút, tần tảo và cần mẫn của bà:

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm”

Bếp lửa sương sớm là bếp lửa của hiện thực đang được bà nhóm lên, còn bếp lửa ấp iu nồng đượm chính là tình yêu thương của bà dành cho cháu với đầy nỗi vất vả, tần tảo sớm hôm. Bếp lửa thiêng liêng gắn bó với cháu với “khói hun nhèm mắt cháu”, gắn liền với cuộc sống đói khổ, vất vả, cơ cực của hai bà cháu. Bếp lửa không chỉ riêng là kỉ niệm về bà, mà còn là kỉ niệm tuổi thơ của cháu, nhớ bà là cháu nhớ về bếp lửa, nhớ về trái tim yêu thương nồng hậu và ấm áp của bà. Bà chính là biểu tượng của người nhóm lửa và giữ lửa thiêng liêng và bất diệt:

“Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen…

Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa”

Bà không chỉ là người nhóm lửa, ngọn lửa của sự ấm no, yêu thương, trong lòng bà luôn ủ sẵn một ngọn lửa để sưởi ấm cho cháu trong mọi hoàn cảnh. Bà nhóm lên ngọn lửa xua tan cái đói, nhóm lên yêu thương ngọt bùi với xóm làng. Ngọn lửa của bà còn làm bùng cháy lên những điều tươi đẹp, hồn nhiên và trong sáng trong tâm hồn tuổi thơ của cháu. Trái tim và tình yêu thương của bà đã trở thành một ngọn lửa thiêng liêng bất diệt, ngọn lửa ấy dù trong hoàn cảnh nào vẫn luôn rực sáng, soi đường chỉ lối cho mỗi bước chân của cháu trên đường đời. Chính nhờ có ngọn lửa của bà mà dù cháu có đi đến bất cứ phương trời nào, dù có gặp bếp lửa trăm nhà và niềm vui trăm ngả thì vẫn luôn chỉ nhớ đến bếp lửa và ngọn lửa của bà. Tấm lòng của người bà cũng được thể hiện qua hình ảnh bếp lửa một cách xúc động và chân thực. Bà nhen lên bếp lửa cũng như nhen lên những yêu thương, quan tâm, chăm sóc và những kí ức đẹp trong tuổi thơ cháu. Bà không chỉ cho cháu ăn, chăm sóc cháu mà còn dạy cho cháu làm người. Ngọn lửa của bà là nguồn sống mạnh mẽ cho cháu tự tin, là điểm tựa vững chắc cho cháu bước đi trên đường đời.

Bài thơ với những hình ảnh thơ giản dị, xúc động và đầy tính thẩm mĩ đã góp phần khắc họa nên chân dung người bà đại diện cho những người phụ nữ Việt Nam tần tảo, giàu đức hi sinh. Bên cạnh đó, hình ảnh bếp lửa được hiện lên đầy tính thẩm mĩ và giá trị hiện thực đã làm sâu sắc thêm tình cảm bà cháu thiêng liêng.

Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa - mẫu 3

Lúc lớn lên ai cũng nhớ về những kỉ niệm của tuổi thơ. Có thể đó là kỉ niệm với người mẹ thân thương, có người cha tôn kính, có thể là người bà trân trọng. Còn Bằng Việt, kỉ niệm tuổi thơ đáng nhớ nhất của nhà thơ là hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm. Hiện diện kèm với bà là hình ảnh bếp lửa. Nó đã khơi nguồn cảm xúc để Bằng Việt nhớ về bà và viết về bà qua bài thơ đậm chất trữ tình: Bếp lửa.

Mở màn bài thơ là hình ảnh bếp lửa:

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm”

Ba tiếng “một bếp lửa" là một điệp khúc, gợi lại 1 hình ảnh thân thuộc trong mỗi gia đình ở làng quê Việt Nam. Hình ảnh “bếp lửa” thật ấm áp giữa cái lạnh giá của sương sớm. Đó không chỉ là chờn vờn của ngọn lửa mới được nhóm lên trong sương mà còn là loại chờn vờn trong tâm tưởng của người cháu nơi phương xa. Hình ảnh bếp lửa thân quen có biết bao tình cảm ấp iu nồng đượm. Nó đã gợi lại sự coi ngó, lo âu, chu đáo, chở che cho đứa cháu nhỏ của người bà. Từ hình ảnh bếp lửa, người cháu lại nhớ thương khi nghĩ về bà. Cháu thương bà biết mấy nắng mưa. Đọng lại trong câu thơ là chữ “thương”, trình bày tình cảm của người cháu dành cho bà. Bà khó nhọc, thầm lặng trong quang cảnh “biết mấy nắng mưa”, làm sao tính được với bao nhiêu mưa nắng khổ đau đã đi qua đời bà. Cháu thương người bà vất vả, tần tảo để khi nhớ về bà, trong kí ức của cháu hiện về các gian khổ thời còn bé!

“Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi

Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy”

Nạn đói năm 1945 đã làm cho bao người phải chịu cảnh lầm than, phải chết đi. Năm đấy, Bằng Việt mới lên bốn tuổi. Sống trong cảnh ngộ ấy thì khiến cho sao hạn chế được các khốn cùng. Trong khoảng ghép “mòn mỏi” được chia tách ra, đan xen sở hữu từ đói đã gợi dòng cảm giác nạn đói đấy vừa kéo dài và còn làm cho khô cạn sức người lẫn gia súc. Kỉ niệm đáng nhớ nhất đối có người cháu là khói bếp, luồng khói được hun trong khoảng bếp lửa thân thuộc:

“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói

Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu

Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”

Giờ đây nghĩ lại, cháu như đang sống lại các năm tháng ấy. Câu thơ đấy sức truyền cảm đặc trưng làm người đọc ko khỏi với cảm giác cay cay nơi sống mũi. Tuổi thơ đấy lớn lên trong cảnh hoang tàn của chiến tranh. Quê hương, xóm làng bị giặc tàn phá. Cuộc sống cạnh tranh song 2 bà cháu cũng được an ủi bởi tình cảm hàng xóm láng giềng. Bởi trong hoàn cảnh chung của phổ thông gia đình Việt Nam lúc đó, các người lớn phải tham dự kháng chiến, ở nhà chỉ còn cụ già và cháu nhỏ do mẹ cùng cha công tác bận ko về.

Và vì vậy chỉ với 2 bà cháu mồ côi mồ cút bên nhau. Bà nói chuyện ở Huế cho cháu nghe, bà dạy cháu học, chỉ cháu khiến. Bao công tác bà đều lo hết vì cha mẹ bận công tác ko về. Bà là chỗ dựa cho cháu, và đứa cháu ngoan ngoãn là nguồn vui sống của bà. Các kỉ niệm của tuổi thơ đều gắn liền sở hữu hình ảnh “bếp lửa”, bởi “lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói", đã sớm phải toan lo. “Cháu cùng bà nhóm lửa” trong tám năm ròng. Tám năm đấy nó cũng chẳng phải là dài lắm nhưng sao cứ kéo dài lê thê trong lòng cháu. Cho nên, nhớ về tuổi thơ, người cháu lại “chỉ nhớ khói hun nhèm mắt”. Cảm giác đó chân thật và xúc động. Chiếc làn khói bếp của ngày xưa đấy như bay tới tận bây giờ làm cay nơi sống mũi. Ngày xưa cay vì khói còn giờ đây sống mũi lại cay lúc nhớ về tuổi thơ và cũng vì nhớ thương tới người bà. Người cháu mường tượng bà rồi mường tượng quê hương, đến loài chim tu hú. “Tu hú” được đề cập lại bốn lần, tiếng kêu của nó trên đồng xa như sự cảm thông cho cuộc sống đói nghèo trong chiến tranh của 2 bà cháu. Và trong lời nói của bà mang cả “tiếng tu hú sao mà thiết tha thế”. Tâm hồn trẻ thơ của cháu chợt dậy lên 1 mong mỏi:

“Tu hú ơi! Chẳng tới ở cùng bà

Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa”

Kỉ niệm của tuổi thơ đã được đánh thức, ở đó mang hình ảnh người bà tảo tần sớm hôm và mang hình ảnh cả quê hương. Từ các hồi ức về tuổi thơ, người cháu đã suy ngẫm về thế cuộc của bà. Bà đã hi sinh cả đời mình để lực lượng bếp lửa và giữ cho ngọn lửa luôn ấm áp, tỏa sáng trong gia đình:

“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm”

Bà là người đàn bà tảo tần, giàu đức hi sinh. Bếp lửa bà nhen mỗi ban mai ko chỉ bằng rơm rạ mà còn được nhen lên bằng chính ngọn lửa trong lòng bà, ngọn lửa của sự sống, lòng yêu thương và niềm tin tưởng. Từ bếp lửa bình dị, quen thuộc, người cháu nhìn thấy bao điều “kì diệu” và “thiêng liêng”. Ngọn lửa được đội ngũ lên từ chính bàn tay bà đã nuôi lớn tuổi thơ cháu: “Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi thơ”. Bà thầm lặng chịu chứa, hi sinh để: “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố”. Chính vì thế, đứa cháu đã cảm nhận được trong bếp lửa bình dị mà quen thuộc sở hữu nỗi khó nhọc, gian khó của người bà.

“Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui”

Trong bài thơ với tới mười lần người bà hiện diện cộng bếp lửa mang vẻ đẹp tần tảo, hi sinh, yêu thương con cháu. Và từ “bếp lửa”, nhà thơ đã đi tới hình ảnh “ngọn lửa”. Người cháu năm xưa giờ đã trưởng thành, đi xa. Trước mắt mang các “niềm vui trăm ngả”, “có khói trăm tàu”, “có lửa trăm nhà”, một thế giới rộng lớn mang bao điều mới mẻ được hiện ra. Nhưng đứa cháu vẫn không giới hạn hỏi: “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”. Mỗi ngày đều tự hỏi “Sớm mai này” là mỗi ngày cháu đều nhớ về bà, Hình ảnh người bà luôn làm cho ấm lòng và nâng đỡ cháu trên bước trục đường đi tới.

Bằng Việt đã sáng tạo hình tượng “bếp lửa” vừa sở hữu ý nghĩa thực vừa có ý nghĩa tượng trưng. Giọng điệu tâm can trầm lắng, giàu chất suy tư đã làm cho say lòng người đọc. Và bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt như thuyết giáo thầm kín. Những gì đẹp đẽ của tuổi thơ đáng được trân trọng và nó sẽ nâng đỡ con người suốt hành trình dài rộng của thế cục. Bằng Việt đã biểu hiện lòng yêu thương, hàm ơn bà sâu sắc. Lòng hàm ân chính là biểu đạt cụ thể của ái tình quê hương, quốc gia khi đã đi xa.

Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa - mẫu 4

Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ "Bếp lửa" được ông sáng tác năm 1963 lúc 19 tuổi và đang đi du học ở Liên Xô. Bài thơ đã gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu với bà, với gia đình, quê hương, đất nước.

Tình cảm và những kỉ niệm về bà được khơi gợi từ hình ảnh bếp lửa. Ở nơi đất khách quê người, bắt gặp hình ảnh bếp lửa, tác giả chợt nhớ về người bà. Hình ảnh "chờn vờn" gợi lên những mảnh kí ức hiện về trong tác giả một cách chập chờn như khói bếp. Bếp lửa được thắp lên, nó hắt ánh sáng lên mọi vật và toả sáng tâm hồn đứa cháu thơ ngây. Bếp lửa được thắp lên đó cũng là bếp lửa của cuộc đời bà đã trải qua “biết mấy nắng mưa”. Từ đó, hình ảnh người bà hiện lên. Dù đã cách xa nửa vòng trái đất nhưng dường như Bằng Việt vẫn cảm nhận được sự vỗ về, yêu thương, chăm chút từ đôi tay kiên nhẫn và khéo léo của bà. Trong cái khoảnh khắc ấy, trong lòng nhà thơ lại trào dâng một tình yêu thương bà vô hạn. Tình cảm bà cháu thiêng liêng ấy cứ như một dòng sông với con thuyền nhỏ chở đầy ắp những kỉ niệm mà suốt cuộc đời này chắc người cháu không bao giờ quên được và cũng chính từ đó, sức ấm và ánh sáng của tình bà cháu cũng như của bếp lửa lan toả toàn bài thơ. Chính “mùi khói” đã xua đi cái mùi đói nghèo trên khắp các ngõ ngách. Cũng chính cái mùi khói ấy đã quyện lại và bám lấy tâm hồn đứa trẻ. Dù cho tháng năm có trôi qua, những kí ức ấy cũng sẽ để lại ít nhiều ấn tượng trong lòng đứa cháu để rồi khi nghĩ lại lại thấy “sống mũi còn cay”. Là mùi khói làm cay mắt người người cháu hay chính là tấm lòng của người bà làm đứa cháu không cầm được nước mắt? Cháu cùng bà nhóm lửa, nhóm lên ngọn lửa của sự sống và của tình yêu bà cháy bỏng của một cậu bé hồn nhiên, trong trắng như một trang giấy. Chính hình ảnh bếp lửa quê hương, bếp lửa của tình bà cháu đó đã gợi nên một liên tưởng khác, một hồi ức khác trong tâm trí thi sĩ thuở nhỏ.

Hình ảnh ngọn lửa tỏa sáng trong câu thơ, nó có sức truyền cảm mạnh mẽ. Ngọn lửa của tình yêu thương, ngọn lửa của niềm tin, ngọn lửa ấm nồng như tình bà cháu, ngọn lửa đỏ hồng soi sáng cho con đường đứa cháu. Bà luôn nhắc cháu rằng: Nơi nào có ngọn lửa, nơi đó có bà, bà sẽ luôn ở cạnh cháu. Nhóm lên bếp lửa ấy, người bà đã truyền cho đứa cháu một tình yêu thương những người ruột thịt và nhắc cháu rằng không bao giờ được quên đi những năm tháng nghĩa tình, những năm tháng khó khăn. Đứa cháu sẽ không bao giờ quên và chẳng thể nào quên được vì đó chính là nguồn cội, là nơi mà tuổi thơ của đứa cháu đã được nuôi dưỡng để lớn lên từ đó. Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt đã đem đến cho người đọc cảm giác thật ấm áp. Bếp lửa của nhà thơ là bếp lửa của tình yêu thương, của niềm tin, của sức mạnh, là cội nguồn nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời. Bài thơ làm xúc động lòng người trong từng con chữ, làm ấm lên tình bà cháu trong ánh lửa ấp iu nồng đượm. Và thật tự nhiên, bếp lửa của Bằng Việt đã gợi nhắc trong ta bao nỗi nhớ về những bếp lửa, những vùng trời kỉ niệm của riêng mình. Để rồi, ta càng thấy yêu thương hơn biết bao những con người thân yêu, những sự vật quen thuộc, gần gũi hằng ngày quanh ta. Bếp lửa của Bằng Việt vì thế càng trở nên kì diệu!

Những nỗi nhớ đó thể hiện sâu sắc với hình ảnh trong người bà và tác giả mong ước sẽ được quay trở lại những ngày đó sự mong ước của tác giả lớn lao và nó khắc họa sâu sắc trong trái tim của tác giả, những sự thấu hiểu và niềm vui khi được sống bên bà những hình ảnh đó mang những giá trị to lớn và vô cùng sâu sắc, niềm vui và những sự thấu hiểu đó đã gắn bó và khắc sâu trong tâm trí của tác giả, những nỗi niềm đó, những sự thấu hiểu và khắc khoải trong trái tim của ông, những nỗi niềm mong ước mong được sống những ngày ấm áp bên bà và ấm đượm trong những hình ảnh bếp lửa đó, hình ảnh mang những đặc trưng sâu sắc.

Hình ảnh bếp lửa đã thể hiện được sự gắn bó của người cháu với bà của mình, tình yêu thương đó ngày càng được thấm đượm và nó thể hiện những nỗi nhớ thương sâu sắc đối với người bà thân yêu.

Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa - mẫu 5

Quê hương - hai chữ thiêng liêng mà trong tim mỗi người ai cũng dành một tình cảm riêng. Những tình cảm ấy thật cao đẹp và đáng trân trọng. Ai đi xa nơi đất khách quê người vẫn luôn hướng về quê hương - nơi chôn rau cắt rốn.

Trong tâm khảm mỗi người, ai cũng lưu giữ những âm thanh, cảnh sắc quê nhà, những kỉ niệm cảm động và nhất là tiếng ru ầu ơ, dịu ngọt của mẹ, mái tóc bạc phơ của bà - người đã tần tảo chăm chút, nuôi ta khôn lớn.

Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt đã thổi một nguồn sống mới thức tỉnh những năm tháng tuổi thơ vào lòng triệu con người. Những tình cảm đẹp ấy được diễn tả rất thơ….

Bếp lửa là tiếng thơ của một tấm lòng có cội nguồn của một tâm hồn nhạy cảm và tinh tế, phong phú và mới mẻ. Trong nỗi nhớ của nhà thơ, hình ảnh người bà bao giờ cũng hiện lên cùng bếp lửa. Vì hoàn cảnh gia đình, bố mẹ đi kháng chiến, tuổi thơ Bằng Việt sống cùng bà. Mỗi ngày của tuổi thơ lận đận đều bắt đầu từ ngọn lửa bà nhen. Sự sống của cháu đã được nhen lên và giữ gìn cùng ngọn lửa ấy. Ở đất nào, ngọn lửa cũng là cội nguồn của sự sống, bếp lửa nào cũng nhọc nhằn, tần tảo, bếp lửa nào cũng nồng đượm, ấp iu.

Trong tâm thức của tác giả, "một bếp lửa ấp iu nồng đượm" luôn túc trực, lắng đọng; hình ảnh bà sóng đôi với hình ảnh bếp lửa, gắn với sự chăm chút cho đứa cháu luôn xa cha mẹ.

"Một bếp lửa" là động đến cõi cao sâu trong kí ức của mỗi người về hơi ấm gia đình nhất là khi xa nhà sống ở nơi xa lạ và điệp ngữ ngày dùng để diễn tả cảm xúc đang dâng lên cùng với kí ức, hồi tưởng. Bếp lửa hiện lên nồng nàn trong tình cảm, dạt dào trong cảm xúc.

Toàn bài giọng cảm thương, nhớ nhung da diết như muốn trào dâng lấn át tất cả. Mỗi kỉ niệm thức dậy là biết bao tâm tình sống dậy. Mỗi kỉ niệm được bao bọc trong nỗi nhớ thương vừa trào dâng vừa sâu lắng. Cả bài thơ là một dòng tâm trạng, một dòng hồi ức. Ngần ấy sự việc suốt mấy chục năm trời chỉ xoay quanh hình ảnh bếp lửa của bà. Lửa là ánh sáng, lửa là hơi ấm. Bếp lửa lặng thầm nuôi dưỡng mọi gia đình, nuôi dưỡng cả sự sống này. Nép mình trong bếp có gì mộc mạc, khiêm nhường hơn bếp lửa? nhưng cũng có gì cao quý thiêng liêng hơn? Cho nên nhớ về bếp lửa là nhớ về bà.

Bằng Việt đã thổi bừng lên hết thảy những bếp lửa "ấp iu nồng đượm" trong ký ức của mỗi chúng ta. Và cả mối tình bà cháu đẹp như trong truyện cổ tích của nhà thơ cũng như riêng của tuổi thơ chúng mình. Trong thơ ca còn có mối tình bà cháu nào cảm động hơn? Mối tình bà cháu đẹp như một dòng sông, dòng sông êm đềm và trong vắt, mặt dòng sông chở đầy kỉ niệm. Một bếp lửa và một làn sương sớm. Những kỉ niệm trôi qua theo một nhạc điệu tâm tình âm ỉ thầm thì triền miên như nỗi nhớ chất thơ lan toả trong từng con chữ có cả sắc màu, hương vị, ký ức và hồn người, tình người lan toả vào cảnh, ấp ủ thành tình yêu quê hương.

Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!

Đó là lời thốt lên từ niềm trân trọng, biết ơn cũng là lời thốt lên khi chợt nhận ra trong một vật đơn sơ, lại ẩn náu bao điều kì diệu. Hình ảnh bếp lửa cứ cháy, trong những kỉ niệm của tình bà cháu. Cháu bắt đầu biết đến mùi khói từ khi lên bốn, thì đó cũng là những năm đói khổ, chiến tranh ác liệt. Bởi thế mùi khói từ những năm đầu đời đến tận bây giờ vẫn cứ còn nguyên trong kí ức, chẳng thể tiêu tan. "Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói"... Đoạn thơ thật cảm động, dù cho ngọn lửa hung tàn của giặc đang thiêu huỷ làng xóm thì chính bếp lửa ấm cúng, ân cần của bà đang nhen lên sự sống. Bà đã chịu đựng tất cả vất vả, khó khăn, hy sinh, mất mát. Vì vậy những gì bị thiêu cháy trong ngọn lửa dã man, kỳ lạ thay đang hồi sinh trong ngọn lửa của lòng bà. Ngọn lửa ấy, bếp lửa ấy đã sưởi ấm tâm hồn đứa cháu ngây thơ từ những tháng năm lên bốn. Kì lạ và thiêng liêng nhất là tình yêu quê hương, xứ sở bắt đầu từ sự gắn bó với những gì đơn sơ, bình dị và gần gũi nhất. Tình bà cháu gắn bó với lòng yêu nước thật thiêng liêng, cao cả. Cháu lớn khôn trưởng thành trong đôi bàn tay nâng niu trong tấm lòng yêu thương vô hạn của bà. Ngọn lửa mà bà đã nhóm lên từ "bếp lửa" ấy đã sưởi ấm và soi sáng cuộc đời đi lên phía trước của cháu.

Và đứa cháu hiếu thảo ấy đã lớn, đã đi rất xa nơi bếp lửa của bà, đã biết đến ngọn khói trăm miền, đã vui với ngọn lửa trăm nhà. Nhưng trong lòng cháu chỉ nhớ về ngọn khói đã làm nhèm mắt cháu, chì nhớ về ngọn lửa tảo tần nắng mưa nơi góc bếp của bà. Cháu chẳng bao giờ quên "bếp lửa", bởi đó là cội nguồn, bởi cuộc đời cháu đã được nhen lên từ ngọn lửa ấy. Ngọn lửa của bà đã cháy trong lòng cháu, một bếp lửa mới của cuộc đời đã nhóm lên ngọn lửa của sự sống truyền đời, bất diệt!

"Bếp lửa" là bài thơ cảm động, tình cảm dạt dào trong lòng đã tìm đến một giọng điệu, một nhịp điệu thật phù hợp. Ấy là giọng nồng đượm của lửa, ấy là nhịp bập bùng của lửa, giọng kể lể cứ tràn ra, dâng lên một ngày một nồng nàn, ấm nóng…

Bằng Việt đã khéo lựa chọn và sắp xếp để hình ảnh người và bà bếp lửa luôn đi đôi với nhau. Đọc "Bếp lửa" chẳng những thấy được một dòng tâm sự sâu nặng, dạt dào mà nhà thơ còn muốn đề cao một điều rất đỗi giản dị: "Tình yêu quê hương đất nước bắt nguồn từ những cái cụ thể gần gũi, thân thương với mỗi con người".

Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa - mẫu 6

Hẳn ai cũng có một quá khứ bên người thân, gia đình, một tuổi thơ trong sáng, hạnh phúc, hoặc một tuổi thơ dữ dội, đau thương,…nhưng sâu trong trái tim mỗi người, những kỉ niệm, những hồi ức về tuổi thơ luôn là thứ có sức ám ảnh sâu sắc và lớn lao nhất cuộc đời mà ta mãi không thể quên. Nó sẽ đi theo ta suốt những chặng đường đầy thăng trầm của đời ta, ăn sâu vào tâm khảm và ngự trị vĩnh hằng trong tim ta… Dù tuổi thơ ta có ngọt ngào hay cay đắng, thì vẫn còn có một hoặc nhiều con người đã nâng đỡ ta, chăm sóc ta,… và để lại dấu ấn làm kỉ niệm sống mãi theo thời gian, năm tháng…. Nhà thơ Bằng Việt cũng có một tuổi thơ như thế… Một tuổi thơ đói khổ, cô đơn nhưng lại đầy đủ, ấm áp và hạnh phúc vô cùng! Đầy đủ, tràn đầy tình yêu thương của bà, ấm áp bởi sự quan tâm, chăm sóc, che chở của bà những ngày xa bố mẹ và hạnh phúc bởi…có bà! Ông đã sáng tác bài thơ “Bếp lửa” khi đang là một du học sinh ở Liên Xô, theo dòng hồi tưởng trong một ngày mùa đông giá rét không có bà ở bên, ông tìm về tuổi thơ được ở cùng bà với dòng chảy thời gian bên bếp lửa bập bùng tình yêu thương ấm áp, theo nhịp đập của một con tim nhớ nhung da diết…”Bếp lửa” không chỉ làm ấm tình cảm bà cháu mà còn sưởi ấm một đời người…”Bếp lửa” hay cùng chính là bà đang bên cháu, hình ảnh bà đang hiện về lung linh qua ánh lửa “chờn vờn”, “chờn vờn”, đúng không bà ơi…?

Bà đang nhóm bếp trong những dòng thơ đầu của cháu…

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”

Ngay ba câu thơ đầu, điệp ngữ “một bếp lửa” đã đi liền với các từ láy… gợi cho ta cái cảm giác ấm áp với tình cảm chứa chan. Ta cảm nhận được trong câu thơ đầu, bếp lửa với những ngọn lửa ấm nóng cứ “chờn vờn” sưởi ấm cả gian nhà vào lúc sớm tinh mơ mà sương sớm xuống buốt giá một mùa đông khi hai bà cháu sống bên nhau. Bếp lửa là hình ảnh đầu tiên mà cháu nhớ lại khi hồi tưởng về quá khứ. Vì có hình bóng bà luôn gắn liền với bếp lửa “rồi sớm rồi chiều” bà nhen hay bếp lửa ấy cũng ấm như lòng bà thương cháu, ấm như tình cảm gia đình, hơi ấm của bếp lửa cũng chính là của bà đang sưởi tim cháu, lan tỏa cả gian nhà chỉ có hai người vốn lạnh lẽo, trống vắng, xoa dịu nỗi cô đơn, buồn tẻ của hai bà cháu hay là ấm cả mùa đông đầy “sương sớm” ngoài kia…? ” Ấp iu”-gợi một bàn tay nhem nhóm lên ngọn lửa vừa đủ ấm một cách khéo, ân cần. Chính vì vậy, mặc dù trong hai câu thơ đầu, bà không xuất hiện trực tiếp, nhưng ta thấy hình ảnh bà đã hiện lên rất rõ. Bà đang ngồi bên bếp lửa để nhóm lên ngọn lửa “chờn vờn”, “ấp iu nồng đượm” tình yêu thương vô bờ mà bà dành cho cháu. Để rồi đến câu thơ thứ hai, cháu thốt lên theo dòng xúc cảm xót xa “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa” trong trái tim của cháu nhớ về người bà gian nan, vất vả và từng trải! Chỉ một từ “thương” thôi cũng đủ đọng lại ý thơ cho cả đoạn. Cháu biết lắm và cháu thương lắm bà ơi những nhọc nhằn, “nắng mưa”, khó khăn, gian truân đời bà! Cháu hiểu lắm và cảm lắm bà ơi những hi sinh thầm lặng của cuộc đời bà! Tình thương là vị muối mặn của tình người, là chất keo của mối gắn bó. Chữ “thương” vốn xuất hiện nhiều trong thơ ca trữ tình và đặc biệt xuất hiện nhiều trong những tác phẩm nói về tình yêu thương con người. Đối tượng của tình thương là lòng trắc ẩn và như vậy, một từ “thương” đã có thể thấy được biết bao cảm xúc đang sống dậy trong lòng cháu, một nỗi nhớ thương cồn cào, da diết, mãnh liệt và ước ao được trở về tuổi thơ bến bà, ngồi cạnh bà dưới ấm áp bếp lửa và “nồng đượm” tình yêu thương… Hình ảnh bà “biết mấy nắng mưa” cứ rõ dần, tỏ dần với sự hy sinh âm thầm, lặng lẽ. Từ hồi ức dần dần trở về dưới những dòng thơ của tác giả, hiện ra theo bập bùng ánh lửa kỉ niệm, chảy về quá khứ…:

“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”

Kỉ niệm năm cháu bốn tuổi ám ảnh nhất là mùi khói và cái nghèo đói. Những năm tháng đói khổ, người cháu cảm nhận, biết được mùi khói từ hồi lên bốn, đó chính là nạn đói năm 1945, cái đói khủng khiếp, ghê rợn và dai dẳng, “đói mòn đói mỏi”. Từ “mòn mỏi” được tách ra làm hai tiếng đau đến xé lòng, nó như ăn sâu vào tâm trí đứa cháu sự ám ảnh không thể nào quên- cái đói kéo dài làm con người mệt mỏi, kiệt sức dần, như thể từ từ giết chết người ta vậy! Bao trùm lên toàn xã hội lúc bấy giờ là cái đói ghê rợn, cái đói lịch sử của dân tộc ta đã làm chết hơn hai triệu người! Trong kí ức của cháu, đến giờ nó vẫn còn ám ảnh dai dẳng lắm, khủng khiếp lắm! Hơn hai mươi năm sau, khói vẫn làm cay mắt tác giả, như thể vừa mới “hun nhèm” thôi! Kỉ niệm ùa về ngập tràn trong tim, trong tâm óc, và đọng lại nơi khóe mắt cay cay mùi khói của quá khứ. Cay vì khói, vì cái đói làm những giọt nước mắt của đứa trẻ thơ dại cay xè đi trong cảm giác “đói mòn đói mỏi”đang ăn sâu vào từng tế bào, dấy lên trong cổ họng và dường như là cả cơ thể nỗi thèm khát cái ăn, củ khoai, củ sắn, hay là giọt nước mắt mừng rỡ, sung sướng, hạnh phúc đến tột cùng khi sắp được ăn cho thỏa nỗi thèm, bù lấp phần nào cái đói dai dẳng, lúc bà đang lặng lẽ nhóm bếp lửa, tức là cháu sắp được ăn rồi đấy! Trong tâm trí non nớt của đứa trẻ lên bốn, dù đồ ăn cũng chẳng có gì ngon, nhưng hồi ấy là cả một thứ “sơn hào hải vị” không gì sánh bằng, cả một điều lớn lao, vĩ đại!

“…Cái năm đói củ rong riềng luộc sượng
Cứ nghe thơm mùi huệ trắng, hương trầm”

(Đò Lèn-Nguyễn Duy)

Vâng! Chỉ như thế thôi, cũng làm ấm lòng cháu và trở thành một kỉ niệm không thể quên của đời cháu! Cái “cay” ấy còn là cái đắng của những đói khổ không chỉ của có hai bà cháu tác giả mà còn của nhiều người khác nữa! Đến người còn không có ăn, nói chi “người gầy” ”khô rạc” là điều dĩ nhiên! Theo lời tâm sự của tác giả, lúc đó, để kiếm thêm tiền nuôi gia đình, bố tác giả có đi đánh xe chạy chuyến Phùng (Đan Phượng, Hà Tây) đi Hà Nội . Đó cũng là một kỉ niệm còn neo lại nơi tâm trí cháu, trở thành một trong những điều ám ảnh suốt cuộc đời cháu mãi không quên! Khổ thơ không nhắc tới bà, nhưng sao bà đẹp và lặng thầm thế! Bà chở che cho cháu và cho cả gia đình, là cây cao bóng cả suốt những ngày đói khổ, những giông tố ập đến phũ phàng và dai dẳng…Bà nhỏ bé mà vĩ đại, lớn lao như thế đấy…Trong lòng cháu…!

Tới đây, dòng cảm xúc hòa vào dòng chảy của những câu thơ tự sự, tưới đẫm chất trữ tình cho giọng thơ, góp phần làm cho hình ảnh bà trong bài thơ hiện ra rõ hơn và đẹp hơn cả:

“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế”

“Tám năm ròng”mà chỉ nghe thôi đã thấy được cái đằng đẵng, ròng rã, với bao nhọc nhằn khó khăn, vất vả và cả nỗi sợ hãi, niềm thương nhớ da diết nữa,…cứ đeo đẳng lấy hai bà cháu! Nhưng trong tám năm ấy,”cháu cùng bà nhóm lửa”, vẫn nhóm lên ngọn lửa của sự sống, của tình yêu cháy bỏng nơi trái tim một cậu bé hồn nhiên, trong trắng tuổi lên tám.Chính hình ảnh bếp lửa quê hương, bếp lửa của tình bà cháu đó đã gợi nên một liên tưởng khác, một hồi ức khác trong tâm trí thi sĩ thuở nhỏ.

Đó là tiếng chim tu hú kêu. Âm thanh ấy sao mà da diết, khắc khoải, mà buồn thương thế! Nó ngân dài lê thê suốt cả khổ thơ, là âm thanh của quá khứ dội về hiện tại, làm kỉ niệm như đang sống dậy trong tâm hồn cháu. Ôi những kỉ niệm ấy, có cả đắng và ngọt, cô đơn và hạnh phúc! Từ “tu hú” được điệp lại ba lần làm cho âm điệu câu thơ thêm bồi hồi tha thiết, làm cho người đọc cảm thấy như tiếng tu hú đang từ xa vọng về trong tiềm thức của tác giả.Tiếng “tu hú” lúc mơ hồ, lúc văng vẳng từ những cánh đồng xa, lâng lâng trong lòng người cháu xa xứ. Trong văn học nghệ thuật, tiếng chim tu hú là biểu tượng của một sự khắc khoải nhớ nhung da diết khôn nguôi. Trong thực tế, tu hú lại là một loài chim bất hạnh, không biết ấp trứng và làm tổ.

Hạnh phúc tưởng chừng như nhỏ bé mà lại là thiêng liêng và lớn lao nhất của cuộc đời mỗi con người, là hạnh phúc gia đình, là phút giây sung sướng đến tột cùng khi được trông thấy đứa con-hình hài yêu dấu-món quà vô giá mà cuộc đời ban tặng cho mình – cất tiếng khóc chào đời, là sự mãn nguyện nhất khi có được một căn nhà, một tổ ấm-nơi nương tựa vững chãi nhất trong những phút giây bi quan, yếu lòng, sau mỗi vấp ngã của cuộc đời-con người ta tìm về để được an ủi, sẻ chia một cách chân thành! Ấy vậy mà loài chim tu hú đâu có được niềm hạnh phúc lớn lao, thiêng liêng, đẹp đẽ nhất cuộc đời ấy! Tiếng kêu của chúng trở vì vậy trở nên khắc khoải, mòn mỏi, mong đợi, khát khao một điều gì đó tha thiết lắm…Ta đã từng nghe thấy tiếng kêu ấy trong “Khi con tu hú” của Tố Hữu, làm sục sôi khao khát tự do mãnh liệt, bùng cháy mạnh mẽ nơi người tù cách mạng, khiến anh phải thốt lên:

“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi!
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”

Tiếng kêu đầy khao khát và khắc khoải ấy cũng xuất hiện ở nỗi nhớ da diết về quê hương và bóng người cha già quạnh hiu, cô đơn trong lòng cô con gái tuổi thanh xuân-bài thơ “Tiếng chim tu hú” của nữ thi sĩ Anh Thơ:

“Rồi tiếng chim tu hú
Vang suốt những mùa hè
Con đi dài thương nhớ
Mười năm chưa về quê!”

Ta dễ dàng cảm nhận được trong “Bếp lửa”, tiếng chim tu hú khắc khoải làm cho dòng kỉ niệm của cháu trải dài hơn, rộng hơn và sâu hơn trong cái không gian xa vắng của nỗi nhớ thương…Và bà ơi khi tu hú kêu, thì đó cũng là lúc “Bà hay kể chuyện hồi còn ở Huế”. Những câu chuyện ấy, rất dài mà rất hay, thấm thía, hơn thế nữa, nó còn được kể qua chất giọng ấm áp, chậm rãi, chan chứa cảm xúc và tình yêu thương của bà. Có thể đó là những chuỗi ngày hạnh phúc khi gia đình ở Huế, bà cũng là người hoài niệm, sâu sắc và đầy suy ngẫm…Cũng có thể đó là rất nhiều những câu chuyện,…giống như những câu chuyện mà bà hay kể “hồi còn ở Huế”! Vậy ư? Thế thì nhiều lắm lắm! Trong kho tàng chuyện ấy, có thể, tuổi thơ cháu đã ướp đậm vị ngọt ngào của hương cổ tích! Cháu hào mình vào thế giới nơi có cô Tấm thảo hiền, có chằng Thạch Sanh dũng cảm, có mẹ con nhà Cám độc ác, tàn nhẫn, có mẹ con Lý Thông gian xảo, mưu mô,…có cái thiện cũng như cái ác. Và hơn hết, cái thiện bao giờ cũng thắng cái ác! Nhắc tới tuổi thơ, người ta bao giờ cũng nghĩ ngay đến những câu chuyện cổ tích mà bà và mẹ hay kể cho con trẻ nghe, rồi bảo chúng rút ra bài học, hoặc răn dạy những điều hay, lẽ phải từ câu chuyện ấy! Chuyện cổ tích mà bà kể cho cháu nghe cũng thế! Vừa đơn giản, dễ hiểu, mà lại vừa sâu sắc, thấm đẫm tình… Bà đã ươm lên và nuôi dưỡng trong những suy nghĩ, tình cảm của cháu ngay từ khi còn thơ dại một mầm cây tươi tốt, đẹp đẽ, sáng ngời, nó là cái gốc để phát triển thành những thân, những cành, những hoa, lá, những quả… sau này!

Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa - mẫu 7

Kỉ niệm tuổi thơ ai mà chẳng có. Tuổi thơ trong hồi ức của người chiến sĩ trong thơ Xuân Quỳnh là tiếng gà giữa trưa hè, là "con sông xanh mát" với Tế Hanh, là những ngày tháng "níu váy bà đi chợ Bình Lâm, bẻ trộm quả ở chùa" trong kí ức Nguyễn Duy, ... Còn với Bằng Việt, kí ức của người con xa quê được gửi trọn trong hình ảnh bếp lửa. Hình tượng bếp lửa trong bài thơ cùng tên là điểm tựa, xuyên suốt cả bài thơ.

Bài thơ "Bếp lửa" được viết năm 1963, khi tác giả đang học tập tại Liên Xô. Đây là thời kì đất nước ta đang tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ là dòng hồi tưởng, suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành về những kỉ niệm tuổi thơ bên bà, bên bếp lửa. Qua đó thể hiện lòng kính yêu, biết ơn bà- đó cũng là tình yêu quê hương đất nước. Bài thơ mở ra với hình ảnh bếp lửa ấm áp thân quen, từ đó gợi về những kỉ niệm tuổi thơ bên bà bên bếp lửa. Từ những kỉ niệm tuổi thơ ấy mà người cháu suy ngẫm về bà, về công việc nhóm bếp lửa của bà. Kết thúc bài thơ, trở lại với hiện tại, người cháu trưởng thành hôm nay vẫn nhớ về bà, về bếp lửa. Cả bài thơ là lời của người của người cháu ở xa vẫn nhớ về bà, về quê hương đất nước được gửi qua hình ảnh bếp lửa. Bếp lửa chính là hình tượng trung tâm, xuyên suốt tác phẩm, cùng với hình tượng người bà để làm nên ý nghĩa tác phẩm.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh bếp lửa ấm áp, thân quen- bếp lửa khơi nguồn nỗi nhớ:

"Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm"

Điệp ngữ "một bếp lửa" đã nhấn mạnh hình ảnh bếp lửa- hình ảnh khơi nguồn nỗi nhớ. Từ láy "chờn vờn" gợi hình ảnh bếp lửa với ngọn lửa bập bùng khi tỏ khi mờ trong làn sương sớm mai hay làn sương của kí ức thời gian? Đặc biệt từ "ấp iu" là biến của từ "ấp ủ" và "nâng niu" đã gợi lên sức nóng của bếp lửa, vừa gợi công việc nhóm lửa với bàn tay người nhóm khéo léo, kiên nhẫn và cả tấm lòng chi chút của người nhóm lửa. Để rồi từ đó, nó khơi nguồn cho nỗi nhớ: "cháu thương bà biết mấy nắng mưa".

Hình ảnh bếp lửa còn gắn với bà, với những kỉ niệm tuổi thơ. Hình ảnh bếp lửa được gợi bằng nhiều giác quan: có thị giác ("chờn vờn sương sớm"), có cảm giác ("ấp iu nồng đượm") và giờ là khứu giác ("sống mũi còn cay") đến xúc giác ("hun nhèm mắt cháu"). Không còn khoảng cách thời gian, mọi hình ảnh gắn với bếp lửa đã được tái hiện chân thực, rõ ràng, không còn là kí ức xa xôi nữa!

Không nói mà tình cảm vẫn dạt dào, không hô hào mà người ta vẫn không thể làm ngơ trước sự chân thành của con người. Đó có lẽ là những gì Bằng Việt đã làm khi xây dựng hình ảnh bếp lửa và bà sóng đôi, song hành với nhau, tuy hai mà là một, và rồi chỉ còn trong trí nhớ cháu một cái gì "ấp iu, nồng đượm". Bếp lửa của những ngày tháng cháu cùng bà vượt qua nạn đói, cùng bà học, cùng bà làm, ...

Rồi từ hình ảnh bếp lửa mà cháu suy ngẫm về bà, về ngọn lửa bà nhen:

"Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng"

Bếp lửa bà nhen lên mỗi sớm mỗi chiều nay đã thành ngọn lửa. Qua thời gian, năm tháng, qua chiến tranh đói khổ, bếp lửa ấy chưa bao giờ tắt. Bởi nó không chỉ được nhen lên bằng nhiên liệu củi rơm mà từ lòng bà "luôn ủ sẵn"- bà đã nhóm lên ngọn lửa của chính lòng mình. Bởi vậy, từ bếp lửa đến ngọn lửa với ý nghĩa trừu tượng khái quát. Điệp ngữ "một ngọn lửa" cùng các động từ "nhen, chứa" đã khẳng định sự bất diệt của ngọn lửa- ngọn lửa niềm tin tình thương trong lòng bà. Hình ảnh bà lung linh trong ngọn lửa hồng, lồng lộng trong tâm tưởng người cháu. Trong cảm nhận của nhà thơ không chỉ là người nhóm lửa, người giữ lửa mà còn là người truyền lửa- ngọn lửa của sự sống, của niềm tin cho thế hệ mai sau.

Rồi bếp lửa bà nhóm lên mỗi sớm mai là bếp lửa của yêu thương, của niềm vui san sẻ:

"Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm tình yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới xẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng- Bếp lửa"

Đoạn thơ đã khơi lên ý nghĩa thiêng liêng trong công việc nhóm lửa của bà. Điệp từ "nhóm" đứng đầu các câu thơ đan kết những chi tiết quen thuộc của mỗi gia đình. Bếp lửa bà nhóm lên mỗi sớm mai bắt đầu một ngày mới, một cuộc đời mới. Bếp lửa nhóm lên vị ngọt bùi của khoai sắn- nhóm lên tình yêu thương, sẻ chia trong cái đạm bạc, nghèo khó. Bếp lửa bà nhóm dậy cả tình làng nghĩa xóm với "nồi xôi gạo mới xẻ chung vui". Bếp lửa cả nhóm lên khát vọng tuổi thơ "những tâm tình tuổi nhỏ". Mỗi lần từ "nhóm" nhắc lại, ta lại thấy thêm ý nghĩa cao quý trong công việc thầm lặng của bà. Cả đoạn thơ đã khắc họa đậm nét hình ảnh người bà- người phụ nữ Việt Nam với bao phẩm chất cao quý. Cháu yêu bà mà thêm yêu đất nước, dân tộc. Đoạn thơ khép lại trong câu thơ: "Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa". Bếp lửa kì lạ và thiêng liêng bởi luôn có hình ảnh người bà gắn bó, bếp lửa là tay bà nhóm, ngọn lửa được ủ sẵn trong lòng bà, hơi ấm bếp lửa hay tình bà nồng ấm. Bếp lửa của bà chứa niềm tin và sức sống diệu kì!

Đến cuối tác phẩm, hình ảnh vẫn theo cháu về đến thực tại, là lời nhắc nhở của cháu luôn nhớ về bà. Bà và bếp lửa luôn thường trực trong lòng cháu. Ngọn lửa của bà đã trở thành kỉ niệm ấm lòng, thành niềm tin thiêng liêng, kì diệu nâng bước cháu trên suốt chặng đường đời. Lòng biết ơn bà, nhớ về bà hay chính là tình yêu quê hương đất nước của người con xa quê.

Như vậy, bài thơ có sự kết hợp giữa tự sự với miêu tả, bình luận khiến cho ý thơ vừa giàu cảm xúc, vừa sâu sắc. Thể thơ tám chữ với cảm xúc hồi tưởng, suy ngẫm. Hình tượng bếp lửa và bà sóng đôi làm điểm tựa khơi nguồn mọi kỉ niệm, cảm xúc của cháu. Bài thơ chứa đựng một triết lí nhẹ nhàng mà sâu sắc: những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người ta trên suốt chặng đường đời. Và tình yêu thương bà, lòng biết ơn bà- tình cảm gia đình là cội nguồn của mọi tình yêu quê hương đất nước.

Cứ nhẹ nhàng, mộc mạc mà thấm thía, sâu xa, bếp lửa của bà, ngọn lửa của bà, tình yêu thương của bà đã soi tỏ con đường cháu đi. Có thể sau này, trong cuộc sống hiện đại, không còn nhiều biết đến bếp lửa như mảnh quê nghèo ấy nữa nhưng nó đã thành biểu tượng, là hình ảnh của vẻ đẹp con người, nghĩa tình của dân tộc Việt Nam.

Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa - mẫu 8

Bằng Việt thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Những năm tháng xa quê hương ở nước ngoài, hình ảnh người bà đã thôi thúc cho nhà thơ nguồn cảm xúc mãnh liệt, sôi sục để sáng tạo nên những vần thơ giản dị, ám ảnh đầy sức gợi của cảm xúc, cảm giác về tình cảm bà cháu thiêng liêng, về hình ảnh người bà tần tảo hi sinh, yêu thương đứa cháu nhỏ gắn liền với hình ảnh bếp lửa chập chờn sương sớm qua bài thơ “Bếp lửa”. Hình ảnh “bếp lửa” ấp iu, nồng đượm một lần nữa làm tỏa sáng, và làm hồng lên toàn bộ cấu tứ trong mạch cảm xúc của nhà thơ.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh bếp lửa trong sương sớm, gắn liền với đôi tay chi chút, cần mẫn của người bà nhóm lửa:

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”

Bếp lửa chờn vờn sương sớm, ấp iu được nhóm lên chắt chiu, cần mẫn và khéo léo bởi đôi tay gầy guộc, xương xương của người bà trong sớm hôm. Cụm từ “biết mấy nắng mưa” đã cho thấy sự vất vả, tần tảo, hi sinh sớm hôm của người bà cho sự đủ đầy, cho đứa cháu ấm lòng.

Không chỉ vậy bếp lửa thiêng liêng ấm áp ấy cũng là sự gắn liền với mùi khói hun nhèm mắt cháu. Bếp lửa ấy gắn liền với cuộc đời khốn khó, cơ cực của hai bà cháu, chính mùi khói cay đặc đã trở thành mùi vị quen thuộc của ấu thơ mà dù có xa quê, có đi khắp chân trời góc bể thì nó vẫn hun nhèm mắt cháu, cháu vẫn cứ bồi hồi, xúc động cay xè khi nhớ về nó. Vậy là bếp lửa không chỉ gắn liền với hình ảnh người bà ấp iu, chi chút mà còn là mạch dẫn để tác giả gợi nhớ về tuổi thơ, về những gì cay đắng, cơ cực mà yên ấm trong vòng tay yêu thương, chi chút của người bà. Nhớ bà, cũng chính là việc tác giả nhớ về hình ảnh bếp lửa gắn liền với trái tim nồng hậu, ấm áp của người bà hơn bao giờ hết. Người bà cũng là biểu tượng của người giữ lửa, nhóm lửa và truyền lửa thiêng liêng, bất diệt:

“Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng-bếp lửa.”

Bà là người nhóm lửa, nhóm ngọn lửa của yêu thương mà lòng bà luôn ủ sẵn để mong sưởi ấm cho cháu trong mọi hoàn cảnh. Bà nhóm ngọn lửa sưởi ấm cháu trong những lúc đói lòng, nhóm yêu thương ngọt bùi với xóm giềng, bà cũng là người nhóm dậy và thức dậy những gì tươi đẹp, hồn nhiên và trong sáng nhất của tuổi thơ cháu. Còn gì thiêng liêng cho bằng. trái tim và tình yêu thương của bà đã trở thành ngọn lửa bất diệt, thiêng liêng luôn rực sáng, soi đường chỉ lối trên mỗi bước chân của cháu. Nó thiêng liêng, bất diệt đến mức mà dù sau này, có đi xa, có lửa trăm nhà, có khói trăm tàu thì cuộc sống tiện nghi hiện đại ấy cũng không bằng ngọn lửa lòng bà, không ấm áp và ngọt bùi đắng cay như mùi khói hun nhèm mắt cháu. Nhưng tấm lòng người bà cũng đã được thể hiện xúc động và chân thực qua hình ảnh bếp lửa. Bếp lửa ấy là nơi bà nhen nhóm lên những yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc và những kí ức đẹp của tuổi thơ trong cháu. Ngọn lửa của bà như nguồn sáng mạnh mẽ, bất diệt để làm cháu tự tin, can đảm trên đường đời. Có thể nói, bếp lửa ấy không chỉ còn có hơi ấm, mà nó còn cả một trời sức mạnh, cả một biển yêu thương, một điểm tựa vững chắc và thiêng liêng của tuổi thơ. Để rồi cứ thổn thức, âm vang và ám ảnh mãi hình ảnh bếp lửa và đôi bàn tay chi chút, cẩn trọng của bà. Bếp lửa ấy của Bằng Việt giống như mảnh kí ức thiêng liêng, thầm kín mà dù có đi xa, quen với cuộc sống hiện đại, tiện nghi thì cũng không bao giờ cháu quên thổn thức sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa. Như thế, bếp lửa chính là sự hiện hữu thiêng liêng và cao cả của người bà, của sức mạnh và niềm tin bất diệt mà người cháu luôn khắc cốt ghi tâm.

Bằng những hình ảnh thơ giản dị, xúc động và đầy tính thẩm mĩ, nhà thơ Bằng Việt đã tạo dựng nên chân dung người bà, người phụ nữ Việt Nam dũng cảm, kiên trung bằng tình yêu thương của mình sưởi ấm đứa cháu, vững lòng nơi hậu phương. Đồng thời khắc họa được hình tượng bếp lửa đầy tính thẩm mĩ và giá trị nghệ thuật, góp phần làm nên con mắt thơ tinh tế, giàu mãnh cảm.

Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa - mẫu 9

"Bếp lửa" là bài thơ tuyệt hay của Bằng Việt. Bài thơ đã đi qua một hành trình nửa thế kỉ, nhưng đọc lúc nào, ta cũng cảm thấy hay, thấy xúc động kì lạ. Giọng thơ ngọt ngào, tha thiết. Hình ảnh người bà đôn hậu, con chim tu hú, kỉ niệm vui, buồn thời thơ ấu,... và hình ảnh bếp lửa, tất cả cứ sống dậy trong tâm hồn ta. Hình ảnh bếp lửa thật đẹp và đầy ấn tượng vì bếp lửa là sự sống, là nguồn hạnh phúc gia đình, là tình thương con cháu của bà. Có bà mới có bếp lửa.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh bếp lửa . Các từ láy: "ấp iu, chờn vờn " được sử dụng thất đắt, thật tài tình, vừa gợi tả ngọn lửa, vừa làm hiện lên người bà đang nhóm lửa:

"Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa".

Có bếp lửa tất có khói. Bếp lửa nhà nghèo lắm khói. Bếp lửa thời tản cư, thời kháng chiến lại càng nhiều khói:

"Lên bốn tuổi cháu đã qua mùi khói...
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay".

Cháu đã sống trong lòng bà, đã được bà chăm chút yêu thương, "Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học". Nhà nghèo, bố mẹ đi công tác xa, nên đã ‘Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa". Bếp lửa đã sưởi ấm tình thương, tình bà cháu. Cháu thương bà, cháu muốn được san sẻ cùng chim tu hú khi nghĩ về bếp lửa:

"Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa".

Bà tần tảo, bà vất vả thức khuya dậy sớm để nhóm lửa, làm ngọn lửa, bếp lửa sáng lên, sưởi ấm hạnh phúc gia đình, thấm sâu tình thương vào tâm hồn con cháu. Nhờ thế mà sức sống, nguồn sống, nguồn vui hạnh phúc gia đình dai dẳng, bền bỉ, bất diệt.

Các động từ: nhen, ủ, chứa và hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa được tác giả dùng thật đắt, nói lên thật đẹp "niềm tin " nếp sống đó:

Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng... "

Càng về cuối giọng thơ càng trở nên bồi hồi, tha thiết. "Đời bà lận đận", trải nhiều "mưa nắng" suốt mấy chục năm rồi, cho "đến tận bây giờ" bà "vẫn giữ thói quen dậy sớm" để nhóm bếp lửa, vì sự ấm no hạnh phúc của con cháu. '"'Niềm yêu thương", '''‘khoai sắn ngọt bùi ", "nồi xôi gạo mới sẻ chung vui ", ''những tâm tình tuổi nhỏ",... đều do bà "nhóm". Điệp ngữ "nhóm" bốn lần cất lên làm sáng bừng vần thơ, làm sáng tâm hồn con cháu. Có thể nói đây là những câu thơ đẹp nhất nói về bà và hình ảnh bếp lửa:

"Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng-bếp lửa
"!

Người đọc cảm thấy cả một đàn con cháu đông vui đang ngồi xung quanh bà, xung quanh bếp lửa trong mái ấm hạnh phúc gia đình mỗi sáng mỗi chiều. Câu cảm thán cuối đoạn thơ như một tiếng reo cất lên của đứa cháu nhỏ, tiếng reo của ngọn lửa bập bùng trong bếp lửa được bà "nhen" lên và "ủ sẵn " cả cuộc đời.

Hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa luôn luôn gắn bó với người bà thương yêu. Dù đang sống và học tập ở phương xa, đứa cháu vẫn nhớ khôn nguôi người bà đôn hậu và bếp lửa ở quê nhà. Câu hỏi tu từ khép lại bài thơ làm cho nỗi nhớ bà, nhớ bếp lửa, nhớ gia đình, nhớ quê hương càng trở nên sâu lắng, thiết tha, bồi hồi:

Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có ngọn lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?

Thơ ca dân tộc chưa có nhiều bài thơ viết về người bà kính yêu trong gia đình: Nguyễn Duy nói về bà ngoại qua bài thơ "Đò Lèn" với kí ức tuổi thơ thật cảm động. "Bếp lửa" của Bằng Việt là một bài thơ cứ cuốn hút lấy tâm hồn tuổi thơ chúng ta. Hình ảnh người bà thân thương và hình ảnh bếp lửa được tác giả nói đến vừa gần gũi thân quen, vừa thiêng liêng kì lạ. Tình cảm là nguồn sáng của tâm hồn, là sức sống của thi ca. "Bếp lửa " quả có bao nguồn sáng và sức sống dào dạt như vậy.

Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa - mẫu 10

Tình cảm gia đình luôn là những tình cảm thiêng liêng, đáng trân trọng. Không nhắc tới tình mẫu tử, cũng không phải là tình phụ tử, Bằng Việt đã khắc họa thật cảm động tình bà cháu qua hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa.

Bằng Việt sáng tác thơ từ đầu những năm 1960 của thế kỉ trước và trở thành một trong những gương mặt nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ Bếp lửa được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài. Bài thơ đã khắc họa chân thực hình ảnh người bà trong tâm trí đứa cháu và đặc biệt là sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc và suy nghĩ về bà và tình bà cháu. Kỉ niệm được gợi về thực đơn giản, chỉ bằng ánh lửa bập bùng hiện lên trong tâm trí đứa cháu đang xa nhà:

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.”

Hình ảnh bếp lửa xuất hiện ngay từ đầu tác phẩm trong màn sương sớm. Đó là hình ảnh của một “bếp lửa chờn vờn”, “ấp iu nồng đượm”. Từ láy “chờn vờn”, “ấp iu” đã gợi lên hình ảnh của một bếp lửa đang cháy, nhưng chỉ mờ ảo, không rõ là thực hay hư bởi nó đã được lớp sương mờ che phủ. Cũng như vậy trong tâm trí đứa cháu, bếp lửa chỉ hiện rõ ràng khi có sự xuất hiện của người bà với sự tảo tần, lam lũ. Bếp lửa xuất hiện cũng thổi bùng lên nỗi nhớ và khiến cho những kỉ niệm ùa về như thác lũ:

“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun mèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!”

Từ thời ấu thơ, cháu đã ở cùng bà, đã quen với mùi khói bếp mỗi khi bà nhóm lửa. Trong kí ức của đứa trẻ ấy, quãng thời gian được sống cùng bà năm 4 tuổi là quãng thời gian khó khăn và thiếu thốn đến tột cùng. Cụm từ đói mòn đói mỏi giúp ta hình dung về thảm cảnh của nạn đói năm 1945, quốc nạn đã cướp đi sinh mạng của hơn hai triệu đồng bào ta. Ám ảnh trong tâm trí của đứa cháu là “bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy”. Cái đói hiện hình trong từng con người, sự vật xung quanh cháu và trở thành một nỗi ám ảnh khôn nguôi.

Thần chết luôn đeo đuổi và không trừ bất cứ ai. Dù không nhắc tới nhưng người đọc cũng có thể cảm nhận sự biết ơn và tình thương vô hạn của đứa cháu dành cho bà “nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!”. Bởi lẽ, để vượt qua được quãng thời gian kinh khủng ấy, người bà chắc chắn đã phải giật gấu vá vai, thắt lưng buộc bụng, tảo tần để nuôi đứa cháu để rồi mỗi khi nhớ lại về năm ấy, hiện lên trong suy nghĩ của cháu là khói bếp hun đến mèm cả mắt. Bếp lửa lại một lần nữa xuất hiện trong kí ức của đứa cháu trong tám năm ròng ở cạnh bà, cùng bà nhóm lửa:

“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa

...

Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”

Tiếp nối những ngày dài trong kí ức tuổi thơ của đứa cháu vẫn là hình ảnh của bếp lửa gắn với người bà. Và ở đoạn kí ức này, ta còn thấy xuất hiện thêm cả âm thanh của quá khứ, đó chính là tiếng chim “tu hú kêu trên những cánh đồng xa”. Cháu phải sống xa bố mẹ vì “mẹ cùng cha công tác bận không về” và cũng vì thế, bà trở thành cha cũng là mẹ của cháu. Người bà không chỉ chăm lo cho cháu từng miếng ăn, giấc ngủ mà còn dạy cho cháu cách làm việc, nhắc nhở cháu học hành. Quan trọng hơn nữa, bà còn là người đã nuôi dưỡng và hình thành trong đứa cháu một nhân cách sáng ngời, một sự kiên cường, bất chấp mọi khó khăn, gian khổ:

“Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi

...

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

Vất vả là thế, khó khăn là thế nhưng chưa bao giờ bà than vãn nửa lời. Ngay cả khi căn nhà của bà - tài sản có giá trị nhất trong cuộc đời của người nông dân, bị đốt cháy rụi cùng làng, bà vẫn không hề nao núng mà dặn đi dặn lại, không cho đứa cháu kể lể trong thư với bố mẹ. Trong suy nghĩ của bà, những đứa con của mình còn phải lo những việc lớn hơn, sao có thể để chúng lo lắng vì chuyện nhỏ nhặt này được? Đằng sau lời nói chắc nịch ấy là nỗi lo lắng cho con, cho cháu của bà. Bởi lẽ, nếu sự thật được nói ra, bố mẹ đứa trẻ sẽ lo lắng và không thể yên tâm công tác được nữa. Mọi hành động của bà đều chỉ xuất phát từ tình yêu thương bao la của bà với con, với cháu mà thôi. Càng về cuối bài thơ, giọng thơ càng trở nên da diết, mãnh liệt:

“Rồi sớm rồi chiều bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...”

Bà tần tảo, bà vất vả thức khuya dậy sớm, để nhóm lửa, làm ngọn lửa, bếp lửa sáng lên, sưởi ấm hạnh phúc gia đình, thấm sâu vào tình thương vào tâm hồn con cháu. Nhờ thế mà sức sống, nguồn sống, nguồn vui hạnh phúc gia đình dai dẳng, bền bỉ, bất diệt. Tác giả đã sử dụng một loạt những động từ “nhen”, “ủ”, “chứa” và hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa được tác giả dùng thật đắt, nói lên thật đẹp niềm tin nếp sống đó. "Đời bà lận đận" trải nhiều "mưa nắng" suốt mấy chục năm rồi, cho "đến tận bây giờ" bà vẫn "giữ thói quen dậy sớm" để nhóm bếp lửa, vì sự ấm no hạnh phúc của con cháu. "Niềm yêu thương", "khoai sắn ngọt bùi", "nồi xôi gạo mới sẻ chung vui", "những tâm tình tuổi nhỏ"…đều do bà nhóm. Điệp ngữ "nhóm" bốn lần cất lên làm sáng bừng vần thơ, làm sáng tâm hồn con cháu. Có thể nói đây là những câu thơ đẹp nhất nói về bà và hình ảnh bếp lửa:

“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới thổi chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!”

Người đọc cảm thấy mái ấm hạnh phúc gia đình mỗi sáng mỗi chiều. Câu cảm thán cuối đoạn thơ như một tiếng reo cất lên của đứa cháu nhỏ, tiếng reo của ngọn lửa bập bùng trong bếp lửa được bà "nhen" lên và "ủ sẵn" cả cuộc đời. Hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa luôn luôn gắn bó với người bà thân yêu. Dù đang sống và học tập ở phương xa, đứa cháu vẫn luôn nhớ khôn nguôi về người bà đôn hậu và bếp lửa ở quê nhà. Câu hỏi tu từ khép lại bài thơ làm cho nỗi nhớ bà, nhớ bếp lửa, nhớ gia đình, nhớ quê hương càng trở nên sâu lắng, thiết tha, bồi hồi:

“Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở.
- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”

Thơ ca dân tộc chưa có nhiều bài thơ viết về người bà kính yêu trong gia đình. Nguyễn Duy nói về bà ngoại qua bài thơ "Đò Lèn" với kí ức tuổi thơ thật cảm động. "Bếp lửa" của Bằng Việt là một bài thơ cứ cuốn hút lấy tâm hồn tuổi thơ chúng ta. Hình ảnh người bà thân thương và hình ảnh bếp lửa được tác giả nói đến vừa gần gũi thân quen, vừa thiêng liêng kì lạ. Tình cảm là nguồn sống của tâm hồn, là sức sống của thi ca. "Bếp lửa" quả có bao nguồn sáng và sức sống dào dạt như vậy.

Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa - mẫu 11

Trong cuộc đời mỗi người, kỉ niệm tuổi thơ bao giờ cũng đẹp đẽ thân thuộc và chứa chan tình nghĩa. Bởi những kỉ niệm ấy thường gắn bó với những con người ruột thịt. Với Bằng Việt kỉ niệm về bà và tình bà cháu chắc là sâu nặng lắm thân thiết lắm nên mới khơi nguồn dòng cảm xúc nồng ấm để sáng tạo một tác phẩm đặc sắc: bài thơ Bếp lửa. Có thể đấy là những kỉ niệm riêng của nhà thơ, song đọc bài thơ chúng ta vẫn được sưởi chung với nhà thơ hơi lửa của tình người thật gần gũi ân nghĩa, thật cao đẹp và thiêng liêng. Theo diễn biến tâm tư của nhân vật người cháu, chúng ta cảm nhận thấm thìa từng cung bậc tâm trạng.

Ngỡ như ta đang nhóm bếp lửa vậy - lửa của kỉ niệm tuổi thơ, lửa cuộc sống lúc đã trưởng thành, bếp lửa của bà xưa là lửa của trăm nhà ngày nay.

Tám câu thơ đầu là kỉ niệm mới nhen lúc đứa cháu bôn tuổi:

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa...

Đọng lại trong mấy dòng thơ là chữ thương và hình ảnh bà lặng lẽ, âm thầm trong khung cảnh biết mấy nắng mưa. Vậy là kỉ niệm đã sông dậy từ tình cảm cháu nhớ thương bà và cuộc sông của hai bà cháu đầy khó khăn gian khổ:

Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi

Bố di đánh xe, khô rạc ngựa gầy

Gia cảnh như thế nên tuổi thơ của cháu và tuổi già của bà sao tránh được những cơ cực xót đau. Bao nhiêu kỉ niệm xa xưa được nhớ lại.

Trong đó có một ấn tượng nhất, nổi lên lay động tâm hồn. Đó là ấn tượng về khói bếp khói từ một bếp lửa của nhà nghèo.

Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói ...

Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu

Nghĩ lại bây giờ sống mũi còn cay...

Mùi khói, rồi lại khói hun... nhà thơ đã chọn một chi tiết thật sát hợp, vừa miêu tả chân thật cuộc sông tuổi thơ vừa thể hiện những tình cảm da diết bâng khuâng xót xa thương mến. Nghĩ lại bây giờ sông mũi còn cay nhấn lại dòng kỉ niệm xoáy sâu trong tiềm thức, lay mạnh cả tâm hồn và thể xác con người, dường như cả người đọc cũng cảm thấy cay cay nơi sống mũi. Thơ Bằng Việt có sức truyền cảm mạnh mẽ nhờ ở những chi tiết ngôn từ chân thực và giản dị như thế. Cái bếp lửa kỉ niệm của nhà thơ vừa mới khơi lên, thoang thoảng mùi khói, mờ mờ sắc xanh... Mà đã đấy ắp những hình ảnh hiện thực, thấm đẫm biết bao nghĩa tình sâu nặng.

Đoạn thơ tiếp theo:

Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa

(...)

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng.

Từ trong sương khói mịt mờ của tuổi nhỏ thổi hồng lên kỉ niệm tuổi thiếu niên khi quê hương đất nước có chiến tranh. Ngôn ngữ hình ảnh thơ rõ dần. Giọng thơ thủ thỉ như giọng kể trong chuyện cổ tích, có thời gian không gian. Có sự việc nhân vật cụ thể tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa, con số không lớn nhưng ngày tháng cứ kéo dài ròng rã, nặng nề. Bởi vì những ngày ở Huế ấy cuộc sống gia đình thật hoang vắng, quạnh hiu. Bố mẹ bận công tác xa không về. Chỉ có hai bà cháu cặm cụi bên nhau nhóm lửa mỗi sáng mỗi chiều trong tiếng tu hú kêu. Nếu trong kỉ niệm hồi bôn tuổi - ở phần trên - ấn tượng đậm nhất của cháu là mùi khói thì đến đây ấn tượng là tiếng tu hú kêu. Trong mười câu thơ mà có tới năm lần âm vang tiếng tu hú. Lúc mơ hồ vãng vẳng từ những cánh đồng xa, lúc gần gũi sao mà tha thiết thế, tiếng tu hú như than thở sẻ chia. Có lúc nó gióng giả, dồn dập kêu kêu hoài. Trong cảnh sông đơn côi chỉ có hai bà cháu giữa đói nghèo và chiến tranh. Tiếng tu hú phải chăng là tiếng đồng vọng của đất trời, để an ủi kiếp người đau khổ? Đưa tiếng tu hú - một âm thanh rất đồng nội ấy - đã cho thấy thi sĩ Bằng Việt quả là một hồn thơ gắn bó sâu nặng với quê hương. Trong các cung bậc khác nhau của tiếng tu hú, nỗi nhớ của người cháu mỗi lúc một tha thiết mạnh mẽ và hình ảnh người bà hiện lên mỗi lúc một đậm nét. Bên bếp lửa hồng bà kể chuyện, chuyện đời thực ngày nay chuyện cổ tích đời xưa... rồi bà bảo cháu nghe, bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học... Từng việc, từng việc, nhỏ nhẹ, âm thầm hai bà cháu từng ngày từng tháng và tám năm ròng cùng nhau nhóm bếp lửa để sưởi ấm để soi sáng trí tuệ và tâm hồn. Hình ảnh bếp lửa và việc nhóm lửa cùng hình ảnh bà tần tảo âm thầm bên trong tiếng tu hú cứ trở đi, trở lại vấn vít, xoắn quyện vào nhau, dệt lên bức tranh xao xuyến.

Đứa cháu lớn dần. Cuộc sống khó khăn hơn. Song nghị lực người bà vẫn bền vững, tấm lòng người bà vẫn mênh mông. Kỉ niệm mà người cháu nhớ bà cứ trang trải như ánh sáng bếp lửa. Ý thơ mở tiếp những sự việc cụ thể:

Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi

Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi

Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh:

“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,

Mày viết thư chớ kể này, kể nọ

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”.

Lời thơ chân thực như chính cuộc sống đang hiện lên. Xin cứ để nguyên khôi chẳng cần phân tích lí lẽ nhiều lời, chúng ta vẫn thấm thìa vẻ đẹp tinh thần của cả một thế hệ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm vừa qua. Đó là tình đoàn kết xóm làng, là ý chí nghị lực của những người mẹ, người bà ở hậu phương hướng ra tiền tuyến và đẹp hơn hết, rộng hơn, cao cả hơn là vẻ lung linh bất diệt của tình bà cháu hoà trong tình yêu quê hương, tổ quốc. Do đó không phải ngẫu nhiên, từ hình ảnh bếp lửa, đến đây lời thơ bừng sáng thành ngọn lửa:

Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng

Bếp lửa ở những câu thơ trên, chủ yếu thể hiện cuộc sống âm thầm lặng lẽ trong căn nhà nhỏ hẹp của hai bà cháu. Từ ngọn lửa ở dòng thơ này đã mang ý nghĩa khái quát rộng lớn hơn. Đó là sức sông là tình thương, là niềm tin của bà trong cuộc sông của hai bà cháu, cuộc sông của cả gia đình rộng ra là đối với toàn dân tộc, với công cuộc chiến đấu lúc bấy giờ. Hình ảnh ngọn lửa toả sáng trong câu thơ, lung linh chân dung người bà và làm ấm lòng cả trái tim bạn đọc chúng ta. Ngọn lửa biểu tượng của sự sông muôn đời bất diệt, không chỉ là kỉ niệm của riêng bà trong tình bà cháu trong bài thơ này mà còn là biểu tượng cho toàn dân tộc trong giai đoạn chông Mĩ xâm lược thắp sáng cho đến tận hôm nay.

Ớ đoạn cuối, kỉ niệm tuổi thơ lắng dần, chuyển từ cảm xúc nhổ' thương của đứa cháu nhỏ đối với bà sang những suy nghĩ sâu sắc về cuộc đời, về ân sâu nghĩa nặng của người thanh niên trưởng thành ngày nay đối với thế hệ ông bà, cha mẹ ngày trước:

Lận dận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới sẽ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

Ôi kì lạ và thêng liêng - bếp lửa...

Hình ảnh người bà ôm trùm cả đoạn thơ. Điệp từ nhóm được nhắc lại bôn lần mang bôn ý nghĩa khác nhau, bồi đắp cao dần toả sáng dần nét kì lạ của bếp lửa và vẻ đẹp thiêng liêng của người bà từ vóc dáng đến việc làm nhất là nghĩa tình sâu nặng của bà. Nhóm bếp lửa ấy là cái bếp có ánh lửa sáng và hơi ấm. Nhóm niềm yêu thương là bà truyền cho cháu tình ruột thịt nồng ấm. Nhóm nồi xôi gạo mới thổi chung vui bà mở rộng tấm lòng đoàn kết, gắn bó với làng xóm quê hương. Và cuối cùng người bà kì diệu ấy nhóm dậy khơi dậy giáo dục thức tỉnh tâm hồn và sức sống tuổi thanh xuân thơ ấu để đứa cháu khôn lớn nên người.. Để đưa cháu được đi xa, được thấy ngọn lửa khói trăm tàu, để có lửa trăm nhà niềm vui trăm ngả, ngôn ngữ văn chương dạt dào như sóng rồi lan toả như lửa ấm, hay ở đây là cảm xúc dâng trào, đang toả ấm nhân vật người cháu, của nhà thơ? Mỗi câu mỗi chữ cứ hồng lên, nồng ấm biết bao tình cảm nhớ thương ân nghĩa. Đó là đạo lí cội nguồn dân tộc Việt Nam chúng ta trong quan hệ gia đình, con cái đối với cha mẹ, cháu đối với ông bà, tổ tiên. Vẻ đẹp của đạo lí: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ra sông nhớ suối có ngày nhớ đêm...

Tóm lại qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ bếp lửa gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về tình bà cháu, đồng thời thể hiện tấm lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của cháu đối với bà và cũng là đối với quê hương gia đình đất nước.

Bài thơ kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với kể chuyện, miêu tả và bình luận. Thành công của bài thơ còn là sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà để làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm cảm xúc và suy nghĩ về tình bà cháu.

Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!

Hình ảnh âm điệu thơ đặc sắc, sáng mãi ngân mãi trong lòng chúng ta.

Xem thêm các bài văn mẫu lớp 9 hay, ngắn nhất khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài 500 bài văn hay lớp 9 được chọn lọc, tổng hợp từ những bài văn đạt điểm cao của học sinh lớp 9 trên cả nước nhằm mục đích giúp học sinh viết văn lớp 9 hay hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên