15+ Đoạn văn cảm nhận Gió đưa cành trúc la đà (siêu hay)

Đoạn văn cảm nhận về bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh biết cách triển khai ý từ đó biết cách viết bài tập làm văn lớp 6.

15+ Đoạn văn cảm nhận Gió đưa cành trúc la đà (siêu hay)

Quảng cáo

Đoạn văn cảm nhận về bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà – mẫu 1

Bài ca dao “Gió đưa cành trúc la đà”  là một bức tranh đầy chất thơ và nét nhạc cảnh Tây Hồ về sắc thu vào buổi sớm nơi kinh thành Thăng Long.  Hiện lên một bức tranh thủy mặc Phương Đông, mang sắc thái êm đềm mà lại cổ điển. Bằng vài nét chấm phá, tác giả dân gian đã vẽ lên những hình ảnh sinh động, giàu sức gợi: cành trúc la đà, khói tỏa ngàn sương, mặt gương Tây Hồ. Cảnh đẹp thật gợi cảm, gợi tình trong khí thu mát mẻ trong lành .Trong câu thơ có màu xanh của trúc, khe khẽ của gió, và đương nhiên khí thu, tiết thu, bầu trời khoáng đạt, những cánh diều vi vu trên không, đằng sau những cành trúc la đà là tiếng oanh vàng thánh thót. Tiếng gà tàn canh Thọ Xương vọng tới, ngay khi đó tiếng chuông ngân vang hoà cùng tiếng gà gáy le te như tan ra hoà cùng đất trời sương khói mùa thu, khi ánh sáng đêm thu bao phủ tràn khắp mọi nẻo, nhịp chuông vang vọng cùng gà gáy như làm cho mọi vật càng mơ màng thơ mộng hơn. Mà trên mặt Hồ Tây, sương tuy mịt mù thành rừng khói mà chỉ nhẹ nhàng lan tỏa, tô đậm cảm giác tĩnh lặng, thanh bình của cảnh vật Hồ Tây. Mặt hồ ẩn trong khói sương mịt mù chợt hiện ra như một tấm gương long lanh dưới ánh nắng mai. Trước cảnh đêm chuyển dần về sáng, người ngắm cảnh tựa hồ cảm nhận được bước đi êm ả của thời gian. Một loạt âm thanh nhịp nhàng vang vọng từ tiếng chuông chùa, tiếng gà gáy đến tiếng chày giã giấy cũng báo hiệu cho một ngày mới. Bài thơ miêu tả cảnh đẹp kinh thành Thăng Long, và qua đó, tác giả dân gian đã thể hiện niềm tự hào, yêu mến dành cho quê hương, đất nước mình. 

Quảng cáo

15+ Đoạn văn cảm nhận Gió đưa cành trúc la đà (siêu hay)

Đoạn văn cảm nhận về bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà – mẫu 2

Bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà là một bức tranh tuyệt đẹp về cảnh mùa thu vào buổi sáng sớm nơi kinh thành Thăng Long. Mỗi câu thơ là một cảnh đẹp được chấm phá qua ngòi bút đặc sắc của các tác giả dân gian nhằm ca ngợi cảnh đẹp quê hương. Ca dao dân ca xưa và kể cả không ít những nhà thơ đã tả nhiều về vẻ đẹp thanh bình kinh thành Thăng Long. Cảnh mùa thu thật đẹp, gió nhẹ nhẹ đủ làm gợn sóng mặt hồ Tây, bên bờ hồ liễu rủ biêng biếc. Câu thơ mở đầu cho thấy gió rất nhẹ, gió không thổi mà chỉ đưa nhẹ nhàng làm đung đưa những cành trúc rậm rạp la đà sát mặt đất. Cành trúc được làn gió thu trong trẻo, mát lành vuốt ve êm dịu, cùng vói gió cành trúc khẽ lay động bay cùng chiều gió. Cảnh đẹp thật gợi cảm, gợi tình trong khí thu mát mẻ trong lành. Câu thơ có màu xanh của trúc, khe khẽ của gió, và đương nhiên khí thu, tiết thu, bầu trời khoáng đạt, những cánh diều vi vu trên không, đằng sau những cành trúc la đà là tiếng oanh vàng thánh thót. Xa xa văng vẳng tiếng chuông Trấn Vũ êm êm gây không khí rộn ràng náo động. Tiếng gà tàn canh Thọ Xương vọng tới. Tiếng chuông ngân vang hoà cùng tiếng gà gáy le te. Âm thanh như tan ra hoà cùng đất trời sương khói mùa thu…Tiếng chày đều tay từ phường Yên Thái ngân vang dồn dập. Nhịp chày chính là nhịp đập của cuộc sống, sức sống mạnh mẽ của kinh đô này. Bình minh ửng hồng phía đằng Đông xua tan làn sương khói. Quê hương đang ngày ngày thay da đổi thịt, cảnh tình thấm vào nhau rung động mãi trong hồn ta. Tâm hồn tác giả thật say sưa mới có những vần thơ hay đến vậy.

Quảng cáo

Đoạn văn cảm nhận về bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà – mẫu 3

“Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương.
Mịt mờ khói toả ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”

Bài ca dao đã đem đến cho người đọc cảm nhận về một bức tranh hồ Tây vào buổi sớm mai trong những ngày mùa thu. Chỉ bằng vài nét chấm phá, tác giả dân gian đã vẽ nét một bức tranh đầy thơ mộng, trữ tình. Bầu trời mùa thu trong xanh, khoáng đạt. Những cơn gió khe khẽ đưa làm lay động cành trúc. Âm thanh của tiếng chuông ngân vang hòa cùng tiếng gà gáy báo canh gợi ra một cuộc sống sôi động. Cùng với đó là làn sương khói mờ ảo bao phủ không gian khiến cho khung cảnh thêm thơ mộng. Tiếng chày nhịp nhàng đã gợi ra vẻ đẹp truyền thống của người dân đất Thăng Long xưa với nghề làm giấy ở làng Yên Thái. Cuối cùng là vẻ đẹp của mặt hồ Tây ẩn trong khói sương mịt mù chợt hiện ra như một tấm gương long lanh dưới ánh nắng mai. Những âm thanh nhịp nhàng vang vọng từ tiếng chuông chùa, tiếng gà gáy đến tiếng chày giã giấy cũng báo hiệu cho một ngày mới đã bắt đầu. Sức sống đang trỗi dậy khắp mọi không gian. Bài ca dao khiến cho người đọc yêu thêm mảnh đất Thăng Long. Đồng thời, tác giả dân gian cũng muốn thể hiện niềm tự hào, yêu mến dành cho vẻ đẹp của quê hương mình.

Quảng cáo

Đoạn văn cảm nhận về bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà – mẫu 4

Vẻ đẹp của mảnh đất Thăng Long đã được tác giả dân gian gói lại trong bốn câu ca dao:

“Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương.
Mịt mờ khói toả ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”

Kinh thành Thăng Long hiện lên giống một bức tranh thủy mặc qua nét miêu tả chấm phá. Những hình ảnh sinh động, giàu sức gợi như cành trúc la đà, khói tỏa ngàn sương, mặt gương Tây Hồ hiện lên thật sinh động. Cùng với đó là những âm thanh quen thuộc của cuộc sống, báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Tiếng chuông Trấn Võ vang lên cùng với tiếng gà Thọ Xương báo canh. Tiếng chày nhịp nhàng gợi nhắc về một nét đẹp truyền thống lâu đời của mảnh đất Thăng Long xưa với nghề làm giấy ở làng Yên Thái. Và không thể thiếu được đó là vẻ đẹp của mặt hồ Tây ẩn hiện trong làn sương sớm. Có thể thấy rằng, khung cảnh kinh thành Thăng Long hiện lên khiến người đọc say mê, yêu mến.

Đoạn văn cảm nhận về bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà – mẫu 5

“Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương.
Mịt mờ khói toả ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”

Bài ca dao trên đã khắc họa vẻ đẹp của mảnh đất Thăng Long giống một bức tranh thủy mặc qua nét miêu tả chấm phá. Tôi bắt gặp những hình ảnh hết sức quen thuộc như cành trúc la đà, khói tỏa ngàn sương, mặt gương Tây Hồ. Không chỉ vậy, tôi còn cảm nhận được những âm thanh gợi về một quá khứ xa xăm. Tiếng chuông Trấn Võ vang lên cùng với tiếng gà Thọ Xương báo canh. Nhịp chày gợi đến nét đẹp truyền thống lâu đời của mảnh đất Thăng Long xưa với nghề làm giấy ở làng Yên, cùng với đó là vẻ đẹp của hồ Tây ẩn hiện trong làn sương sớm. Đọc bài thơ, tôi càng yêu mến thêm mảnh đất quê hương.

Đoạn văn cảm nhận về bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà – mẫu 6

“Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương.
Mịt mờ khói toả ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”

Qua bài ca dao, tôi đã cảm nhận được vẻ đẹp của mảnh đất Thăng Long xưa. Với bút pháp chấm phá, tác giả dân gian đã khắc họa một bức tranh đầy sinh động. Đó là cơn gió khe khẽ đưa làm lay động cành trúc. Âm thanh của tiếng chuông ngân vang hòa cùng tiếng gà gáy báo canh gợi ra một cuộc sống sôi động. Làn khói mờ ảo của buổi sớm bao phủ lấy không gian khiến cho khung cảnh thêm thơ mộng. Tiếng chày nhịp nhàng đã gợi ra vẻ đẹp truyền thống của người dân đất Thăng Long xưa với nghề làm giấy ở làng Yên Thái. Cuối cùng là vẻ đẹp của mặt hồ Tây ẩn trong khói sương mịt mù chợt hiện ra như một tấm gương long lanh dưới ánh nắng mai. Tất cả đã tạo ra một nét đẹp tràn đầy sức sống. Bài ca dao khiến tôi thêm yêu mảnh đất Thăng Long nhiều hơn.

Đoạn văn cảm nhận về bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà – mẫu 7

Một trong những bài ca dao mà tôi cảm thấy ấn tượng nhất đó chính là:

“Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương.
Mịt mờ khói toả ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”

Chỉ với bốn câu ngắn nhưng tác giả dân gian đã khắc họa được vẻ đẹp của mảnh đất Thăng Long xưa. Những hình ảnh đã rất quen thuộc hiện ra trước mắt với vẻ trữ tình, sinh động. Không chỉ vậy, tôi còn lắng nghe được âm thanh đặc trưng, đó là tiếng chuông Trấn Võ vang lên cùng với tiếng gà Thọ Xương báo canh. Và cả tiếng chày từng nhịp vang lên đã gợi nhắc tôi nhớ về một nét đẹp truyền thống lâu đời của mảnh đất Thăng Long xưa với nghề làm giấy ở làng Yên Thái. Và không thể thiếu được đó là vẻ đẹp của mặt hồ Tây ẩn hiện trong làn sương sớm. Khi đọc bài ca dao, tôi càng thêm yêu mến và tự hào về vẻ đẹp của mảnh đất quê hương.

Đoạn văn cảm nhận về bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà – mẫu 8

Một trong những bài ca dao nói về vẻ đẹp của quê hương, đất nước đem đến nhiều cảm xúc cho người đọc đó là:

“Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương.
Mịt mờ khói toả ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”

Vẻ đẹp của mảnh đất Thăng Long nghìn năm văn hiến đã được tác giả dân gian gói lại trong vỏn vẹn bốn câu. Với bút phát chấm phá, khung cảnh Thăng Long hiện lên giống như một bức tranh thủy mặc mang đậm nét cổ điển. Tác giả dân gian đã vẽ lên những hình ảnh sinh động, giàu sức gợi như cành trúc la đà, khói tỏa ngàn sương, mặt gương Tây Hồ. Cảnh sắc thiên nhiên hiện lên với vẻ trữ tình, thơ mộng. Cùng với đó là những âm thanh đặc trưng báo hiệu một ngày mới đã bắt đầu. Tiếng chuông Trấn Võ vang lên cùng với tiếng gà Thọ Xương báo canh. Tiếng chày nhịp nhàng gợi nhắc về một nét đẹp truyền thống lâu đời của mảnh đất Thăng Long xưa với nghề làm giấy ở làng Yên Thái. Và không thể thiếu được đó là vẻ đẹp của mặt hồ Tây ẩn hiện trong làn sương sớm. Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên khiến người đọc say mê, yêu mến. Từ đó, chúng ta thêm tự hào về quê hương, đất nước mình.

Đoạn văn cảm nhận về bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà – mẫu 9

Bài ca dao "Gió đưa cành trúc la đà" thuộc chùm ca dao về quê hương đất nước. Mỗi lần đọc bài ca dao trên, em vô cùng ấn tượng trước khung cảnh tươi đẹp của thành Thăng Long xưa. Có thể thấy, hai câu thơ "Gió đưa cành trúc la đà" và "Mịt mù khói tỏa ngàn sương" đã làm nổi bật bức tranh thiên nhiên trong khung cảnh sáng sớm. Trước tác động khe khẽ của những cơn gió, cành trúc như sà xuống thấp rồi đưa đi đưa lại theo chiều gió một cách nhẹ nhàng. Không những vậy, bức tranh ấy còn được bao trùm trong màn sương mờ ảo, mịt mù, đem lại cho ta cảm nhận về một vùng đất thơ mộng, trữ tình. Ngoài ra, tác giả dân gian còn nhắc đến các địa danh nổi tiếng của kinh thành Thăng Long xưa trong hai câu "Tiếng chuông Trấn Võ, canh gà Thọ Xương", "Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ". Dường như trên nền không gian lắng đọng, yên bình ấy, tiếng chuông chùa, tiếng gà báo canh, nhịp chày của người dân làm giấy càng nhấn mạnh sự thư thái, yên bình trong buổi sáng sớm. m thanh của đời sống con người giao hòa với vẻ đẹp thiên nhiên khiến ta cảm thấy thư thái biết bao! Bằng thể thơ lục bát truyền thống cùng ngôn từ giản dị, trong sáng, tác giả dân gian đã khắc họa khung cảnh khoáng đạt, trữ tình của thành Thăng Long xưa. Qua đó, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước sâu nặng. Đối với em, bài ca dao trên luôn có một sức hút đặc biệt khiến em không thể nào quên.

Đoạn văn cảm nhận về bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà – mẫu 10

Trong bài "Chùm ca dao về quê hương đất nước", em đặc biệt ấn tượng với bài ca dao "Gió đưa cành trúc la đà". Tác giả dân gian đã gửi gắm tình cảm sâu đậm của mình cho kinh thành Thăng Long thông qua việc khắc họa bức tranh tươi đẹp nơi đây. Sự tinh tế, khéo léo của tác giả được phô diễn thông qua việc miêu tả chuyển động của cành trúc. Những cơn gió khiến cành trúc sà thấp xuống, đưa qua đưa lại một cách nhẹ nhàng. Đặc biệt hơn, vạn vật như được bao trùm trong màn sương mờ ảo của buổi sớm. Tất cả đã tạo nên bầu không khí thơ mộng, trữ tình cho cảnh sắc vùng "đất rồng bay lên". Điểm xuyết lên không gian vắng lặng ấy là thanh âm của đời sống con người. Đó là tiếng chuông chùa Trấn Võ, tiếng gà báo canh ở đất Thọ Xương và cả nhịp chày cất lên từ hoạt động làm giấy của người dân vùng Yên Thái. Dường như, con người, vạn vật đã giao hòa, quyện lại với nhau, không thể tách rời. Với thể thơ lục bát truyền thống, nhịp chẵn 2/2/2, 4/4 cùng ngôn từ giản dị, hình ảnh gần gũi, thân quen, tác giả dân gian đã miêu tả một cách chân thực, sống động vẻ đẹp Thăng Long một thời. Qua đó, ta thấy được tình yêu quê hương, đất nước sâu đậm của tác giả dân gian.

Đoạn văn cảm nhận về bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà – mẫu 11

Mỗi lần đọc bài ca dao "Gió đưa cành trúc la đà", em đều thêm yêu quê hương, đất nước mình. Điều khiến em đặc biệt yêu thích ở bài ca dao chính là bức tranh thiên nhiên thơ mộng: "Gió đưa cành trúc la đà", "Mịt mù khói tỏa ngàn sương". Động từ "đưa" và "la đà" đã diễn tả được hình ảnh cành trúc đưa đi, đưa lại một cách nhẹ nhàng trước gió. Cảnh vật bị bao trùm trong tấm màn mờ ảo của khói sương càng làm cho bức tranh thiên nhiên trở nên trữ tình. Không những vậy, âm thanh đời sống càng nhấn mạnh vẻ đẹp thanh bình, yên ả của vùng đất ngàn năm văn hiến. Đó là tiếng chuông chùa Trấn Vũ, tiếng gà báo canh ở huyện Thọ Xương, tiếng nhịp chày làm giấy ở làng Yên Thái. Tất cả tạo nên bức tranh tươi đẹp, lay động lòng người. Để làm nên sức hấp dẫn của bài ca dao, ta không thể không nhắc tới thể thơ lục bát truyền thống với cách ngắt nhịp 2/2/2, 4/4 cùng ngôn từ giản dị, mang đậm màu sắc dân gian. Qua bài ca dao, tác giả dân gian đã miêu tả bức tranh Thăng Long xưa với những đường nét hài hòa, tinh tế. Từ đó, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc. Đọc bài ca dao, em càng thêm yêu, tự hào về đất nước mình.

Xem thêm các bài văn hay Tập làm văn lớp 6 hay khác:

Mục lục Văn mẫu | Văn hay lớp 6 theo từng phần:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Những bài văn hay lớp 6 | văn mẫu lớp 6 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Văn mẫu lớp 6Những bài văn hay đạt điểm cao lớp 6.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên