6+ Phân tích 4 câu đầu Chị em Thúy Kiều (hay, ngắn gọn)
Tổng hợp các bài văn phân tích 4 câu đầu Chị em Thúy Kiều hay nhất, ngắn gọn với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Phân tích 4 câu thơ đầu Chị em Thúy Kiều (mẫu 1)
- Dàn ý Phân tích 4 câu thơ đầu Chị em Thúy Kiều
- Phân tích 4 câu thơ đầu Chị em Thúy Kiều (mẫu 2)
- Phân tích 4 câu thơ đầu Chị em Thúy Kiều (mẫu 3)
- Phân tích 4 câu thơ đầu Chị em Thúy Kiều (mẫu 4)
- Phân tích 4 câu thơ đầu Chị em Thúy Kiều (mẫu 5)
- Phân tích 4 câu thơ đầu Chị em Thúy Kiều (mẫu 6)
6+ Phân tích 4 câu đầu Chị em Thúy Kiều (hay, ngắn gọn)
Phân tích 4 câu thơ đầu Chị em Thúy Kiều - mẫu 1
Bốn câu thơ đầu trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, Nguyễn Du đã giới thiệu khái quát về vẻ đẹp của chị em nhà Kiều. Đây chính là lời dẫn dắt hết sức tinh tế của tác giả về nhân vật. Đó là hai cô con gái “đầu lòng” của gia đình Vương viên ngoại: "Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân". Họ được gọi với danh xưng “ả tố nga” - ý chỉ người con gái đẹp. Cả hai đều để lại những ấn tượng đầu đậm nét trong lòng người đọc. Ở đây, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng, lấy thiên nhiên để miêu tả hình ảnh con người. Sinh ra trong gia đình quyền quý, hai chị em Kiều và Vân đều toát lên vẻ thanh tao, nhã nhặn: “Mai cốt cách tuyết tinh thần”. “Mai”, “tuyết” là những sự vật tượng trưng cho cái đẹp trong tự nhiên. Điều này đã nói lên sự quý phái, thanh cao của hai người con gái: mảnh mai mà bền bỉ như cành mai, trong sáng, thuần khiết như bông tuyết trắng. Kết hợp cùng nghệ thuật đảo ngữ, Nguyễn Du đã đem đến cho người đọc bức chân dung tuyệt đẹp về hai chị em Thúy Kiều. Để kết lại cho những nhận xét ban đầu đó, thi nhân đã viết: “Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”. Tuy cùng là “tuyệt sắc giai nhân” nhưng Vân và Kiều cũng mang bao nét đẹp riêng, khó để có thể so bì. Bốn câu thơ chính là sự mở đầu hoàn hảo, dẫn dắt người đọc đi tìm hiểu và khám phá sâu thêm về nhân vật.
Dàn ý Phân tích 4 câu thơ đầu Chị em Thúy Kiều
1. Mở bài
- Giới thiệu về đoạn trích Chị em Thúy Kiều và bốn câu thơ đầu của đoạn trích.
2. Thân bài
- Giới thiệu khái quát về nguồn gốc, địa vị:
+ "hai ả tố nga" hai người con gái đẹp
+ Là hai người con gái của Vương viên ngoại, Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
- Vẻ đẹp của hai chị em:
+ "Mai cốt cách" là cốt cách thanh cao, dịu dàng như mai.
+ "tuyết tinh thần" lại gợi tả vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, thanh khiết như tuyết trắng.
+ Nghệ thuật: Bút pháp ước lệ tượng trưng kết hợp với nghệ thuật đảo ngữ, nhà thơ đã mở ra trước mắt người đọc bức chân dung tuyệt đẹp về hai người giai nhân.
→ Câu thơ "Mai cốt cách, tuyết tinh thần" đã tạo cho người đọc ấn tượng mạnh mẽ về vẻ đẹp trong sáng, dịu dàng mà cũng rất mực thanh cao, đài các của chị em Thúy Kiều.
+ "mỗi người một vẻ": vẻ đẹp riêng, sức thu hút riêng đến từ ngoại hình, khí chất và tâm hồn.
+ "Mười phân vẹn mười" vẻ đẹp hoàn hảo, khó bề so sánh, phân bì.
=> Thúy Kiều, Thúy Vân đều là những trang giai nhân tuyệt sắc sở hữu vẻ đẹp hơn người.
3. Kết bài
- Cảm nhận chung.
Phân tích 4 câu thơ đầu Chị em Thúy Kiều - mẫu 2
Truyện Kiều là những trang tuyệt bút về cuộc đời sóng gió, đoạn trường của người con gái "tài hoa bạc mệnh" Thúy Kiều. Cũng qua tác phẩm này, đại thi hào Nguyễn Du đã thể hiện được tài năng nghệ thuật độc đáo và tấm lòng nhân đạo sâu sắc khi trân trọng những vẻ đẹp tài năng, nhân cách và đồng cảm với số phận bất hạnh của con người. Điều này được thể hiện rõ nét qua đoạn trích "Chị em Thúy Kiều", đặc biệt là trong bốn câu thơ đầu tiên, khi Nguyễn Du tập trung miêu tả vẻ đẹp "mười phân vẹn mười" của chị em Thúy Kiều, Thúy Vân.
Ngay trong phần mở đầu, nhà thơ Nguyễn Du đã có những giới thiệu khái quát về chị em Thúy Kiều, từ đó dần mở ra bức chân dung sinh động, ấn tượng về vẻ đẹp của hai tuyệt sắc giai nhân:
"Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười"
Trong hai câu thơ đầu tiên, nhà thơ Nguyễn Du đã giới thiệu ngắn gọn về tên tuổi, nguồn gốc cũng như địa vị của hai chị em Thúy Kiều. Đó là hai chị em gái trong gia đình Vương viên ngoại, người chị là Thúy Kiều, em là Thúy Vân. Qua cách dùng từ "ả tố nga"- người con gái đẹp, nhà thơ đã rất khéo léo khi tạo cho người đọc ấn tượng đầu tiên về vẻ đẹp của hai chị em.
Trong thơ ca xưa, các nhà thơ, nhà văn thường lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để làm chuẩn mực đánh giá vẻ đẹp con người. Ở đây, nhà thơ Nguyễn Du đã sử dụng hình ảnh của mai, của tuyết để làm nổi bật lên vẻ đẹp dịu dàng, trong sáng của hai chị em Thúy Kiều:
"Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười"
Bằng bút pháp ước lệ tượng trưng kết hợp với nghệ thuật đảo ngữ, nhà thơ đã mở ra trước mắt người đọc bức chân dung tuyệt đẹp về hai người giai nhân. "Mai cốt cách" là cốt cách thanh cao, dịu dàng như mai, "tuyết tinh thần" lại gợi tả vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, thanh khiết như tuyết trắng. Nhà thơ Nguyễn Du đã rất khéo léo khi lựa chọn những hình ảnh mang tính ước lệ của tự nhiên để làm nổi bật vẻ đẹp hơn người của Thúy Kiều, Thúy Vân. Bởi, hoa mai là một trong "tứ quân tử", nó tượng trưng cho sự thanh cao, sang trọng, tuy mảnh mai nhưng lại chứa đựng sức sống bền bỉ. Tuyết lại là vật thể vừa mỏng manh vừa trong trẻo, nhẹ nhàng.
Câu thơ "Mai cốt cách, tuyết tinh thần" đã tạo cho người đọc ấn tượng mạnh mẽ về vẻ đẹp trong sáng, dịu dàng mà cũng rất mực thanh cao, đài các của chị em Thúy Kiều. Có thể nói đó là những vẻ đẹp đã đạt đến chuẩn mực của sự hoàn hảo. Bên cạnh những vẻ đẹp chung, Thúy Kiều và Thúy Vân còn có những vẻ đẹp riêng:
"Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười"
Thúy Kiều và Thúy Vân đều là những tuyệt sắc giai nhân sở hữu vẻ đẹp hơn người, mỗi người lại có vẻ đẹp riêng, sức thu hút riêng đến từ ngoại hình, khí chất và tâm hồn. Câu thơ vừa thể hiện được vẻ đẹp độc đáo riêng của từng người lại vừa thể hiện sự hoàn hảo, khó bề so sánh, phân bì "Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười".
Như vậy, chỉ bằng nghệ thuật ước lệ tượng trưng cùng một vài nét chấm phá, nhà thơ Nguyễn Du đã mang đến cho người đọc những cảm nhận chân thực, sinh động về vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân. Đó là những giai nhân tuyệt sắc, mỗi người mang một vẻ đẹp riêng nhưng đều gặp gỡ ở sự hoàn hảo, vẹn toàn "mười phân vẹn mười".
Phân tích 4 câu thơ đầu Chị em Thúy Kiều - mẫu 3
“Chị em Thúy Kiều” là phần mở màn tài tình của Đại thi hào Nguyễn Du trong kiệt tác “Truyện Kiều”. Bốn câu thơ đầu của đoạn trích đã giới thiệu đến người đọc hai nhân vật nữ với vẻ đẹp thanh tao, quý phái hơn người. Đồng thời, cũng thể hiện được sự tài hoa trong ngòi bút của tác giả.
Ngay từ những dòng thơ đầu tiên, độc giả đã thấy được những thông tin về xuất thân và vị trí trong gia đình của hai nhân vật Thúy Kiều, Thúy Vân:
“Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân”
Ở đây, Nguyễn Du không sử dụng các từ như “mĩ nhân”, “thiếu nữ” mà lại dùng cụm “ả tố nga” - người con gái đẹp, để nhắc về chị em Kiều và Vân. Hai nàng được sinh ra trong gia đình họ Vương danh giá. Có thể nói với xuất thân “danh gia vọng tộc” như vậy, độc giả sẽ dễ dàng cảm nhận được khí chất hơn người của những cô gái “tuyệt sắc giai nhân” này.
Sang đến câu thơ tiếp theo, Nguyễn Du đã miêu tả chi tiết hơn về vẻ đẹp của nhân vật:
“Mai cốt cách tuyết tinh thần”
Với bút pháp ước lệ tượng trưng cùng nghệ thuật đảo ngữ thành thục, thi nhân đã mượn hình ảnh thiên nhiên để miêu tả vẻ đẹp thiếu nữ. Cốt cách người con gái được so sánh với cây mai - một trong “tứ quân tử”, thứ tượng trưng cho nét thanh cao, quý phái. Còn tinh thần lại được ví von với bông tuyết, thể hiện sự trong trắng, thuần khiết. Chỉ bằng sáu chữ cô đọng, Nguyễn Du đã đem bức chân dung kiều diễm của Thúy Kiều và Thúy Vân đến với người đọc một cách hết sức rõ nét. Hai chị em tỏa ra khí chất vừa mong manh, dịu dàng, thanh khiết, lại chứa đựng sức sống bền bỉ như cành mai trong tuyết.
Bên cạnh đó, Vân và Kiều cũng mang nét đẹp của riêng mình:
“Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”
Dù là chị em, cả hai người mang những vẻ đẹp rất khác nhau, không thể trộn lẫn. Vậy nhưng dù như thế nào, họ cũng đều là “tuyệt sắc giai nhân”. Vẻ đẹp của họ nổi bật hơn người, “mười phân vẹn mười” và khó để có thể so bì.
Nhìn chung, chỉ với bốn câu thơ ngắn gọn, Nguyễn Du đã thành công đem đến những ấn tượng tốt đẹp đầu tiên về các nhân vật. Việc sử dụng biện pháp đảo ngữ kết hợp cùng bút pháp ước lệ tượng trưng đã tạo nên hình ảnh so sánh vô cùng độc đáo. Từ đó, làm nổi bật lên vẻ đẹp hơn người của hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân.
Phân tích 4 câu thơ đầu Chị em Thúy Kiều - mẫu 4
“Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân
Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều”
Đó là những lời thơ da diết về Nguyễn Du mà Tố Hữu đã viết ra. Nguyễn Du chính là đại thi hào của dân tộc, ông có đóng góp vô cùng to lớn cho nền văn học nước nhà, đưa văn chương Việt Nam chạm đến rực rỡ. Đặc biệt, không thể không nhắc đến tác phẩm lớn của ông – Truyện Kiều, với 3254 câu thơ lục bát kể về hành trình lưu lạc của nàng Kiều bạc mệnh. Qua đó, người đọc được thưởng thức tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du trong thơ ca, đồng thời, nhìn nhận được những chiêm nghiệm sâu sắc về con người và cuộc sống…. Trong đó, êm đềm hơn cả là đoạn thơ ở phần mở đầu của truyện, những câu thơ mĩ miều lột tả vẻ đẹp khái quát của chị em nhà Kiều – Thúy Kiều và Thúy Vân:
“Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”
“Truyện Kiều” hay còn gọi là “Đoạn trường tân thanh” được đại thi hào Nguyễn Du lấy cốt truyện và sáng tạo lại từ bộ truyện văn xuôi “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân. Nhưng cái tài tình của Nguyễn Du chính là kể lại cả một bộ truyện văn xuôi toàn bộ bằng thơ lục bát, các câu thơ, vần thơ vô cùng nhịp nhàng và đáp ứng đúng yêu cầu của thể thơ dân tộc. Có thể nói đây chính là một kiệt tác của thời đại khó thể có được một tác phẩm nào mang nặng giá trị nghệ thuật hơn thế.
Đến với hai câu đầu của đoạn thơ, tác giả giới thiệu về tên tuổi của chị em nhà Kiều, khái quát nhưng lại thanh tao đến lạ thường:
“Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân”
Câu thơ lục sử dụng phép đảo ngữ như đang nhấn mạnh về thứ tự trong gia đình Kiều, Kiều và Vân chính là hai cô con gái đầu lòng. Nguyễn Du đã dung cụm từ : “hai ả tố nga” để nhắc đến chị em Kiều – Vân, “tố nga” gợi về hình ảnh cô gái đẹp, duyên dáng, dịu dàng, chính là lời gợi nhắc về vẻ hồng nhan khuynh nước khuynh thành của hai cô gái ấy. Kết thúc câu lục, câu bát được thể hiện rất rõ ràng : “Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân”, Nguyễn Du đã dùng câu thơ ấy để giới thiệu về thứ tự chị em của “hai ả tố nga” nhà họ Vương. Qua hai câu thơ đầu, đại thi hào dân tộc đã giới thiệu một cách ngắn gọn nhưng dễ hiểu về chị em Thúy Kiều, Thúy Vân, làm nền tảng để phát triển câu chuyện và lột tả ngoại hình, tài năng của hai giai nhân này.
Đến với cặp câu lục bát tiếp theo, là lời miêu tả của Nguyễn Du và ngoại hình và tính cách của hai nhân vật ấy:
“ Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”
Nguyễn Du nhắc đến hai hình ảnh : “ mai” và “tuyết” để nói về cốt cách và tinh thần của chị em Thúy Kiều. Đó là tài tình trong nghệ thuật của Nguyễn Du, ông đã sử dụng bút pháp ước lệ thiên nhiên, lấy thiên nhiên làm chuẩn mực để miêu tả con người. Ở đây, ông lấy “mai” – thanh cao nhã nhặn để nói về cốt cách người con gái và dùng “tuyết” – trong trẻo và tinh khiết để ẩn dụ cho tâm hồn của người thiếu nữ đang tuổi mộng mơ. Lời thơ, hình ảnh và nghệ thuật tài tình, chọn lọc đã khiến cho Kiều – Vân trở nên càng rực rỡ trong mắt độc giả. Không dừng lại ở đó, Nguyễn Du còn tiếp tục miêu tả thêm : “Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười”. Tuy xinh đẹp và thuần khiết là thế nhưng hai chị em không hề trùng lặp, mỗi người đều có nét đẹp riêng, nhưng ai cũng thanh tao và mang một vẻ hồng nhan khiến người đời ganh tị. Vẻ đẹp cùng tính cách của họ không có khuyết điểm, hoàn hảo đến mức : “mười phân vẹn mười”, đến cổ nhân với những tiêu chuẩn khắt khe cũng phải buông lời khen ngợi. Với câu thơ ngắn gọn trên, Nguyễn Du đã khiến người đọc trầm trồ khi có thể tài tình lột tả khái quát được vè cả vẻ đẹp ngoại hình và vẻ đẹp tính cách của chị em Thúy Kiều.
Bằng những hình ảnh chọn lọc, thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc, bút pháp ước lệ thiên nhiên mang đậm màu sắc dân gian, Nguyễn Du cùng “Truyện Kiều” đã đem đến cho người đọc những cảm nhận sâu sắc về ngoại hình, tính cách và khái quát gia đình của chị em Kiều – Vân.
Dù trải qua dòng chảy khốc liệt của thời gian, nhưng “Truyện Kiều” với những giá trị to lớn mà nó đem lại chưa bao giờ phai nhạt trong trái tim độc giả và những người yêu văn chương. Có thể nói “Truyện Kiều” là đỉnh cao sáng tác của Nguyễn Du và văn học Việt Nam từ trước đến nay.
Phân tích 4 câu thơ đầu Chị em Thúy Kiều - mẫu 5
Nguyễn Du là kiệt xuất trong nền văn học Việt Nam với tác phẩm nổi tiếng “Truyện Kiều”. Đây là thiên truyện bằng thơ kể về cuộc đời bể dâu, sóng gió của kiếp hồng nhan bạc mệnh. Tác phẩm được xem là công trình nghệ thuật ngôn ngữ đồ sộ. Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” nằm ở phần đầu của Truyện Kiều, Nguyễn Du đã khắc họa nhuần nhuyễn và thành công hình ảnh hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân.
Với cách mở đầu giới thiệu giản dị nhưng mang tính khái quát, ông đã dẫn dụ người đọc đi tìm hiểu vẻ đẹp, tính cách của hai tuyệt sắc giai nhân:
Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười
Bốn câu thơ khiến người đọc đã có thể hình dung được hình ảnh của hai chị em Thúy Vân và Thúy Kiều. Mai tượng trưng cho sự thanh nhã, cao sang còn tuyết tượng trưng cho vẻ đẹp trong trắng. Nguyễn Du đã khéo léo ví von vẻ đẹp của hai chị em như “mai” và “tuyết” thực sự rất tinh tế và đầy ẩn ý.
Chỉ với 4 câu thơ, 4 nét vẽ nhưng Nguyễn Du đã khiến người đọc phải mê mẩn vì vẻ đẹp hiếm có của Thúy Vân. Sự thanh tao, tròn vẹn của thiếu nữ “đến tuổi cập kê” thật khiến người khác ngưỡng mộ. Nụ cười của nàng tươi như hoa, lông mày hình cánh cung nở nang, viên mãn, làn da trắng như tuyết. Một vẻ đẹp tròn vẹn, nhẹ nhàng của Thúy Vân được lột tả qua biên pháp tu từ nhân hóa cùng sự cảm nhận tinh tế của Nguyễn Du. Sự nhẹ nhàng, duyên dáng của Thúy Vân dự báo một tương lai bình lặng, êm đềm của cô mai sau.
Phân tích 4 câu thơ đầu Chị em Thúy Kiều - mẫu 6
Trong thơ cổ viết về giai nhân thì đoạn thơ Chị em Thúy Kiều trích trong Đoạn trường tân thanh tức Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du là một trong những vần thơ tuyệt bút. Hai mươi tư câu thơ lục bát đã vẽ nên sắc, tài, đức hạnh của hai chị em Thuý Kiều, Thuý Vân.
Với ngòi bút của một kì tài diệu bút Nguyễn Du đã vẽ nên bức chân dung hai nàng giai nhân tuyệt thế:
Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân.
Vân là em, Kiều là chị. Hai chị em Vân và Kiều (con đầu lòng của gia đình Vương viên ngoại) đều là những ả tố nga - những người con gái đẹp. Vẻ đẹp của hai nàng là vẻ đẹp thanh tao của mai, là sự trắng trong, tinh sạch của tuyết:
Mai cốt cách tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.
Bút pháp ước lệ cùng phép ẩn dụ đã gợi lên vẻ đẹp hài hoà, hoàn hảo cả về hình thức lẫn tâm hồn. Vẻ đẹp của hai nàng đều đến mức tuyệt mĩ mười phân vẹn mười nhưng mỗi người lại mang một vẻ riêng. Nguyễn Du đã lấy những gì đẹp đẽ nhất của thiên nhiên để miêu tả hai chị em. Thuý Kiều và Thuý Vân đều mang vẻ đẹp lí tưởng, theo khuôn mẫu và vượt lên trên khuôn mẫu.
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài 500 bài văn hay lớp 9 được chọn lọc, tổng hợp từ những bài văn đạt điểm cao của học sinh lớp 9 trên cả nước nhằm mục đích giúp học sinh viết văn lớp 9 hay hơn.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều