Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 9 Học kì 1 có đáp án (10 đề)



Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 9 Học kì 1 có đáp án (10 đề)

Phần dưới là danh sách Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 9 Học kì 1 có đáp án (10 đề). Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Ngữ văn 9.

Quảng cáo

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1

Môn: Ngữ Văn 9

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 1)

Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án đúng:

Câu 1: Nhân vật chính trong truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” là ai?

A. Trương Sinh và Phan Lang    B. Phan Lang và Linh Phi

C. Vũ Nương và Trương Sinh    D. Linh Phi và mẹ Trương Sinh

Câu 2: Nhận định nào nói đúng nhất tư tưởng, cảm xúc chủ đạo của tác giả trong văn bản “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”?

A. Phê phán thói ăn chơi xa xỉ của bọn vua chúa đương thời.

B. Phê phán tệ nhũng nhiễu nhân dân của lũ quan lại hầu cần vua chúa.

C. Thể hiện lòng thương cảm đối với nhân dân của tác giả.

D. Cả A,B,C đều đúng.

Câu 3: Đoạn trich “Chị em Thúy Kiều” nói về những nhân vật nào?

A. Thúy Kiều và Kim Trong    B. Thúy Kiều và Vương Quan

C. Thúy Kiều và Từ Hải    D. Thúy Kiều và Thúy Vân

Câu 4: Hồi thứ 14 trong “Hoàng Lê nhất thống chí” tái hiện sự việc gì?

A. Chiến thắng của vua Lê và sự thảm hại của quân Thanh.

B. Chiến thắng của vua Quang Trung.

C. Chiến công của vua Quang Trung và sự thảm bại của quân Thanh cùng số phận bi đát của bọn thống trị nhà Lê.

D. Sự thống nhất của vua Lê.

Câu 5: Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật nào của Nguyễn Du?

A. Nghệ thuật tả cảnh    B. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình.

C. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.    D. Nghệ thuật tả người.

Câu 6: Hình ảnh Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga được khắc họa giống với motip nào trong truyện cổ tích?

A. Một chàng trai tài giỏi, cứu một cô gái thoát khỏi cảnh nguy hiểm, họ trả nghĩa nhau và trở thành vợ chồng.

B. Một anh nông dân nghèo nhờ chăm chỉ đã lấy được vợ đẹp và trở nên giàu có.

C. Một ông vua mang hạnh phúc đến cho một người đau khổ.

D. Những con người ăn ở hiền lành, thật thà, phúc đức sẽ được đền đáp xứng đáng.

Phần II. Tự luận:

Câu 1: Nêu những nét chính về thời đại, gia đình và cuộc đời Nguyễn Du. Tóm tắt “Truyện Kiều”.

Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn (khoản 10-15 câu) nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp, phẩm chất và số phận của nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Từ đó em hiểu gì về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa?

Đáp án và thang điểm

Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm) – Mỗi câu đúng được 0,5đ.

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án C D D C C A

Phần II: Tự luận (7 điểm)

Câu 1:

# Những nét chính về thời đại, gia đình và cuộc đời Nguyễn Du:

- Tiểu sử

    + Nguyễn Du (1765-1820) quê làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; sinh trưởng trong một gia đình đại quí tộc có truyền thống về văn học.

    + Cuộc đời Nguyên Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật: chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và bão táp phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi.

    + Nguyễn Du sống phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc rồi về ở ẩn tại quê nội Hà Tĩnh, sau đó ra làm quan bất đắc dĩ với triều Nguyễn. Năm 1813-1814 ông được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc. Năm 1820 ông được cử làm chánh sứ đi Trung Quốc lần thứ hai nhưng chưa kịp đi thì bị bệnh, mất tại Huế.

- Học vấn: Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hoá dân tộc và văn chương Trung Quốc. Ông có vốn sống phong phú, niềm thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân.

- Sự nghiệp: Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm những tác phẩm có giá trị lớn cả bằng chữ Hán và chữ Nôm.

# Tóm tắt “Truyện Kiều”:

Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, sống êm ấm cùng cha mẹ và hai em là Thúy Vân và Vương Quan. Trong buổi du xuân, Kiều gặp Kim Trọng, thề nguyền đính ước với nhau. Kim Trọng về quê chịu tang chú, gia đình Kiều bị mắc oan, Kiều phải bán mình chuộc cha. Kiều bị Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa đẩy vào lầu xanh, được Thúc Sinh cứu khỏi lầu xanh nhưng bị Hoạn Thư ghen, Kiều phải chốn đi nương náu ở chùa Giác Duyên. Vô tình Kiều lại rơi vào tay Bạc Hạnh, Bạc Bà phải vào lầu xanh lần thứ hai. Kiều gặp Từ Hải. Từ Hải lấy Kiều làm vợ, giúp Kiều báo ân báo oán. Từ Hải mắc lừa Hồ Tôn Hiến, bị giết. Kiều bị bắt ép gả cho tên Thổ Quan. Nàng tủi nhục trầm mình ở sông Tiền Đường, được sư Giác Duyên cứu, nương nhờ cửa phật lần thứ hai. Kim trọng trở lại kết duyên với Thúy Vân nhưng vẫn đi tìm Kiều. Nhờ sư Giác Duyên, Kim-Kiều gặp nhau, gia đình đoàn tụ. Kim gặp Kiều đổi tình yêu thành tình bạn.

Câu 2:

Chú ý các ý sau:

- Vũ Nương là người phụ nữ có nhiều phẩm chất tốt đẹp

   + Người con gái thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.

   + Người vợ một mực thủy chung với chồng, thấu hiểu nỗi khổ và nguy hiểm mà chồng phải đối mặt nơi chiến tuyến, chờ đợi chồng.

   + Người con dâu hiếu thảo: chăm sóc mẹ chồng như cha mẹ ruột, lo ma chay chu đáo khi mẹ chồng mất

   + Người mẹ thương con hết mực:bù đắp thiếu thốn tinh thần của con bằng cách chỉ vào bóng mình trên tường giả làm cha đứa bé.

   + Người phụ nữ trọng nhân phẩm tình nghĩa.

- Số phận của nàng bất hạnh, hẩm hiu:

   + Chồng đi lính, một mình phải gánh vác công việc gia đình, chăm sóc con nhỏ, phụng dưỡng mẹ già

   + Bị chồng nghi oan tấm lòng chung thủy, mắng nhiếc, đánh đuổi một cách phũ phàng

   + Dù ở thủy cung luôn nhớ về nhân gian nhưng không thể trở về được

Nghệ thuật xây dựng nhân vật: tạo dựng tình huống để thử thách nhân vật, khắc họa nhân vật qua ngoại hình, hành động, đối thoại... kết hợp với yếu tố kì ảo có thực

- Vũ Nương là đại diện cho người phụ nữ Việt Nam xưa có tư dung tốt đẹp, có nhiều phẩm chất tốt đẹp nhưng chịu nhiều đau khổ, bất hạnh.

Quảng cáo

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1

Môn: Ngữ Văn 9

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 2)

Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án đúng:

Câu 1:“Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” được viết theo thể loại nào?

A. Tiểu thuyết chương hồi    B. Tùy bút    C. Truyền kì    D. Truyện ngắn

Câu 2: Nhận định nào nói đúng và đầy đủ ý nghĩa của chi tiết Vũ Nương gieo mình xuống sông tự vẫn?

A. Phản ánh chân thực cuộc sống đầy oan khuất và khổ đau của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

B. Bày tỏ niềm thương cảm của tác giả trước số phận mỏng manh và bi thảm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

C. Tố cáo xã hội phụ quyền phong kiến đã chà đạp lên quyền sống của con người nhất là người pụ nữ.

D. Cả A,B,C đều đúng.

Câu 3: Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” thể hiện khát vọng gì của tác giả?

A. Cứu người giúp đời    B. Trở nên giàu sang phú quý

C. Có công danh hiển hách    D. Có tiếng tăm vang dội

Câu 4: Nhận xét nào thể hiện cách dùng binh tài giỏi của Quang Trung trong văn bản “Hoàng Lê nhất thống chí” ?

A. Tổ chức cuộc hành quân thần tốc giành thắng lợi.

B. Giữ được bí mật tuyệt đối.

C. Sắp xếp quân tiền, hậu, tả, hữu, trung hợp lí.

D. Vừa hành quân, vừa đánh giặc

Câu 5: Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” kết cấu theo trình tự nào sau đây?

A. Theo trình tự không gian của cảnh du xuân.

B. Theo trình tự nguyên nhân, kết quả.

C. Theo trình tự thời gian của cuộc du xuân.

D. Kết hợp trình tự thời gian và không gian.

Câu 6: Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, 2 câu thơ “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng – Tin sương luống những rày trông mai chờ” nói lên nỗi nhớ của Kiều với ai?

A. Thúy Vân    B. Kim Trọng    C. Cha mẹ    D. Vương Quan

Phần II: Tự luận (7đ)

Câu 1: Chép thuộc lòng đoạn trích “Cảnh ngày xuân”.

Câu 2: Chi tiết cái bóng trong “Chuyện người con gái Nam Xương” có ý nghĩa như thế nào?

Đáp án và thang điểm

Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm) – Mỗi câu đúng được 0,5đ.

Câu 123456
Đáp án BDAADB

Phần II: Tự luận (7 điểm)

Câu 1: Học sinh chép đúng đoạn trích.

Câu 2:

- Cái bóng trong câu chuyện có ý nghĩa đặc biệt vì đây là chi tiết tạo nên cách thắt nút, mở nút hết sức bất ngờ.

+ Cái bóng có ý nghĩa thắt nút câu chuyện vì :

• Đối với Vũ Nương: Trong những ngày chồng đi xa, vì thương nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng bóng người cha nên hàng đêm, Vũ Nương đã chỉ bóng mình trên tường, nói dối con đó là cha nó. Lời nói dối của Vũ Nương với mục đích hoàn toàn tốt đẹp.

• Đối với bé Đản: Mới 3 tuổi, còn ngây thơ, chưa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin là có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng nín thin thít và không bao giờ bế nó.

• Đối với Trương Sinh: Lời nói của bé Đản về người cha khác (chính là cái bóng) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không thuỷ chung, nảy sinh thái độ ghen tuông và lấy đó làm bằng chứng để về nhà mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương đi để Vũ Nương phải tìm đến cái chết đầy oan ức.

+ Cái bóng cũng là chi tiết mở nút câu chuyện.

• Chàng Trương sau này hiểu ra nỗi oan của vợ cũng chính là nhờ cái bóng của chàng trên tường được bé Đản gọi là cha.

• Bao nhiêu nghi ngờ, oan ức của Vũ Nương đều được hoá giải nhờ cái bóng.

- Chính cách thắt, mở nút câu chuyện bằng chi tiết cái bóng đã làm cho cái chết của Vũ Nương thêm oan ức, giá trị tố cáo đối với xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công với người phụ nữ càng thêm sâu sắc hơn.

Quảng cáo

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1

Môn: Ngữ Văn 9

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 3)

Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án đúng:

Câu 1: Tên tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” có nghĩa là gì?

A. Vua Lê nhất định thống nhất đất nước.

B. Ý chí thống nhất đất nước của vua Lê.

C. Ghi chép việc vua Lê thống nhất đất nước.

D. Ý chí trước sau như một của vua Lê.

Câu 2: Theo em vì sao tác giả Nguyễn Du lại miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân trước, vẻ đẹp của Thúy Kiều sau?

A. Vì Thúy Vân không phải là nhân vật chính.

B. Vì Thúy Vân đẹp hơn Thúy Kiều

C. Vì tác giả muốn làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều

D. Vì tác giả muốn đề cao Thúy Vân.

Câu 3: Dòng nào nhận định không đúng về tác phẩm “Truyền kì mạn lục”

A. Là tác phẩm viết bằng chữ Nôm.

B. Khai thác các truyện cổ dân gian và các truyền thuyết lịch sử của Việt Nam

C. Có tất cả 20 truyện.

D. Nhân vật chính thường là những người phụ nữ đức hạnh nhưng gặp nhiều oan khuất, bất hạnh.

Câu 4: Em hiểu câu thơ :

   “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi

   Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”

A. Phải viết quý trọng ơn nghĩa

B. Cuộc sống trong sạch, tự do, ngoài vòng danh lợi.

C. Cuộc sống nhỏ nhen, mưu danh, trục lợi.

D. Thấy việc nghĩa không làm thì không phải là người anh hùng.

Câu 5: Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” đã nói lên bao nỗi nhớ và buồn thương của Thúy Kiều. Đó là nỗi buồn thương nhớ ai?

A. Nhớ hai em.    B. Nhớ cha mẹ và Kim Trọng.

C. Nhớ quê nhà.    D. Nhớ về tuổi thơ vui vẻ, hạnh phúc.

Câu 6: Lí do chính khiến Vũ Nương không trở về đoàn tụ với gia đình mặc dù đã được giải oan là?

A. Vì cảm ơn đức của Linh Phi.

B. Vì còn tức giận Trương Sinh.

C. Vì chế độ phong kiến đương thời không dung nạp được những người đức hạnh như nàng.

D. Cả A và C đều đúng.

Phần II: Tự luận (7đ)

Qua các đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, “Mã Giám Sinh mua Kiều”, “Thúy Kiều báo ấn báo oán”, em hãy phân tích giá trị nhân đạo của “Truyện Kiều” ?

Đáp án và thang điểm

Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm) – Mỗi câu đúng được 0,5đ.

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án C C A D B D

Phần II: Tự luận (7 điểm)

HS cần triển khai được một số ý:

Tinh thần nhân đạo được thể hiện trong Truyện Kiều

- Khẳng định đề cao con người: vẻ đẹp ngoại hình, phẩm chất, tài năng

- Lên án tố cáo những thế lực tàn bạo càh đạp lên quyền sống và hạnh phúc của con người

- Thương cảm đồng cảm trước những đau khổ, bi kịch của con người, đặc biệt là người phụ nữ

- Đề cao tấm lòng bao dung, nhân hậu và ước mơ công lí, chính nghĩa

Quảng cáo

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1

Môn: Ngữ Văn 9

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 4)

Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án đúng:

Câu 1: Dòng nào sắp xếp đúng trình tự diễn biến của các sự việc trong “Truyện Kiều” ?

A. Gặp gỡ và đính ước – Đoàn tụ - Gia biến và lưu lạc

B. Gặp gỡ và đính ước – Gia biến và lưu lạc – Đoàn tụ

C. Gia biến và lưu lạc – Đoàn tụ - Gặp gỡ và đính ước

D. Gia biến và lưu lạc – Gặp gỡ và đính ước – Đoàn tụ

Câu 2: Hình ảnh chiếc bóng trong “Chuyện người con gái Nam Xương” giữ vai trò gì trong câu chuyện?

A. Làm câu chuyện hấp dẫn

B. Thắt nút, mở nút câu chuyện

C. Là yếu tố truyền kì

D. Thể hiện tính cách nhân vật

Câu 3: Truyện Kiều có :

A. 2354 câu thơ lục bát.    B. 3254 câu thơ lục bát.

C. 4253 câu thơ lục bát.    D. 5324 câu thơ lục bát.

Câu 4: Nhận định nào sau đây đúng nhất về nội dung đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”?

A. Niềm thương nhớ và nỗi đau đớn xót xa.

B. Nỗi cô đơn, buồn thương da diết.

C. Nỗi xót xa cho thân phận nàng Kiều.

D. Cảnh ngộ cô đơn buồn tủi, tấm lòng thủy chung, hiếu thảo.

Câu 5: Trong tác phẩm “Hoàng Lê thống nhất chí”, vì sao tác giả vốn là quan trung thành với nhà Lê nhưng vẫn viết rất chân thực và hay về Quang Trung – “kẻ thù” của họ?

A. Vì họ tôn trọng lịch sử.    B. Vì học có ý thức dân tộc.

C. Vì họ luôn ủng hộ kẻ mạnh.     D. Cả A và B đều đúng.

Câu 6: Nội dung chính của đoạn trích “Cảnh ngày xuân” là gì?

A. Tả lại vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều.

B. Tả lại cảnh chị em Thúy Kiều đi chơi xuân.

C. Tả cảnh mọi người đi lễ hội trong tiết thanh minh.

D. Tả lại cảnh thiên nhiên mùa xuân rực rỡ.

Phần II: Tự luận (7đ)

Phân tích hình tương nhân vật Nguyễn Huệ trong “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái.

Đáp án và thang điểm

Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm) – Mỗi câu đúng được 0,5đ.

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án B B B D D B

Phần II: Tự luận (7 điểm)

HS cần triển khai kĩ được các ý:

- Nguyễn Huệ:

    + Lòng yêu nước nồng nàn

    + Quả cảm, tài trí

    + Nhân cách cao đẹp

Xem thêm các đề kiểm tra, Đề thi Ngữ Văn 9 chọn lọc, có đáp án hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Tuyển tập Đề thi Ngữ Văn 9 năm học 2023-2024 học kì 1 và học kì 2 có đáp án được các Giáo viên hàng đầu biên soạn bám sát chương trình Ngữ văn lớp 9 và cấu trúc ra đề thi trắc nghiệm và tự luận mới.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên