Hệ thống kiến thức Ngữ văn 9 Giữa học kì 1 năm 2024 (20 đề + ma trận)
Với Hệ thống kiến thức Ngữ văn 9 Giữa học kì 1 năm học 2024 - 2025 sẽ tóm tắt và tổng hợp kiến thức cần ôn tập chuẩn bị cho bài thi Giữa kì 1 môn Văn 9. Bên cạnh đó là 20 đề thi Giữa kì 1 Ngữ văn 9 có ma trận chọn lọc, có đáp án giúp học sinh ôn luyện đạt điểm cao trong bài thi Giữa kì 1 Văn 9.
- Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 Giữa học kì 1 năm 2024 (10 đề)
- Bộ 20 Đề thi Ngữ Văn 9 Giữa học kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất
- Đề thi Ngữ Văn 9 Giữa kì 1 năm 2024 có đáp án (10 đề)
- Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Hà Nội năm 2024 (10 đề)
- Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Đà Nẵng năm 2024 (10 đề)
- Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Hồ Chí Minh năm 2024 (10 đề)
Hệ thống kiến thức Ngữ văn 9 Giữa học kì 1 năm 2024 (20 đề + ma trận)
Chỉ từ 80k mua trọn bộ Đề thi Ngữ Văn 9 Giữa kì 1 bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Hệ thống kiến thức Ngữ văn 9 Giữa học kì 1
I. PHẦN VĂN BẢN
Nắm được nội dung, ý nghĩa, bài học, các chi tiết đặc sắc và nghệ thuật nổi bật của các văn bản:
Tên văn bản |
Hoàn cảnh sáng tác |
Thể loại |
Nội dung |
Nghệ thuật |
Phong cách Hồ Chí Minh (Lê Ánh Trà) |
Văn bản được trích trong Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam của tác giả Lê Anh Trà. |
Văn bản nhật dụng. |
- Sự hiểu biết sâu, rộng về các dân tộc và văn hóa thế giới nhào nặn nên cốt cách văn hóa dân tộc Hồ Chí Minh. - Phong cách Hồ Chí Minh là sự giản dị trong lối sống, sinh hoạt hằng ngày, là cách di dưỡng tinh thần, thể hiện một quan niệm thẩm mĩ cao đẹp. |
- Sử dụng ngôn ngữ trang trọng. - Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, biểu cảm, lập luận. - Vận dụng các hình thức so sánh, các biện pháp nghệ thuật đối lập. |
Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em |
Văn bản được trích trong Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp ngày 30 tháng 9 năm 1990 tại trụ sở Liên hiệp quốc ở Niu Oóc. |
Văn bản nhật dụng |
- Quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em trên toàn thế giới là vấn đề mang tính nhân bản. - Những thảm họa, bất hạnh đối với trẻ em trên toàn thế giới là thách thức đối với các chính phủ, các tổ chức quốc tế và mỗi cá nhân. - Những thuận lợi lớn để cải thiện tình hình, bảo đảm quyền của trẻ em. - Những đề xuất nhằm đảm bảo cho trẻ em được chăm sóc, được bảo vệ và phát triển. |
- Gồm có 17 mục, được chia thành 4 phần, cách trình bày rõ ràng, hợp lý. Mối liên kết lô-gíc giữa các phần làm cho văn bản có kết cấu chặt chẽ. - Sử dụng phương pháp nêu số liệu, phân tích khoa học. |
Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ) |
- Truyền kì mạn lục viết bằng chữ Hán, khai thác các truyện cổ dân gian dã sử, truyền thuyết của Việt Nam. Tất cả gồm 20 truyện.
|
Truyện truyền kỳ |
- Vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương: + Hết lòng vì gia đình, hiếu thảo với mẹ chồng, thủy chung với chồng, chu đáo, tận tình và rất mực yêu thương con. + Bao dung, vị tha, nặng lòng với gia đình. - Thái độ của tác giả: phê phán sự ghen tuông mù quáng, ngợi ca người phụ nữ tiết hạnh. |
- Khai thác vốn văn học dân gian. - Sáng tạo về nhân vật, sáng tạo trong cách kể chuyện, sử dụng yếu tố truyền kì… - Sáng tạo nên một kết thúc tác phẩm không sáo mòn. |
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (Phạm Đình Hổ) |
- Vũ trung tùy bút là tập tùy bút đặc sắc của Phạm Đình Hổ, được viết khoảng đầu đời Nguyễn. |
Tùy bút |
- Cuộc sống hưởng thụ của Trịnh Sâm: + Thú chơi đèn đuốc, bày đặt nghi lễ, xây dựng đền đài,… Ý nghĩa khách quan của sự việc cho thấy cuộc sống của vua chúa thật xa hoa. + Thú chơi trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh,… Để thỏa mãn thú chơi, chúa cho thu lấy sản vật quý từ khắp kinh thành đưa vào trong phủ. - Thói nhũng nhiễu của bọn quan lại: + Thủ đoạn: nhờ gió bẻ măng, vu khống,… + Hành động: dọa dẫm, cướp, tống tiền,… - Thái độ của tác giả: thể hiện qua giọng điệu, qua một số từ ngữ lột tả bản chất của bọn quan lại. |
- Lựa chọn ngôi kể phù hợp. - Lựa chọn sự việc tiêu biểu, có ý nghĩa phản ánh bản chất sự việc, con người. - Miêu tả sinh động: từ nghi lễ mà chúa bày đặt ra đến kỳ công đưa cây quý về trong phủ, từ những âm thanh khác lạ trong đêm đến hành động trắng trợn của bọn quan lại,… - Sử dụng ngôn ngữ khách quan nhưng vẫn thể hiện rõ thái độ bất bình của tác giả trước hiện thực. |
Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái) |
- Là cuốn tiểu thuyết lịch sử có quy mô lớn, phản ánh những biến động lịch sử nước nhà từ cuối thế kỉ XVIII đến những năm đầu thế kỉ XIX. - Đoạn trích nằm ở hồi thứ mười bốn. |
Tiểu thuyết chương hồi. |
- Hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ và sức mạnh dân tộc trong cuộc chiến đấu chống xâm lược Thanh qua các sự kiện lịch sử: + Ngày 20, 22, 24 tháng 11, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế và xuất quân ra Bắc ngày 25 tháng chạp năm Mậu Thân (1788). - Hình ảnh bọn giặc xâm lược kiêu căng, tự mãn, tự chủ, khinh địch và sự thảm bại của quân tướng Tôn Sĩ Nghị khi tháo chạy về nước. - Hình ảnh vua quan Lê Chiêu Thống đê hèn, nhục nhã, số phận gắn chặt với bọn giặc xâm lược. |
- Lựa chọn trình tự kể theo diễn biến các sự kiện lịch sử. - Khắc họa nhân vật lịch sử (người anh hùng Nguyễn Huệ, hình ảnh bọn giặc xâm lược, hình ảnh vua tôi Lê Chiêu Thống) với ngôn ngữ kể, tả chân thực, sinh động. - Có giọng điệu trần thuật thể hiện rõ thái độ của tác giả với vương triều nhà Lê, với chiến thắng của dân tộc và với bọn giặc cướp nước. |
Truyện Kiều (Nguyễn Du) |
- Đoạn trường tân thanh thường được biết đến đơn giản là Truyện Kiều - là một truyện thơ của thi sĩ Nguyễn Du (1766-1820). - Đây được xem là truyện thơ nổi tiếng nhất và xét vào hàng kinh điển trong văn học Việt Nam, tác phẩm |
Truyện thơ |
Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công tàn bạo, là lời tố cáo xã hội phong kiến chà đạp quyền sống của con người, đặc biệt là những người tài hoa, phụ nữ. Truyện Kiều tố cáo các thế lực đen tối trong xã hội phong kiến: Từ bọn sai nha, quan xử kiện, cho đến “họ Hoạn danh giá”, quan tổng đốc trọng thần… đều ích kỉ tham lam, tàn nhẫn, coi rẻ sinh mạng và phẩm giá con người. Đồng thời, truyện còn cho thấy sức mạnh ma quái của đồng tiện đã làm tha hoá con người. Đồng tiền làm đảo điên, đồng tiền giẫm lên lương tâm con người và xoá mờ công lí. |
- Sự kết tinh thành tựu nghệ thuật của văn học dân tộc trên tất cả các phương diện: ngôn ngữ và thể loại. - Với Truyện Kiều ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ. Nghệ thuật tự sự đã có những bước phát triển vượt bậc từ nghệ thuật dẫn truyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, con người. - Nguyễn Du là thiên tài văn học, là danh nhân văn hoá thế giới, là nhà nhân đạo chủ nghĩa có đóng góp to lớn đối với sự phát triển văn học Việt Nam. Truyện Kiều là kiệt tác của văn học dân tộc. |
II. PHẦN TIẾNG VIỆT
1. Các phương châm hội thoại
- Phương châm về lượng yêu cầu khi giao tiếp, cần nói có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.
- Phương châm về chất yêu cầu khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng và không có bằng chứng xác thực.
- Phương châm quan hệ yêu cầu khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
- Phương châm cách thức yêu cầu khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ.
- Phương châm lịch sự yêu cầu khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác.
- Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp: Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Việc không tuân thủ phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
+ Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp.
+ Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.
+ Người nói muốn gây một sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
2. Xưng hô trong hội thoại
- Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt có các từ chỉ quan hệ gia đình, một số từ chỉ nghề nghiệp.
- Hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.
- Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
3. Cách dẫn trực tiếp và gián tiếp
- Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật. Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép
- Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật có điều chỉnh cho phù hợp. Lời dẫn gián tiếp không được đặt trong dấu ngoặc kép.
- Cần lưu ý khi chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp:
+ Bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
+ Thay đổi đại từ xưng hô cho phù hợp.
+ Lược bỏ các từ chỉ tình thái.
+ Thêm từ rằng hoặc là trước lời dẫn.
+ Không nhất thiết phải chính xác từng từ nhưng phải dẫn đúng về ý.
- Cần lưu ý khi chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp:
+ Khôi phục lại nguyên văn lời dẫn (thay đổi đại từ xưng hô, thêm bớt các từ ngữ cần thiết ,…).
+ Sử dụng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
4. Sự phát triển của từ vựng
- Từ vựng không ngừng được bổ sung, phát triển.
- Một trong những cách phát triển từ vựng tiếng Việt là biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng.
- Có hai phương thức chủ yếu biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ: phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ.
- Ngoài cách biến đổi và phát triển nghĩa của từ, từ vựng còn được phát triển bằng hai cách khác:
+ Tạo từ mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên.
+ Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán.
5. Thuật ngữ
- Khái niệm: Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.
- Đặc điểm của thuật ngữ:
+ Về nguyên tắc, trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ tương ứng với một khái niệm.
+ Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
6. Trau dồi vốn từ
- Hai định hướng chính để trau dồi vốn từ:
- Hiểu đầy đủ và chính xác nghĩa của từ trong những văn cảnh cụ thể. Biết cách dùng từ cho đúng nghĩa và phù hợp với văn cảnh.
- Tích lũy thêm những yếu tố cấu tạo từ chưa biết, làm phong phú vốn từ của bản thân.
7. Tổng kết từ vựng:
- Từ đơn và từ phức.
- Thành ngữ.
- Từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa;
- Trường từ vựng;
- Khái niệm từ tượng hình, từ tượng thanh;
- Đặc điểm, tác dụng của các phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
III. PHẦN TẬP LÀM VĂN
- Viết đoạn văn nghị luận văn học
1. Đối tượng được bàn đến
Đối tượng của bài văn nghị luận về thơ rất đa dạng:
- Một đoạn thơ, bài thơ, một hình tượng nghệ thuật.
- Giá trị chung của đoạn thơ, bài thơ, hoặc là một khía cạnh, một phương diện nội dung hoặc nghệ thuật.
2. Yêu cầu chung
- Đọc kĩ đề bài, hình dung các kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm: hoàn cảnh sáng tác, nội dung khái quát, giá trị nghệ thuật nổi bật của bài thơ, đoạn thơ.
- Xác định vấn đề cần nghị luận, các thao tác lập luận sử dụng và phạm vi dẫn chứng đưa vào trong bài làm.
- Lập dàn ý sơ lược dựa trên một số câu hỏi thông thường như: bài thơ, đoạn thơ hay ở đâu? Hình thức nghệ thuật thể hiện là gì? Các thủ pháp chủ yếu sử dụng? Những từ ngữ nào cần đi sâu phân tích?...
3. Dàn ý khái quát
a) Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận (một phương diện nội dung, nghệ thuật...)
b) Thân bài: Dù là dạng bài nào, học sinh cũng cần đảm bảo đù ba luận điểm cơ bản sau:
* Luận điểm 1: Khái quát chung
- Nêu hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung khái quát của bài thơ.
- Hoặc là giải thích thuật ngữ.
* Luận điểm 2: Làm rõ vấn đề nghị luận
- Phân tích bài thơ, đoạn thơ theo yêu cầu của đề (có thể theo trình tự câu thơ hoặc theo trình tự ý).
- Hoặc phân tích bài thơ, đoạn thơ để làm rõ một định hướng nào đó (chia luận điểm theo nội dung của định hướng)
* Luận điểm 3: Đánh giá chung (bình luận)
- Đánh giá khái quát về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.
c) Kết bài:
- Khái quát, khẳng định vấn đề nghị luận.
Đề thi Giữa kì 1 Ngữ văn 9 (20 đề + ma trận)
Mức độ Nội dung |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
Tổng số |
I. Đọc hiểu Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: Đoạn văn bản |
- Tên văn bản, tác giả. - Nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ - Các BPTT từ vựng - Phương thức biểu đạt. - Các phương châm hội thoại. |
- Hiểu được tác dụng của biện pháp tu từ. - Nghĩa của câu văn; - Hiểu nội dung của đoạn trích |
Trình bày quan điểm, suy nghĩ về một vấn đề đặt ra trong đoạn trích. |
||
- Số câu - Số điểm - Tỉ lệ |
3 3.0 30 % |
1 1.0 10% |
1 1.0 10 % |
5 5.0 50% |
|
II. Tạo lập |
Viết bài văn thuyết minh |
|
|||
- Số câu - Số điểm - Tỉ lệ |
1 5.0 50% |
1 5.0 50% |
|||
Tổng số câu Số điểm Tỉ lệ |
3 3.0 30% |
1 1.0 10% |
1 1.0 10% |
1 5.0 50% |
6 10.0 100% |
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
PHẦN I (6 điểm). Trong văn bản Bếp lửa của Bằng Việt, có đoạn:
"Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”
Câu 1. Bài thơ Bếp lửa ra đời trong hoàn cảnh nào? Kể tên một bài thơ có hoàn cảnh sáng tác tương tự. Nói rõ tên tác giả của bài thơ đó.
Câu 2. Nêu công dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép trong khổ thơ trên.
Câu 3. Trong lời bà dặn cháu có một phương châm hội thoại bị vi phạm. Cho biết, đó là phương châm nào? Việc vi phạm phương châm hội thoại đó đã cho người đọc cảm nhận được phẩm chất đáng quý nào ở bà?
Câu 4. Từ kí ức về tuổi thơ bên bà, tác giả bài thơ Bếp lửa đã có những suy ngẫm sâu sắc về cuộc đời bà. Bằng một đoạn văn trình bày theo cách lập luận tổng - phân - hợp (khoảng 12 câu), làm rõ cảm nhận của em về những suy ngẫm đó trong bài thơ. Trong đoạn, sử dụng hợp lý một câu ghép và một thán từ (chú thích rõ).
PHẦN II (4 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Ngọn gió và cây sồi
Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gãy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mỏi mệt đành đầu hàng và hỏi:
- Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế?
Cây sồi từ tốn trả lời:
- Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gãy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Nhưng tôi cũng phải cảm ơn ông ngọn gió ạ! Chính cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.
(Theo Hạt giống tâm hồn - Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ - NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2011)
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt và biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Chỉ ra và xác định vai trò của trợ từ trong câu: “Chính cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình."
Câu 3. Từ lời nói của cây sồi già trong văn bản, kết hợp với hiểu biết xã hội, bằng một văn bản nghị luận (khoảng 2/3 trang giấy thi), hãy trình bày suy nghĩ của em về khả năng vượt qua khó khăn, thử thách của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
----------HẾT---------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc hiểu đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Một trò chơi truyền thống được phố biển trong các lễ hội là kéo co, được tổ chức ở sân đình hay bãi cỏ rộng giữa làng. Những người tham gia chia làm hai phe, đứng thành một hàng đối nhau, cùng nhân sợi dây thừng, dây chão hay một cây sào tre hoặc người đứng sau ôm lưng người đứng trước, còn hai người đứng đầu của hai phe được đối phương sang qua vạch mốc về phía mình là bên đỏ thắng. Kéo Co thu hút nhiều người. Tạo không khí hào hứng, sôi động, rèn luyện sức khỏe, tính kỉ luật, ý thức tập thể ở mỗi người. Chính vì vậy, kéo có được đông đảo thanh thiếu niên ưa thích.
(Trích văn bản Trò chơi ngày xuân, Ngữ văn 9 tập 1
NXB Giáo dục Việt Nam. 2012, trang 27)
Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn.
Câu 2: Đoạn văn trên đề cập đến vấn đề gì?
Câu 3: Dựa vào đoạn văn, hãy cho biết vì sao trò chơi đó được đông đảo thanh niên, thiếu niên ưa thích?
Câu 4: Viết đoạn văn nghị luận (Khoảng 5- 7 câu) bàn về việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy các truyền thống văn hóa tốt đẹp ở quê hương em.
II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm) Cảm nhận của em về hai câu thơ sau:
“Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.”
(Cảnh ngày xuân - Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Câu 2 (5 điểm): Tưởng tượng 20 năm sau vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho bạn học hỏi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động.
----------HẾT---------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
Trong một bài thơ đã học của chương trình Ngữ văn 9 có đoạn:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,
Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!
Câu 1. Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ đó. (1,0 điểm)
Câu 2. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các phép tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.” (2,0 điểm).
Câu 3. Trong đoạn thơ có những câu thơ sóng đôi, đối ứng nhau. Hãy nêu một trường hợp cụ thể và chỈ rõ tác dụng của sự sáng tạo đó trong việc thể hiện tình cảm giữa những người lính của tác giả. (1,0 điểm)
Câu 4. Câu cuối đoạn gợi liên tưởng đến một câu thơ cũng có hình ảnh tương tự trong một bài thơ khác viết về người lính đã học ở chương trình Ngữ văn 9. Hãy chép lại câu thơ và cho biết bài thơ có câu thơ đó được viết theo thể thơ nào? (1,0 điểm).
Câu 5. Dựa vào đoạn thơ trên, hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch để làm rõ những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí. Đoạn văn có sử dụng câu phủ định và một cặp từ trái nghĩa (gạch chân dưới câu phủ định và cặp từ trái nghĩa). (5,0 điểm).
----------HẾT---------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
Câu 1 (3 điểm):
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Ơi cơn mưa quê hương
Đã ru hát tâm hồn ta từ thuở bé
Đã thấm nặng lòng ta những tình yêu chớm hé
Nghe tiếng mưa rơi trên tàu chuối bẹ dừa
Thấy mặt trời lên khi tạnh những cơn mưa
Ta yêu quá như lần đầu mới biết
Ta yêu mưa như yêu gì thân thiết
Như tre, dừa như làng xóm quê hương
Như những con người biết mấy yêu thương.
(Nhớ cơn mưa quê hương, Lê Anh Xuân, NXB Văn học 2003).
a. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ?
b. Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì?
c. Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bốn dòng thơ cuối và nêu tác dụng.
d. Em hiểu như thế nào về hai câu thơ sau:
Ơi cơn mưa quê hương
Đã ru hát tâm hồn ta từ thuở bé
Câu 2: (2 điểm).
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của quê hương đối với cuộc đời mỗi con người.
Câu 3 (5 điểm).
Bằng sự hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu tác phẩm “Truyện Kiều” của Đại thi hào Nguyễn Du.
----------HẾT---------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
I. ĐỌC - HIỂU: (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“... Vua Quang Trung lại nói:
….Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớp gấp 10 nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời, lẽ mới dẹp nổi binh đao, không phải Ngô Thị Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu, quân mạnh thì ta có sợ gì chúng?"
(Trích Hồi thứ mười bốn “Hoàng Lê nhất thống chí” - Ngô gia văn phái)
Câu 1: Những lời trên là lời của vua Quang Trung nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào?
Câu 2: Giải thích nghĩa của từ Phương lược.
Câu 3: Lời nói của vua Quang Trung trong đoạn trích trên được dẫn theo cách dẫn trực tiếp hay cách dẫn gián tiếp? Vì sao?
II. LÀM VĂN: (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Từ đoạn trích trong phần Đọc - Hiểu, hãy viết một đoạn văn ngắn (Khoảng 5-7 câu) nêu lên cảm nhận của em về vẻ đẹp của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ.
Câu 2: (5,0 điểm)
Dựa vào văn bản “Cảnh ngày xuân” (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du), hãy đóng vai Thúy Kiều kể về buổi đi chơi cùng các em nhân tiết Thanh minh.
----------HẾT---------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
I. ĐỌC - HIỂU: (5 điểm )
Câu 1. Chép 8 câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân và Thúy Kiều trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều" (Truyện Kiều - Nguyễn Du) (2 điểm).
Câu 2. Miêu tả vẻ đẹp của hai chị em tác giả sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì? (1 điểm).
Câu 3. Trong các câu sau, câu nào từ chân được dùng với nghĩa gốc? Câu nào từ chân được dùng với nghĩa chuyển? chuyển nghĩa theo phương thức nào?
a, Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
b, Năm em học sinh khối 9 có chân trong đội tuyển bóng đá của trường.
c, Đề huề lưng túi gió trăng,
Sau chân theo một vài thằng con con.
II. TẬP LÀM VĂN: (5 điểm)
Viết đoạn văn kể lại một giấc mơ, trong đó em gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày.
----------HẾT----------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 7)
I. Đọc hiểu (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các yêu cầu bên dưới:
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn:
Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành.
Sắc đành đòi một tài dành họa hai.
(Nguyễn Du - Chị em Thúy Kiều)
Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn thơ?
Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn thơ?
Câu 3. Hãy chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ dưới đây:
Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Câu 4. Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật vừa tìm được trong hai câu thơ trên?
II. Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Viết đoạn văn (10 - 12 câu) trình bày suy nghĩ của em về câu nói sau của nhà văn Lỗ Tấn (Trong đoạn có trích dẫn câu nói đó theo cách trực tiếp).
"Trên con đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng”.
Câu 2 (5.0 điểm)
Hãy viết thư gửi cho một người bạn của em kể về một chuyến đi thăm thầy, cô giáo cũ mà em và bạn từng học.
----------HẾT---------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 8)
PHẦN I: (4.0 điểm)
"Hoàng Lê nhất thống chí" của Ngô gia văn phái là cuốn tiểu thuyết lịch sử có giá trị. Bằng những hiểu biết về tác phẩm và đặc biệt là đoạn trích "Hồi thứ mười bốn", hãy thực hiện những yêu cầu sau:
Câu 1. Giải thích nhan đề của tác phẩm và cho biết em hiểu thế nào về tên gọi của tác giả.
Câu 2. Khi chạy trốn, vua Lê Chiêu Thống đã được người thổ hào giúp đỡ. Nhận ra vua, người thổ hào "bất giác rơi lệ”. Hãy lí giải vì sao lúc này người thô hào lại khóc.
Câu 3. Từ kiến thức về tác phẩm kết hợp với hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: “Được sống trong hòa bình là hạnh phúc của mỗi người”.
Phần II (6.0 điểm)
Viết về vẻ đẹp tuyệt thế giai nhân của Kiều, trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” ( Trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du) có câu:
Làn thu thủy nét xuân sơn
Câu 1. Chép chính xác 9 câu thơ nối tiếp câu thơ trên theo bản in trong SGK Ngữ văn 9- Tập một.
Câu 2. Trong đoạn thơ em vừa chép có câu “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh"
- Có thể thay từ “hờn” trong câu thơ bằng từ “buồn” được không? Tại sao?
Câu 3. Bằng một đoạn văn tổng - phân - hợp khoảng 12 câu, hãy phân tích đoạn thơ em vừa chép để làm rõ vẻ đẹp nhan sắc, tài năng, tâm hồn của nhân vật. Trong đoạn có sử dụng hợp lý lời dẫn trực tiếp và một câu bị động (gạch chân và chú thích lời dẫn trực tiếp, câu bị động).
Câu 4. Kể tên một văn bản khác cũng viết về đề tài người phụ nữ mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở và ghi rõ tên tác giả.
----------HẾT---------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 9)
I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN - TIẾNG VIỆT (4.0 điểm)
Học sinh đọc kĩ phần trích sau và trả lời từ câu hỏi 1 đến câu 4:
"Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.”…
(Theo Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2010)
Câu 1: (1,0 điểm) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2: (1,0 điểm)
a. Đoạn văn trên có dùng những điển tích nào?
b. Việc dùng các điện tích đỏ có ý nghĩa gì?
Câu 3: (1,0 điểm) Tìm từ Hán Việt có trong đoạn trích trên?
Câu 4: (1,0 điểm) Cho câu: “Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ”.
Em hãy thay cụm từ in đậm bằng cụm từ khác thường dùng ở địa phương em, nhưng vẫn đảm bảo nghĩa cơ bản của cậu.
II.TẬP LÀM VĂN (6,0 điểm)
Kể lại việc làm tốt của em, thể hiện tinh thần tương thân tương ái.
----------HẾT---------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 10)
I- Phần 1: Đọc- hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết.
Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay nóng hổi của ông:
– Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm đôi môi nở nụ cười:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.
(Theo Tuốc- ghê- nhép)
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2 (0,5 điểm). Văn bản Người ăn xin liên quan đến phương châm hội thoại nào? Vì sao?
Câu 3. (0.5 điểm). Lời của các nhân vật trong câu chuyện trên được trích dẫn theo cách nào? Chỉ rõ dấu hiệu nhận biết.
Câu 4 (0,5 điểm). Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó?
Câu 5(1,0 điểm). Bài học rút ra từ văn bản trên?
II. Phần 2: Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình yêu thương con người.
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về tám câu thơ cuối trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du, Ngữ văn 9, tập 1).
----------HẾT---------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 11)
I. Đọc hiểu văn bản (4đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Chúng ta nhận rõ cái kì diệu của văn nghệ khi chúng ta nghĩ đến những người rất đông, không phải ở trốn trong một cơ quan bí mật, không phải bị giam trong một nhà pha, mà bị chung thân trong cuộc đời u tối, vất vả không mở được mắt. Những người đàn bà nha quê lam lũ ngày trước, suốt đời đầu tắt mặt tối, sống tối tăm, vậy mà biến đổi khác hẳn, khi họ ru con hoặc hát ghẹo nhau bằng một câu ca dao, khi họ chen nhau say mê xem một buổi chèo. Câu ca dao tự bao giờ truyền lại đã gieo vào bóng tối những cuộc đời cực nhọc ấy một ánh sáng, lay động những tình cảm, ý nghĩ khác thường. Và ánh đèn buổi chèo, những nhân vật ra trò, những lời nói, những câu hát làm cho những con người ấy trong một buổi được cười hả dạ hay rỏ giấu một giọt nước mắt. Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sống.”
(Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi)
Câu 1 (0,5đ): Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2 (0,5đ): Đối tượng được tác giả nêu ra trong đoạn trích là gì?
Câu 3 (1đ): Sự kì diệu của văn nghệ được tác giả thể hiện như thế nào?
Câu 4 (2đ): Qua đoạn trích, anh/chị hiểu thế nào về tầm quan trọng của văn nghệ?
II. Làm văn (6đ):
Phân tích vẻ đẹp của Thúy Kiều trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”.
----------HẾT---------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 12)
I. Đọc hiểu văn bản (4đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Lỗi lầm và sự biết ơn
Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận và một người nổi nóng không kiềm chế được mình nên đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.
Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”
Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá?”
Anh ta trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người”.
Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.
(theo Hạt giống tâm hồn)
Câu 1 (0,5đ): Người bạn trong câu chuyện trên đã viết và khắc lên đâu?
Câu 2 (1đ): Nêu nội dung chính của câu chuyện.
Câu 3 (1đ): Em rút ra được điều gì qua câu chuyện trên?
Câu 4 (1,5đ): Nêu suy nghĩ của em về câu chuyện (Bằng một đoạn văn).
II. Làm văn (6đ):
Phân tích bài thơ Đồng chí của tác giả Chính Hữu.
----------HẾT---------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 13)
I. Đọc hiểu văn bản (4đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?
(Tiếng thu - Lưu Trọng Lư)
Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 (0,5đ): Kể tên những sự vật được nhắc đến trong hai khổ thơ trên.
Câu 3 (1đ): Chỉ ra biện pháp nghệ thuật tiêu biểu của đoạn thơ và nêu tác dụng.
Câu 4 (2đ): Từ bài thơ trên hãy trình bày cảm nhận của em về mùa thu.
II. Làm văn (6đ):
Phân tích hình ảnh người lính qua bài thơ “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.
----------HẾT---------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 14)
Phần I: (7.0 điểm)
Từ xưa đến nay, trăng luôn là nguồn cảm hứng vô tận của thi ca. Trong bài thơ “Ángh trăng”, nhà thơ Nguyễn Duy viết:
“Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn”
(Ngữ văn 9, tập một, 'NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
Câu 1. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “Ánh trăng”. Hoàn cảnh đó có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện chủ để bài thơ?
Câu 2. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ “Từ hồi về thành phố/quen ánh điện cửa gương " và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.
Câu 3. Ghi lại chính xác một câu thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 9 cũng sử dụng biện pháp tu từ giống hai dòng thơ trên (mục 2), nêu rõ tên tác phẩm, tác giả.
Câu 4. Dựa vào khổ thơ thứ hai của đoạn thơ trên, hãy viết một đoạn văn theo cách diễn dịch, độ dài khoảng 12 câu trình bày cảm nhận của em về tình huống nhân vật trữ tình bất ngờ gặp lại vầng trăng, trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và câu phép.
(Gạch dưới một câu ghép và một câu văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp).
Phần II(3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Chuyện kế có một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:
- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là...
Người thấy giáo già hoảng hốt:
- Thưa ngài, ngài là...
- Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào...”
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
Câu 1. Tìm các từ ngữ xưng hô trong đoạn trích trên?
Câu 2. Lời đáp ở cuối đoạn trích thể hiện tình cảm, thái độ như thế nào của vị danh tướng đối với người thầy?
Câu 3. Từ đoạn trích trên kết hợp với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam.
----------HẾT---------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 15)
I. ĐỌC HIỂU (2.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí!
Câu 1. Đoạn thơ trên trích từ văn bản nào?
A. Bếp lửa
B. Đồng chí
C. Bài thơ về tiểu đội xe không kính
D. Đoàn thuyền đánh cá
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là gì?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 3. Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu thơ “Đồng chí!” là kiểu câu gì?
A. Câu đặc biệt
B. Câu rút gọn
C. Câu đơn
D. Câu ghép
Câu 4. Nội dung chính của hai câu thơ sau là gì?
Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
A. Miêu tả các vùng đất khác nhau của nước ta
B. Nói lên sự khắc nghiệt của thiên nhiên
C. Nói lên sự đối lập giữa các vùng miền của đất nước
D. Nói lên hoàn cảnh xuất thân của những người lính
II. LÀM VĂN (8.0 điểm)
Câu 1. (3.0 điểm)
Câu thơ “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ” đã thể hiện sự chia sẻ, gắn bó, yêu thương của những người lính. Từ hình ảnh đó kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình yêu thương đối với đời sống con người.
Câu 2. (5.0 điểm)
Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ (Ngữ văn 9 tập 1 – NXBGDVN 2016)
----------HẾT---------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 16)
Phần I (4 điểm): Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:
Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:
- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là ....
Người thầy giáo già hoảng hốt:
- Thưa ngài, ngài là ....
- Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào ....
(Theo sách giáo khoa Ngữ Văn 9, tập 1, trang 40)
Câu 1: Em hãy phân tích cách dùng từ xưng hô và thái độ của vị danh tướng trong câu chuyện trên
Câu 2: Nêu tác dụng của dấu hai chấm được sử dụng trong câu chuyện.
Câu 3: Từ cách xưng hô và thái độ của vị danh tướng - người học trò cũ trong câu chuyện trên, em hãy nêu suy nghĩ của mình về ý kiến sau “ Một ngàn lời cả ơn không bằng một lần cúi chào thầy cũ”. (Trình bày trong một đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi).
Phần II (6 điểm)
Trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận có những câu thơ thật đẹp:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
Câu 2: Viết đoạn văn theo cách lập luận quy nạp khoảng 12 câu phân tích khổ thơ trên để thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên hòa quyện với vẻ đẹp của con người trong lao động. Trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và một câu cảm thán (gạch dưới lời dẫn trực tiếp và câu cảm thán).
Câu 3: Trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có một bài thơ mà hình ảnh cánh buồm được xuất hiện rất đẹp. Chép chính xác những câu thơ có chứa hình ảnh đó và cho biết nó thuộc bài thơ nào của ai?
----------HẾT---------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 17)
Phần 1(6.5 điểm)
Trong bài thơ “Ánh trăng”, nhà thơ Nguyễn Duy đã viết:
... Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
(Theo SGK Ngữ Văn 9, tập 1, trang 156, NXB Giáo dục, 2016)
Câu 1 (1 điểm) Xác định thời điểm ra đời của bài thơ “Ánh trăng”, liên hệ với cuộc đời Nguyễn Duy để phát biểu chủ đề của bài thơ. Theo em, chủ đề ấy có liên quan gì đến đạo lí, lẽ sống của dân tộc Việt Nam ta?
Câu 2 (0,75 điểm) Phân tích những ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh trăng trong đoạn thơ trích dẫn.
Câu 3 (3,5 điểm) Dựa vào hai khổ thơ, em hãy viết một đoạn văn Tổng hợp - Phân tích - Tổng hợp khoảng 10 - 12 câu để làm rõ cảm xúc và những suy ngẫm của tác giả. Trong đoạn có sử dụng hợp lí một thán từ và một câu bị động (gạch chân và chú thích rõ)
Câu 4 (1,25 điểm) Trong chương trình Ngữ văn THCS, em còn đực học một bài thơ khác cũng miêu tả cuộc gặp gỡ không lời giữa người và trăng. Đó là bài thơ nào? Chép chính xác bài thơ đó. Hãy chỉ ra điểm khác nhau về ý nghĩa cuộc gặp gỡ trong hai bài thơ thơ.
Phần II (3,5 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Tôi muốn nói với các bạn câu chuyện làm Việt luận(a) và học Việt văn(b), luôn thể giãi bày hết nỗi khổ tâm của người anh các bạn đã đeo một cái “nghiệp” vào người: “nghiệp” dạy tiếng mẹ đẻ.
Nỗi buồn thứ nhất là thấy các bạn có quan niệm học “tủ”. Ông thầy dạy giỏi đối với các bạn là ông thầy giảng và soạn sách đúng “tủ”.
Nói làm sao cho các bạn hiểu rằng trong 7, 8 năm trời, nào nhận xét, đọc sách, xem truyện, giảng văn.... nào tập dùng chữ, đặt câu, dàn ý, làm bài, tôi thiết tưởng một học sinh, với khiếu thông minh, trí nhớ trung bình, không có lí do gì phải nhẩm bút trước một đề văn trong kì thi viết.
Sự học mà đã hạ xuống là học “tủ” thì chúng tôi cũng không còn cần làm việc cùng các bạn nữa. Sao không có một “hãng” nào đó in ra độ 500 bài làm văn sẵn để học sinh cứ việc mang về học thuộc như con vẹt, rồi đem nguyên văn chép lại cho hội đồng chấm thi duyệt xem chép sai hay đúng, việc gì còn phải lôi thôi bày đặt ra chương trình học tập để bắt trẻ em ngày ngày phải đến trường.
(a) Làm Việt Luận: tập làm văn bằng tiếng Việt
(b) Học Việt văn: học văn học Việt Nam.
(Theo Nghiêm Toản, Luận văn thị phạm. Dẫn theo Ngữ văn 8, tập II, trang 97+98, NXB Giáo dục, 2016)
Câu 1 (1,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính và chỉ rõ những cảm xúc dược tác giả biểu hiện trong đoạn trích. Qua đó, em học tập được điều gì khi thuyết phục người khác về một vấn đề?
Câu 2 (2,0 điểm) Viết một đoạn văn khoảng 1/2 trang giấy thi làm rõ nhận định: chúng ta không nên học vẹt, học tủ.
----------HẾT---------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 18)
Phần I (4 điểm)
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất tại Rio de Janneiro, cô bé 12 tuổi người Canada-Severn Cullí Suzuki đã có một bài phát biểu “khiến cả thế giới lặng im”. Dưới đây là một đoạn của bài phát biểu đó:
“Chúng tôi đến đây không có mục đích nào khác ngoài việc đấu tranh cho tương lai của chính mình... Tôi đến đây lên tiếng cho các thế hệ mai sau, lên tiếng cho những trẻ em đang chết đói trên khắp thế giới mà tiếng khóc cầu cứu không ai nghe thấy, lên tiếng cho muôn vàn động vật đang chết dần trên trái đất này vì chẳng còn nơi sinh sống. Giờ tôi sợ phải bước đi dưới ánh mặt trời vì những lỗ thủng trên tầng ozôn. Tôi sợ phải thở vì không biết không khí đang chứa những hóa chất nào. Ngày ngày, chúng ta đều nghe những tin về việc các loài động thực vật đang dần tuyệt chủng rồi biến mất mãi mãi. Tôi đã luôn mơ về những đàn thú hoang dã đông đúc, về những cánh rừng rậm và rừng mưa nhiệt đới đầy các loài chim và bướm. Nhưng tôi tự hỏi, liệu con cái chúng tôi còn có cơ hội được nhìn thấy chúng nữa không?
Câu 1. Tác giả bài phát biểu - một cô bé 12 tuổi đã lên tiếng nhân danh cho những đối tượng nào? Qua đó em cảm nhận được những nét đáng quý nào ở cô bé?
Câu 2: Trong bài phát biểu, cô bé vừa xưng “tôi” vừa xưng “chúng tôi”. Theo em, điều đó có ý nghĩa gì?
Câu 3: Bài phát biểu của cô bé đã “khiến cả thế giới im lặng”. Bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi, hãy trình bày suy nghĩ của em về chủ đề “Biết lắng nghe để thấu hiểu”.
Phần II (6 điểm)
Một trong những thành công của Nguyễn Du trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” (Truyện Kiều) là sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình.
Câu 1: Em hiểu thế nào là bút pháp tả cảnh ngụ tình?
Câu 2: Chép một câu thơ trong đoạn trich “Cảnh ngày xuân” có sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình và nêu ngắn gọn cảm nhận của em về câu thơ đó.
Câu 3: Trong đoạn trích cũng có những câu thơ tả cảnh thiên nhiên được coi là tuyệt bút:
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cảnh lê trắng điểm một vài bông hoa.
Bằng một đoạn văn theo phép lập luận tổng - phân - hợp khoảng 15 câu, em hãy phân tích làm rõ vẻ đẹp của bức tranh xuân trong đoạn thơ trên. Trong đoạn văn sử dụng câu cảm thán và phép tu từ so sánh. (Gạch chân câu cảm thán và phép tu từ so sánh được sử dụng).
----------HẾT---------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 19)
Câu 1: (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và làm theo các yêu cầu bên dưới:
Hôm đó, trên xe buýt có một người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở một trạm trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội). Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hết túi quần, túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng với khuôn mặt đỏ bừng. Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào túi quần của ông. Khi nhân viên bán vé đến, theo phản xạ, ông lại đưa tay lục túi quần và thấy tờ 5.000 đồng. Ông mừng ra mặt, trả tiền vé và cứ tưởng đó là tiền của mình. Còn cô gái thì lẳng lặng mỉm cười.
(Báo Gia đình và xã hội – Xuân Đinh Dậu 2017, trang 16)
a. (1 điểm) Vì sao cô học sinh đã len lén nhét tờ 5000 đồng vào túi quần của ông già mà không đưa trực tiếp cho ông?
b. (1 điểm) Câu: “Còn cô gái thì lẳng lặng mỉm cười” giúp em hiểu thêm điều gì về cô học sinh?
c. (1 điểm) Suy nghĩ của em về “người tử tế” được gợi lên qua câu chuyện trên. Trình bày khoảng 5-7 dòng.
Câu 2: (3 điểm)
Nhà văn Nguyễn Đình Thi khi còn sống đã than rằng ông cả đời sợ nhất hai loại rác: rác ngôn ngữ và rác thải.
Lời tâm sự của nhà văn đã gợi cho em những suy nghĩ gì về hiện trạng rác thải ngôn ngữ xung quanh ta hiện nay. Hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em.
Câu 3: (4 điểm)
Gần bốn năm gắn bó với ngôi trường em đang học, biết bao buồn, vui lẫn lộn cùng thầy, cô, bè bạn,…
Em hãy xây dựng câu chuyện mà có lần vì em sử dụng sai mục đích của mạng xã hội, em đã làm mất đi người bạn tốt, làm xấu đi tính tốt đẹp của mạng xã hội, làm mất niềm tin của thầy, cô, bạn bè. Qua câu chuyện đó em đã “lớn lên” được gì trong suy nghĩ và hành động.
----------HẾT---------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 20)
Câu 1: (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
(1) Lòng đố kị có thể gắn với sự hiếu thắng, một tâm lí muốn chứng tỏ mình không thua chúng kém bạn, thậm chí hơn người. Tính hiếu thắng có thể có tác dụng kích thích người ta phấn đấu, cạnh tranh vượt lên người khác, có ý nghĩa tiến bộ nhất định. Tâm lí đố kị ngược lại, chỉ là sự biến dạng của lòng hiếu thắng. Đố kị là tâm lí của kẻ thất bại. Động cơ kích thích phấn đấu giảm sút, mà ý muốn hạ thấp, hãm hại người khác để thỏa lòng ích kỉ tăng lên. Phân tích lòng đố kị, nhà triết học Hi Lạp cổ đại A-ri-xtot đã nói: “Người đố kị sở dĩ cảm thấy dằn vặt đau đớn không chỉ vì cảm thấy mình thua kém mà còn vì phải nhìn thấy người khác thành công”. Nhà triết học đã chỉ ra thực chất kẻ đố kị là kẻ không muốn nhìn thấy người khác thành công.
(2) Trên thực tế, không một lòng đố kị nào có thể ngăn cản được người khác thành công, cho nên lòng đố kị chỉ có hại cho bản thân kẻ đố kị. Nó vừa làm cho kẻ đố kị không được sống thanh thản, luôn dằn vặt đau khổ vì những lí do không chính đáng, lại vừa có thể dẫn họ đến những mưu đồ xấu xa, thậm chí phạm tội ác. Kẻ đố kị không hiểu rằng “ngoài trời còn có trời” (cao hơn) “ngoài núi còn có núi” (cao hơn), mình tài giỏi còn có người tài hơn.
a. (1 điểm) Bài viết đã đề cập đến tính xấu nào? Tác giả đã chỉ ra những tác hại nào của tính xấu đó?
b. (1 điểm) Xác định lời dẫn trong đoạn (1). Cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ được dẫn, dẫn trực tiếp hay gián tiếp.
c. (1 điểm) Viết 1 đoạn văn (3-4 câu) cho biết thái độ ứng xử, hành động nên có của em trước tài năng hay thành công của người khác.
Câu 2: (3 điểm) Em hãy viết một bài văn ngắn khoảng 1 trang giấy thi trình bày ý kiến của em về vấn đề: nói lời xin lỗi.
Câu 3: (4 điểm) “Đủ nắng hoa sẽ nở, đủ yêu thương hạnh phúc sẽ đong đầy” (Khuyết danh)
Em hãy kể lại một câu chuyện về sự sẻ chia yêu thương của chính mình hoặc mình chứng kiến. (Trong đó có kết hợp yếu tố nghị luận, miêu tả và độc thoại nội tâm)
----------HẾT---------
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Ngữ văn 9 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm bộ Đề thi Ngữ Văn 9 năm học 2024 - 2025 chọn lọc khác:
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Đề thi các môn học lớp 9 năm học 2023-2024 học kì 1 và học kì 2 được biên soạn bám sát cấu trúc ra đề thi mới Tự luận và Trắc nghiệm giúp bạn giành được điểm cao trong các bài thi lớp 9.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)