Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 9 có đáp án (10 đề)

Với Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 9 có đáp án (10 đề), chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Học kì 2 Ngữ văn 9.

Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 9 có đáp án (10 đề)

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Ngữ Văn 9 Học kì 2 bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 9

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I.ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

 Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:

"(1) Đối với vi trùng, chúng ta có kháng sinh là vũ khí hỗ trợ đắc lực cho hệ miễn dịch của cơ thể. Song với virus, toàn bộ gánh nặng đều được đặt lên vai hệ miễn dịch. Điều này giải thích, tại sao virus corona gây chết người ở người lớn tuổi, có bệnh mãn tính nhiều hơn. Tất nhiên, vẫn còn hai bí ẩn: nó gây chết nam giới nhiều hơn, và trẻ em - người có hệ miễn dịch chưa phát triển tốt - lại ít bị nhiễm hơn.

    (2) Như vậy, trong đại dịch do virus corona gây ra lần này, vũ khí tối thượng mà chúng ta có là hệ miễn dịch của chính mình. Tất cả các biện pháp đang được khuyến cáo như mang khẩu trang, rửa tay, tránh tiếp xúc... chỉ hạn chế khả năng virus này xâm nhập vào cơ thể ta. Còn khi nó đã xâm nhập rồi, chỉ có hệ miễn dịch mới cứu được chúng ta.

    (3) Muốn cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, cần ăn uống đủ chất, đủ vitamin, tập luyện thể thao. Đặc biệt, lối sống vui vẻ, lạc quan giúp hệ miễn dịch rất nhiều.

   (4) Và nói đi thì phải nói lại. Ngay cả trường hợp nếu khẩu trang được chứng minh có tác dụng phòng dịch cao thì cách sử dụng và việc đánh giá tác dụng của nó cũng cần xem lại. Tôi thấy nhiều người sử dụng khẩu trang không đúng, mang hở mũi, lấy tay xoa lên mặt ngoài khẩu trang... Ngoài ra, dù có tác dụng tốt đến đâu thì khẩu trang cũng chỉ bảo vệ chúng ta ở một mức độ nhất định nào đó, chứ cứ tập trung đông đúc, chen vai thích cánh, hò hét loạn xạ, thì khẩu trang, diện trang hay toàn thân trang cũng chào thua.

(Trích bài Cái giá của khẩu trang, Bác sĩ Võ Xuân Sơn trên báo vnexpressnet, 5/2/2020).

Quảng cáo

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0.50 điểm)

Câu 2: Xác định khởi ngữ trong câu “Đối với vi trùng, chúng ta có kháng sinh là vũ khí hỗ trợ đắc lực cho hệ miễn dịch của cơ thể.” (0.50 điểm)

Câu 3: Xác định thành phần biệt lập trong câu sau “Tất nhiên, vẫn còn hai bí ẩn: nó gây chết nam giới nhiều hơn, và trẻ em - người có hệ miễn dịch chưa phát triển tốt - lại ít bị nhiễm hơn.”, gọi tên thành phần biệt lập, chỉ ra từ ngữ biểu hiện. (1.0 điểm)

Câu 4: Từ văn bản đọc hiểu trên, em sẽ làm gì để tự bảo vệ mình và bảo vệ cộng đồng trước nguy cơ của dịch virus Corona (COVID – 19) hiện nay? (Hãy viết thành đoạn văn ngắn khoảng 7-10 dòng) (1.0 điểm)

II.LÀM VĂN (7.0 điểm)

Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trích từ bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải .

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng.


Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao...


Đất nước bốn ngàn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hoà ca

Một nốt trầm xao xuyến.


Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.

   (Ngữ văn 9, Tập hai, NXBGD 2005, trang 55-56)

Quảng cáo

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 9

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN(3.0 điểm) : 

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

(1) Vắng lặng đến phát sợ. (2) Cây còn lại xơ xác. (3) Đất nóng. (4) Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. (5) Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? (6) Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. (7) Tôi đến gần quả bom. (8) Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. (9) Tôi sẽ không đi khom. (10) Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.

Câu 1.(1.5 điểm)

a. Xác định và gọi tên thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn trích. 

b. Nếu lược bỏ thành phần biệt lập đó, thì nội dung câu có thay đổi không?

Quảng cáo

Câu 2.(1.5 điểm)

a. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Của tác giả nào?

b. Tác phẩm đó được sáng tác năm nào?

II. TẠO LẬP VĂN BẢN(7.0 điểm)

Câu 3.(2.0 điểm)

Trình bày ngắn gọn cảm nhận của em về nhân vật “tôi” trong đoạn trích ở phần: Đọc hiểu văn bản.

Câu 4.(5.0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: 

Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.


Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao...


Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.

(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 9

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

I. Phần Văn - Tiếng Việt (4 điểm)
Câu 1: (1 điểm)

“Người em rung lên, em quỳ xuống và đọc kinh cầu nguyện như trước khi đi ngủ. Nhưng em không đọc hết được, vì những cơn nức nở lại kéo đến, dồn dập, xốn xang choán lấy em. Em chẳng nghĩ ngợi gì nữa, chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa mà chỉ khóc hoài”

a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào trong chương trình ngữ văn lớp 9? Tác giả của văn bản đó là ai?

b. Chỉ ra phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn ?

Câu 2: (3 điểm)

Đọc đoạn thơ:

“...Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”

(“Viếng lăng Bác” – Viễn Phương)

a. Biện pháp tu từ gì được sử dụng trong đoạn thơ?

b. Phân tích để làm rõ giá trị của phép tu từ trong đoạn thơ đó.

II. Phần Tập làm văn (6 điểm) 

        Cảm nhận của em  về hình ảnh người lính trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 9

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

Câu 1 (4 điểm). Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu sau: 

 Đất nước bốn ngàn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước.

a. Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Của ai?   (0,5điểm)

b. Tìm biện pháp nghệ thuật có trong đoạn thơ và cho biết tác dụng của biện pháp đó? (1,5 điểm)

c. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày cảm nhận   của em về khổ thơ trên. Liên hệ thực tế về sự phát triển của đất nước ta. (2 điểm)

Câu 2 (6 điểm). Nhân vật Phương Định trong đoạn trích “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê gợi cho em suy nghĩ gì?  

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 9

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

Phần I: Đọc – hiểu

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

(1) Chúng ta khiến cho Trái đất chịu tổn hại nặng nề: ô nhiễm sông ngòi, biển cả và không khí, chúng ta chen chúc chung một chỗ, dùng sắt thép và xi măng xây nên những kiến trúc cổ quái kỳ lạ, gọi những nơi này bằng cái tên đẹp đẽ là thành phố, chúng ta ở trong thành phố như vậy phóng túng dục vọng của bản thân mình, chế tạo nên các loại rác khó mà phân hủy được.

(2) Trái đất bốc khói khắp nơi, toàn thân run rẩy, biển lớn gào thét, bão cát mù trời, hạn hán lũ lụt, cũng như các triệu chứng ác liệt khác đều có liên quan chặt chẽ với phát triển khoa học kỹ thuật dưới sự thúc đẩy bởi dục vọng tham lam của các nước phát triển.

(Trích: nhasilk.com. Covid -19 và thông điệp mà con người phải thức tỉnh vì sự vô cảm của mình, ngày 18/03/2020 – Phương Thanh)

Câu 1: Đoạn văn trên sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Câu 2: Hãy chỉ ra những tổn hại do con người gây nên trong đoạn văn (1), và nêu nguyên nhân của những tổn hại đó?

Phần II. Làm văn

Câu 1 (3 điểm) 

Từ đoạn trích trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn 9-11 câu trình bày suy nghĩ về việc con người sống hòa hợp với thiên nhiên.

Câu 2: Trình bày cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.

Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao

Ðất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Ðất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.

(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, SGK Ngữ Văn lớp 9 – tập 2)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 9

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

Phần I. Đọc - hiểu (3,0 điểm)

          Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :

“Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại”.

(Trích Bàn về đọc sách, Chu Quang Tiềm, Ngữ văn 9)

Câu 1. Các từ học vấn, nhân loại, thành quả, sách thuộc hình thức liên kết nào? (1,0 điểm) 

Câu 2. Vấn đề nghị luận trong đoạn trích trên là gì ?  (1,0 điểm) 

Câu 3. Theo em, vì sao muốn tích luỹ kiến thức, đọc sách có hiệu quả thì trước tiên cần phải biết chọn lựa sách mà đọc ? (1,0 điểm) 

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1. Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn nghị luận (từ 8 – 10 câu) nêu suy nghĩ của em về lợi ích của việc đọc sách. (2,0 điểm)

Câu 2. Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. (5,0 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 9

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

Phần I: Đọc-hiểu văn bản: (3 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất
Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng
Và Anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.
Chợt thấy anh giặc hoảng hốt xin hàng
Có thằng sụp dưới chân anh tránh đạn
Bởi anh chết rồi, nhưng lòng dũng cảm
Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công.
Anh tên gì hỡi Anh yêu quý
Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng
Như đôi dép dưới chân anh giẫm lên bao xác Mỹ
Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong
Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ
Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường
Chỉ để lại cái dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ
Anh là chiến sĩ Giải phóng quân.
 
                                 (Dáng đứng Việt Nam, Lê Anh Xuân)

Câu 1. Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ gì? Chỉ ra những phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên.
Câu 2. Ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn thơ trên có đặc điểm gì?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng”.
Câu 4.

 "Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ
Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường
Chỉ để lại cái dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ
 Anh là chiến sĩ Giải phóng quân”.

Đoạn thơ trên đã gợi cho Anh/chị tình cảm gì của tác giả đối với người chiến sĩ giải phóng quân?

Phần 2: Tự luận (7 điểm)

1. Dựng đoạn văn ngắn: Suy nghĩ của em về nhiệm vụ học tập của học sinh (2 điểm)

2. Đề làm văn: (5 điểm)

Suy nghĩ về đời sống gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 9

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

I. ĐỌC HIỂU(4.0 điểm) : 

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

(1) Vắng lặng đến phát sợ. (2) Cây còn lại xơ xác. (3) Đất nóng. (4) Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. (5) Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? (6) Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. (7) Tôi đến gần quả bom. (8) Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. (9) Tôi sẽ không đi khom. (10) Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.

(Lê Minh Khuê-Những ngôi sao xa xôi,Ngữ văn 9, Tập hai. NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, trang 117)

Câu 1.(1.0 điểm)

Xác định và gọi tên thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2.(1.0 điểm)

Xét về cấu trúc, câu (5) thuộc kiểu câu gì? Vì sao?

Câu 3.(1.0 điểm)

Trình bày ngắn gọn cảm nhận của em về nhân vật “tôi” trong đoạn trích.

Câu 4.(1.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình đối với đất nước hiện nay(viết từ 5 đến 7 dòng).

II. LÀM VĂN(6.0 điểm)

Câu 5.Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

                                Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

                                Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

                                Mà sao nghe nhói ở trong tim !


                               Mai về miền Nam thương trào nước mắt

                               Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

                               Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây

                               Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

(Viễn PhươngViếng lăng Bác 

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 9

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

Phần I: Đọc – hiểu

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

(1) Chúng ta khiến cho Trái đất chịu tổn hại nặng nề: ô nhiễm sông ngòi, biển cả và không khí, chúng ta chen chúc chung một chỗ, dùng sắt thép và xi măng xây nên những kiến trúc cổ quái kỳ lạ, gọi những nơi này bằng cái tên đẹp đẽ là thành phố, chúng ta ở trong thành phố như vậy phóng túng dục vọng của bản thân mình, chế tạo nên các loại rác khó mà phân hủy được.

(2) Trái đất bốc khói khắp nơi, toàn thân run rẩy, biển lớn gào thét, bão cát mù trời, hạn hán lũ lụt, cũng như các triệu chứng ác liệt khác đều có liên quan chặt chẽ với phát triển khoa học kỹ thuật dưới sự thúc đẩy bởi dục vọng tham lam của các nước phát triển.

(Trích: nhasilk.com. Covid -19 và thông điệp mà con người phải thức tỉnh vì sự vô cảm của mình, ngày 18/03/2020 – Phương Thanh)

Câu 1: Đoạn văn trên sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Câu 2: Hãy chỉ ra những tổn hại do con người gây nên trong đoạn văn (1), và nêu nguyên nhân của những tổn hại đó?

Phần II. Làm văn

Câu 1 (3 điểm) 

Từ đoạn trích trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn 9-11 câu trình  bày suy nghĩ về việc con người sống hòa hợp với thiên nhiên.

Câu 2: Trình bày cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.

Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao

Ðất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Ðất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.

(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, SGK Ngữ Văn lớp 9 – tập 2)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 9

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: 

Một chàng trai trẻ đến xin học một ông giáo già với tâm trạng bi quan và chỉ thích phàn nàn. Đối với anh, cuộc sống là một chuỗi ngày buồn chán, không có gì thú vị. Một lần, khi chàng trai than phiền về việc mình học mãi mà không tiến bộ, người thầy im lặng lắng nghe rồi đưa cho anh một thìa muối thật đầy và một cốc nước nhỏ. 

- Con cho thìa muối này vào cốc nước và uống thử đi. 

Lập tức, chàng trai làm theo.

 - Cốc nước mặn chát. Chàng trai trả lời.

 Người thầy lại dẫn anh ra một hồ nước gần đó và đổ một thìa muối đầy xuống nước: 

- Bây giờ con hãy nếm thử nước trong hồ đi. . 

- Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy. Nó chẳng hề mặn lên chút nào - Chàng trai nói khi múc một ít nước dưới hồ và nếm thử. 

Người thầy chậm rãi nói: 

-Con của ta, ai cũng có lúc gặp khó khăn trong cuộc sống. Và những khó khăn đó giống như thìa muối này đây, nhưng mỗi người hòa tan nó theo một cách khác nhau. Những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước thì nỗi buồn không làm họ mất đi niềm vui và sự yêu đời. Nhưng với những người tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước, họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở thành đắng chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích.

(Theo Câu chuyện về những hạt muối- vietnamnetVm, 17/06/2015) 

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản ? 

Câu 2 (0,5 điểm): Trong câu nói sau, chàng trai đã tuân thủ phương châm hội thoại nào?

- Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy. 

Câu 3 (1,0 điểm): Em hiểu gì về các chi tiết, hình ảnh “thìa muối”, “ hòa tan” trong văn bản ? 

Câu 4 (1,0 điểm): Em rút ra bài học gì có ý nghĩa cho bản thân từ văn bản trên?

PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung câu chuyện ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) suy nghĩ về ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống.

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận của em về hai khổ thơ  sau:                                     

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

           Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

            Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

            Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…


Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên 

Giữa một vầng trăng sáng   dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi 

Mà sao nghe nhói ở trong tim !

(Viếng lăng Bác – Viễn Phương – Ngữ văn 9, tập 2)

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Ngữ văn 9 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm bộ Đề thi Ngữ Văn 9 năm 2024 chọn lọc khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Bộ đề thi năm học 2023-2024 các lớp các môn học được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm tổng hợp và biên soạn theo Thông tư mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được chọn lọc từ đề thi của các trường trên cả nước.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Các loạt bài lớp 9 khác
Tài liệu giáo viên