Cảm nghĩ về bài thơ Quốc tộ (Vận nước) của Đỗ Pháp Thuận (hay, ngắn gọn)



Đề bài: Cảm nghĩ về bài thơ Quốc tộ (Vận nước) của Đỗ Pháp Thuận.

   Năm 980, Lê Đại Hành được tướng sĩ và triều đình tôn lên làm vua, mở đầu triều đại nhà Tiền Lê. Năm 981, Lê Đại Hành đại phá giặc Tống xâm lược, năm sau đánh dẹp Chiêm Thành, mở ra một thời kì mới: thái bình cho đất nước.

Quảng cáo

   Bài thơ "Quốc tộ" có lẽ đã được ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử như thế. Đỗ Pháp Thuận không chỉ nói về vận nước mà còn nhắc khẽ nhà vua phải làm gì, làm như thế nào để mở ra cảnh thái bình, thịnh trị cho đất nước.

   Nguyên tác bằng chữ Hán, viết theo thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt. Giọng thơ nhẹ nhàng, trầm ngâm:

Quảng cáo

    "Quốc tộ như đằng lạc,

    Nam thiên lí thái bình.

    Vô vi nơi điện các,

    Xứ xứ tức đao binh."

   Câu thơ đầu là một so sánh: "Quốc tộ như đằng lạc". Vận nước như dây leo quấn quýt gợi tả sự vững bền của một đất nước; trăm họ muôn dân một lòng hướng về nhà vua. Vận nước có lúc suy vong, có lúc hưng thịnh. So sánh vận nước như mây quấn, như dây leo, một lời nói cụ thể ngợi ca đất nước bền vững.

   Câu thơ nói rõ vận nước bền vững như thế nào? Đó là cảnh tượng: "Nam thiên lí thái bình", đất nước Nam được thái bình. Giặc ngoại xâm đã bị đánh tan, giặc dã trong nước đã bị đánh dẹp, khắp mọi nơi của trời Nam được yên vui thái bình.

    "Vận nước như mây quấn,

    Trời Nam mở thái bình".

Quảng cáo

   Câu thơ thứ hai chữ Hán cất lên, vang lên như một lời ca: "Nam Thiên lí thái bình". Nam Thiên được nói tới chính là "Nam quốc sơn hà" của nhân dân ta. Vần thơ như nén chặt lại, cảm xúc như lắng xuống sâu sắc, thâm trầm.

   Hai câu 3, 4 kết cấu theo quan hệ điều kiện – kết quả. Nơi điện các phải vô vi là điều kiện. Khắp mọi nơi tắt hết đao binh là kết quả:

    "Vô vi cư điện các,

    Xứ xứ tức đao binh".

    (Vô vi trên điện gác,

    Chốn chốn tắt đao binh).

   "Vô vi" nghĩa đen là không làm gì cả. Ở nơi cung điện, nhà vua nhẹ sưu thuế, giám bớt việc binh dịch, quan tâm đến sản xuất, mở mang việc học hành, đem lại no ấm yên vui cho trăm họ... thì đó là "vô vi". Trái lại, nơi cung điện vua chúa sống xa xỉ, hoang dâm vô độ... thì không phải là "vô vi". Bậc thánh đế, minh quân trị nước mới biết "vô vi". Có vô vi nơi điện gác thì khấp chốn cùng quê, nơi thôn cùng ngõ vắng mới không còn tiếng sầu muộn oán hờn, không còn cảnh loạn lạc nữa, việc binh đao được chấm dứt.

   Có thể nói hai câu cuối bài thơ là kế dựng nước mà Đỗ Pháp Thuận tâu lên vua Lê Đại Hành. Lời thơ thể hiện ước vọng, nguyện vọng sâu xa của nhân dân ta thời bặv giờ: muốn đất nước thịnh trị, nhân dân được sống yên vui, thái bình.

Quảng cáo

   Bài thơ biểu lộ một cái tầm cao về chính trị trong sách lược dựng nước, giãi bày một tấm lòng yêu nước, thương dân, một niềm khao khát hoà bình, một niém tin về vận nước vững bển, thịnh vượng.

   Hơn một nghìn năm trôi qua, bài thơ "Quốc tộ" của Đỗ Pháp Thuận vẫn còn nguyên giá trị và ý nghĩa. Vận nước thời Tiền Lê là thái bình, là tắt đao binh. Vận nước ngày nay là đổi mới, dân giàu nước mạnh, hiện đại hoá, công nghiệp hóa đất nước.

Xem thêm các bài Văn mẫu phân tích, dàn ý tác phẩm lớp 10 khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


van-nuoc.jsp


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên