[2022] Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Ngữ Văn lớp 9 (10 đề)

Tuyển chọn 10 Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Ngữ Văn lớp 9 năm học 2024 - 2025 chọn lọc được các Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn và sưu tầm từ Đề thi Ngữ Văn 9 của các trường THCS. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ Văn lớp 9.

[2022] Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Ngữ Văn lớp 9 (10 đề)

Xem thử

Chỉ từ 80k mua trọn bộ Đề thi Ngữ Văn 9 Giữa kì 1 bản word có lời giải chi tiết:

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề thi số 1)

Câu 1: (2 điểm)

Quảng cáo

Chép đúng chính tả bốn câu thơ cuối bài thơ “Khi con tu hú” (Tố Hữu) đã học trong chương trình lớp 8 và nêu nội dung của đoạn thơ này.

Câu 2: (2 điểm)

Giải thích lí do lựa chọn trật tự từ in đậm trong những câu sau:

a) Nó đến trường gặp thầy giáo, nhờ thầy giảng hộ bài toán.

b) Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.  

Câu 3 (6 điểm)

Thuyết minh về cây bút bi.

----------HẾT---------

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

Câu 1: (2 điểm)

– Chép đúng chính tả đoạn thơ cuối bài thơ “Khi con tu hú”. (1,0 điểm)

Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi.
Ngột làm sao, chết uất thôi
 Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

– Nội dung: Lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày. (1,0 điểm)

Câu 2: (2 điểm)

a) Thể hiện thứ tự trước sau của hoạt động. (1,0 điểm)

b) Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm. (1,0 điểm)

Câu 3 (6 điểm)

I. Yêu cầu về hình thức:

Quảng cáo

– Bài làm đúng kiểu văn bản thuyết minh: ngoài các phương pháp thuyết minh bài viết phải sử dụng một số biện pháp nghệ thuật thích hợp (kể chuyện, tự thuật, miêu tả, nhân hoá, so sánh …)

– Bài viết có bố cục ba phần rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, cú pháp, bài viết sạch, đẹp.

II. Yêu cầu về nội dung:

1. Mở bài:(0,5 điểm) Giới thiệu về cây bút (một trong những đồ dùng học tập cần thiết của học sinh …)

2. Thân bài:(5,0 điểm)

* Lịch sử ra đời của bút bi: Ai chế tạo? Sản xuất năm nào? … (do nhà báo Hung-ga-ri làm việc tại Anh tên là Laszlo Biro, sản xuất năm 1938 …) (1,0 điểm)

* Hình dáng, cấu tạo: gồm 2 phần

– Phần ruột: gồm một ống mực nhỏ, một đầu được gắn với một viên bi có đường kính từ 0,7 đến 1 mm gọi là ngòi bút, khi viết mực được in lên giấy là nhờ sự chuyển động của viên bi này (miêu tả, so sánh …) (1,0 điểm)

– Phần vỏ: Hình tròn, bằng nhựa ……(1,0 điểm)

* Các loại bút bi trên thị trường: bút bấm, bút đậy nắp…(1,0 điểm)

* Công dụng của bút bi: dùng để viết …(0,5 điểm)

* Cách bảo quản và sử dụng: ….…(0,5 điểm)

3. Kết bài:(0,5 điểm)

- Khẳng định vị trí của cây bút bi trong cuộc sống hiện tại và tương lai.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề thi số 2)

Câu 1 (1.0 điểm):

Quảng cáo

a) Kể tên các phương châm hội thoại đã học?

b) Trong đoạn văn dưới đây, tác giả đã tuân thủ phương châm hội thoại nào? Phân tích tác dụng của việc sử dụng phương châm hội thoại đó?

“Vậy nên:

Lưu Cung tham công nên thất bại,

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong,

Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.

Việc xưa xem xét

Chứng cớ còn ghi.”

(Nguyễn Trãi - “Bình Ngô đại cáo”)

Câu 2 (1.0 điểm): “Chiều mưa sa trắng đồng, trên bờ cỏ, một con “cò lửa” lông nâu vàng đứng rụt cổ tránh mưa. Và mẹ tôi cũng đứng đó, áo tơi lá trên người. Mẹ tôi và con cò giống nhau…”

(Nguyễn Phan Hách- “Những đoạn văn hay dành cho học sinh tiểu học”)

Cảm nhận của em về đoạn văn trên.

Câu 3 (2.0 điểm): “Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại…”

(Lê Anh Trà- “Phong cách Hồ Chí Minh”)

Lấy cảm xúc từ câu văn trên, hãy viết một đoạn văn giới thiệu về vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Hồ Chí Minh.

Quảng cáo

Câu 4 (6.0 điểm): Có ý kiến cho rằng: “Nhân vật Vũ Thị Thiết trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ là một người phụ nữ đẹp nhưng phải chịu số phận bi kịch”. Từ tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, em hãy làm sảng tỏ nhận định trên.


----------HẾT---------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề thi số 3)

Câu 1 (3 điểm).Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

..Và chủ nhân của chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.

(Theo SGK Ngữ Văn 9, tập 1, trang 6)

a.  Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Do ai sáng tác?

b. Đoạn văn trên đã nêu lên vẻ đẹp gì trong phong cách của Bác? Hãy ghi lại một vài câu thơ mà em biết viết về vẻ đẹp của Bác mà em vừa xác định?

c. Trong tình hình đất nước ta đang mở cửa, hội nhập với thế giới như hiện nay, việc học tập phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa như thế nào?

Câu 2 (2 điểm)

a. Kể tên các phương châm hội thoại đã học?

b. Các thành ngữ sau đây liên quan đến những phương châm hội thoại nào?

– Nói phải củ cải cũng nghe

– Ông nói gà, bà nói vịt

– Lắm mồm lắm miệng

Câu 3 (5 điểm) 

Đóng vai một hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu về một di tích lịch sử hoặc một danh lam thắng của địa phương mình. (Địa phương được hiểu đến đơn vị cấp xã, huyện, tỉnh)


----------HẾT---------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề thi số 4)

Câu 1: (3,0 điểm)

Kể tên những phương châm hội thoại đã học ? Giải thích nghĩa của thành ngữ sau và cho biết những thành ngữ đó liên quan đến phương châm hội thoại nào ?

– Hứa hươu hứa vượn

– Nói băm nói bổ

Câu 2: (2,0 điểm) 

Hãy chỉ ra lỗi sai trong câu sau và sửa lại cho đúng:

“ Lão Hạc, Nguyễn Công Hoan và Ngô Tất Tố đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945”

Câu 3: (5,0 điểm) 

Giới thiệu cây tre.

----------HẾT---------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề thi số 5)

Câu 1. (2 điểm)

Cho các thành ngữ: Ăn không nói có; Mồm loa mép giải.

a. Giải nghĩa các thành ngữ.

b. Cho biết những thành ngữ đó liên quan đến những phương châm hội thoại nào?

Câu 2. (3 điểm)

Từ vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh, em có suy nghĩ gì về việc học tập và rèn luyện của bản thân trong cuộc sống hôm nay?

Câu 3. (5 điểm)

Thuyết minh về chiếc bút bi (có sử dụng nghệ thuật )


----------HẾT---------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề thi số 6)

Phần I. (7 điểm)

Câu 1: (5 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

“Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”

(Sách Ngữ Văn 8, tập 2)

1. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Của ai?

2. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ?

3. Viết đoạn văn tổng phân hợp khoảng 12 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép. (gạch chân dưới câu ghép)

Câu 2: (2 điểm)

a. Em đã được học mấy phương châm hội thoại? Hãy kể tên các phương châm hội thoại đó?

b. Trong đoạn truyện sau, nhân vật cai lệ đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao?

“Chị Dậu run run:

– Nhà cháu đã túng  lại phải đóng cả suất sưu của chú nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu nào dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất…

Cai lệ không để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:

– Mày định nói cho cha mà nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!”

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

Phần II: (3 điểm)

Sau đây là một phần trò chuyện của Phan Lang và Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” cuả Nguyễn Dữ:

“Phan nói:

– Nhà của tiên nhân của Nương tử, cây cối thành rừng, phần mộ tiên nhân của nương tử, có gai rợp mắt. Nương tử dù không nghĩ đến, nhưng tiên nhân còn mong nương tử thì sao?”

Nghe đến đây, Vũ Nương ứa nước mắt khóc, rồi quả quyết đổi giọng mà rằng:

– Có lẽ không thể gửi hình ẩn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Và chăng, ngựa Hồ gầm gió bấc, chim Việt đậu cành nam. Cảm về nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày”.

1. Phan Lang trò chuyện với Vũ Nương trong hoàn cảnh nào? Từ “tiên nhân” được nhắc tới trong lời kể của Phan Lang dùng để chỉ những ai?

2. Vì sao sau khi nghe Phan Lang nói, Vũ Nương “ứa nước mắt” và quả quyết “tôi tất phải tìm về có ngày”?

3. Hãy trình bày suy nghĩ khoảng 2/3 trang giấy thi về vai trò của gia đình trong cuộc sống mỗi chúng ta?


----------HẾT---------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề thi số 7)

Câu 1: (2 điểm)

- Nêu đặc điểm hình thức và chức năng câu cảm thán.

Câu 2: (2 điểm)

 a. Có mấy phương châm hội thoại đã học, đó là những phương châm hội thoại gì?

 b. Giải nghĩa những câu thành ngữ sau và cho biết các thành ngữ có liên quan đến phương châm hội thoại nào?

  • Nói băm nói bổ.
  • Đánh trống lảng.
  • Nói dơi nói chuột.

Câu 3: (6điểm)

Viết bài văn thuyết minh về một loài hoa ngày tết.


----------HẾT---------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề thi số 8)

I. Đọc hiểu văn bản (3 điểm):

Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi:

“Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng vì bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu lúc đó phả ra thơm tho lạ thường.”

Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn văn trên trích từ văn bản nào đã học ở lớp 8? Tác giả là ai?

Câu 2 (1 điểm): Người mẹ trong đoạn trích được miêu tả như thế nào?

Câu 3 (1,5 điểm): Nêu cảm nghĩ của anh/chị về tình mẫu tử.

II. Tập làm văn (7 điểm):

Câu 1 (2 điểm):

Cho câu chủ đề sau: “Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại”.

Hãy triển khai thành đoạn văn nghị luận.

Câu 2 (5 điểm): Phân tích diễn biến tâm lí chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”.


----------HẾT---------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề thi số 9)

Câu 1 (1.5 điểm)

Cho đoạn văn sau:

“Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm.”

(Theo Ngữ văn lớp 9, tập 1, trang 5)

a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

b. Nêu nội dung chính của đoạn văn.

Câu 2 (1.5 điểm)

Cho biết các thành ngữ sau có liên quan đến những phương châm hội thoại nào?

a. Ăn đơm nói đặt.

b. Nói băm nói bổ.

c. Nửa úp nửa mở. 

Câu 3 (7.0 điểm)

Trong văn bản “Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp viết: “Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo.”

Từ đó hãy nêu suy nghĩ về tầm quan trọng của việc học tập với bản thân.

----------HẾT---------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề thi số 10)

I. Đọc hiểu văn bản (3 điểm):

Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi:

“Ngọc trai nguyên chỉ là một hạt cát, một hạt bụi biển xâm lăng vào vỏ trai, lòng trai. Cái bụi bặm khách quan nơi rốn bể lẻn vào cửa trai. Trai xót lòng. Máu trai liền tiết ra một thứ nước dãi bọc lấy cái hạt buốt sắc. Có những cơ thể trai đã chết ngay vì hạt cát từ đâu bên ngoài gieo vào giữa lòng mình (và vì trai chết nên cát bụi kia vẫn chỉ là hạt cát). Nhưng có những cơ thể trai vẫn sống, sống lấy máu, lấy rãi mình ra mà bao phủ lấy hạt đau, hạt xót. Tới một thời gian nào đó, hạt cát khối tình con, cộng với nước mắt hạch trai, đã trở thành lõi sáng của một hạt ngọc tròn trặn ánh ngời.” 

Câu 1 (0,5 điểm): Thành quả sau những đau đớn mà ngọc trai phải chịu là gì?

Câu 2 (1 điểm): Khi bị những hạt cát xâm lăng, những chú trai đã có hành động gì?

Câu 3 (1,5 điểm): Đoạn văn giúp em nhận ra bài học gì? (Trình bày bằng một đoạn văn).

II. Tập làm văn (7 điểm):

Câu 1 (2 điểm): Viết một đoạn văn với chủ đề vươn lên trong cuộc sống bằng hình thức diễn dịch.

Câu 2 (5 điểm): Suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong đoạn trích “Trong lòng mẹ.”

----------HẾT---------

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Ngữ văn 9 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm bộ Đề thi Ngữ Văn 9 năm học 2024 - 2025 chọn lọc khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Đề thi các môn học lớp 9 năm học 2023-2024 học kì 1 và học kì 2 được biên soạn bám sát cấu trúc ra đề thi mới Tự luận và Trắc nghiệm giúp bạn giành được điểm cao trong các bài thi lớp 9.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên