200 Đề thi Ngữ Văn 9 năm 2024 (có đáp án) | Đề thi Văn 9 Học kì 1, Học kì 2
Bộ 200 Đề thi Ngữ Văn 9 năm 2024 mới nhất đầy đủ Học kì 1 và Học kì 2 gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì có đáp án chi tiết, cực sát đề thi chính thức giúp học sinh ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Ngữ văn 9.
Đề thi Ngữ Văn 9 năm 2024
Đề thi Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
Đề thi Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
Đề thi Ngữ văn 9 Cánh diều
Đề cương ôn tập Ngữ văn 9
Lưu trữ: Đề thi Ngữ Văn 9 (sách cũ)
Xem thử Đề Văn 9 GK1 Xem thử Đề Văn 9 CK1 Xem thử Đề Văn 9 GK2 Xem thử Đề Văn 9 CK2
Chỉ từ 80k mua trọn bộ Đề thi Ngữ văn 9 Giữa/Cuối kì 1 và Giữa/Cuối kì 2 bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Đề thi Giữa kì 1 Ngữ văn 9
Hệ thống kiến thức Ngữ văn 9 Giữa học kì 1 năm 2024 (20 đề + ma trận)
Bộ 20 Đề thi Ngữ Văn 9 Giữa học kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất
Đề thi Học kì 1 Ngữ văn 9
Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn 9
Đề thi Học kì 2 Ngữ văn 9
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: phút
(Đề thi số 1)
Phần I.
Tám câu thơ cuối trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là tám câu thơ hay nhất về nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của đại thi hào Nguyễn Du.
Câu 1. Em hãy chép thuộc 8 câu thơ cuối trong Kiều ở lầu Ngưng Bích (Truyện Kiều) của Nguyễn Du.
Câu 2. Xác định các từ láy có trong đoạn thơ vừa chép.
Câu 3. Hãy dùng câu văn trên làm câu chủ đề để triển khai thành một đoạn văn diễn dịch khoảng 12-15 câu, trong đoạn có sử dụng lời dẫn trực tiếp.
Cũng trong Truyện Kiều Nguyễn Du có câu:
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.
Em hiểu hai câu thơ trên như thế nào?
Phần II:
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“…Phan nói:
- Nhà cửa tiên nhân của nương tử, cây cối thành rừng, phần mộ tiên nhân của nương tử, cỏ gai rợp mắt. Nương tử dù không nghĩ đến, nhưng tiên nhân còn mong đợi nương tử thì sao?
Nghe đến đấy, Vũ Nương ứa nước mắt khóc, rồi quả quyết đổi giọng mà rằng:
- Có lẽ không thể gửi hình ẩn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Vả chăng ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày…”
(Ngữ Văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)
Câu 1. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Em hãy giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm (5-7 dòng)
Câu 2. Giải nghĩa từ “tiên nhân” trong câu “Nhà cửa tiên nhân của nương tử, cây cối thành rừng, phần mộ tiên nhân của nương tử, cỏ gai rợp mắt. Nương tử dù không nghĩ đến, nhưng tiên nhân còn mong đợi nương tử thì sao?”
Câu 3. Lời nói của Vũ Nương với Phan Lang là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp.
Câu 4. Viết đoạn văn khoảng 10 câu tóm tắt tác phẩm từ đoạn kể về Phan Lang cho đến hết truyện.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: phút
(Đề thi số 1)
Phần I. (7 điểm)
Trong một đoạn trích sách Ngữ Văn 9 (Tập 1) có viết:
“ Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh ”
Câu 1: Chép chính xác tám câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh đoạn thơ?
Câu 2: Cho biết đoạn thơ em vừa chép trích trong văn bản nào? Thuộc tác phẩm nào? Của ai? Vị trí của văn bản đó trong tác phẩm?
Câu 3: Theo em, có thể thay thế từ “hờn” trong câu thơ thứ hai thành từ “buồn” được không? Vì sao?
Câu 4: Viết một đoạn văn khoảng 12-15 câu theo cách tổng phân hợp để làm nổi bật vẻ đẹp sắc sảo mặn mà của nhân vật trong đoạn thơ trên (trong đó có dùng một câu ghép, phép thế và gạch chân).
Phần II. (1,5 điểm)
“ Hoàng Lê nhất thống chí ” là một tác phẩm văn xuôi chữ Hán có quy mô lớn nhất và đạt những thành công xuất sắc về nghệ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực tiểu thuyết của văn học Việt Nam thời trung đại.
Câu 1: Hãy giải thích nhan đề tác phẩm.
Câu 2: Theo em, nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút của tác giả khi tạo dựng hình ảnh nhân vật chính Quang Trung - Nguyễn Huệ?
Phần III. (1,5 điểm)
Bác Hồ không chỉ là một con người vĩ đại trong cuộc sống mà còn là một hình tượng tuyệt đẹp trong tác phẩm văn học. Trong chương trình Ngữ Văn 9 có một văn bản nhật dụng viết rất hay về vẻ đẹp phong cách của người.
Câu 1: Hãy cho biết đó là văn bản nào? Của ai?
Câu 2: Viết một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi trình bày những bài học về phong cách tư tưởng đạo đức mà em học được từ Người qua tác phẩm đó.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: phút
(Đề thi số 1)
Phần I: Đọc - hiểu (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga… và Người đã làm nhiều nghề. Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.
(Trích Phong cách Hồ Chí Minh, Lê Anh Trà, Ngữ văn 9, tập một, tr. 5)
Câu 1 : (0.5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
Câu 2 : (1 điểm) Qua đoạn trích tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi các yếu tố nào?
Câu 3 : (1.5 điểm) Xác định hai danh từ được dùng như tính từ trong câu văn sau và cho biết hiệu quả nghệ thuật của việc dùng từ ấy?
Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.
Câu 4 : (1 điểm) Từ đoạn trích, em rút ra được bài học gì cho bản thân về cách học tập, tiếp thu văn hóa nhân loại?
Phần II: Tạo lập văn bản (6,0 điểm)
Phần cuối câu chuyện “Lỗi lầm và sự biết ơn” (SGK Ngữ văn 9 - tập I, trang 160) có viết: “Mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá”. Em hãy trình bày suy nghĩ của em về lời khuyên trên.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: phút
(Đề thi số 1)
1. Thành phần biệt lập trong câu: “Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra trông thấy màu trời có vàng hơn mọi khi.” là:
a. Thành phần tình thái
b. Thành phần cảm thán
c. Thành phần phụ chú
d. Thành phần gọi đáp
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 2, 3:
“ ..Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng chốc nữa sẽ nổ..”
(Ngữ văn 9, tập 2, NXBGD)
2. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào?
a. Bến quê
b. Những ngôi sao xa xôi
c. Rô – bin – sơn ngoài đảo hoang
d. Con chó Bấc
3. Câu văn: “Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ.” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
a. Nhân hóa b. So sánh c. Ẩn dụ d. Hoán dụ
4. Nét đặc sắc về nghệ thuật trong bài thơ Nói với con của Y Phương là:
a. Từ ngữ, hình ảnh mộc mạc, giàu sức gợi cảm
b. Giọng điệu trầm lắng, suy tư
c. Đối thoại xen lẫn với độc thoại nội tâm
d. Hình ảnh phong phú, từ ngữ trau chuốt
5. Đâu không phải là hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng trong truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu?
a. Bãi bồi bên kia sông
b. Bông bằng lăng nở cuối mùa
c. Anh con trai sa vào xem đám chơi phá cờ thế
d. Đám trẻ con giúp Nhĩ dịch chuyển ra mép tấm phản
6. Câu thơ: “ Dù ở gần con/ Dù ở xa con” sử dụng phương thức liên kết nào?
a. Phép lặp b. Phép thế c. Phép nối d. Phép liên tưởng
II. Tự luận (7 điểm)
1. Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê. (5đ)
2. Xác định các phép liên kết có trong các câu sau (2đ):
a. Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối bao trùm lấy hai con mắt. (Kim Lân)
b. Khu vườn nhà Lan không rộng lắm. Nó chỉ bằng một cái sân nhỏ nhưng có bao nhiêu là cây.
....................................
....................................
....................................
Xem thử Đề Văn 9 GK1 Xem thử Đề Văn 9 CK1 Xem thử Đề Văn 9 GK2 Xem thử Đề Văn 9 CK2
Lưu trữ: Bộ Đề thi Ngữ Văn 9 cũ
Xem thêm bộ đề thi các môn học lớp 9 năm học 2024 - 2025 chọn lọc, có đáp án hay khác:
Tuyển tập Đề thi Ngữ Văn 9 năm học 2023-2024 học kì 1 và học kì 2 có đáp án được các Giáo viên hàng đầu biên soạn bám sát chương trình Ngữ văn lớp 9 và cấu trúc ra đề thi trắc nghiệm và tự luận mới.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)