Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 9 theo Thông tư 22 có đáp án (10 đề)
Tuyển chọn Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 9 theo Thông tư 22 có đáp án (10 đề) chọn lọc được các Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn và sưu tầm từ đề thi Ngữ Văn 9 của các trường THCS. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa kì 1 môn Ngữ Văn 9.
Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 9 theo Thông tư 22 có đáp án (10 đề)
Chỉ từ 80k mua trọn bộ Đề thi Ngữ Văn 9 Giữa kì 1 bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1 theo Thông tư 22
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. ĐỌC - HIỂU (4,0 điểm)
Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
“ Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.”
(Ngữ văn 9, tập 1)
Câu 1: Đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?. (1,0 điểm)
Câu 2: Xác định các phương thức biểu đạt và nội dung chính của đoạn thơ?. (1,0 điểm)
Câu 3: Tìm và giải thích nghĩa của từ Hán Việt trong hai câu thơ sau: (1,0 điểm)
“Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh”.
Câu 4: Chỉ ra các từ láy có trong đoạn thơ trên và cho biết tác dụng của chúng? (1,0 điểm)
II. TẬP LÀM VĂN (6,0 điểm)
Kể lại một giấc mơ, trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày.
-----------------------Hết-----------------------
Đáp án và Thang điểm
I. ĐỌC- HIỂU: (4,0 điểm)
Câu 1: (1,0 điểm)
- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm)
+ Đoạn thơ trích từ văn bản “Cảnh ngày xuân” (trích “Truyện Kiều).
+ Tác giả: Nguyễn Du.
- Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm)
+ Đạt một trong hai yêu cầu trên.
- Mức không đạt: (0 điểm)
+ Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 2: (1,0 điểm)
- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm)
+ Các phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
+ Nội dung: Cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về.
- Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm)
+ Đạt một trong hai yêu cầu trên.
- Mức không đạt: (0 điểm)
+ Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 3: (1,0 điểm)
- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm)
+ Từ Hán Việt:
Tiểu khê: Khe nước nhỏ
- Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm)
+ Đạt 1/2 yêu cầu trên.
- Mức không đạt: (0 điểm)
+ Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 4: (1,0 điểm)
- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm)
+ Các từ láy: Tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ.
+ Tác dụng: Có giá trị hình tượng và giá trị biểu cảm cao. Vừa gợi tả được hình ảnh của sự vật, vừa thể hiện được tâm trạng con người.
- Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm) :
+ Đạt một trong hai yêu cầu trên.
- Mức không đạt: (0 điểm)
+ Trả lời sai hoặc không trả lời.
II. TẬP LÀM VĂN: (6,0 điểm)
- Tiêu chí về nội dung phần bài viết :
1. Mở bài : (1,0 điểm)
Giới thiệu về giấc mơ và người thân được gặp trong giấc mơ.
- Mức tối đa : (1,0 điểm)
+ Biết dẫn dắt, giới thiệu câu chuyện hay, gây ấn tượng, có tính sáng tạo.
- Mức chưa đạt tối đa : (0,5 điểm)
+ Biết dẫn dắt, giới thiệu câu chuyện nhưng chưa hay, còn mắc lỗi dùng từ, diễn đạt.
- Mức không đạt : (0 điểm)
+ Lạc đề, mở bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản về kiến thức hoặc không có mở bài.
2. Thân bài : (3,0 điểm)
- Mức đạt tối đa: (3,0 điểm)
+ Kể hoàn cảnh diễn ra giấc mơ: Không gian, màu sắc, cảnh vật chủ đạo trong giấc mơ.
+ Kể cuộc gặp gỡ và trò chuyện giữa em và người thân:
Người thân có nét gì khác so với trước kia (Chú ý miêu tả diện mạo, hình dáng, y phục, cử chỉ, nét mặt, động tác, lời nói của người thân - so sánh hình dáng bên ngoài với tính cách bên trong trước đó và bây giờ).
Nội dung cuộc trò chuyện giữa em và người thân: Hỏi về công việc, cuộc sống hiện tại; nhắc lại kỉ niệm (sự gắn bó) giữa em và người thân; Lời động viên, nhắc nhở dặn dò của người thân đối với em....(kết hợp yếu tố biểu cảm).
+ Kể lại tình huống khiến em tỉnh giấc, tâm trạng, cảm xúc của em khi đó.
- Mức chưa đạt tối đa: (0,5-2,5 điểm)
+ Chỉ đạt một, hai trong ba yêu cầu trên.
- Mức không đạt: (0 điểm)
+ Sai kiến thức cơ bản hoặc không đề cập các ý trên.
3. Kết bài: (1,0 điểm)
- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm)
+ Giấc mơ tan biến-trở về hiện thực-ấn tượng sâu sắc nhất của em về người thân.
+ Liên hệ nêu mong ước của bản thân.
- Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm)
+ Chỉ đạt một trong hai yêu cầu trên.
- Mức không đạt: (0 điểm)
+ Kết bài sai kiến thức hoặc không có kết bài.
- Các tiêu chí khác: (1,0 điểm)
1. Hình thức: (0,5 điểm).
- Mức đạt tối đa: (0,5 điểm)
+ Viết bài văn đủ bố cục 3 phần, các ý sắp xếp hợp lí, diễn đạt mạch lạc, chữ viết rõ ràng.
- Mức không đạt: (0 điểm)
+ Không hoàn chỉnh bài viết, sai nhiều về lỗi chính tả, lỗi dùng từ diễn đạt, chữ viết xấu, khó đọc.
2. Tính sáng tạo: (0,5 điểm)
- Mức đạt tối đa: (0,5 điểm)
+ Bài viết sinh động, có nhiều ý hay, diễn đạt tốt.
+ Biết kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm, đối thoại vào viết văn tự sự.
- Mức không đạt: (0 điểm)
+ Giáo viên không nhận ra được những yêu cầu thể hiện trong bài viết hoặc học sinh không làm bài.
* Lưu ý : Điểm toàn bài là điểm các câu cộng lại được làm tròn đến một chữ số thập phân.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1 theo Thông tư 22
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
I. ĐỌC - HIỂU: (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“ ... Vua Quang Trung lại nói:
- Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?”
(Trích Hồi thứ mười bốn “Hoàng Lê nhất thống chí”- Ngô gia văn phái)
Câu 1: Những lời trên là lời của vua Quang Trung nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào?
Câu 2: Giải thích nghĩa của từ Phương lược.
Câu 3: Lời nói của vua Quang Trung trong đoạn trích trên được dẫn theo cách dẫn trực tiếp hay cách dẫn gián tiếp? Vì sao?
II. LÀM VĂN: (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Từ đoạn trích trong phần Đọc - Hiểu, hãy viết một đoạn văn ngắn (Khoảng 5-7 câu) nêu lên cảm nhận của em về vẻ đẹp của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ.
Câu 2: (5,0 điểm)
Dựa vào văn bản “Cảnh ngày xuân” (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du), hãy đóng vai Thúy Kiều kể về buổi đi chơi cùng các em nhân tiết Thanh minh.
-----------------------Hết-----------------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1 theo Thông tư 22
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
I. Đọc hiểu văn bản:
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Tết
Tết năm kia bố mẹ già tất bật nhặt lá mai, trang hoàng nhà đón chờ con cháu.
Chợt xe bưu phẩm dừng trước cửa, người ta ôm vào đủ loại quà kèm bưu thiếp ghi: “Bố mẹ ăn tết vui vẻ, sang năm chúng con sẽ về”.
Tết năm sau lại hăm hở dọn nhà. Lại xe đỗ cửa. Lại quà ngổn ngang. Và lời chúc quen thuộc.
Tết năm này con cháu về, thấy nhà mình thiếu tết. Cây mai nguyên lá. Mái nhà xanh rêu. Quà năm cũ còn nguyên, vương bụi.
Thế mà bố mẹ rưng rưng nói: “Năm nay có tết rồi!”.
(Trần Hoàng Trúc)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2: Tìm yếu tố miêu tả trong văn bản.
Câu 3: Tìm lời dẫn trực tiếp trong văn bản, cho biết dấu hiệu để em nhận ra đó là lời dẫn trực tiếp.
Câu 4: Cho biết một thông điệp có ý nghĩa em rút ra sau khi đọc văn bản trên (viết trong khoảng 5 – 7 dòng).
II. Tạo lập văn bản:
Câu 1: Từ nội dung đoạn trích, em hãy viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của mình về tình cảm gia đình.
Câu 2: Tưởng tượng sau 20 năm nữa em có dịp về thăm trường cũ. Hãy kể lại buổi thăm trường xúc động đó.
-----------------------Hết-----------------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1 theo Thông tư 22
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
Câu 1 (2,0 đ): Đọc các tổ hợp từ sau và trả lời theo yêu cầu bên dưới:
- Người sống đống vàng.
- Còn người còn của.
- Gan vàng dạ sắt.
- Quý hơn vàng.
a) Tổ hợp từ nào là thành ngữ?
b) Cho biết nghĩa của thành ngữ đã tìm được?
c) Đặt một câu có sử dụng thành ngữ đó?
Câu 2 (2,0đ):
Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về cái hay của khổ thơ kết thúc bài “Đồng chí” của Chính Hữu:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
Câu 3 (6,0đ):
Phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều thể hiện qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du).
-----------------------Hết-----------------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1 theo Thông tư 22
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
Phần I (4 điểm)
Dưới đây là một phần trong lệnh truyền của vua Quang Trung với quân lính:
“Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị.(…) Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn.”
(Trích Ngữ văn 9, tập một – NXB Giáo dục, 2012)
Câu 1 : Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Câu 2 : Nhà vua nói “đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị” nhằm khẳng định điều gì? Hãy chép 2 câu trong bài thơ “Sông núi nước Nam” có nội dung tương tự.
Câu 3 : Từ đoạn trích trên, với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng nửa trang giấy thi) về hình ảnh những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc.
Phần II (6 điểm)
Cho câu thơ sau:
Kiều càng sắc sảo mặn mà.
Câu 1 : Hãy chép chính xác những câu thơ tiếp theo miêu tả sắc đẹp của Thúy Kiều.
Câu 2 : Em hiểu như thế nào về những hình tượng nghệ thuật ước lệ “thu thủy”, “xuân sơn” ? Cách nói “Làn thu thủy nét xuân sơn” dùng nghệ thuật ẩn dụ hay hoán dụ? Giải thích rõ vì sao em chọn nghệ thuật ấy?
Câu 3 : Từ câu chủ đề sau: “Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều có vẻ đẹp mặn mà cả tài lẫn sắc”.
Hãy viết nối tiếp khoảng 10 câu văn để hoàn thành một đoạn văn theo cách diễn dịch hoặc tổng – phân – hợp. Chỉ ra và phân tích cấu tạo một câu ghép đã sử dụng trong đoạn văn.
-----------------------Hết-----------------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1 theo Thông tư 22
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
I. ĐỌC - HIỂU (5.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau rồi thực hiện các yêu cầu của đề:
“Qua năm sau, giặc ngoan cố đã chịu trói, việc quân kết thúc. Trương Sinh về tới nhà, được biết mẹ đã qua đời, con vừa học nói. Chàng hỏi mồ mẹ, rồi bế đứa con nhỏ đi thăm; đứa trẻ không chịu, ra đến đồng, nó quấy khóc. Sinh dỗ dành:
- Nín đi con, đừng khóc. Cha về, bà đã mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi.
Đứa con ngây thơ nói:
- Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít.
Chàng ngạc nhiên gạn hỏi. Đứa con nhỏ nói:
- Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.
Tính chàng hay ghen, nghe con nói vậy, đinh ninh là vợ hư, mối nghi ngờ ngày càng sâu, không có gì gỡ ra được.
Về đến nhà, chàng la um lên cho hả giận. Vợ chàng khóc mà rằng:
- Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp.”
(Ngữ văn 9/ tập 1)
Câu 1. (1.0 đ) Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Câu 2. (1.0 đ)
a. Hành động của Trương Sinh (ở câu in đậm) đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào?
b. Theo suy nghĩ của bé Đản, câu nói: “Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.” đã tuân thủ phương châm hội thoại nào?
Câu 3. (1.0 đ)
a. Tìm trong đoạn trích từ đồng nghĩa với từ “qua đời”?
b. Từ “bế” trong đoạn trích được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Câu 4. (1.0 đ) Trình bày ngắn gọn nội dung của đoạn trích trên?
Câu 5. (1.0 đ) Em có đồng ý với cách ứng xử của Trương Sinh trong đoạn trích không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (5.0 điểm)
Viết bài văn thuyết minh về con vật nuôi em thích. (có sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả).
-----------------------Hết-----------------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1 theo Thông tư 22
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 7)
I. ĐỌC HIỂU
Đọc kĩ văn bản sau:
Một em bé đáng yêu đang cầm hai quả táo trong tay. Mẹ bước vào phòng và mỉm cười hỏi cô con gái nhỏ: “Con yêu, con có thể cho mẹ một quả táo được không?”.
Em bé ngước nhìn mẹ trong một vài giây, rồi sau đó lại nhìn xuống từng quả táo trên hai tay mình. Bất chợt, em cắn một miếng trên quả táo ở tay trái, rồi lại cắn thêm một miếng trên quả táo ở tay phải.
Nụ cười trên gương mặt bà mẹ bỗng trở nên gượng gạo. Bà cố gắng không để lộ nỗi thất vọng của mình.
Sau đó, cô gái nhỏ giơ lên một trong hai quả táo vừa bị cắn lúc nãy và rạng rỡ nói: “quả này dành cho mẹ nhé, nó ngọt hơn đấy ạ!”.
Thực hiện yêu cầu:
Câu 1. Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Xác định lời dẫn trực tiếp trong văn bản và trình bày ngắn gọn dấu hiệu để xác định lời dẫn trực tiếp đó.
Câu 3. Thông hiểu
Giải thích từ: thất vọng
Câu 4. Thông hiểu
Tại sao người mẹ cảm thấy thất vọng khi em bé cắn hai quả táo? Em hãy hình dung gương mặt người mẹ sẽ ra sao khi nghe lời con gái nói: “Quả táo này dành cho mẹ nhé, nó ngọt hơn đấy ạ”.
Câu 5. Tại sao em bé không đưa ngay một quả táo cho mẹ mà phải cắn từng trái? Qua đó em nhận xét về hành động và tình cảm của em bé đối với mẹ
II. LÀM VĂN
Thuyết minh về một vật dụng trong gia đình.
-----------------------Hết-----------------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1 theo Thông tư 22
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 8)
I. Phần 1: Đọc hiểu
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
NGƯỜI ĂN XIN
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay nóng hổi của ông:
- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm đôi môi nở nụ cười:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.
(Theo Tuốc- ghê- nhép)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Văn bản Người ăn xin liên quan đến phương châm hội thoại nào? Vì sao?
Câu 3. Lời của các nhân vật trong câu chuyện trên được trích dẫn theo cách nào? Chỉ rõ dấu hiệu nhận biết.
Câu 4.Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó?
Câu 5. Bài học rút ra từ văn bản trên?
II. Phần 2: Làm văn
Câu 1. Viết đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình yêu thương con người.
Câu 2. Cảm nhận của em về tám câu thơ cuối trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du, Ngữ văn 9, tập 1).
-----------------------Hết-----------------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1 theo Thông tư 22
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 9)
I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN - TIẾNG VIỆT
Đọc đoạn văn sau:
CHIẾC BÁT VỠ
Ở thành phố kia có một bác thợ rèn, bác có một người con trai duy nhất. Anh vừa đẹp trai vừa giỏi giang khiến bác rất tự hào.
Một ngày nọ, người con trai bị tai nạn xe hơi, tuy giữ được tính mạng nhưng lại bị mất cả hai chân. Tuyệt vọng, hàng ngày anh ngồi ủ rũ trong phòng, im lặng nhìn ra cửa sổ.
Một lần, vì quá đau khổ, anh tìm cách tự tử bằng cách uống thuốc ngủ, nhưng may thay cha anh kịp thời phát hiện đưa anh tới bệnh viện, cứu anh qua cơn nguy kịch.
Một ngày sau người con trai tỉnh, bác thợ rèn mang đồ ăn tới cho con. Anh con trai tức giận hất đổ khay đồ ăn, rồi chỉ chiếc bát vỡ dưới nền, nói:
- Cha à, cha cứu con làm gì, cuộc đời con giờ như chiếc bát vỡ kia rồi, mãi mãi không lấy lại được nữa!
Người cha già tội nghiệp lặng lẽ xoa đầu người con trai, vỗ về rồi giúp anh nằm nghỉ. Xong ông dọn dẹp những thứ dưới đất, đôi mắt ông đỏ hoe.
Một tuần sau anh được đưa về nhà. Anh thấy trên bàn mình có một chiếc bát sắt. Anh lấy làm lạ lẫm.
- Con có biết nguồn gốc chiếc bát sắt này không, con trai?
- Ý của cha là...? – Anh ấp úng nói.
- Chính là chiếc bát sành hôm trước đó con, cha cho nó vào lò nung, cho thêm sắt nữa, rồi đúc, thế là nó trở thành chiếc bát sắt này đó con.
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2. Tìm phương ngữ Nam tương ứng với từ “bát” trong câu văn “Anh thấy trên bàn mình có một chiếc bát sắt”
Câu 3. “Con có biết nguồn gốc chiếc bát sắt này không, con trai?
- Ưm…ý cha là? – Anh ấp úng nói”.
Trong đoạn hội thoại trên, người con đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao?
Câu 4. Em rút ra được bài học gì từ câu nói: “Chính là chiếc bát sành hôm trước, cha cho nó vào lò nung, cho thêm sắt nữa, rồi đúc, thế là nó trở thành chiếc bát sắt này đó con”?
II. TẬP LÀM VĂN
Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ (Ngữ văn 9 tập 1 – NXBGDVN 2016)
-----------------------Hết-----------------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1 theo Thông tư 22
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 10)
Câu 1: Cho câu thơ: “Quê hương anh nước mặn đồng chua”
1. Câu thơ trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?
2. Chép tiếp 6 câu thơ tiếp theo cho hoàn chỉnh đoạn thơ gồm 7 dòng. Khái quát nội dung của đoạn thơ vừa chép.
3. Hình ảnh người lính trong bài thơ này và bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật có điểm nào giống nhau?
Câu 2:
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
[…] Chàng quỳ xuống đất vâng lời dạy. Nàng rót chén rượu đầy tiễn chồng mà rằng:
- Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng …
(Theo SGK Ngữ văn 9, tập 1)
1. Thế nào là cách dẫn trực tiếp, gián tiếp?
2. Tìm lời dẫn trong đoạn trích trên và cho biết đó là cách dẫn trực tiếp hay gián tiếp.
Câu 3:
Tưởng tượng em được gặp gỡ và trò chuyện với nhân vật người lính lái xe trong bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Viết bài văn kể lại cuộc trò chuyện thú vị đó (có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận)
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Ngữ văn 9 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Bộ đề thi năm học 2023-2024 các lớp các môn học được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm tổng hợp và biên soạn theo Thông tư mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được chọn lọc từ đề thi của các trường trên cả nước.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)