Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ (mới nhất)



Đề bài: Phân tích bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải

Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ (mới nhất)

Quảng cáo

   Mùa xuân nho nhỏ là một bài thơ xinh xắn về tình cảm yêu đời, yêu cuộc sống và khát vọng hiến dâng sức mình làm cho cuộc đời thêm phong phú. Bài thơ được viết vào tháng 11 năm 1980. Đây là thời điểm nhà thơ đang ốm nặng. Trước khi đi xa, nhà thơ đã để lại cho đời những lới lời thơ thật nhân hậu, thiết tha thanh thản không hề gợn một nét buồn u ám.

Quảng cáo

   Bài thơ có sáu khổ, được chia làm hai phần đều đặn. Ba khổ đầu là mùa xuân của đất trời và đất nước.

   Mở đầu bài thơ, nhà thơ gợi lên một hình ảnh một mùa xuân rất Huế:

   Mọc giữa dòng sông xanh
   Một bông hoa tím biếc

   Dòng sông xanh và bông hoa tím biệc rất dễ gợi người ta nghĩ đến Huế với dòng sông Hương trong xanh và màu tím Huế rất ddeppj. Một tiếng chim vui hót vang trơi, long lanh như hạt ngọc:

Quảng cáo
   Ơi con chim chiền chiện
   Hót chi mà vang trời
   Từng giọt long lanh rơi
   Tôi đưa tay tôi hứng

   Bài thơ viết vào tháng 11 dương lịch, vừa thu hoạch trên cả nước nhiều nơi vụ mùa đang gặt hái chim hót vang khắp cánh đồng. Nhưng bài thơ không hề giản đơn thông báo về sự vật mà thể hiện niềm cảm xúc yêu đời, niềm vui trước mùa gặt. Nhà thơ như thả hồn vào cánh chim, lắng nghe tiếng hót trong và sáng tới mức như có thẻ đưa tay ra hứng lấy được.

Quảng cáo

   Cái cảm giác mùa xuân nhâp tràn tâm hồn tác giả:

   Mùa xuân người cầm súng
   Lộc giắt đầy trên lưng

   Nhà thơ đã nhìn thấy lộc non trên cành lá ngụy trang giắt quanh lưng người chiến sĩ. Ông cũng thấy mùa xuân trên nương mạ của người lao động:

   Mùa xuân người ra đồng
   Lộc trải dài nương mạ

   Cái cảm giác mùa xuân đến sớm ấy làm nhà thơ thấy được sự giục giã của đất trời, mà thực sự là hối hả của lòng mình

   Tất cả như hối hả
   Tất cả như xôn xao

   Cũng trong cảm giác ấy, nhà thơ thấy Tổ quốc mình càng thêm đẹp đẽ và mạnh mẽ trong gian lao, thư thách:

   Đất nước bốn ngàn năm
   Vất vả và gian lao
   Đất nước như vì sao
   Cứ đi lên phía trước

   Những câu thơ năm tiếng gióng giả giục giã như tiếng ngũ liên lại tăng thêm cảm giác hối hả.

   Phần hai viết về mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ.

   Ta làm con chim hót
   Ta là một nhành hoa
   Ta nhập vào hòa ca
   Một nốt trầm xao xuyến

   Lời thơ như ngân lên thành lời ca. Đoạn đầu bài thơ, tác giả tự xưng tôi. Đến đoạn này ông chuyển giọng xưng ta bao giờ cũng là cái tôi ca hát, vang vọng:

   Một nốt trầm xao xuyến.

   Một nốt trầm không cao giọng không ồn ào không to tát, nhưng rung động cả tâm hồn:

   Một mùa xuân nho nhỏ 
   Lặng lẽ dâng cho đời
   Dù là tuổi hai mươi
   Dù là khi tóc bạc

   Những lới thơ chuyển sang giọng tổn kết cuộc đời : dù là tuổi hai mươi khi nhà thơ mới tham gia cách mạng, dù là khi tóc bạc trong thời điển hiện thời vẫn lặng lẽ hiến dâng cho đời. Bài thơ này có thể là quà tặng cuối cùng của tác giả.

   Khổ thơ cuối nghe như lời từ biệt:

   Mùa xuân ta xin hát
   Câu Nam ai, Nam bình
   Nước non ngàn dắm minh
   Nước non ngàn dặm tình
   Nhịp phách tiền xứ Huế

   Câu ca Nam bình có câu:

   Nước non nghìn dăm
   Ra đi
   Cái tình chi ...

   Đó là lời ca từ biệt của người xa quê xa vời mối tình sâu thẳm chẳng nói nên lời. Nhà thơ Thanh hải xin hát câu Nam ai Nam bình. Nhịp phách tiền xứ Huế cs gắn thêm cọc tiền đồng nghe càng thêm giòn giã, vang xa.

   Bài thơ hay không chỉ hay về ý và tứ mà còn hay về nhạc điệu. Câu thơ năm tiếng ngắt nhịp 3/2 2/3 linh hoạt. Nó không đều đặn 3/2 như hát giạm, cũng không đều đặn như 2/3 như thơ năm tiếng cổ điển, mà tạo một nhịp tung tẩy, nhí nhảnh, chẳng hạn:

   Mọc giữa / dòng sông xanh
   Một bông hoa / tím biếc
   Ơi! / con chim chiền chiện
   Hót chi / mà vang trời
   Từng giọt / long lanh rơi
   Tôi đưa tay/ tôi hứng

   Để thử hiệu quả của vần trắc cuối khổ thơ ta hãy thử sắp xếp khổ thơ thứ nhất cho vần bằng ở cuối khổ thì tuy ý tứ không đổi lắm song nhạc điệu gióng giả đã mất hết

   Một bông hoa tím biếc
   Mọc giữa dòng sông xnah
   Ơi ! con chim chiền chiện
   Hót chi mà vang trời 
   Tôi đưa tay tôi hứng
   Từng giọt long lanh rơi

   Thử như vậy để thấy nhà thơ đã có sự lựa chọn, sắp xếp công phu nhằm tạo nhạc điệu độc đáo cho bài thơ.

   Bài thơ có nhịp điệu hành khúc. Mùa xuân nho nhỏ đúng là hành khúc mùa xuân, đặc biệt là hành khúc mùa xuân ở cuối mùa thu của một đời người, muốn hòa nhập vào mùa xuân bất tận của Tổ quốc.

Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Tuyển tập những bài văn hay | văn mẫu lớp 9 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Văn mẫu lớp 9Những bài văn hay lớp 9 đạt điểm cao.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Tài liệu giáo viên