Đề cương ôn tập Giữa kì 1 Ngữ Văn 9 Cánh diều
Bộ đề cương ôn tập Giữa kì 1 Ngữ Văn 9 Cánh diều với các dạng bài đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh lớp 9 nắm vững được kiến thức cần ôn tập để đạt điểm cao trong bài thi Văn 9 Giữa kì 1.
Đề cương ôn tập Giữa kì 1 Ngữ Văn 9 Cánh diều
Chỉ từ 80k mua trọn bộ đề cương ôn tập Giữa kì 1 Ngữ Văn 9 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Nội dung kiến thức Văn 9 Giữa kì 1 Cánh diều
I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP
A. Phần 1: Nội dung kiến thức cần ôn tập
1. Văn bản:
- Xác định và phân tích được một số đặc điểm của thể thơ song thất lục bát như: số dòng, số chữ, vần và nhịp trong một số khổ thơ; sự khác biệt so với thơ lục bát. Biết vận dụng kiến thức lịch sử văn học để đọc hiểu văn bản.
- Xác định và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản truyện thơ Nôm muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật như: cốt truyện, nhân vật, lời thoại. Phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
- Nhận biết và phân tích được ý nghĩa của nhan đề, thông tin cơ bản, đặc điểm văn bản và mối quan hệ giữa đặc điểm với mục đích của văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh; đánh giá được vai trò của các chi tiết quan trọng trong văn bản; mối quan hệ giữa phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ.
a. Một số yếu tố thi luật của thể thơ song thất lục bát
Nội dung |
Kiến thức |
1. Khái niệm |
Song thất lục bát là thể thơ kết hợp giữa thơ thất ngôn và thơ lục bát; mỗi khổ gồm bốn dòng thơ: một cặp thất ngôn và một cặp lục bát, tạo thành một kết cấu trọn vẹn về ý cũng như về âm thanh, nhạc điệu. |
2. Gieo vần |
Mỗi khổ thơ có một vần trắc và ba vần bằng; câu sáu chỉ có vần chân, ba câu kia vừa có vần chân vừa có vần lưng. |
3. Ngắt nhịp |
Các câu bảy có thể ngắt nhịp 3/4 hoặc 3/2/2, hai câu sáu – tám ngắt theo thể lục bát. |
4. Nội dung |
Thể song thất lục bát thiên về việc diễn tả đời sống nội tâm nhân vật với cảm hứng trữ tình bi thương, có khả năng biểu lộ một cách tinh tế những dòng suy cảm dồn nén với tâm trạng nhớ tiếc và mong đợi. Đây là thể thơ kết hợp được nhiều phẩm chất thẩm mĩ của tiếng Việt, dồi dào nhạc điệu, trong đó nổi bật ở âm điệu buồn thương triền miên, phù hợp để ngâm ngợi. |
5. Ảnh hưởng |
Cùng với thể lục bát, song thất lục bát đều là những thể thơ dân tộc xuất phát từ văn học dân gian và được phát triển đến đỉnh cao nghệ thuật trong văn học viết. |
b. Truyện thơ Nôm
Nội dung |
Kiến thức |
1. Khái niệm |
- Truyện thơ Nôm là truyện thơ được viết bằng chữ Nôm thường dùng thể thơ lục bát để kể chuyện. Đặc điểm nổi bật của truyện thơ Nôm là sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình. Thể loại này phát triển mạnh và có nhiều thành tựu vào thế kỉ XVIII – XIX, hiện nay, còn lại khoảng trên 100 tác phẩm với những truyện tiêu biểu như: Truyện Hoa tiên (Nguyễn Huy Tự), Sơ kính tân trang (Câu chuyện mới về gương, lược – Phạm Thái), Truyện Kiều (Nguyễn Du), Bích Câu kì ngộ (Cuộc gặp gỡ kì lạ ở Bích Câu – Vũ Quốc Trân), Tống Trân – Cúc Hoa (khuyết danh), Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu),… - Truyện thơ Nôm là thể loại có khả năng phản ánh sâu rộng hiện thực xã hội thông qua các câu chuyện kể về biến cố trong cuộc đời các nhân vật và cuộc đấu tranh để bảo vệ nhân phẩm, tình yêu của họ. |
2. Cốt truyện |
- Cốt truyện đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng tác phẩm. - Mô hình cốt truyện của truyện thơ Nôm gồm ba chặng: Gặp gỡ - Lưu lạc (hoặc thử thách) – Đoàn tụ. |
3. Nhân vật |
- Thường được chia thành hai tuyến đối lập nhau gồm các nhân vật chính diện (đại diện cho cái thiện, chính nghĩa) và các nhân vật phản diện (đại diện cho cái ác, phi nghĩa). - Nhân vật chính diện và phản diện thường được xây dựng đối lập về phẩm chất theo từng cặp như: Từ Hải – Hồ Tôn Hiến (Truyện Kiều), Lục Văn Tiên – Trịnh Hâm (Truyện Lục Vân Tiên),… hoặc theo nhóm Thuý Kiều, Kim Trọng – Tú Bà, Mã giám Sinh; ông Tiều, ông Ngư – thái sư, thầy bói,… - Nhân vật chính của truyện đóng vai trò kết nối các nhân vật ở hai tuyến chính diện và phản diện thông qua các ự kiện diễn ra trong cuộc đời mình. |
c. Văn bản thông tin thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
Nội dung |
Kiến thức |
1. Khái niệm |
Văn bản giới thiệu danh lam thắng cảnh là loại văn bản thông tin tập trung nêu lên vẻ đẹp và giá trị của một cảnh đẹp thiên nhiên nổi tiếng. Thông tin trong loại văn bản này thường được trình bày theo trật tự không gian, thời gian, quan hệ nguyên nhân – kết quả, phân loại các đối tượng hoặc so sánh và đối chiếu… |
2. Nhan đề |
Phần lớn nhan đề của loại văn bản thông tin này thường nêu tên các địa danh như: Vườn quốc gia Tràm Chim – Tam Nông, Cao nguyên đá Đồng Văn… Cũng có nhiều nhan đề văn bản nêu giá trị nổi bật của danh lam thắng cảnh được giới thiệu, chẳng hạn: Vịnh Hoạ Long: một kì quan thiên nhiên độc đáo và tuyệt mĩ hoặc Khám phá kì quan thế giới: thác I-goa-du… |
................................
................................
................................
Các dạng bài Văn 9 Giữa kì 1 Cánh diều
II. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP MINH HỌA
1. Dạng 1: Đọc – hiểu
Bài tập 1. Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
Mười ngày đã tới ải Đồng,
Minh mông(1) biển rộng đùng đùng sóng xao.
Đêm nay chẳng biết đêm nào,
Bóng trăng vằng vặc bóng sao mờ mờ.
Trên trời lặng lẽ như tờ,
Nguyệt Nga nhớ nỗi tóc tơ chẳng tròn.
Than rằng: “Nọ nước kìa non,
Cảnh thời thấy đó, người còn về đâu?”
Quân hầu đều đã ngủ lâu,
Lén ra mở bức rèm châu một mình:
“Vắng người có bóng trăng thanh,
Trăm năm xin gửi chút tình lại đây.
Vân Tiên anh hỡi có hay?
Thiếp nguyền một tấm lòng ngay với chàng”.
Than rồi lấy tượng vai mang,
Nhắm dòng nước chảy vội vàng nhảy ngay.
(Trích Truyện Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu, trong Nguyễn Đình Chiểu toàn tập, tập I, NXB Đại học và THCN, Hà Nội, 1980)
Chú thích:
(1) Minh mông: mênh mông (phát âm theo tiếng miền Nam)
Bối cảnh đoạn trích: Kiều Nguyệt Nga được Lục Vân Tiên cứu khỏi đám cướp đã đem lòng yêu mến, tự nguyện gắn bó suốt đời với Vân Tiên… Nghe tin Vân Tiên đã chết, Kiều Nguyệt Nga thề sẽ thủ tiết suốt đời. Thái sư đương triều hỏi nàng cho con trai không được, đem lòng oán thù, tâu vua bắt Kiều Nguyệt Nga đi cống giặc Ô Qua.
Đoạn trích trên ghi lại tâm trạng của Kiều Nguyệt Nga trên đường đi cống giặc Ô Qua.
Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích trên.
Câu 2. Xác định thời gian được miêu tả trong đoạn trích.
Câu 3. Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 4. Hai câu thơ “Than rằng: “Nọ nước kìa non/ Cảnh thời thấy đó, người còn về đâu?” cho thấy tâm sự gì của Kiều Nguyệt Nga?
Câu 5. Bút pháp nghệ thuật được sử dụng chủ yếu trong đoạn trích là gì?
Câu 6. Tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả không gian nơi mà Kiều Nguyệt Nga đang ở và nêu ý nghĩa, tác dụng của những từ ngữ, hình ảnh ấy?
Câu 7. Nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn của Kiều Nguyệt Nga qua đoạn trích.
Câu 8. Qua nhân vật Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích, em có suy nghĩ gì về thân phận của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến?
Bài tập 2. Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
KHUN LÚA – NÁNG ỦA (CHÀNG LÚA – NÀNG ỦA)
(Truyện thơ dân tộc Thái)
(Trích)
Nàng rời chàng buồn đau theo mẹ Đường về quê vắng vẻ quạnh buồn Vời trông nào thấy người thương 240-Trời âm thầm tỏa màn sương mịt mùng Vào cánh rừng trông chừng xa khuất Nàng như cuồng ngã vật nằm queo Bà Nàng cuống sợ nhào theo Ôm con nhớn nhác giữa đèo nhờ ai ? 245-Nhờ chim Én cánh dài tìm Lú Kể ngọn ngành, Chàng sợ đi ngay Đây rồi Chàng gọi, Chàng lay - Hỡi ôi, Vía Ủa có hay chăng về Anh đây mà, dậy đi Em hỡi 250-Ngượi vợ yêu anh đợi anh mong “Hà hơi” Chàng bế Chàng bồng Giật mình choàng tỉnh Nàng bừng cơn mê - Anh yêu quí, chết đi cho khuất Sống chia lìa, lay lắt anh ơi ! |
255-Van Nàng, Mẹ mới nên lời: - Sợ Cha bắt “chém” cả đôi chẳng nề ! Khun Lú mới vỗ về Nàng Ủa: Gắng hãy về chớ quá buồn đau Mặc cho kẻ lượn bên rào 260-Có trời chứng giám ta nào phụ nhau ! Nàng về những âu sầu buồn bã Nước mắt thì lã chã kêu gào Người Cha sôi giận tuôn trào - Hễ mày còn bướng thì tao chặt đầu! 265 - Vừa lúc Tạo thăm Dâu đã đến Mẹ mắng con, im ỉm trong buồng Nàng Ủa xinh đẹp ngậm buồn Khóc thương Chàng Lú chẳng còn thiết chi. (Bản diễn Nôm “Khun Lú – Náng Ủa” của Nguyễn Khôi dài 452 câu thơ đã được Nhà xuất bản Văn Hóa Dân Tộc in và phát hành 1100 cuốn, tại Hà Nội tháng 9 - 1997) |
Chú thích:
(Tóm tắt tác phẩm: Tích truyện cổ Chàng Lú – nàng Ủa có ở các dân tộc Kháng (Xá), Khơ Mú, Thái,... Chàng Lú và nàng Ủa yêu nhau tha thiết từ nhỏ. Lớn lên, Ủa bị cha mẹ ép gả cho một tù trưởng có thế lực. Cả hai cùng tự vẫn, kiện lên đến Trời. Nhưng chính Trời lại là người chủ mưu trong mọi chuyện. Họ bị đày thành hai ngôi sao (sao Khun Lú và sao Nàng Ủa), mỗi ngôi sao đứng một góc trời, mãi mãi trông đợi nhau mà không được gần nhau.
Tích khác: Câu chuyện duyên trời, tình đất thiếu đạo lý, chia lìa đôi lứa vì ép duyên, nên họ rủ nhau quyên sinh (chết) lên Mường Trời, mong được xum họp; nào ngờ Then (Trời) háo sắc lại tranh Vợ lấy làm tỳ thiếp, nạt Chồng làm oan hồn lẩn khuất trong không gian; chưa thôi, Then (Trời) lại bắt họ trở thành 2 ngôi sao Khun Lú – Náng Ủa (Sao Hôm- Sao Mai) chỉ cho nhìn nhau mà không được gặp.
Đoạn trích: Lú - Ủa không thể đến được với nhau và tâm trạng của nàng Ủa đang theo mẹ về nhà)
Câu 1. Đặc điểm của truyện thơ trong văn bản trên là gì?
Câu 2. Tâm trạng của cô gái trong đoạn truyện thơ trên như thế nào?
................................
................................
................................
Xem thêm đề cương ôn tập Ngữ Văn 9 Cánh diều có lời giải hay khác:
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Đề thi các môn học lớp 9 năm học 2023-2024 học kì 1 và học kì 2 được biên soạn bám sát cấu trúc ra đề thi mới Tự luận và Trắc nghiệm giúp bạn giành được điểm cao trong các bài thi lớp 9.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)