15+ Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Bắt nạt (điểm cao)
Viết đoạn văn cảm nhận về bài thơ Bắt nạt hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh biết cách triển khai ý từ đó biết cách viết bài tập làm văn lớp 6.
- Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Bắt nạt (mẫu 1)
- Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Bắt nạt (mẫu 2)
- Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Bắt nạt (mẫu 3)
- Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Bắt nạt (mẫu 4)
- Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Bắt nạt (mẫu 5)
- Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Bắt nạt (mẫu 6)
- Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Bắt nạt (mẫu 7)
- Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Bắt nạt (mẫu 8)
- Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Bắt nạt (mẫu 9)
- Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Bắt nạt (mẫu khác)
15+ Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Bắt nạt (điểm cao)
Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Bắt nạt – mẫu 1
Tình bạn là một trong những tình cảm đẹp và cao quý trong mỗi con người. Thế nhưng, có nhiều bạn không biết trân trọng những tình cảm quý giá đó mà làm những việc xấu, khiến bạn bè tổn thương cả về thể xác lẫn tâm hồn. Bài thơ “Bắt nạt” với giọng điệu hồn nhiên, ngộ nghĩnh đã nói lên thực trạng của vấn nạn học đường và đề ra những bài học quý giá trong cách nhìn nhận bản thân của các bạn. Nhà thơ đã hóa thân vào một cậu bé khẳng định rằng mình không thích bắt nạt, bắt nạt là xấu và hướng bạn bè đến cuộc sống lành mạnh hơn. Ai cũng muốn mình có cuộc sống vui vẻ, và để được vui vẻ chúng ta nên có bạn bè, vì vậy hành động bắt nạt bạn bè là vô cùng xấu. Những câu hỏi tu từ được lặp đi lặp lại cuối đoạn thơ “Sao không trêu mù tạt?”, “Sao không yêu lại còn…?” vừa tạo nhịp điệu cho văn bản vừa nhấn mạnh lời nhắc nhở của cậu bé đối với các bạn. Có thể thấy, bắt nạt bạn bè là tình trạng đáng buồn trong môi trường học đường ngày nay, bài thơ của tác giả với giọng điệu hồn nhiên, ngộ nghĩnh đã gợi ra những bài học quý giá trong cách cư xử với bạn bè. Để có một cuộc sống tốt đẹp, chúng ta cần có lối sống lành mạnh, văn minh, tu dưỡng đạo đức và trí tuệ để sau này có thể trở thành người có ích.
Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Bắt nạt – mẫu 2
Bài thơ “Bắt nạt” của Nguyễn Thế Hoàng Linh đã nói lên một thực trạng trong cuộc sống. Đó là vấn nạn bạo lực học đường đang diễn ra ngày càng nhiều. Nhân vật trong bài để khẳng định thái độ “không thích bắt nạt” và cho rằng “bắt nạt là xấu”. Để từ đó, tác giả hướng người đọc đến cuộc sống lành mạnh hơn. Đồng thời, mỗi người đều có những sở thích, đam mê riêng. Và chúng ta luôn mong muốn cuộc sống của mình hạnh phúc. Những câu hỏi tu từ được lặp đi lặp lại cuối đoạn thơ “Sao không trêu mù tạt?”, “Sao không yêu lại còn…?” vừa tạo nhịp điệu cho bài thơ, vừa gửi gắm lời khuyên quý giá. Cuối bài thơ, tác giả một lần nữa khẳng định “vẫn không thích bắt nạt” với lí do “vì bắt nạt rất hôi”. Chỉ một từ “hôi” nhưng lại đánh vào tâm lí mỗi người. Người đọc đã nhận ra cần đối xử tốt với bạn bè, có thái độ hoà đồng và đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ, bênh vực những bạn yếu hơn mình. Qua đó, chúng ta cần có thái độ đúng đắn trước hiện tượng bắt nạt, xây dựng môi trường học đường lành mạnh, an toàn, hạnh phúc.
Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Bắt nạt – mẫu 3
Bài thơ “Bắt nạt” của Nguyễn Thế Hoàng Linh đã đem đến cho người đọc nhiều ấn tượng. Với ngôn ngữ thơ hồn nhiên, trong sáng, bài thơ đã nói lên một thực trạng đang tồn tại trong cuộc sống - bạo lực học đường. Tác giả đã hóa thân vào nhân vật trong bài để thẳng thắn phê bình hành vi “bắt nạt”. Bởi trong cuộc sống, chúng ta có thể làm rất nhiều việc khác thay vì bắt nạt người khác: học hát, nhảy híp-hóp… - những việc làm có ý nghĩa cho bản thân. Đối với những người bị bắt nạt, nhân vật đã thể hiện sự gần gũi, tôn trọng và cảm thấy những người bạn nhút nhát hay bị bắt nạt cũng rất đáng yêu, bênh vực và sẵn sàng giúp đỡ nếu họ tiếp tục bị bắt nạt. Thậm chí, nhân vật trong bài đã đặt ra thử thách những ai thích bắt nạt hãy đến gặp mình. Đồng thời khẳng định mình đã bị bắt nạt nhiều lần nhưng vẫn không thích bị bắt nạt… Từ “bắt nạt” được lặp lại tới bảy lần trong bài. Đó là một dụng ý nghệ thuật của tác giả. Việc lặp lại cụm từ như vậy nhằm nhấn mạnh thái độ thẳng thắn phê bình, không đồng tình với hành vi bắt nạt người khác. Như vậy, khi đọc xong bài thơ này, mỗi người đọc sẽ hiểu được rằng cần phải tránh xa việc bắt nạt người khác, đồng thời khi thấy có người bị bắt nạt cần phải giúp đỡ họ.
Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Bắt nạt – mẫu 4
Với giọng thơ hồn nhiên, trong sáng, bài thơ “Bắt nạt” của Nguyễn Thế Hoàng Linh đã đề cập đến một vấn hết sức nóng hổi - bạo lực học đường. Nhà thơ đã hóa thân vào một cậu bé để khẳng định rằng bản thân không hề thích hành động bắt nạt. Đó là một việc làm xấu xí, cần phải tránh xa và nên để thời gian làm những việc lành mạnh hơn. Việc bắt nạt, dù là bất cứ đối tượng nào, đặc biệt là những người yếu đuối đều không đúng đắn. Nhân vật “tớ” đã đứng ra bảo vệ, và khẳng định rằng bản thân vẫn không hề thích “bắt nạt”. Tóm lại, chúng ta cần có lối sống lành mạnh, văn minh, tu dưỡng đạo đức và trí tuệ để sau này có thể trở thành người có ích.
Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Bắt nạt – mẫu 5
Sau khi đọc xong bài thơ “Bắt nạt”, tôi đã học được bài học rất giá trị. Tác giả đóng vai là một cậu bé, bày tỏ thái độ về hành vi bắt nạt. Đối với những người hay đi bắt nạt, cậu bé nghiêm túc phê bình, đưa ra gợi ý rằng thay vì bắt nạt người khác, chúng ta nên làm những việc có ý nghĩa hơn cho bản thân. Còn đối với những người bị bắt nạt, nhân vật đã thể hiện sự cảm thông, tôn trọng và sẵn sàng giúp đỡ nếu họ tiếp tục bị bắt nạt. Thậm chí, nhân vật trong bài đã đặt ra thử thách những ai thích bắt nạt hãy đến gặp mình. Từ “bắt nạt” được tác giả lặp lại tới bảy lần trong bài thơ. Có thể thấy rằng, đây là một dụng ý nghệ thuật của tác giả. Tác dụng của việc này là nhằm nhấn mạnh thái độ thẳng thắn phê bình, không đồng tình với hành vi bắt nạt người khác. Với lời thơ giản dị, giọng thơ hồn nhiên, bài thơ “Bắt nạt” đã chạm đến được một vấn đề nóng hổi - bạo lực học đường. Cách tiếp cận nhẹ nhàng, thú vị giúp người đọc dễ dàng hiểu được thông điệp mà nhà thơ muốn gửi gắm hơn.
Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Bắt nạt – mẫu 6
Mỗi con người tồn tại trong xã hội đều có những mối quan hệ tình cảm quý giá, đáng trân trọng. Tình bạn chính là tiền đề và là một loại tình cảm cao đẹp và quý giá đối với mỗi người. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay là đang xảy ra một thực trạng, đó chính là bạo lực học đường. Một bộ phận học sinh không biết trân trọng tình bạn, khiến bạn bè của mình bị tổn thương về cả thể xác lẫn tinh thần bởi hành động "bắt nạt". Tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh đã bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề này trong bài thơ "Bắt nạt". Với giọng điệu hồn nhiên, ngộ nghĩnh bài thơ đã nói lên thực trạng của vấn nạn học đường và đề ra những bài học quý giá trong cách nhìn nhận bản thân của các bạn. Nhà thơ đã hóa thân vào một cậu bé khẳng định rằng mình không thích bắt nạt, bắt nạt là xấu và hướng bạn bè đến cuộc sống lành mạnh hơn. Ai cũng muốn mình có cuộc sống vui vẻ, và để có được cuộc sống đó chúng ta cần có bạn bè, vì vậy hành động bắt nạt bạn bè là rất xấu. Những câu hỏi tu từ được lặp đi lặp lại cuối đoạn thơ “Sao không trêu mù tạt?”, “Sao không yêu lại còn…?” vừa tạo nhịp điệu cho văn bản vừa nhấn mạnh lời nhắc nhở của cậu bé đối với bạn bè. Có thể thấy, bắt nạt bạn bè là tình trạng đáng buồn trong môi trường học đường hiện nay. Bài thơ đã gợi ra những bài học quý giá trong cách cư xử với bạn bè. Mỗi học sinh cần phải tu dưỡng đạo đức, trí tuệ và có lối sống lạnh mạnh, biết yêu thương, biết quý trọng tình bạn.
Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Bắt nạt – mẫu 7
Đến với “Bắt nạt” của Nguyễn Thế Hoàng Linh, người đọc đã nhận được thông điệp vô cùng giá trị. Vấn đề bạo lực học đường đang xảy ra ngày càng nhiều trong xã hội. Chính vì vậy, tác giả đã bộc lộ thái độ với vấn đề này, không hề yêu thích hay khuyến khích. Thời gian là vô cùng quý giá, chúng ta nên làm những việc có ích cho bản thân. Việc sử dụng các câu hỏi tu từ cuối bài thơ “Sao không trêu mù tạt?”, “Sao không yêu lại còn…?” vừa tạo nhịp điệu cho bài thơ, vừa gửi gắm lời khuyên quý giá. Nhân vật “tớ” một lần nữa khẳng định rằng “vẫn không thích bắt nạt” với lí do “vì bắt nạt rất hôi”. Chỉ một từ “hôi” nhưng lại đánh vào tâm lí mỗi người. Chúng ta nhận ra bài học sâu sắc, cần đối xử tốt với bạn bè, có thái độ hoà đồng và đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ, bênh vực những bạn yếu hơn mình. Bài thơ “Bắt nạt” tuy ngắn gọn nhưng để lại nhiều cảm xúc cho người đọc.
Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Bắt nạt – mẫu 8
Bài thơ “Bắt nạt” của Nguyễn Thế Hoàng Linh đã đề cập đến một vấn đề nóng trong cuộc sống - bạo lực học đường. Tác giả đã sử dụng thể thơ năm chữ ngắn gọn cùng với giọng điệu có phần hài hước giúp cho thông điệp được truyền tải đến người đọc dễ dàng hơn, không hề khô khan. Cụm từ “bắt nạt” được lấy làm nhan đề và nhắc lại trong bài thơ tới bảy lần nhằm nhấn mạnh thái độ thẳng thắn phê bình, không đồng tình với hành vi bắt nạt người khác. Nhân vật “tớ” trong bài cũng bộc lộ trực tiếp thái độ với những người bắt nạt thẳng thắn phê bình hành vi bắt nạt, yêu cầu các bạn bắt nạt dừng ngay hành vi bắt nạt mọi người xung quanh, thay vào đó hãy dùng thời gian quý giá của một ngày để làm những việc có ích. Hay thái độ với các bạn bị bắt nạt là sự gần gũi, tôn trọng và cảm thấy những người bạn nhút nhát hay bị bắt nạt cũng rất đáng yêu, bênh vực và sẵn sàng giúp đỡ nếu họ tiếp tục bị bắt nạt. C ác câu hỏi tu từ được sử dụng ở cuối bài cũng gây ấn tượng mạnh mẽ hơn: “Sao không trêu mù tạt?”, “Sao không yêu lại còn…?” hỏi nhưng với mục đích vừa tạo nhịp điệu cho bài thơ, vừa gửi gắm lời khuyên quý giá. Nhân vật “tớ” một lần nữa khẳng định rằng “vẫn không thích bắt nạt” với lí do “vì bắt nạt rất hôi”. Cách sử dụng từ ngữ thật độc đáo của tác giả - “hôi” nhưng lại đánh vào tâm lí mỗi người. Chúng ta nhận ra bài học sâu sắc, cần đối xử tốt với bạn bè, có thái độ hoà đồng và đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ, bênh vực những bạn yếu hơn mình. Bài thơ đã giúp tôi nhận ra bài học giá trị vô cùng, đó là cần phải tránh xa việc bắt nạt người khác, đồng thời khi thấy có người bị bắt nạt cần phải giúp đỡ họ.
Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Bắt nạt – mẫu 9
Bài thơ “Bắt nạt” của nhà thơ Hoàng Linh đã gửi đến chúng ta những bài học quý giá trong cách cư xử với bạn bè được thể hiện rõ nét qua lời nói xuyên suốt bài thơ của nhân vật “tớ”. Nhân vật “tớ” đã khẳng định “bắt nạt là xấu” và sau đó, cậu bé đã gợi ý hàng loạt những việc làm tốt có thể làm thay vì bắt nạt người khác. Các bạn nhỏ có thể tham gia những trò chơi lành mạnh như học hát, học nhảy, thử đối mặt với thử thách, vừa rèn luyện cơ thể khỏe mạnh, vừa giúp chúng ta có cuộc sống lành mạnh hơn. Sau đó cậu khẳng định tất cả mọi thứ trên đời này từ cái cây, con người cho đến những con vật nhỏ bé đều xứng đáng có cuộc sống bình yên và không phải chịu sự bắt nạt. Từ đó có thể thấy, nhân vật “tớ” trong bài thơ là một anh hùng nhỏ, tuy còn nhỏ tuổi, nhưng cậu bé đã nhận ra bắt nạt là xấu và mong mọi người không bắt nạt ai. Cuối cùng, cậu trực tiếp xưng “tớ” và khẳng định sẽ bảo vệ những bạn bị bắt nạt. Như vậy, nhân vật “tớ” trong bài thơ đã thay lời nhà văn để nói về những mặt xấu của tình trạng này và hướng mỗi học trò chúng ta một cuộc sống lành mạnh hơn. Ai cũng mong muốn một cuộc sống tốt đẹp vậy thì tại sao chúng ta lại đi bắt nạt người khác?
Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Bắt nạt – mẫu 10
Bạo lực học đường là một thực trạng đang diễn ra trong cuộc sống và đang diễn ra ngày càng nhiều. Nhà thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh đã bày tỏ quan điểm của mình về thực trạng này trong bài thơ "Bắt nạt". Bài thơ bày tỏ quan điểm của tác giả và khẳng định thái độ “không thích bắt nạt” và cho rằng “bắt nạt là xấu”. Từ đó, tác giả đã hướng người đọc đến với cuộc sống lành mạnh hơn. Mỗi người đều có những sở thích, đam mê riêng và luôn mong muốn cuộc sống của mình hạnh phúc hơn. Vậy “Sao không trêu mù tạt?”, “Sao không yêu lại còn…?”, những câu hỏi tu từ được lặp đi lặp lại cuối đoạn thơ vừa tạo nhịp điệu cho bài thơ, vừa gửi gắm lời khuyên quý giá. Ở cuối bài thơ, tác giả một lần nữa khẳng định “vẫn không thích bắt nạt” “vì bắt nạt rất hôi”. Thông qua bài thơ, người đọc nhận ra được "bắt nạt" là việc làm không đúng đắn, thậm chí còn "rất hôi". Mỗi người cần có thái độ hòa đồng, đoàn kết, đối xử tốt với bạn bè, sẵn sàng giúp đỡ, bênh vực những bạn yếu hơn mình. Mỗi học sinh cần có cái nhìn và thái độ đúng đắn về hiện tượng "bắt nạt", cùng nhau xây dựng môi trường học đường lành mạnh, an toàn.
Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Bắt nạt – mẫu 11
Em đã học qua rất nhiều văn bản, thơ hay trong Văn Học. Những tác phẩm đó có rất nhiều thể loại và khắc sâu những ấn tượng tuyệt vời cho các độc giả. Một trong những số đó sẽ có những tác phẩm rất hài hước, để lại những ấn tượng rất vui tươi, hồn nhiên và hay cho độc giả. Tác phẩm điển hình mà được em nhắc đến đó là bài thơ Bắt nạt của người cầm bút Nguyễn Thế Hoàng Linh, một bài thơ rất hài hước và có thể phản ánh những hiện tượng bắt nạt trong xã hội. Sau khi đọc xong bài thơ này, em đã cười khúc khích trong lòng vì bài thơ chứa những từ ngữ giống với Văn Nói và những sự liên kết bất hợp lí. Theo em thì bài thơ này vừa thiên về cái tốt trong xã hội đồng thời cũng hiện lên những cái không tốt trong ngữ pháp, cách sử dụng từ ngữ. Nói về cái tốt, bài thơ này hiện thực rõ vấn đề bạo lực học đường và phản ánh những người chuyên đi bắt nạt trong xã hội, ngay từ đầu tựa đề bài thơ cũng nói lên điều đó. Khi em nói về những cái xấu thì nó rất tức cười. Ở đây, ta nói về ngữ pháp và cách sử dụng từ ngữ trong bài thơ. Tác giả đã sử dụng những ngôn từ gây ấn tượng cho người đọc, những ngôn từ đó giống Văn Nói và rất trong sáng. Về phần ngữ pháp thì ta có thể thấy những câu từ mà tác giả sử dụng không được mạch lạc và được liên kết hợp lí. Nói tóm gọn lại thì em thấy đây là một bài thơ mặc dù không hay về mặt câu từ, ngữ pháp nhưng nó lại khắc sâu một ấn tượng đặc biệt trong em đồng thời qua bài thơ này em có thể hiểu được cái tiêu cực của việc bắt nạt người khác.
Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Bắt nạt – mẫu 12
Bài thơ "Bắt nạt" của Nguyễn Thế Hoàng Linh đã để lại nhiều ấn tượng đối với người đọc. Với ngôn ngữ thơ trong sáng, hồn nhiên, bài thơ đã thể hiện một thực tế đáng buồn trong cuộc sống - bạo lực học đường. Tác giả đã hóa thân vào nhân vật trong bài thơ để thể hiện quan điểm và mạnh mẽ phản đối hành vi "bắt nạt". Thay vì bắt nạt bạn, chúng ta nên thực hiện những niềm yêu thích, đam mê của mình như ca hát, nhảy múa... Đối với những người bị bắt nạt, nhân vật trong bài thơ đã thể hiện sự thân thiện, tôn trọng và yêu thương đối với những người bạn nhút nhát hoặc bị bắt nạt, và sẵn sàng giúp đỡ họ. Thậm chí, nhân vật trong bài thơ còn đưa ra thử thách đối với những người thích bắt nạt để đến gặp anh ta. Tác giả cũng nhấn mạnh rằng mình đã bị bắt nạt nhiều lần nhưng vẫn không thích bị bắt nạt. Từ "bắt nạt" được lặp lại đến bảy lần trong bài thơ. Đó là một biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng nhằm nhấn mạnh thái độ phản đối, không đồng tình với hành vi bắt nạt người khác. Vì vậy, khi đọc xong bài thơ này, mỗi người đọc sẽ hiểu rằng chúng ta cần tránh xa hành vi bắt nạt người khác, đồng thời cần giúp đỡ những người bị bắt nạt khi chúng ta thấy họ.
Xem thêm các bài văn hay Tập làm văn lớp 6 hay khác:
Đoạn văn thể hiện cảm xúc của em về một đoạn thơ trong Chuyện cổ tích về loài người
Đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ Chuyện cổ tích về loài người
Đoạn văn nêu suy nghĩ về thông điệp được rút ra từ bài thơ Chuyện cổ tích về loài người
Hãy tưởng tượng em là người đang trò chuyện với mây và sóng. Viết đoạn văn về cuộc trò chuyện ấy
Mục lục Văn mẫu | Văn hay lớp 6 theo từng phần:
- Mục lục Văn biểu cảm, kể chuyện tóm tắt, kể chuyện diễn cảm
- Mục lục Văn kể chuyện đời thường
- Mục lục Văn kể chuyện tưởng tượng
- Mục lục Văn miêu tả
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Những bài văn hay lớp 6 | văn mẫu lớp 6 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Văn mẫu lớp 6 và Những bài văn hay đạt điểm cao lớp 6.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Lớp 6 - Kết nối tri thức
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT
- Lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - CTST
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 6 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 6 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 6 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 6 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 6 - CTST
- Lớp 6 - Cánh diều
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều