Dàn ý Cảm nghĩ về bài thơ Lầu Hoàng Hạc của Thôi Hiệu (hay, ngắn gọn)



Đề bài: Dàn ý Cảm nghĩ về bài thơ Lầu Hoàng Hạc của Thôi Hiệu của Thôi Hiệu

Dàn ý mẫu

1. Mở bài:

   – Thôi Hiệu (704 – 754) quê ở Biện Châu, phủ Khai Phong, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, ông đỗ tiến sĩ năm 723, sau đó làm quan đến chức Tư huân viên ngoại lang.

Quảng cáo

   – Ông sáng tác rất nhiều thơ với những đề tài khác nhau, nổi tiếng nhất là bàì Hoàng Hạc lâu (Lầu Hoàng Hạc) được truyền tụng rộng rãi qua hàng ngàn năm. Tâm trạng u hoài trước thời thế của tác giả được thể hiện bằng một bài thơ Đường luật với nghệ thuật tài tình hiếm có.

2. Thân bài:

   * Hai câu đề:

    Hạc vàng ai cưỡi đi đâu,

    Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ.

    (Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,

    Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu.)

   – Nhắc lại huyền thoại về nguồn gốc của lầu Hoàng Hạc từ xa xưa, thời tiễn còn ở lẫn với người.

Quảng cáo

   – Trải qua bao tang thương dâu bể, giờ đây lầu Hoàng Hạc đứng chơ vơ, cô quạnh bên bãi vắng sông trôi khiến thi nhân chạnh lòng nhớ cổ thương kim.

   * Hai câu thực:

    Hạc vàng đi mất từ xưa,

    Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay.

    (Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,

    Bạch vân thiên xải không du du.)

   – Hình ảnh hạc vàng gắn liền với khung cảnh thần tiên. Hạc vàng bay mất không bao giờ quay trở lại mang theo tất cả những gì là huyền ảo nhất, thơ mộng nhất của lầu Hoàng Hạc.

   – Chỉ còn mây trắng vẫn bay giống như ngàn năm trước. Khung cảnh được miêu tả bằng cảm xúc ngậm ngùi, nuối tiếc của nhà thơ. Nhà thơ chìm đắm trong tâm trạng hoài cổ, giữa không gian tịch mịch cô liêu.

   * Hai câu luận:

    Hán Dương sông tạnh cây bày,

    Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non.

    (Tinh xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,

    Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.)

   – Thiên nhiên đẹp như một bức tranh sơn thủy với đường nét, màu sắc hài hoà: nắng chiếu trên hàng cây trên bến Hán Dương; màu xanh mướt của thảm cỏ non trên bãi xa Anh Vũ.

Quảng cáo

   – Nghệ thuật miêu tả tinh tế, điêu luyện, chỉ vài nét phác họa mà thể hiện được thần thái của cảnh vật (thi trung hữu họa).

   * Hai câu kết:

    Quê hương khuất bóng hoàng hôn,

    Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.

    (Nhật mộ hương quan hà xứ thị,

    Yên ba giang thượng sử nhân sầu.)

   – Nhịp thơ ngắn 2-2-1 – 2 trong nguyên tác chữ Hán và nhịp 2-2-2 trong câu thơ dịch của Tản Đà tạo nên âm hưởng trầm buồn, đặc tả tâm trạng thương nhớ quê hương da diết của Thôi Hiệu.

   – Hình ảnh Trên sông khói sóng là tác nhân gợi nỗi nhớ đau đáu khôn nguôi trong lòng nhà thơ. Khung cảnh chập chờn, mông lung của cảnh vật rất phù hợp với tâm trạng ấy (xúc cảnh sinh tình).

   – Cái hay của hai câu kết tụ lại ở từ sầu là nhãn tự, thần tự của bài thơ.

Quảng cáo

3. Kết bài:

   – Viết về lầu Hoàng Hạc có tới hàng ngàn bài thơ khác nhau của hàng ngàn thi sĩ từ xưa tới nay nhưng bài Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu vẫn xuất sắc nhất.

   – Giai thoại kể về "Thi tiên" Lí Bạch đến thăm lầu Hoàng Hạc, cảm hứng nổi lên định làm thơ ngâm vịnh nhưng khi nhìn thấy bài thơ của Thôi Hiệu để trên vách lầu thì gác bút không dám viết nữa là cách khẳng định giá trị bất hủ của Hoàng Hạc lâu và vị trí đỉnh cao của tên tuổi Thôi Hiệu.

Xem thêm các bài Văn mẫu phân tích, dàn ý tác phẩm lớp 10 khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


lau-hoang-hac.jsp


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên