Tổng hợp Sơ đồ tư duy Ngữ văn lớp 7 Học kì 2 (dễ nhớ, ngắn gọn)
Tổng hợp Sơ đồ tư duy Ngữ văn lớp 7 Học kì 2 (dễ nhớ, ngắn gọn)
Bài giảng: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất - Cô Trương San (Giáo viên VietJack)
Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa được kiến thức, nội dung các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 7 Học kì 2, chúng tôi biên soạn bài viết Tổng hợp Sơ đồ tư duy Ngữ văn lớp 7 Học kì 2 dễ nhớ, hay nhất với đầy đủ các nội dung như tìm hiểu chung về tác phẩm, tác giả, bố cục, dàn ý phân tích, bài văn mẫu phân tích, ....
- Sơ đồ tư duy Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
- Sơ đồ tư duy Tục ngữ về con người và xã hội
- Sơ đồ tư duy Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- Sơ đồ tư duy Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
- Sơ đồ tư duy Đức tính giản dị của Bác Hồ
- Sơ đồ tư duy Ý nghĩa văn chương
- Sơ đồ tư duy Sống chết mặc bay
- Sơ đồ tư duy Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu
- Sơ đồ tư duy Ca Huế trên sông Hương
- Sơ đồ tư duy Quan Âm Thị Kính
Sơ đồ tư duy Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
Đọc hiểu bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
1. Thể loại: tục ngữ
- Tục ngữ: là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân ta về mọi mặt (tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội) được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian.
2. Bố cục:
- Nhóm 1: gồm các câu 1, 2, 3, 4: Câu tục ngữ nói về thiên nhiên
- Nhóm 2: gồm các câu 5, 6, 7, 8: Câu nói về lao động sản xuất
3. Chủ đề: các câu tục ngữ nói về hiện tượng thiên nhiên, lao động, sản xuất
4. Giá trị nội dung
Phản ánh truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân ta trong việc quan sát hiện tượng thiên nhiên, trong lao động, sản xuất.
5. Giá trị nghệ thuật
- Ngắn gọn, thường dùng phép đối, có vần điệu nhịp nhàng nên dễ đọc dễ nhớ
- Các hình ảnh trong tục ngữ thường cụ thể và sinh động
II. Dàn ý phân tích tác phẩm
1. Những câu tục ngữ về thiên nhiên
* Câu 1:
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
- Câu này nói về thời tiết: tháng năm âm lịch ngày dài, đêm ngắn; tháng mười đêm dài, ngày ngắn. Tri thức này dựa trên cơ sở sự quan sát của nhân dân vào 2 mùa. Tháng 5 thuộc mùa hè, tháng 10 thuộc mùa đông.
- Sử dụng phép đối, cách nói quá:
⇒ Làm nổi bật sự trái ngược tính chất giữa ngày và đêm giữa mùa hạ và mùa đông.
⇒ Bài học về cách sử dụng thời gian trong cuộc sống sao cho hợp lí giữa các mùa để chủ động trong công việc và đi lại
* Câu 2: Mau sao thì nắng, vắng sau thì mưa
- Trời mà nhiều sao thì nắng, ít sao thì mưa
- Hai vế đối nhau, cách nói vần, dễ nhớ
- Sử dụng từ ngữ dễ nhớ: thì nắng, thì mưa trên cơ sở quan hệ nhân quả.
⇒ Giúp con người có ý thức biết nhìn sao để dự báo thời tiết, sắp xếp công việc
* Câu 3: Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
- Trên trời mà xuất hiện ráng có sắc vàng màu mỡ là sắp có bão. Công việc của mọi người là cố giữ nhà, tức là tìm cách chống bão.
⇒ Kinh nghiệm dự báo bão từ đó có ý thức chủ động giữ gìn nhà cửa hoa màu.
* Câu 4: Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.
- Khi thấy kiến bò, thường là bò “lên cao”, ấy là sắp có lụt.
- Câu này dựa trên sự quan sát như sau: Ở nước ta, mùa lụt thường xảy ra vào tháng bảy (âm lịch) có khi kéo dài sang tháng tám. Các loài côn trùng, nhất là kiến vốn hay làm tổ dưới đất, khi cảm nhận được sự thay đổi thời tiết, chúng sẽ tìm cách tránh lụt. Như vậy, nhìn vào hàng đàn kiến nối đuôi nhau tìm nơi trú ẩn, nhân dân ta biết trước để lo chống lụt.
2. Những câu tục ngữ về lao động sản xuất
* Câu 5: Tấc đất, tấc vàng
- Đất coi là quý như vàng
- Vì đem lại lợi ích to lớn cho con người (trồng trọt, xây dựng nhà ở, các công trình công cộng, nhà máy xí nghiệp…)
- Hình thức ngắn gọn, 2 vế đối nhau để nói lên giá trị của cái được so sánh. Tấc đất là chỉ một mảnh đất nhỏ (khoảng 2,4m vuông nếu đo theo tấc Bắc Bộ và 3,3m vuông theo tấc Trung Bộ. Vàng là kim loại quý. Tấc vàng là lượng vàng lớn, vô cùng quý giá.
⇒ Như vậy nhân dân ta đã lấy cái rất nhỏ để so sánh với cái rất lớn nhằm khẳng định giá trị của đất.
⇒ Có ý thức bảo vệ, giữ gìn và sử dụng đúng mục đích đất đai, ra sức chăm bón đồng ruộng, phê phán hiện tượng lãng phí đất.
* Câu 6: Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.
- Trì: đào ao nuôi cá; viên: làmvườn. trồng cây ăn trái; điền: ruộng, trồng lúa, hoa màu
⇒ Nêu lên thứ tự các nghề, các công việc đem lại lợi ích kinh tế cho con người. Làm ruộng là nghề căn bản, lâu đời, nên được xếp vào hàng thứ ba.
* Câu 7: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
- Khẳng định thứ tự quan trọng của các yếu tố: nước, phân, lao động, giống lúa đối với nghề trồng lúa.
⇒ Thấy được tầm quan trọng và mối quan hệ của các yếu tố trồng lúa
* Câu 8: Nhất thì, nhì thục.
- Khẳng định tầm quan trọng của đất đai và thời vụ
⇒ Sản xuất phải đúng thời vụ, đúng loại đất.
Sơ đồ tư duy Tục ngữ về con người và xã hội
Đọc hiểu Tục ngữ về con người và xã hội
I. Tìm hiểu chung tác phẩm
1. Thể loại: tục ngữ
2. Chủ đề: con người và xã hội
3. Bố cục:
- Nhóm 1: Câu 1, 2, 3: nói về phẩm chất con người
- Nhóm 2: Câu 4, 5, 6: nói về học tập, tu dưỡng
- Nhóm 3: Câu 7, 8, 9: nói về quan hệ ứng xử
3. Giá trị nội dung
Những câu tục ngữ tôn vinh phẩm chất cao đẹp, giá trị con người. Đồng thời đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất, lối sống mà con người cần phải có.
4. Giá trị nghệ thuật
- Sử dụng các hình ảnh so sánh, ẩn dụ
- Ngôn từ ngắn gọn, hàm súc
II. Dàn ý bài phân tích
* Câu 1: Một mặt người bằng mười mặt của
- Một mặt người: là cách nói hoán dụ để chỉ một con người.
- Mười mặt của: chính là để chỉ của cải, vật chất, còn là để chỉ số lượng của cải rất nhiều.
- Tác giả so sánh một mặt người bằng mười mặt của để khẳng định giá trị của con người. Mỗi con người có giá trị hơn rất nhiều của cải.
- Câu tục ngữ khuyên đối với chúng ta cần phải biết quý trọng, thương yêu, bảo vệ con người, không để những thứ vàng bạc, của cải làm che lấp đi con người.
* Câu 2: Cái răng, cái tóc là góc con người
- Giải thích ý nghĩa:
+ góc: là một phần của vẻ đẹp
+ so với toàn bộ con người, răng và tóc chỉ là những chi tiết rất nhỏ song chúng lại góp phần làm nên vẻ đẹp của con người.
→ Qua câu tục ngữ, ông cha ta khuyên nhủ con người phải biết giữ gìn răng, tóc sao cho thật đẹp bởi nó làm nên vẻ đẹp của con người.
* Câu 3: Đói cho sạch, rách cho thơm
- Giải thích:
+ Hình thức đối lập độc đáo giữa hai vế câu: đói cho sạch – rách cho thơm
+ đói – rách: những cách nói khái quát nhằm gợi lên cuộc sống nghèo khổ, cơ cực, thiếu thốn.
+ sạch – thơm: những từ được dùng chỉ những nét đẹp phẩm chất mà mỗi người cần phải giữ
→ Câu tục ngữ khuyên con người dù cuộc sống có khó khăn, thiếu thốn, vất vả cũng cần phải sống tốt, sống không được làm những điều xấu xa, tội lỗi.
* Câu 4: Học ăn, học nói, học gói, học mở
- Điệp từ học: nêu lên cụ thể những điều cần phải học và nhấn mạnh vai trò to lớn của việc học.
- Các động từ theo thứ tự quan trọng được xếp tăng dần
→ Câu tục ngữ cho thấy sự tỉ mỉ, cẩn trọng của việc học, phải học từ cái nhỏ đến cái lớn, từ những điều đơn giản đến phức tạp, mỗi hành vi cử chỉ đều nói lên tư cách, phẩm chất của con người. Trong cuộc sống ta cần học tất cả những điều này để cách giao tiếp có văn hóa, một nét sống cần thiết của con người trong xã hội.
* Câu 5: Không thầy đố mày làm nên
- Thầy: người làm nghề dạy học, truyền bá kiến thức cho mọi người.
- Mày: cách nói khái quát để chỉ những người học trò.
→ Câu tục ngữ khẳng định vai trò to lớn của người thầy trong sự nghiệp giáo dục. Câu tục ngữ nhắc con người phải biết quý trọng và biết ơn công lao dạy dỗ của người thầy; phê phán những ai đã vô lễ với người thầy đã từng dạy mình.
* Câu 6: Học thầy không tày học bạn
- Học bạn: học hỏi ở bạn bè, những người xung quanh.
- Không tày: chính là không bằng
→ Câu tục ngữ muốn nói học thầy có những lúc không bằng học bạn. Từ đó, câu tục ngữ muốn nhấn mạnh vai trò của việc học bạn, của việc tự học của chính bản thân mỗi người.
– Hai câu tục ngữ 5 và 6 nêu lên mối quan hệ thầy trò, bình luận, đánh giá vai trò của người thầy và xác định việc tiếp thu, học hỏi từ bạn bè được nhân dân đúc kết. Mới đọc tưởng chừng hai câu tục ngữ đối lập nhau nhưng thực tế lại bổ sung chặt chẽ cho nhau, mỗi câu đề cao và nhấn mạnh vai trò của một đối tượng. Câu thứ nhất đề cao vai trò của người thầy, câu thứ hai đề cao việc học bạn. Chủ thể được nói đến trong mỗi câu đều có ưu thế riêng: thầy dạy ta kiến thức, dạy ta những điều hay lẽ phải song để mở mang kiến thức đó ta phải học hỏi thêm bạn bè.
* Câu 7: Thương người như thể thương thân
- Thương người: tình cảm yêu thương dành cho những người xung quanh.
- Thương thân: tình thương mà mỗi người dành cho bản thân mình.
- Với việc đặt người trước thân dân gian muốn nhấn mạnh đối tượng của tình yêu thương.
→ Câu tục ngữ khuyên con người hãy biết yêu thương nhau, và đối xử tốt với nhau bằng tình thương, sự đồng cảm, lòng vị tha.
* Câu 8: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Quả: là hoa quả, hiểu rộng ra đó là cách nói hình ảnh để chỉ những thành công, những ngọt ngào mà con người nhận được.
- Kẻ trồng cây: là những người đã trồng cây để nó có thể trở thành quả và hơn thế nữa đó chính là hình ảnh để chỉ những người đã có công gây dựng, giúp đỡ để tạo nên thành quả.
→ Câu tục ngữ khuyên con người ta khi đã đạt đến thành công, gặt hái được nhiều thành quả tốt đep thì phải nhớ ơn đến những người đã gây dựng, giúp đỡ mình để tạo nên thành quả đó.
* Câu 9:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
- Giải thích:
+ Một cây: hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho sự đơn lẻ.
+ Ba cây: sự đoàn kết, liên kết lại với nhau.
- Nghĩa đen của câu tục ngữ: một cây không thể làm nên rừng nhưng nếu ba cây, nhiều cây chụm lại với nhau thì sẽ tạo thành núi, thành rừng cây.
→ Câu tục ngữ con khuyên con người phải biết sống đoàn kết, giúp đỡ và gắn kết với nhau.
....................................
....................................
....................................
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Tuyển tập những bài văn hay | văn mẫu lớp 7 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Văn mẫu lớp 7 và Những bài văn hay đạt điểm cao lớp 7.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Lớp 7 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT
- Lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST
- Lớp 7 - Cánh diều
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều