Đề cương ôn tập Học kì 1 Ngữ Văn 9 Chân trời sáng tạo

Bộ đề cương ôn tập Học kì 1 Ngữ Văn 9 Chân trời sáng tạo với các dạng bài đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh lớp 9 nắm vững được kiến thức cần ôn tập để đạt điểm cao trong bài thi Văn 9 Học kì 1.

Đề cương ôn tập Học kì 1 Ngữ Văn 9 Chân trời sáng tạo

Xem thử

Chỉ từ 80k mua trọn bộ đề cương ôn tập Học kì 1 Ngữ Văn 9 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

Nội dung kiến thức Văn 9 Học kì 1 Chân trời sáng tạo

I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP

A. Phần 1: Nội dung kiến thức cần ôn tập

1. Văn bản:

- Nhận biết và phân tích được nét độc đáo về hình thức của bài thơ thể hiện qua bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ.

- Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản.

- Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

- Nhận biết và phân tích được luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng tiêu biểu trong văn bản.

- Phân tích được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề.

- Nhận biết và phân tích được đặc điểm của văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử, bài phỏng vấn; chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.

- Nhận biết và phân tích được tác dụng của cách trình bày thông tin trong văn bản như: trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, các đối tượng phân loại, so sánh và đối chiếu,...

- Phân tích được thông tin cơ bản của văn bản; giải thích được ý nghĩa của nhan đề trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản.

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố trong truyện truyền kì: không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện.

- Nhận biết và phân biệt được lời người kể chuyện và lời nhân vật; lời đối thoại và lời độc thoại trong văn bản truyện.

Quảng cáo

- Nêu được nội dung bao quát của văn bản; bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thế của tác phẩm.

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thơ Nôm: cốt truyện, nhân vật, lời thoại.

- Nêu được nội dung bao quát của văn bản; bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

- Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

a. Văn bản văn học

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

Văn bản văn học là công trình nghệ thuật ngôn từ, kết quả hoạt động sáng tác của cá nhân hoặc tập thể nhà văn và là đơn vị độc lập cơ bản của văn học.

2. Hình thức

Văn bản văn học có thể tồn tại dưới dạng truyền miệng hoặc dưới dạng viết (văn tự với quy mô có thể chỉ là một câu, vài dòng (tục ngữ, ca dao...) đến hàng vạn câu, hàng ngàn trang (sử thi, tiểu thuyết...).

3. Cấu trúc

Văn bản văn học là một hệ thống phức tạp gồm hàng loạt yếu tố thuộc các bình diện khác nhau của nội dung và hình thức.

4. Hình thức nghệ thuật

Hình thức nghệ thuật của văn bản văn học là cách tổ chức, kết nối mọi yếu tố (bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ, vẫn, nhịp...) nhằm tạo nên tinh chỉnh thể của tác phẩm.

Quảng cáo

b. Thơ

Nội dung

Kiến thức

1. Kết cấu thơ

Kết cấu của bài thơ là toàn bộ tổ chức chặt chẽ và sinh động các yếu tố về nội dung và hình thức của bài thơ, tạo ra tính toàn vẹn và thể hiện một cách tốt nhất chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Kết cấu của bài thơ được biểu hiện ở mọi phương diện tổ chức của tác phẩm: (1) sự chọn lựa thể thơ (2) sự sắp xếp các phần, các đoạn thơ theo một trình tự nhất định (bố cục); (3) sự triển khai mạch cảm xúc; (4) sự phối hợp của vẫn, nhịp, hình ảnh thơ, các biện pháp tu từ ...

2. Ngôn ngữ thơ

Ngôn ngữ thơ có đặc điểm là hàm súc, ngắn gọn, giàu hình ảnh, gọi nhiều hơn tả, giàu nhạc điệu, được tổ chức thành một cấu trúc đặc biệt: có vần, nhịp, thanh điệu, đối ... Thế giới nội tâm của nhà thơ không chỉ được thể hiện bằng ý nghĩa của từ ngữ mà còn được thể hiện qua âm thanh, nhịp điệu của từ ngữ, những yếu tố ấy góp phần làm tăng thêm hàm nghĩa cho bài thơ. Những đặc điểm trên khiến cho bài thơ dễ dàng tác động trực tiếp đến cảm xúc của người đọc và khắc sâu trong tâm trí họ.

Quảng cáo

c. Truyện truyền kì

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

Truyện truyền kì là một thể loại văn xuôi tự sự thời trung đại, phản ánh hiện thực qua những yếu tố kì lạ, hoang đường. Ớ Việt Nam, truyện truyền kì được viết bằng chữ Hán, phát triển mạnh ở thế kỉ XVI - XVII, tiêu biểu là Thánh Tông đi thảo, tương truyền của Lê Thánh Tông, Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ.

2. Không gian, thời gian truyền kì

Không gian

Trong truyện truyền kì, thế giới con người và thế giới thánh thần, ma, quỷ có sự tương giao. Điều này làm nên đặc điểm riêng cho không gian truyện truyền kì - không gian giàu yếu tố kì ảo.

Thời gian

Có sự khác biệt về thời gian ở cõi trần với cõi âm ti, thuỷ phủ hoặc nơi thượng giới (biểu hiện qua nhịp độ nhanh chậm của thời gian); con người có thể sống nhiều đời, nhiều cuộc đời hoặc sống nhờ các phép thuật kì ảo.

3. Nhân vật

Nhân vật có thể là con người hay thần linh, ma, quỷ... Nếu nhân vật là con người, họ thường có nét đặc biệt nào đó; nếu nhân vật là thần linh, ma, quỷ, họ thường mang hình ảnh, tính cách của con người.

4. Cốt truyện

Truyện truyền kì thường sử dụng yếu tố kì ảo tạo nên những biến đổi bất ngờ và hợp lí hóá những điều ngẫu nhiên, bất bình thường trong cốt truyện.

5. Lời người kể chuyện

Lời của người kể chuyện trong truyện truyền kì là lời kể của một người biết hết mọi chuyện ở trần gian, địa phủ, thượng giới; mọi hành động, suy nghĩ của nhân vật. Lời của người kể chuyện thường chiếm tỉ lệ cao trong văn bản.

................................

................................

................................

Các dạng bài Văn 9 Học kì 1 Chân trời sáng tạo

II. MỘT SỐ NG BÀI TẬP MINH HỌA

1. Dạng 1: Đọc – hiểu

Bài tập 1. Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi :

QUẦN THỂ DI TÍCH CÓ ĐÔ HUẾ

- DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI

(VOV5) - Với những giá trị mang tính toàn cầu của mình, quần thể di tích Cố đô Huế trở thành di sản văn hoá đầu tiên của Việt Nam được UNESCO ghi tên vào danh mục Di sản thế giới năm 1993.

Quần thể di tích Cố đô Huế nằm dọc hai bên bờ sông Hương thuộc thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của tỉnh, là cố đô của Việt Nam dưới triều nhà Nguyễn, từ 1802 đến 1945. Với những giá trị mang tinh toàn cầu của mình, quần thể di tích Cố đô Huế trở thành di sản văn hoá đầu tiên của Việt Nam được UNESCO ghi tên vào danh mục Di sản thế giới năm 1993.

Đề cương ôn tập Học kì 1 Ngữ Văn 9 Chân trời sáng tạo

Đại Nội Huế về đêm. Ảnh: https://wpd.vn/gia-tri-lich-su-dai-noi-hue-duoi-thoi-nha-nguyen/

Năm 1306, sau cuộc hôn phối giữa công chúa Huyền Trân (Nhà Trần) với vua Chàm là Chế Mân, vùng đất Châu Ô, Châu Lý (gồm Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và một phần phía bắc Quảng Nam ngày nay) được lấy tên là Thuận Hoá. Vào nửa cuối thế kỷ 15, thời vua Lê Thánh Tông, địa danh Huế lần đầu tiên xuất hiện. Năm 1636, phủ Chúa Nguyễn đặt ở Kim Long (Huế), tới năm 1687 thì dời về Phú Xuân - thành Nội Huế ngày nay. Vào những năm đầu của thế kỷ 18, Phủ Xuân trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của xứ "Đàng Trong". Từ năm 1788 đến 1801, Phú Xuân trở thành kinh đô của triều đại Tây Sơn. Nhà sử học Lê Văn Lan cho biết: Các vị hoàng đế nhà Nguyễn, đặc biệt là hai vị hoàng đế đầu tiên là Gia Long và Minh Mạng đã rất có lý khi muốn Phú Xuân, khi chuyển Phú Xuân thành kinh đô Huế của cả nước Đại Nam. Huế lúc đó có vai trò cực kỳ quan trọng của một trung tâm đầu não về mặt chính trị của cả nước. Một triều đình rất công phu được xây dựng, mà đứng đầu là các vị vua chuyên chế, rồi các bộ máy và các hạng mục kinh thành cũng đã được thiết kế và ổn định..

Từ năm 1802 đến 1945, Huế là kinh đô của nước Việt Nam thống nhất dưới sự trị vì của 13 đời vua nhà Nguyễn. Cũng vào thời gian này, tại đây đã hình thành các công trình kiến trúc lịch sử văn hoá có giá trị. Có thể kể đến ở phía bờ Bắc của con sông Hương là hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền Nguyễn gồm ba tòa thành: Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử Cấm thành Huế lồng vào nhau, được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Hệ thống thành quách ở đây là một mẫu mực của sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc Đông và Tây, được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ thú với nhiều yếu tố biểu tượng sẵn có tự nhiên đến mức người ta mặc nhiên xem đó là những bộ phận của Kinh thành Huế - đó là núi Ngự Bình, dòng Hương Giang, cồn Giã Viên, cồn Bộc Thanh [...]

Ngoài ra, những địa danh tô điểm thêm nét đẹp của quần thể di tích Cố đô Huế có thể kể đến là: Sông Hương, Núi Ngự, Chùa Thiên Mụ, Bạch Mã, Lăng Cô, Thuận An,... Tại phiên họp lần thứ 17 của Uỷ ban Di sản thế giới tại Colombia năm 1993, UNESCO khi quyết định công nhận quần thể di tích Cố đô Huế là di sản văn hoả của nhân loại, đã khẳng định giá trị mang tính toàn cầu của quần thể di tích Cố đô Huế. Theo đó, quần thể di tích Cố đô Huế tiêu biểu cho những thành tựu nghệ thuật độc đáo, là những kiệt tác do bàn tay con người tạo dựng, có giá trị to lớn về mặt kỹ thuật xây dựng và nghệ thuật kiến trúc.

(Thu Hoa - VOV5 20/5/2018)

https://vovworld.vn/vi-VN/viet-nam-dat-nuoc-con-nguoi/quan-the-di-tich-co-do-hue-di- san-van-hoa-the-gioi-645392.vov )

Câu 1. Xác định nội dung thông tin của văn bản.

Câu 2. Xác định loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản và nêu vai trò của chúng trong việc cung cấp thông tin về di tích Cố đô Huế.

Câu 3. Văn bản Quần thể di tích Cố đô Huế - di sản văn hóa thế giới thể hiện những đặc điểm nào của kiểu văn bản giới thiệu một di tích lịch sử?

Câu 4. Phân tích mối quan hệ giữa nhan đề Quần thể di tích Cố đô Huế- di sản văn hóa thế giới với các thông tin cơ bản của văn bản?

Câu 5. Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hoá của nhân loại, thông tin này tác động tới em như thế nào? Vì sao?

Bài tập 2. Đọc văn bản sau và trả lời lời câu hỏi:

ĐỪNG VƯỢT KHÓ MỘT MÌNH

(1) Ý thức sâu sắc về mục đích sống, niềm hi vọng tràn đầy, niềm tin bền vững, niềm yêu thương và trân trọng bản thân, thái độ tích cực, lòng dũng cảm, tính kiên cường và khả năng làm chủ thay đổi sẽ đưa bạn đi suốt hành trình dài của cuộc đời. Tuy nhiên, không một ai độc hành trên đời này cả. Tôi đánh giá cao khả năng tự chăm sóc bản thân của tôi. Tôi đã nỗ lực để trở nên tự lập hết mức có thể. Nhưng tôi vẫn phụ thuộc vào những người xung quanh, và con người chúng ta, ai cũng phụ thuộc vào người khác ở mức độ đáng kể.

 (2) Người ta thường hỏi tôi: “Dựa dẫm nhiều vào người khác chẳng phải rất cực sao?”. Và tôi thường trả lời: “Bạn thẳng thắn đấy”. Dù bạn có ý thức được hay không, nhưng rõ ràng bạn cũng phụ thuộc vào những người xung quanh bạn nhiều gần như tôi dựa vào những người xung quanh tôi. Có một số việc tôi phải cần đến sự giúp đỡ của người khác mới thực hiện được, nhưng không ai trên trái đất này lại đạt được thành công mà lại không khai thác những lợi ích từ sự sáng suốt, lòng tốt hoặc sự giúp đỡ của người khác.

….

 (3) Bạn phải đủ khiêm nhường mới có thể tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác, cho dù đó là sự giúp đỡ từ một người chăm sóc, một người cố vấn, một thần tượng, hoặc một thành viên trong gia đình. Khi ai đó đủ khiêm nhường để tìm kiếm sự giúp đỡ, hầu hết mọi người đều đáp lại bằng cách chìa tay ra với người đó. Nếu bạn tỏ ra là người có tất cả mọi câu trả lời và bạn không cần bất cứ ai khác cả, thì bạn ít có khả năng thu hút sự ủng hộ và giúp đỡ từ người khác.

(4) Tất cả chúng ta đều cần có những mối quan hệ có thể khích lệ, giúp đỡ chúng ta trong khó khăn, thử thách. Tất cả chúng ta đều phải gắn bó với người ruột thịt. Để có được các mối quan hệ hiệu quả, chúng ta phải xây dựng lòng tin và phải chứng minh bản thân là người đáng tin cậy. Chúng ta phải hiểu rằng hầu hết mọi người về bản năng đều hành động theo lợi ích của bản thân, nhưng nếu bạn chứng tỏ cho người khác thấy rằng bạn quan tâm đến họ, thì hầu hết họ sẽ đối xử với bạn như bạn đã đối xử với họ.

(Theo Nick Vujicic, Sống cho điều ý nghĩa hơn, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2021, trang 86-88)

Câu 1. Luận đề của văn bản trên là gì?

Câu 2. Câu văn “Ý thức sâu sắc về mục đích sống, niềm hi vọng tràn đầy, niềm tin bền vững, niềm yêu thương và trân trọng bản thân, thái độ tích cực, lòng dũng cảm, tính kiên cường và khả năng làm chủ thay đổi sẽ đưa bạn đi suốt hành trình dài của cuộc đời” có sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu.

Câu 3. Trong văn bản, tác giả dùng lý lẽ “Nếu bạn tỏ ra là người có tất cả mọi câu trả lời và bạn không cần bất cứ ai khác cả, thì bạn ít có khả năng thu hút sự ủng hộ và giúp đỡ từ người khác” để làm sáng tỏ cho luận điểm nào?

Câu 4. Câu “Tuy nhiên, không một ai độc hành trên đời này cả” có thể hiểu là gì?

Câu 5. Anh/ chị hãy nhận xét về thái độ của người viết về vấn đề được bàn.

................................

................................

................................

Xem thử

Xem thêm đề cương ôn tập Ngữ Văn 9 Chân trời sáng tạo có lời giải hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Đề thi các môn học lớp 9 năm học 2023-2024 học kì 1 và học kì 2 được biên soạn bám sát cấu trúc ra đề thi mới Tự luận và Trắc nghiệm giúp bạn giành được điểm cao trong các bài thi lớp 9.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên