5+ Cảm nhận truyện Hai đứa trẻ (siêu hay)
Đề bài: Cảm nhận về truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam
Bài giảng: Hai đứa trẻ - Cô Thúy Nhàn (Giáo viên VietJack)
Dàn ý mẫu
I. Mở bài
- Đôi nét về tác giả Thạch Lam: Cây bút tiêu biểu trong Tự lực văn đoàn, môt cây bút xuất sắc ở mảng truyện ngắn
- Trình bày những cảm nhận khái quát nhất về tác phẩm Hai đứa trẻ: Tác phẩm đem đến niềm xót thương và nỗi buồn man mác trước cuộc sống con người
II. Thân bài
1. Cảm nhận về bức tranh phố huyện
a. Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn
- Bức tranh thiên nhiên nơi phố huyện lúc chiều tàn được khắc họa với đầy đủ âm thanh, màu sắc…
- Cảnh chợ tàn: Chợ đã vãn, chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi vỏ thị… ⇒ Cảnh chợ tàn: sự tàn lụi, sự nghèo đói, tiêu điều của phố huyện nghèo.
b. Bức tranh phố huyện lúc đêm khuya
- Phố huyện về đêm ngập chìm trong bóng tối
⇒ Bóng tối xâm nhập, bám sát mọi sinh hoạt của những con người nơi phố huyện.
- Ánh sáng của sự sống hiếm hoi, bé nhỏ ⇒ ánh sáng yếu ớt, le lói như những kiếp người nghèo khổ nơi phố huyện.
- Ánh sáng và bóng tối tương phản nhau
c. Phố huyện khi đoàn tàu đi qua
- Hình ảnh đoàn tàu xuất hiện với dấu hiệu với : “ngọn lửa xanh biếc”, “tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi.”
- Khi tàu đến: các toa đèn sáng trưng, sang trọng, của kính sáng, đem đến 1 thế giới khác
- Khi tàu đi vào đêm tối: Để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt., xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre.
⇒ Đoàn tàu xuất hiện với âm thanh sôi động và ánh sáng rực rỡ, mang đến phố huyện nghèo một thế giới khác, đó là thế giới mà Liên luôn mong ước
2. Cảm nhận về con người phố huyện
a. Lúc chiều tàn
+ Mấy đứa trẻ con nhà nghèo tìm tòi, nhặt nhanh những thứ còn sót lại ở chợ.
+ Mẹ con chị Tí: với cái hàng nước đơn sơ, vắng khách.
+ Bà cụ Thi: hơi điên đến mua rượu lúc đêm tối rồi đi lần vào bóng tối.
+ Bác Siêu với gánh hàng phở - một thứ quà xa xỉ.
+ Gia đình bác xẩm mù sống bằng lời ca tiếng đàn và lòng hảo tâm của khách qua đường.
⇒ Cuộc sống nghèo khổ lặp đi lặp lại
b. Khi đêm xuống
- Đời sống của những kiếp người nghèo khổ trong bóng tối:
+ Chị Tí dọn hàng nước
+ Bác Siêu hàng phở thổi lửa.
+ Gia đình Xẩm “ngồi trên manh chiếu rách, cái thau sắt để trước mặt”, “Góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu bật trong im lặng”
+ Liên, An trông coi cửa hàng tạp hoá nhỏ xíu.
⇒ Cuộc sống nhàm chán, quẩn quanh, đơn điệu không lối thoát.
⇒ Giọng văn: chậm buồn, tha thiết thể hiện niềm cảm thương của Thạch Lam với những người nghèo khổ.
3. Cảm nhận vẻ đẹp nhân vật Liên
- Cô bé có tâm hồn nhạy cảm: Tâm trạng của Liên trước thời khắc ngày tàn
- Cô bé có tình yêu quê hương: Cảm nhận rất rõ: “mùi riêng của đất, của quê hương này”.
- Cô bé có tấm lòng trắc ẩn: Nỗi buồn thấm thía trước cảnh ngày tàn và những kiếp người tàn tạ
- Cô bé giàu ước mơ, mộng tưởng: Mơ về hà Nội xa xăm và ước mong một điều gì tốt đẹp hơn
⇒ Tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, có lòng trắc ẩn, yêu thương con người. Đây cũng là nhân vật mà Thạch Lam gửi gắm tâm tư của mình
III. Kết bài
- Khẳng định lại những thành công về mặt nghệ thuật trong việc thể hiện nội dung văn bản
- Tác phẩm gửi gắm nhiều nỗi niềm của Thạch Lam về quê hương xứ sở
Bài văn mẫu 1
Chạm đến những trang văn của Thạch Lam người đọc sẽ cảm nhận được cái tinh tế, cái dịu dàng trong từng câu chữ ở mỗi tác phẩm của ông. Truyện của Thạch Lam là như vậy, ông không tìm đến những gì siêu tục, những mâu thuẫn gay cấn, ông tìm về cuộc sống đời thương dung dị, lách sâu ngòi bút vào từng tâm hồn con người, từng cảnh ngộ để phát hiện, để trân trọng, nâu niu những khao khát bé nhỏ của họ. Đọc Hai đứa trẻ cũng đem đến cho người đọc những rung cảm như vậy, gấp trang sách ta vẫn còn bị lay động mãi không thôi bởi ước mơ đổi đời của những con người sống nơi phố huyện.
Tác phẩm bắt đầu bằng khoảnh khắc ngày tàn khi tiếng trông thu không vang lên từng tiếng một báo hiệu một buổi chiều đã về, khi phương tây ánh mặt trời đỏ rực như lửa cháy, khoảnh khắc của ngày tàn dần bao trùm lên không gian và cảnh vật. Khung cảnh ấy thật nên thơ mà cũng đượm buồn, có điều gì đó tha thiết, khắc khoải trong từng câu chữ: “Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào”. Nhịp văn êm ái như chính nhịp sống chậm rãi, trầm buồn của cuộc sống con người nơi đây. Chẳng mấy chốc bóng tối đã phủ kín lối, tối đen hết cả con đường trong ngõ, con đường ra sông. Bấy giờ là lúc ngàn vì sao lấp lánh hiện lên bầu trời. Những vì tinh tú ở trên trời, những đốm sáng lập lèo của những con đom đóm ở mặt đất hòa cùng một điệu phần nào xua đi cái tăm tối của cuộc sống nơi đây. Bức tranh nên thơ, phác những nét rất mỏng, rất nhẹ, thấm đượm nỗi buồn. Là nỗi buồn của con người sang cảnh vật, hay của cảnh vật sang con người. Có lẽ là cả hai, chúng hòa vào với nhau làm bật lên nỗi buồn, sự quạnh hiu của cuộc sống nơi đây.
Trong bầu không khí bẳng lảng bóng chiều, hay khi màn đêm đã buông xuống là những con người, là những kiếp người nhỏ bé, lay lắt sống ở phố huyện lần lượt hiện ra. Ta thấy hình bóng những đứa trẻ đang cặm cụi nhặt những thứ phế phẩm còn vương lại trên mặt đất sau buổi họp chợ. Ta thấy gia đình chị Tí bán hàng nước cặm cụi sống qua ngày, với những vị khách quá đỗi quen thuộc, dù “sớm với muộn mà có ăn thua gì”. Ta cảm nhận thấy trong câu nói cả sự bất lực, buông xuôi, nhưng chị vẫn đi vì vẫn không thôi hi vọng. Không chỉ vậy, ta còn thấy gia đình bác Siêu với gánh phở là thứ quà sa sỉ đối với đời sống nơi đây và tiếng cười khanh khách đầy ảm ảnh của bà cụ Thi điên,… Như một thước phim quay chậm, Thạch Lam đã lần lượt, từng chút một cho chúng ta thấy cuộc sống của những con người nơi đây: chậm chãi, nhàm chán và bế tắc.
Nhưng trong khung cảnh ấy nổi bật lên là cuộc sống của hai chị em nhà Liên và An. Liên và An vốn ở thành thị, nhưng gia đình gặp biến cố nên đã chuyển về đây sinh sống. Mẹ cô thuê một cửa hàng nhỏ để hai chị em trông coi, kiếm thêm đồng ra đồng vào. Liên – cô gái mới lớn, nhạy cảm, tinh tế và mang trong mình những khao khát mãnh liệt về tương lai. Cái nhạy cảm của người con gái ấy được thể hiện ở rất nhiều cảnh huống khác nhau, khi là cái buồn man mác trước thời khắc của ngày tàn, khi là nỗi thương thầm kín với những đứa trẻ nhặt rác nhưng chị cũng không thể giúp chúng, lúc lại là niềm cảm thông với gia cảnh nghèo khó của chị Tí,… Đặc biệt tâm hồn ấy còn được tô đậm khi chị ngồi lặng im trong bóng tối, và cảm nhận những sự vận động tế vi đã diễn ra xung quanh mình: “Qua kẽ lá của cành bàng, ngàn sao vẫn lấp lánh; một con đom đóm bám vào mặt lá, vùng sáng nhỏ xanh nhấp nháy rồi hoa bàng rụng xuống vai Liên khe khẽ, thỉnh thoảng từng loạt một. Tầm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu”. Trong bóng đêm ấy, Liên vẫn không ngừng đưa mắt tìm kiếm, dõi theo những luồng ánh sáng khác nhau: là ánh sáng xa xôi của những ngôi sao, là ánh sáng của những con đom đóm,… và chính cô bé cũng mơ hồ không hiểu hết những cảm xúc của mình. Phải chăng, trong vô thức, trong tận cùng tâm hồn cô vẫn luôn khao khát, vẫn luôn hướng về tương lai tươi sáng, rực rỡ phía trước. Và khát khao đó đã được Thạch Lam thể hiện rõ nhất trong cảnh chờ đoàn tàu đi qua phố huyện.
Đoàn tàu qua phố huyện là hoạt động cuối cùng của đêm, nhưng tất cả mọi người đều chờ đợi khoảnh khắc đoàn tàu đi qua. Tiếng reo vui của bác Siêu: “đèn ghi đã ra kia rồi” hay tiếng Liên gọi em gấp gáp: “dậy đi, An. Tàu đến rồi” tất cả đều một lòng hướng đến sự chuyển động cuối cùng của đêm này. Đoàn tàu đến mang lại những điều cao cả hơn vật chất tầm thương, nó mang đến một thế giới khác, thế giới của ánh sáng, của niềm tin, hi vọng, thế giới của những giấc mơ đổi đời. Thật đáng trân trọng và nâng niu những mơ ước chân thành mà cháy bỏng của họ. Cuộc sống quẩn quanh bế tắc không làm họ mất đi niềm tìn, mong muốn về một cuộc sống khác. Họ lặng lẽ sống qua ngày và nuôi dưỡng mơ ước ấy thông qua thế hệ trẻ (chị em Liên và An). Đối với chị em Liên và An, đoàn tàu còn là biểu tượng cho quá khứ đẹp đẽ, huy hoàng. Thạch Lam đã thật tinh tế khi đã phát hiện những tình cảm cao quý và đẹp đẽ ấy, ông đã lách sâu ngòi bút của mình để phát hiện và trân trọng những mơ ước cao đẹp của con người.
Hai đứa trẻ là tác phẩm giàu chất thơ, thẫm đẫm chất trữ tình ở khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, mông mơ mà đượm buồn, ở những cung bậc cảm xúc phong phú trong thế giới nội tâm của Liên. Nghệ thuật đối lập, tương phản giữa ánh sáng và bóng tối vừa cho thây hiện thực cuộc sống của con người nơi đây, vừa cho thấy niềm tin, hi vọng nhỏ bé mà mãnh liệt vào tương lai. Ngôn ngữ giản dị, tràn đầy cảm xúc. Giọng điệu linh hoạt, nhẹ nhàng mà lắng sâu cảm xúc nơi người đọc.
Những dòng cuối cùng kết thúc tác phẩm, người đọc dường như vẫn chìm đắm trong không gian bàng bạc chất thơ mà buồn da diết. Ta cảm thương cho số phận của những con người nghèo khổ, sống cuộc đời quẩn quanh, bế tắc nơi phố huyện. Nhưng đồng thời ta cũng trân trọng, nâng niu những ước mơ, khát vọng hướng đến tươi lai tốt đẹp của họ. Với tác phẩm này cũng như rất nhiều tác phẩm khác Thạch Lam đã thể hiện tấm lòng nhân đạo và nhân văn sâu sắc của mình đối với con người.
Bài văn mẫu 2
Thạch Lam là một cây bút thiên về tình cảm, ông đi sâu vào miêu tả tâm trạng nhân vật. Những truyện ngắn của ông là truyện không có cốt truyện, tiêu biểu là tác phẩm “Hai đứa trẻ” tái hiện lại khung cảnh và cuộc sống nơi phố huyện nghèo Cẩm Giàng-Hải Dương. Ngòi bút của Thạch Lam hướng đến việc khai thác sâu nội tâm nhân vật Liên trước mỗi khoảnh khắc của thời gian, không gian cho thấy tấm lòng “êm mát và sâu kín”, niềm xót thương vô hạn của ông đối với con người nơi đây nói riêng và những kiếp người nông dân nghèo trong xã hội cũ nói chung.
Tác phẩm “Hai đứa trẻ” rất tiêu biểu cho văn phong nhẹ nhàng, sâu lắng có đan xen yếu tố hiện thực và lãng mạn. Hiện lên trên từng con chữ là bức tranh cuộc sống của những kiếp người tàn sống lay lắt, mù mịt trong bóng tối, quẩn quanh không ánh sáng không tương lai trong xã hội cũ. Nhân vật chính trong truyện là hai chị em Liên, xung quanh họ là những con người cùng cảnh ngộ như mẹ con chị Tí, gia đình bác xẩm, bác phở Siêu, bà cụ Thi điên và những đứa trẻ con nhà nghèo. Cuộc sống của họ cứ lặp đi lặp lại nhàm chán, bế tắc không lối thoát chỉ có chuyến tàu đêm khuya mang đến cho họ ánh sáng và hi vọng.
Mở đầu là một khung cảnh ngày tàn được Liên_cô bé mang trong mình tâm hồn nhạy cảm thu vào tầm mắt và cảm nhận những âm thanh, hình ảnh báo hiệu một ngày tàn sắp qua, chuẩn bị cho một đêm tối mới cũng giống như bao đêm khác. “Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều; phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn". Tất cả đã sẵn sàng cho bóng tối bao trùm. Tâm trạng của con người cũng trở nên buồn bã, hiu quạnh “Chợ họp giữa phố đã vãng từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất" giờ đây trên nền đất chỉ toàn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn, lá mía, không khí bốc lên mùi ẩm mốc hòa trộn với mùi của đất mẹ quê hương. Thạch Lam như mượn cái nhìn của Liên để quan sát từ xa đến gần, từ trên cao của bầu trời xuống dưới mặt đất, cảnh chiều tà hiện lên vừa có nét giống như một bức tranh thủy mặc vừa giống như một bài thơ trữ tình nhẹ nhàng, sâu lắng.
Con người của kiếp ngày tàn hiện lên thật buồn bã đơn điệu. Vẫn là mẹ con chị Tí hằng ngày dọn hàng dưới gốc cây bàng, ở ngoài chợ chỉ còn lại đám trẻ con nhà nghèo đang nhặt nhạnh những thứ còn dùng được mà người bán hàng bỏ lại. Bà cụ Thi điên vẫn lầm lũi đi vào trong bóng tối với tiếng cười khanh khách. Còn chị em Liên cũng chỉ là trông gian hàng tạp hóa nhỏ xíu, bán những đồ lặt vặt để phụ giúp gia đình mà chẳng đáng là bao. Biết bao những kiếp người như vậy họ đã sống trong bóng tối, tù túng từ bấy lâu. Đến đây ta chợt nhớ đến những câu thơ của Huy Cận trong bài “Quẩn quanh”:
“Quanh quẩn mãi giữa vài ba dáng điệu
Tới hay lui cũng chừng ấy mặt người
Vì quá thân nên quá đỗi buồn cười
Môi nhắc lại chỉ có ngần ấy chuyện”
Liên quan sát tất cả cảnh vật và con người để rồi giờ đây “Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập dần dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị. Liên không hiểu sao nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”. Là do cảnh chiều tàn ảm đạm hiu quạnh khiến cho Liên buồn hay “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”?
Khi màn đêm buông xuống phố huyện nhỏ chìm trong bóng tối “Tối hết cả con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa”. Cả phố huyện giờ đây thu lại ở gánh hàng chị Tí, những ánh sáng leo lét yếu ớt của vài nhà còn thức hé ra một khe sáng, ngôi sao lấp lánh trên bầu trời, hay ánh đèn gánh phở bác Siêu, hột sáng thưa thớt của chị em Liên không thể chiến thắng nổi bóng tối dày đặc. Tưởng chừng như nó làm sáng lên cho phố huyện nhưng chỉ làm làm cho đêm tối càng thêm tối hơn. Những con nghèo khổ vẫn lặp đi lặp lại hàng ngày như thế. Quẩn quanh đó là bác Siêu với gánh phở còn ế ẩm, gia đình bác xẩm vẫn ngồi đợi những giọt hạnh phúc rơi với cái thau còn trống trơ, đứa con thì bò ra khỏi manh chiếu rách nhặt những rác bẩn vùi trong cát bụi bên đường, chị Tí vẫn mong ngóng khách tới. Còn Liên mơ hồ nhớ về Hà Nội xa xưa một thời cô và gia đình còn sống ở đó, từ khi cha bị mất việc buộc phải về nơi đây sinh sống. Thể xác ở thực tại nhưng tâm hồn gửi về quá khứ tươi đẹp để rồi cái buồn càng thấm sâu vào trong tâm trí Liên.
Về khuya là lúc con người ta chìm sâu vào giấc ngủ nhưng Liên, An cùng tất cả những người nơi phố huyện họ đều cố thức để đợi chuyến tàu đi qua. Phải chăng mẹ dặn là để bán được hàng? Thực tế Liên không hi vọng ai mua nữa có chăng chỉ là mua bao diêm hay gói thuốc lá là cùng. Không phải ngẫu nhiên mà Thạch Lam đi sâu vào tâm trạng của Liên ở khoảnh khắc chiều tà và khi về đêm, tất cả đều có lí của riêng nó. Ở đây nhà văn lấy đó làm nền và lí giải vì sao tâm trạng háo hức mong chờ tàu qua của mọi người nơi đây đến vậy. Bởi họ hi vọng ở một tương lai có ánh sáng tốt đẹp hơn, họ mong muốn thoát khỏi bóng tối mù mịt và thực tại nghèo khổ. Lời nhận xét của Thạch Lam nghe mà chua xót, buồn rầu: “chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng hơn cho sự sống ghèo khổ hằng ngày của họ”. Và chỉ có chuyến tàu đêm mới làm được điều đó. Khi viết những dòng này chắc hẳn Thạch Lam cũng thương cảm, xót xa vô cùng cho số phận của họ. Chính lòng nhân ái và vẻ đẹp tâm hồn ông quán xuyến chi phối mạch viết của tác phẩm.
Liên dù đã buồn ngủ ríu cả mắt vẫn cố thức đợi tàu, An đã lim dim chìm vào giấc ngủ vẫn cố nhắc chị “Tàu đến chị đánh thức em dậy nhé”. Đúng là với thực tại hoàn cảnh cuộc sống nơi phố huyện con tàu đến như một giấc mộng đem lại cho những con người nghèo khổ kia ánh sáng khác hẳn nơi gánh hàng chị Tí “các toa đèn sáng trưng chiếu ánh cả xuống đường”, “đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng” rồi những đốm lửa đỏ rực đó là thế giới của thần tiên xa lạ và một ước mơ xa xôi khó trở thành hiện thực nhưng họ vẫn cố bám víu dù chỉ là chút ít hi vọng, dù cho đó chỉ là một niềm an ủi trong chốc lát cho cuộc đời cơ cực tăm tối của họ. Đối với An và Liên đoàn tàu vô cùng có ý nghĩa nó trở thành niềm say mê của hai chị em khi sống ở đây vì nó đã cuốn di tất cả sự phẳng lặng, tẻ nhạt của cuộc sống phố huyện và gợi nhớ cho hai chị em về khoảng thời gian hạnh phúc, vui tươi sống ở Hà Nội huyên náo nhộn nhịp phố phường. Liên và An đón nhận và cảm nhận đoàn tàu như rất sâu sắc và thỏa mãn tấm lòng, niềm yêu thích say mê của con trẻ. Khi đoàn tàu đi xa thì hai chị em nuối tiếc đứng nhìn mãi cho đến khi chiếc đèn treo khuất dần sau rặng tre. Mọi thứ lại trở về với nhịp điệu cũ, con người chìm vào giấc ngủ say. Chuyến tàu mang đến niềm tin hi vọng, gợi nhắc về quá khứ, xóa tan đi thực tại tăm tối vừa mang đến niềm vui niềm hạnh phúc cho Liên và nhũng người nơi phố huyện nhưng sự thoáng qua nhanh chóng ấy càng làm cho cô nhận thức rõ hơn về sự tù túng của cuộc sống phủ đầy bóng tối của phố huyện nghèo nàn.
“Hai đứa trẻ” đúng là một truyện không có chuyện tất cả chỉ là tâm trạng của Liên được đặc tả dưới ngòi bút thân thương, trân trọng của Thạch Lam. “Cây bút biệt tài chuyên về truyện ngắn” thể hiện được tài năng của mình, trong truyện của ông vừa tái hiện được thực tại cuộc sống nghèo khổ của ở phố huyện vừa mang chất lãng mạn khi tả cảnh thiên nhiên. Qua đó nhà văn vừa lên án, tố cáo xã hội cũ vừa mang tấm lòng nhân đạo, nhân văn cao cả. Thạch Lam trân trọng những khao khát, ước mơ, hi vọng nhỏ nhoi của những người nghèo khổ. Qua đó để lại cho ta bài học về sự hi vọng và niềm tin vào một ngày mai tươi sáng.
Xem thêm các bài Văn mẫu phân tích, dàn ý tác phẩm lớp 11 khác:
- 30+ Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam
- 2 bài Phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn trong tác phẩm Hai đứa trẻ
- 30+ Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu
- 30+ Phân tích cảnh đợi tàu của hai chị em Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ
- 30+ Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ
- 30+ Cảm nhận của anh chị về nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều