Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 9 Học kì 1 có đáp án (10 đề)



Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 9 Học kì 1 có đáp án (10 đề)

Phần dưới là danh sách Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 9 Học kì 1 có đáp án (10 đề). Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Ngữ văn 9.

Quảng cáo

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết tiếng việt Học kì 1

Môn: Ngữ Văn 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề 1)

Phần I: Trắc nghiệm (2đ) : Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Thành ngữ "Ông nói gà bà nói vịt" liên quan đến phương châm hội thoại nào?

A. Phương châm về lượng     C. Phương châm về chất

B. Phương châm về quan hệ     D. Phương châm cách thức

Câu 2: Thành ngữ nào dưới đây không liên quan đến phương châm hội thoại về chất?

A. Ăn ốc nói mò    C. Nói nhăng nói cuội

B. Ăn không nói có    D. Lúng búng như ngậm hột thị

Câu 3: Lời dẫn trực tiếp là:

A. Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật.

B. Thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp.

C. Lời dẫn trực tiếp không cần đặt trong dấu ngoặc kép.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 4: Việc mượn từ trong Tiếng Việt là để:

A. Phát triển từ ngữ Tiếng Việt

B. Biết ngôn ngữ nước ngoài

C. Người Việt Nam đi du lịch

D. Người Việt Nam hiểu văn hoá nước ngoài

Câu 5: Từ ngữ nào dưới đây không phải là thuật ngữ của môn Tiếng Việt?

A. ẩn dụ    B. Chủ ngữ    C. ẩn hiện     D. Cảm thán

Câu 6: Mỗi chúng ta cần làm gì để tăng vốn từ?

A. Quan sát lắng nghe lời nói hằng ngày của những người xung quanh.

B. Nghe, học tập trên các phương tiện thông tin đại chúng.

C. Đọc sách, báo, các tác phẩm văn học mẫu mực, ghi chép từ ngữ mới.

D. Cả ba phương án trên

Câu 7: Từ nào trái nghĩa với từ “truân chuyên”

A. Nhọc nhằn    B. Vất vả    C. Nhàn nhã    D. Gian nan

Câu 8: Cụm từ “quạt nồng ấp lạnh” được gọi là gì?

A. Thành ngữ    B. Thuật ngữ    C. Hô ngữ    D. Trạng ngữ

Phần II: Tự luận (8đ).

Câu 1: (2đ) Kể tên các phương chân hội thoại đã học? Cho biết phương châm hội thoại nào có liên quan trong ví dụ dưới đây? Đọc mẩu chuyện sau:

Người con đang học môn Địa lí , hỏi bố:

- Bố ơi! Ngọn núi nào cao nhất thế giới hả bố ?

Người bố đang mải đọc báo, trả lời:

- Ngọn núi nào không nhìn thấy ngọn là ngọn núi cao nhất.

   ( Truyện cười dân gian)

Trong mẫu chuyện trên, lời thoại không tuân thủ phương châm hội thoại nào?

Câu 2: (2đ) Vận dụng kiến thức đã học về từ láy để phân tích nét nổi bật của việc dùng từ trong những câu thơ sau:

   “Nao nao dòng nước uốn quanh,

   Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.

   Sè sè nấm đất bên đường

   Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.”

      (Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Câu 3: (4đ) Viết đoạn văn khoảng 8 câu phân tích điệp từ “nhóm” trong khổ thơ sau:

   “Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

   Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi

   Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

   Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”

       (Bếp lửa – Bằng Việt)

Đáp án và thang điểm

Phần I: Trắc nghiệm (2đ) mỗi câu đúng được 0,25đ

Câu 1 2 3 45 6 7 8
Đáp án B D A AC D C A

Phần II: Tự luận (8đ)

Câu 1:

- Có 5 phương châm hội thoại đã học:

   + Phương châm về chất

   + Phương châm về lượng

   + Phương châm quan hệ

   + Phương châm cách thức

   + Phương châm lịch sự

- Lời thoại không tuân thủ phương châm về lượng.

Câu 2:

- Những từ láy: nao nao, nho nhỏ, sè sè, rầu rầu .

- Vừa tả cảnh, vừa tả tâm trạng: gợi vẻ hoang vắng, trơ trọi, buồn tẻ của ngôi mộ vô chủ và tâm trạng nao nao buồn của ba chị em Thúy Kiều vào thời điểm cuối ngày hội đạp thanh đồng thời báo hiệu một sự kiện sắp xảy ra.

Câu 3: Điệp từ “nhóm” mang hai ý nghĩa:

- Nghĩa đen: Làm cho lửa bén vào củi, làm cho củi cháy.

- Nghĩa chuyển: Khơi lên, gợi lên những tình cảm tốt đẹp trong tâm hồn con người.

Qua từ “nhóm”, bà không chỉ là người nhóm lên một bếp lửa để nuôi cháu lớn lên mà bà con khơi lên, gợi lên những tình cảm trong cháu, giúp cháu hiểu thêm về quê hương, đất nước mình, hiểu thêm về những phụ nữ việt Nam, những người bà, người mẹ muôn đời tần tảo. Từ đó bồi dưỡng cho cháu niềm tin, nghị lực, tình yêu quê hương, lòng kính trọng, biết ơn đối với bà. Từ “nhóm”được lặp đi lặp lại như khắc sâu tình cảm thiêng liêng ấy.

Quảng cáo

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết tiếng việt Học kì 1

Môn: Ngữ Văn 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề 2)

Phần I: Trắc nghiệm (2đ)

Câu 1 (2 điểm): Các lời thoại sau không tuân thủ phương châm hội thoại nào?

Lời thoại Nối Phương châm hội thoại

1.- Cậu học bơi ở đâu vậy?

- Dĩ nhiên là ở dưới nước chứ con ở đâu.

1 - A. Phương châm quan hệ.
2. Con bò nhà tôi đẻ ra một con chim bồ câu. 2 - B. Phương châm lịch sự.
3. Ông tránh ra cho con cháu đi. 3 - C. Phương châm về lượng.

4. Bài toán này khó quá phải không cậu?

- Tớ được tám phảy môn văn.

4 - D. Phương châm về chất.

Câu 2(1 điểm): Từ nào dùng sai trong các câu sau? Em hãy sửa lại cho đúng.

a. Chúng ta cần loại bỏ các yếu điểm trong học tập.

b. Trong cuộc họp hôm nay, chúng ta sẽ tiến hành kiểm kê lại tình hình học tập của lớp.

Câu 3: (2 điểm) Phân tích cái hay của việc sử dụng biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau

   “Bão bùng thân bọc lấy thân

   Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm

   Thương nhau ta chẳng ở riêng

   Lũy thành từ đó mà nên hỡi người”

       (Nguyễn Duy – Tre Việt Nam)

Câu 4: (5 điểm) Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 7 - 10 câu ) đề tài tự chọn trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp?

Đáp án và thang điểm

Câu 1:

Lời thoại Nối Phương châm hội thoại

1.- Cậu học bơi ở đâu vậy?

- Dĩ nhiên là ở dưới nước chứ con ở đâu.

1 - C A. Phương châm quan hệ.
2. Con bò nhà tôi đẻ ra một con chim bồ câu. 2 - D B. Phương châm lịch sự.
3. Ông tránh ra cho con cháu đi. 3 - B C. Phương châm về lượng.

4. Bài toán này khó quá phải không cậu?

- Tớ được tám phảy môn văn.

4 - A D. Phương châm về chất.

Câu 2: các từ dùng sai là :

a. Yếu điểm → Sửa: điểm yếu

b. Kiểm kê → Sửa: kiểm điểm

Câu 3:

Tác giả nhân hóa cây tre . Miêu tả tre ngả nghiêng trong gió bão mà lại dùng những hình ảnh “ thân bọc lấy thân “, “ tay ôm, tay níu “ vừa đúng với thực tế thân tre , cành tre quấn quít nhau trong gió bão gợi đến tình yêu thương đoàn kết giữa con người với nhau.

Câu 4:

- Nội dung : đề tài học sinh tự chọn

- Hình thức: một đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp.

Quảng cáo

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết tiếng việt Học kì 1

Môn: Ngữ Văn 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề 3)

Câu 1: (2 điểm) Có mẫu chuyện vui như sau:

Trong giờ học, thầy giáo hỏi:

- Em nào cho biết rừng sâu là gì?

Rất nhanh, một học sinh giơ tay xin trả lời:

- Rừng sâu là rừng ở đó có nhiều sâu ạ!

Cả lớp cười ồ lên.

Em hãy cho biết bạn học sinh kia khi trả lời đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào? Vì sao?

Câu 2: (2 điểm) Tìm trường từ vựng và đặt câu với trường từ vựng đã tìm được?

“Chúng lập ra tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.”

   ( Hồ Chí Minh- Tuyên ngôn độc lập)

Câu 3: (3 điểm) Chuyển lời dẫn gián tiếp sau thành lời dẫn trực tiếp:

“Lão tìm lời lẽ giảng giải cho con trai hiểu. Lão khuyên nó hãy dằn lòng bỏ đám này để dùi giắng lại ít lâu, xem có đám nào khá mà nhẹ tiền hơn sẽ liệu; chẳng lấy đứa này thì lấy đứa khác; làng này đã chết hết con gái đâu mà sợ?...” (Lão Hạc - Nam Cao)

Câu 4: (3 điểm)

Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong những phần sau:

a. Một dãy núi mà hai màu mây

Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác

Như anh với em, như Nam với Bắc

Như đông với tây một dải rừng liền.

b. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao đông! Tre, anh hùng chiến đấu!

Đáp án và thang điểm

Câu 1:

- Bạn học sinh không tuân thủ 2 phương châm: quan hệ và lịch sự.

- Hiểu nhầm hoặc cố tình gây cười. Không thưa gửi và thiếu nghiêm túc trong giờ học (Trả lời với thầy giáo)

Câu 2:

- Tìm trường từ vựng ( Tắm , bể)

- Đặt câu với 2 trường từ vựng tìm được. ( học sinh tự làm)

Câu 3:

Chú ý khi chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp, phải khôi phục lại nguyên văn lời dẫn và đặt trong dấu ngoặc kép, đồng thời, cần thay các từ xưng hô cho phù hợp.

Lão tìm lời lẽ giảng giải cho con trai hiểu. Lão khuyên nó: “Con hãy dằn lòng bỏ đám này để dùi giắng lại ít lâu, xem có đám nào khá mà nhẹ tiền hơn sẽ liệu; chẳng lấy đứa này thì lấy đứa khác; làng này đã chết hết con gái đâu mà sợ?” (Lão Hạc - Nam Cao)

Câu 4:

a. Phép so sánh trong đoạn thơ nói lên rằng giữa anh và em, giữa hai miền Nam và Bắc tuy khác nhau mà là một, giống như mây, mưa, khí trời, … của hai bên Trường Sơn tuy khác nhau mà lại liền một dải núi.

b. Đoạn văn của Thép Mới dùng nhân hóa và điệp ngữ để thấy tre anh hùng như con người Việt Nam (từ đó gián tiếp ca ngợi con người Việt Nam anh hùng).

Quảng cáo

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết tiếng việt Học kì 1

Môn: Ngữ Văn 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề 4)

Câu 1: Đọc câu sau:

"Khi người ta đã ngoài 70 xuân thì tuổi tác càng cao, sức khỏe càng thấp"

   (Hồ Chí Minh – Di chúc)

Cho biết dựa trên cơ sở nào, từ xuân có thể thay thế cho từ tuổi. Việc thay từ trong câu trên có tác dụng diễn đạt như thế nào?

Câu 2: ( 2 điểm ) Viết những câu sau thành lời dẫn trực tiếp

a/ Làng thì yêu thật, nhưng làng đã theo Tây rồi thì phải thù.

b/ Mình sinh ra là gì , mình đẻ ra ở đâu , mình vì ai mà làm việc.

Câu 3:

Vận dụng kiến thức đã học về từ vựng để phân tích hiệu quả của việc sử dụng các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

    Mặt trời xuống biển như hòn lửa

    Sóng đã cài then đêm sập cửa

    Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

    Câu hát căng buồm cùng gió khơi

Đáp án và thang điểm

Câu 1: Từ "xuân" có thể thay thế từ "tuổi" ở đây vì từ "xuân" đã chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ (lấy một khoảng thời gian trong năm thay cho năm, tức lấy bộ phận thay cho toàn thể). Việc thay từ "xuân" cho từ "tuổi" cho thấy tinh thần lạc quan của tác giả (vì mùa xuân là hình ảnh sự tươi trẻ, của sức sống mạnh mẽ)

Câu 2: Viết thành lời trực tiếp

a/ Qua những ngày đấu tranh tư tưởng, đau đớn , dằn vặt, cuối cùng ông Hai đã đi đến quyết định :” làng thì yêu thật , nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù”.Đó là biểu hiện vẻ đẹp trong tâm hồn của người Việt Nam , khi cần họ sẵn sàng gạt bỏ tình cảm riêng tư để hướng tới tình cảm chung của cả cộng đồng.

b/ Anh thanh niên là người sống có lý tưởng . Vẻ đẹp tâm hồn và cách sống của anh là vẻ đẹp hiến dâng :” Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc”

Câu 3:

- Với biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, trong hai câu đẩu tác giả đã gợi tả không gian, thời gian đoàn thuyền ra khơi đánh cá, vẽ lên một bức tranh hoàng hôn biển rộng lớn, rực rỡ, ấm áp, vừa thơ mộng, vừa hùng vĩ:

   + Hình ảnh so sánh độc đáo : “Mặt trời…như hòn lửa” → Mặt trời như hòn lửa khổng lồ, đỏ rực đang từ từ chìm vào lòng biển khơi làm rực hồng từ bầu trời đến đáy nước, mang vào lòng biển cả hơi ấm và ánh sáng. Biển vào đêm không tối tăm mà rực rỡ, ấm áp.

   + Biện pháp nhân hóa, ẩn dụ “Sóng đã cài then, đêm sập cửa” gợi nhiều liên tưởng thú vị : Vũ trụ như một ngôi nhà khổng lồ, những lượn sóng là then cài, màn đêm là cánh cửa. “Sóng …cài then, đêm sập cửa” thiên nhiên đó đi vào trạng thái nghỉ ngơi. Ở đây, thiên nhiên không xa cách mà gần gũi, mang hơi thở của cuộc sống con người.

- Hai câu sau, với biện pháp đối lập, ẩn dụ, tác giả đã cho thấy khí thế làm ăn tập thể, niềm vui, sự phấn chấn của con người lao động mới

   + Từ “lại” cho thấy sự đối lập : Khi thiên nhiên đi vào trạng thái nghỉ ngơi thì con người bắt đầu ngày lao động mới của mình → Khí thế, nhiệt tình của người lao động: khẩn trương làm việc, không quản ngày đêm làm giàu cho quê hương, đất nước. Nhịp lao động của con người theo nhịp vận hành của thiên nhiên, tầm vóc con người sánh ngang tầm vũ trụ.

   + Hình ảnh ẩn dụ đầy lãng mạn :“Câu hát căng buồm cùng gió khơi”. Câu hát khỏe khoắn, âm vang mặt biển hòa vào trong gió, cùng gió khơi lồng lộng làm căng buồm, đẩy thuyền băng băng ra khơi. Câu hát vốn vô hình như cũng tạo ra sức mạnh vật chất hữu hình. Câu hát là niềm vui, sự phấn chấn của người lao động.

Xem thêm các đề kiểm tra, Đề thi Ngữ Văn 9 chọn lọc, có đáp án hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Tuyển tập Đề thi Ngữ Văn 9 năm học 2023-2024 học kì 1 và học kì 2 có đáp án được các Giáo viên hàng đầu biên soạn bám sát chương trình Ngữ văn lớp 9 và cấu trúc ra đề thi trắc nghiệm và tự luận mới.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên