Đề cương ôn tập Học kì 1 Ngữ Văn 9 Kết nối tri thức

Bộ đề cương ôn tập Học kì 1 Ngữ Văn 9 Kết nối tri thức với các dạng bài đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh lớp 9 nắm vững được kiến thức cần ôn tập để đạt điểm cao trong bài thi Văn 9 Học kì 1.

Đề cương ôn tập Học kì 1 Ngữ Văn 9 Kết nối tri thức

Xem thử

Chỉ từ 80k mua trọn bộ đề cương ôn tập Học kì 1 Ngữ Văn 9 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

Nội dung kiến thức Văn 9 Học kì 1 Kết nối tri thức

I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP

A. Phần 1: Nội dung kiến thức cần ôn tập

1. Văn bản:

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố trong truyện truyền kì: không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện.

- Nêu được nội dung bao quát của văn bản; bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

- Nhận biết và phân biệt được lời người kể chuyện và lời nhân vật; lời đối thoai và lời độc thoại trong văn bản truyện.

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố thi luật của thơ song thất lục bát như: vần, nhịp, số chữ, sống dòng, trong một khổ thơ; sự khác biệt so với thơ lục bát.

- Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản.

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thơ Nôm như: cốt truyện, nhân vật, lời thoại.

- Nhận biết và phân tích được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản.

- Nhận biết được vai trò của người đọc và bối cảnh tiếp nhận đối với việc đọc hiểu tác phẩm văn học; hiểu được cùng một vấn đề đặt ra trong văn bản, người đọc có thể tiếp nhận khác nhau.

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của bi kịch như: xung đột, hành động, cốt truyện, nhân vật, lời thoại.

- Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân do văn bản đã học mang lại.

Quảng cáo

a. Truyện truyền kì

Các yếu tố

Kiến thức

1. Khái niệm

Truyện truyền kì là thể loại văn xuôi tự sự, phát triển mạnh mẽ từ thời trung đại, dùng yếu tố kì ảo làm phương thức nghệ thuật để phản ánh cuộc sống. Truyện truyền kì thuộc bộ phận văn học viết, tuy nhiên, trong quá trình sáng tạo, các tác giả cũng sử dụng nhiều yếu tố của văn học dân gian. Trong mỗi truyện truyền kì, yếu tố kì ảo và yếu tố hiện thực kết hợp, đan xen một cách linh hoạt. Qua những chi tiết kì ảo, người đọc có thể nhận thấy những vấn đề cốt lõi của hiện thực cũng như quan niệm và thái độ của tác giả.

2. Cốt truyện

Truyện truyền kì có khi mô phỏng cốt truyện dân gian hoặc dã sử lưu truyền rộng rãi trong nhân dân; có khi mượn từ truyện truyền kì Trung Quốc. Cốt truyện của truyện truyền kì được tổ chức chủ yếu dựa trên chuỗi sự kiện sắp xếp theo trật tự tuyến tính, có quan hệ nhân quả.

3. Nhân vật

Thế giới nhân vật trong truyện truyền kì khá đa dạng, phong phú, trong đó nổi bật nhất là ba nhóm: thần tiên, người trần và yêu quái. Các nhân vật thường có những nét kì lạ, biểu hiện ở nguồn gốc ra đời, ngoại hình hay năng lực siêu nhiên...

4. Ngôn ngữ

Truyện truyền kì sử dụng nhiều điển tích, điển cố.

5. Không gian, thời gian

Không gian trong truyện truyền kì thường có sự pha trộn giữa cõi trần, cõi tiên, cõi âm; các hình thức không gian này không tồn tại tách biệt mà liền thông với nhau.

Thời gian cũng có sự kết hợp chặt chẽ giữa thời gian thực và thời gian kì ảo. Thời gian thực với các điểm mốc, các niên đại xác định góp phần tạo nên giá trị hiện thực của truyện truyền kì. Thời gian kì ảo thường được sử dụng khi nói về cõi tiên, cõi âm – nơi mọi thứ ngưng đọng, không biến đổi, không giới hạn.

Quảng cáo

b. Thơ song thất lục bát

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

Song thất lục bát là thể thơ có nguồn gốc dân tộc, kết hợp đan xen từng cặp câu 7 tiếng (song thất) với từng cặp câu 6 và 8 tiếng (lục bát). Bài thơ song thất lục bát có thể được chia khổ hoặc không, số câu trong mỗi câu thơ không cố định.

2. Về hiện tượng biến thể

Song thất lục bát cũng có hiện tượng biến thể: có khi bài thơ mở đầu bằng cặp lục bát chứ không phải cặp song thất; có khi một số cặp câu lục bát liền nhau sau đó mới đến cặp song thất; có khi số chữ của các câu thơ không theo quy định.

3. Về vần

Thơ song thất lục bát sử dụng cả vần lưng (yêu vận) và vần chân (cước vận). Vần lưng được gieo ở tiếng thứ sáu (hoặc thứ tư) của câu thơ 8 tiếng (hiệp vần với tiếng cuối của câu thơ 6 tiếng ngay trước nó) và tiếng thứ ba (hoặc thứ năm) của câu thơ 7 tiếng (hiệp vần với tiếng cuối của câu thơ 7 tiếng liền trước nó). Vần chân được gieo ở tiếng cuối của tất cả các câu thơ.

4. Về thanh điệu

Đề cương ôn tập Cuối kì 1 Ngữ Văn 9 Kết nối tri thức

Trong đó: thanh bằng (B), thanh trắc (T)

- Câu thơ 7 tiếng thường có cách ngắt nhịp lẻ trước chẵn sau (3/2/2 hoặc 3/4). Hai câu 6 và 8 ngắt nhịp theo thể thơ lục bát. Một số câu thơ có thể đọc theo những các ngắt nhịp khác nhau, mỗi cách ngắt nhịp tạo ra một nghĩa, giúp người đọc có được sự đa dạng trong cảm thụ.

Quảng cáo

c. Truyện thơ Nôm

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

Truyện thơ Nôm là thể loại tự sự bằng thơ, được viết bằng chữ Nôm; hình thành vào khoảng thế kỉ XVI - XVII, phát triển mạnh và đạt được nhiều thành tựu to lớn vào cuối thế kỉ XVII và nửa đầu thế kỉ XIX. Ở giai đoạn đầu, một số truyện thơ Nôm được sáng tác bằng thể thơ Đường luật hoặc song thất lục bát; sau đó các tác giả chủ yếu sử dụng thể thơ lục bát.

2. Đề tài, chủ đề

Đề tài, chủ đề rộng mở, phong phú, giàu cảm hứng nhân đạo và có giá trị hiện thực sâu sắc.

3. Cốt truyện

Cốt truyện triển khai theo trình tự thời gian với mô hình cơ bản: gặp gỡ - chia li - đoàn tụ. Khi tiếp thu nguồn cốt truyện từ văn học dân gian hoặc văn học Trung Quốc, các tác giả truyện thơ Nôm đã có những đóng góp riêng. Một số truyện thơ Nôm lấy đề tài từ đời sống thực tế và có cốt truyện do tác giả tự sáng tạo.

4. Nhân vật chính

Nhân vật chính trong truyện thơ Nôm là những cô gái, chàng trai có vẻ đẹp toàn diện (hình thể, tâm hồn, đức hạnh, trí tuệ, tài năng…) nhưng cuộc sống thường gặp nhiều trắc trở, gian nan. Những gian nan, trắc trở ấy không chỉ phản ánh thực trạng xã hội đương thời mà còn là cái “nền” để các tác giả làm nổi bật vẻ đẹp của con người, đặc biệt là người phụ nữ (hiếu thảo, thủy chung, giàu lòng nhân hậu, đức hi sinh, dung cảm, mạnh mẽ, kiên cường đấu tranh để bảo vệ hạnh phúc, giữ gìn phẩm giá). Nhiều nhân vậy đươc khắc họa ở cả hai phương diện: con người bên ngoài (ngoại hình, lời nói, cử chỉ, hành động…) và con người bên trong (cảm xúc, suy nghĩ, diễn biến tâm lí…).

5. Nghệ thuật thể hiện nhân vật

- Lời thoại của nhân vật đã được chú ý ở cả hai hình thức: đối thoại và độc thoại. Trong một số tác phẩm, lời thoại đã được cá thể hóa và trở thành phương tiện thể hiện tính cách nhân vật.

- Nhiều tác giả truyện Thơ Nôm đã sử dụng thành công bút pháp tả cảnh ngụ tình để thể hiện thế giới nội tâm nhân vật.

6. Đóng góp của thể loại

Truyện thơ Nôm là thể loại có đóng góp to lớn vào việc phát triển ngôn ngữ văn học và thể thơ lục bát của dân tộc. Trong các tác phẩm đỉnh cao, ngôn ngữ truyện thơ Nôm giản dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân, được “tinh chế” bởi ngòi bút tài hoa, điêu luyện của tác giả; thể thơ lục bát được hoàn thiện và đạt tới sự nhuần nhuyễn, không chỉ có khả năng biểu đạt mọi cung bậc tình cảm tinh tế của con người mà còn đảm nhận xuất sắc chức năng kể chuyện.

................................

................................

................................

Các dạng bài Văn 9 Học kì 1 Kết nối tri thức

II. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP MINH HỌA

1. Dạng 1: Đọc – hiểu

Bài tập 1. Đọc kĩ ngữ liệu dưới đây, sau đó trả lời các câu hỏi:

Nào lối dạo vườn hoa năm ngoái,

Đoá hồng đào hải buổi còn xanh

Trên gác phượng, dưới lầu oanh,

Gối Du-tiên(1) hãy rành rành, song song.

Bây giờ đã ra lòng rẻ rúng

Để thân này cỏ ủng tơ mành,

Đông quân(2) sao khéo bất tình,

Cành hoa tàn nguyệt, bực mình hoài xuân.

Nào lúc tựa lầu Tần(3) hôm nọ,

Cành liễu mành bẻ thua đương tơ

Mảnh xuân y(4) hãy sờ sờ dấu phong.

Khi trưởng ngọc, lúc rèm ngà,

Bây giờ đã ra lòng ruồng rẫy,

Để thân này nước chảy hoa trôi(5)!

Hoa công sao khéo trêu ngươi?

Bóng đèn tà nguyệt, nhử mùi ký sinh(6)!

(Trích Cung oán ngâm khúc, Nguyễn Gia Thiều, in trong cuốn Cổ văn Việt Nam - Cung oán ngâm khúc, NXB Tân Việt, 1953, tr. 35)

* Chú thích:

Tóm tắt nội dung tác phẩm: Cung oán ngâm khúc là bài ca ai oán của người cung nữ có tài sắc, trước được vua yêu chuộng, nhưng chẳng bao lâu bị ruồng bỏ. Ở trong cung, nàng xót thương cho thân phận mình và oán trách nhà vua phụ bạc. Qua khúc ngâm, tác giả còn gửi gắm quan niệm của ông về cuộc đời bạc bẽo, phù du. Cả khúc ngâm dài 356 câu với một ngôn ngữ tài hoa, đài các, có nhiều chữ Hán và điển cố. Đoạn trích trên gồm 16 câu (từ câu 245 – 260).

(1) Du tiên: là nơi cõi tiên.

(2) Đông quân: nghĩa bóng là vua

(3) Lầu Tần: là nơi phong lưu dư dả

(4) Xuân y: là áo đẹp, hoặc áo chầu triều của các quan và các phi, tần trong cung cấm

(5) Nước chảy hoa trôi: bởi câu Đường thi: “thuỷ lưu hoa tạ lưỡng vô tình” - nước trôi hoa rụng thảy vô tình.

(6) Có thể hiểu cả câu thơ: Mang bóng đèn lập lòe dưới trăng tà để nhử bọn người sống gửi trên cõi đời này. Ý nói: cung nữ trách tạo hóa đã bày ra cảnh vàng son quyền quý để dụ dỗ nàng vào chốn đoạn trường.

Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích trên.

A. Lục bát.

B. Song thất lục bát.

C. Thất ngôn.

D. Tự do.

Câu 2. Từ nào sau đây không phải là từ Hán Việt?

A. Hồng đào.

B. Đông quân.

C. Xuân y.

D. Hoá công.

Câu 3. Đáp án nào đúng về biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau đây?

Hoả công sao khéo trêu ngươi?

Bóng đèn tà nguyệt nhử mùi ký sinh.

A. So sánh.

B. Ẩn dụ.

C. Hoán dụ.

D. Nhân hoá.

Câu 4. Em hiểu thế nào về nghĩa của thành ngữ “nước chảy hoa trôi” trong câu thơ “Để thân này nước chảy hoa trôi!”:

A. Chỉ sự chia lìa, xa cách.

B. Chỉ sự tàn tạ của đời người.

C. Chỉ sự chung thuỷ của con người.

D. Chỉ sự lưu luyến không nỡ rời xa.

Câu 5. Tâm trạng của nhân vật trữ tình thể hiện trong hai câu thơ cuối là gì?

A. Cô đơn.

B. Đau đớn.

C. Phẫn uất.

D. Nuối tiếc.

Câu 6. Dòng nào hiểu đúng về câu thơ: Cành hoa tàn nguyệt, bực mình hoài xuân?

A. Cành hoa và trăng tàn là những cảnh vật khiến con người uất ức trong mùa xuân.

B. Cành hoa và trăng tàn là những cảnh vật khiến con người luôn nhớ về mùa xuân.

C. Cành hoa tàn dưới ánh trăng bực mình mỗi khi xuân đến.

D. Cành hoa dưới ánh trăng tàn uất ức nuối tiếc tình xuân.

Câu 7. Đoạn trích đã thể hiện thành công bút pháp tương phản đối lập giữa quá khứ và hiện tại. Em hãy nhận xét diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện qua bút pháp tương phản đối lập này.

Câu 8. Qua tâm trạng của người cung nữ trong đoạn trích, em hãy khái quát lên hình dung của mình về số phận của người cung nữ nói chung và bộ mặt của vua chúa trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ.

Câu 9. Viết về người phụ nữ trong xã hội phong kiến là một đề tài quen thuộc trong các tác phẩm văn học Việt Nam. Em hãy kể tên một vài tác phẩm thuộc đề tài trên và khái quát một vài vẻ đẹp của người phụ nữ thể hiện trong các tác phẩm đó.

................................

................................

................................

Xem thử

Xem thêm đề cương ôn tập Ngữ Văn 9 Kết nối tri thức có lời giải hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Đề thi các môn học lớp 9 năm học 2023-2024 học kì 1 và học kì 2 được biên soạn bám sát cấu trúc ra đề thi mới Tự luận và Trắc nghiệm giúp bạn giành được điểm cao trong các bài thi lớp 9.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên