Đề thi Học kì 2 Vật Lí 9 có đáp án (6 đề)
Với Đề thi Học kì 2 Vật Lí 9 có đáp án (6 đề), chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Học kì 2 Vật lí 9.
Đề thi Học kì 2 Vật Lí 9 có đáp án (6 đề)
Chỉ từ 30k mua trọn bộ Đề thi Vật Lí 9 Cuối kì 2 bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lí 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
Câu 1. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường
A. bị hắt trở lại môi trường cũ.
B. bị hấp thụ hoàn toàn và không truyền đi vào môi trường trong suốt thứ hai.
C. tiếp tục đi thẳng vào môi trường trong suốt thứ hai.
D. bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường và đi vào môi trường trong suốt thứ hai.
Câu 2. Ta có tia tới và tia khúc xạ trùng nhau khi
A. góc tới bằng 0o.
B. góc tới bằng góc khúc xạ.
C. góc tới lớn hơn góc khúc xạ.
D. góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.
Câu 3. Thấu kính hội tụ có đặc điểm biến đổi chùm tia tới song song thành
A. chùm tia phản xạ.
B. chùm tia ló hội tụ.
C. chùm tia ló phân kì.
D. chùm tia ló song song khác.
Câu 4. Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’; ảnh và vật nằm về cùng một phía đối với thấu kính. Ảnh A’B’
A. là ảnh thật, lớn hơn vật.
B. là ảnh ảo, nhỏ hơn vật.
C. ngược chiều với vật.
D. là ảnh ảo, cùng chiều với vật.
Câu 5. Trong điều kiện nào sau đây, nhà máy thủy điện cho công suất phát điện lớn hơn?
A. Mùa khô, nước trong hồ chứa ít.
B. Mùa mưa hồ chứa đầy nước.
C. Độ cao mực nước của hồ chứa tính từ tua bin thấp.
D. Lượng nước chảy trong ống dẫn nhỏ.
Câu 6. Nguồn sáng nào dưới đây phát ra ánh sáng màu?
A. Đèn LED.
B. Đèn ống thông thường.
C. Đèn pin.
D. Ngọn nến.
PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Bài 1. (2 điểm) Ta biết Mặt Trời là nguồn phát ánh sáng trắng rất mạnh nhưng tại sao lúc bình minh hoặc lúc hoàng hôn thì ta lại thấy ánh sáng Mặt Trời lại có màu đỏ da cam?
Bài 2. (2 điểm) Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì cho một ảnh ảo cao bằng vật và cách thấu kính 12 cm. Vị trí đặt vật cách thấu kính bao nhiêu cm?
Bài 3. (3 điểm) Một máy biến thế gồm cuộn sơ cấp có 10000 vòng đặt ở đầu một đường dây tải điện để truyền đi một công suất điện là 11000 kW. Biết hiệu điện thế hai đầu cuộn sơ cấp là 11 kV và cuộn dây thứ cấp có 500 vòng.
a) Tính hiệu điện thế 2 đầu cuộn thứ cấp?
b) Cho công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây là 500kW. Tính điện trở của toàn bộ đường dây.
----------HẾT---------
Đáp án
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1.
Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường.
Chọn đáp án D
Câu 2.
Khi góc tới bằng 0o thì góc khúc xạ bằng 0o, tia sáng không bị gãy khúc khi truyền qua hai môi trường.
=> Tia tới và tia khúc xạ trùng nhau khi góc tới bằng 0o
Chọn đáp án A
Câu 3.
Một chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho chùm tia ló hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính.
Chọn đáp án B
Câu 4.
Ta có, ảnh và vật nằm về cùng một phía so với thấu kính => ảnh A’B’ là ảnh ảo và cùng chiều với vật.
Chọn đáp án D
Câu 5.
Nhà máy thủy điện cho công suất phát điện lớn hơn trong mùa mưa, khi hồ đầy nước.
Chọn đáp án B
Câu 6.
Nguồn phát ánh sáng màu là đèn LED.
Chọn đáp án A
PHẦN II. TỰ LUẬN
Bài 1.
Lúc bình minh hoặc lúc hoàng hôn thì ta lại thấy ánh sáng mặt trời lại có màu đỏ da cam vì trong khí quyển có vô số các hạt phân tử thể khí, cát bụi và những hạt nước nhỏ li ti. Lúc bình minh hoặc lúc hoàng hôn các phân tử thể khí, cát bụi và những hạt nước nhỏ li ti đóng vai trò như một lăng kính đã phân tích ánh sáng trắng của mặt trời thành nhiều chùm sáng màu khác nhau. Trong đó chỉ có chùm sáng màu đỏ da cam là truyền đến được mắt ta.
Bài 2.
Dựa vào hình vẽ, xét các tam giác đồng dạng OAB và OA’B’ ta có:
Mà d’ = 12 cm => d = 3d’ = 3.12 = 36 (cm)
Vậy vật đặt cách thấu kính một đoạn bằng 36 cm.
Bài 3.
Tóm tắt:
Cuộn sơ cấp: n1 = 10000 vòng ; U1 = 11 kV = 11000 V
P = 11000 kW = 11000000 W
n2 = 500 vòng
a) U2 = ?
b) = 500 kW = 500000 W
R = ?
Giải:
a) Ta có:
Vậy hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn dây thứ cấp là 220 kV.
b) Ta có:
Vậy điện trở của toàn bộ đường dây là 0,5 Ω.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lí 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
Câu 1. Lăng kính là
A. một khối trong suốt, hình lăng trụ tam giác.
B. một khối có màu của bảy sắc cầu vồng: Đỏ - da cam - vàng - lục - lam - chàm - tím.
C. một khối có màu của ba màu cơ bản: Đỏ - lục - lam.
D. một khối có màu đen, hình lăng trụ tam giác.
Câu 2. Khi trộn các ánh sáng có màu dưới đây. Trường hợp nào không tạo ra được ánh sáng trắng?
A. Trộn ánh sáng đỏ, lục, lam với độ sáng thích hợp.
B. Trộn ánh sáng đỏ tươi, vàng, lục lam với độ sáng thích hợp.
C. Trộn ánh sáng vàng và lam với độ sáng thích hợp.
D. Trộn ánh sáng đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím với độ sáng thích hợp.
Câu 3. Khi nói về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, nhận định nào sau đây là đúng?
A. Góc khúc xạ bao giờ cũng nhỏ hơn góc tới.
B. Góc khúc xạ bao giờ cũng lớn hơn góc tới.
C. Góc khúc xạ bao giờ cũng bằng góc tới.
D. Tuỳ từng môi trường tới và môi trường khúc xạ mà góc tới hay góc khúc xạ sẽ lớn hơn.
Câu 4. Chùm tia sáng đi qua thấu kính hội tụ mô tả hiện tượng
A. truyền thẳng ánh sáng.
B. tán xạ ánh sáng.
C. phản xạ ánh sáng.
D. khúc xạ ánh sáng.
Câu 5. Dùng thấu kính phân kì quan sát dòng chữ, ta thấy
A. dòng chữ lớn hơn so với khi nhìn bình thường.
B. dòng chữ như khi nhìn bình thường.
C. dòng chữ nhỏ hơn so với khi nhìn bình thường.
D. không nhìn được dòng chữ.
Câu 6. Máy phát điện xoay chiều bắt buộc phải có các bộ phận chính nào để có thể tạo ra dòng điện?
A. Nam châm vĩnh cửu và sợi dây dẫn nối với hai cực của nam châm điện.
B. Nam châm điện và sợi dây dẫn nối nam châm với đèn.
C. Cuộn dây dẫn và nam châm.
D. Cuộn dây dẫn và lõi sắt.
PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Bài 1. (2 điểm) Hãy giải thích tại sao các bồn chưa xăng dầu thường được sơn màu nhũ bạc trắng còn trên tấm kính của pin mặt trời thường làm màu đen?
Bài 2. (2 điểm) Đường dây tải điện có chiều dài tổng cộng 100 km, có hiệu điện thế 150000 V ở hai đầu nơi truyền tải, công suất cung cấp ở nơi truyền tải là 4000000 W. Dây dẫn tải điện cứ 1 km có điện trở 0,2 Ω. Tính công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây.
Bài 3. (3 điểm) Vật sáng AB cao 10cm được đặt vuông góc trước một thấu kính phân kì có tiêu cự 12 cm, điểm A cách thấu kính 24 cm.
a) Dựng ảnh A’B’ của AB tạo bởi thấu kính phân kì.
b) Vận dụng kiến thức hình học tính chiều cao h’ cảu ảnh và khoảng cách d’ từ ảnh tới quang tâm.
----------HẾT---------
Đáp án
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1.
Lăng kính là một khối trong suốt hình lăng trụ tam giác.
Chọn đáp án A
Câu 2.
Khi trộn ánh sáng vàng và lam với độ sáng thích hợp ta không tạo ra được ánh sáng trắng.
Chọn đáp án C
Câu 3.
+ Khi ánh sáng truyền từ không khí sang nước thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.
+ Khi ánh sáng truyền từ nước sang không khí thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới.
=> Tùy từng môi trường tới và môi trường khúc xạ mà góc tới hay góc khúc xạ sẽ lớn hơn.
Chọn đáp án D
Câu 4.
Chùm tia sáng đi qua thấu kính hội tụ mô tả hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
Chọn đáp án D
Câu 5.
Dùng thấu kính phân kì quan sát dòng chữ thấy nhỏ hơn so với khi nhìn bình thường.
Chọn đáp án C
Câu 6.
Máy phát điện xoay chiều có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn.
Chọn đáp án C
PHẦN II. TỰ LUẬN
Bài 1.
- Các bồn chưa xăng dầu thường được sơn màu nhũ bạc trắng để khi ánh sáng chiếu vào thì hầu như bị phản xạ nên chúng ít hấp thụ năng lượng của ánh sáng Mặt Trời. Nếu sơn các màu sẫm hoặc đen thì khi ánh sáng chiếu vào chúng sẽ hấp thụ gần như hầu hết năng lượng của ánh sáng. Kết quả chúng bị nóng lên nên rất dễ gây nguy hiểm hỏa hoạn.
- Pin mặt trời là một dụng cụ hấp thụ nhiệt năng của ánh sáng mặt trời càng nhiều càng tốt để chuyển hóa thành điện năng. Vì vậy nên tấm kính của pin mặt trời thường làm màu đen để chúng hấp thụ tốt năng lượng của ánh sáng làm cho pin tích trữ điện năng càng nhanh.
Bài 2.
Tóm tắt:
P = 4000000 W
U = 150000 V
L = 100 km
l = 1 km có r = 0,2 Ω
= ?
Giải:
- Điện trở của đường dây tải điện là:
R = 0,2.100 = 20 Ω
- Công suất hao phí trên đường dây tải điện là:
Bài 3.
Tóm tắt:
f = 12cm
d = 24cm
h = 10cm
a) Dựng ảnh A’B’
b) h’ = ?; d’= ?
Giải:
a)
b) - Vì ΔFA’B’ ~ ΔFOI (g.g) nên:
- Vì ΔOA’B’ ~ ΔOAB (g.g) nên:
- Mà OI = AB nên (= )
d’f = df – dd’
Chia cả 2 vế cho dd’f ta được hay
Thay d = 24cm, f = 12cm ta được
Ta có:
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lí 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
Câu 1. Trong máy biến thế
A. cả hai cuộn dây đều được gọi chung là cuộn sơ cấp.
B. cả hai cuộn dây đều được gọi chung là cuộn thứ cấp.
C. cuộn dẫn điện vào là cuộn sơ cấp, cuộn dẫn điện ra là cuộn thứ cấp.
D. cuộn dẫn điện vào là cuộn thứ cấp, cuộn dẫn điện ra là cuộn sơ cấp.
Câu 2. Tiêu điểm của thấu kính hội tụ có đặc điểm
A. là một điểm bất kỳ trên trục chính của thấu kính.
B. mỗi thấu kính chỉ có một tiêu điểm ở sau thấu kính.
C. mỗi thấu kính chỉ có một tiêu điểm ở trước thấu kính.
D. mỗi thấu kính có hai tiêu điểm đối xứng nhau qua thấu kính.
Câu 3. Đối với thấu kính phân kì, khi vật đặt rất xa thấu kính thì ảnh ảo của vật tạo bởi thấu kính
A. ở tại quang tâm.
B. ở cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.
C. ở khác phía so với vật.
D. ở rất xa so với tiêu điểm.
Câu 4. Ảnh của một vật trong máy ảnh có vị trí
A. nằm sát vật kính.
B. nằm trên vật kính.
C. nằm trên phim.
D. nằm sau phim.
Câu 5. Về phương diện quang học, thể thủy tinh của mắt giống như
A. gương cầu lồi.
B. gương cầu lõm.
C. thấu kính hội tụ.
D. thấu kính phân kì.
Câu 6. Tác dụng của kính lão là để
A. nhìn rõ vật ở xa mắt.
B. nhìn rõ vật ở gần mắt.
C. thay đổi võng mạc của mắt.
D. thay đổi thể thủy tinh của mắt.
Câu 7. Dùng kính lúp có số bội giác 4x và kính lúp có số bội giác 5x để quan sát cùng một vật và với cùng điều kiện thì
A. kính lúp có số bội giác 4x thấy ảnh lớn hơn kính lúp có số bội giác 5x.
B. kính lúp có số bội giác 4x thấy ảnh nhỏ hơn kính lúp có số bội giác 5x.
C. kính lúp có số bội giác 4x thấy ảnh bằng kính lúp có số bội giác 5x.
D. không so sánh được ảnh của hai kính lúp đó.
Câu 8. Tác dụng nào sau đây không phải do ánh sáng gây ra?
A. Tác dụng nhiệt.
B. Tác dụng quang điện.
C. Tác dụng từ.
D. Tác dụng sinh học.
PHẦN II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Bài 1. (1 điểm) Trong máy phát điện xoay chiều có rôtô là nam châm, khi máy hoạt động quay nam châm thì có tác dụng gì?
Bài 2. (2 điểm) Các đèn sau và các đèn báo rẽ của xe ô tô, xe máy thường có màu đỏ hay vàng. Hãy tìm hiểu xem các ánh sáng màu đó được tạo ra bằng cách nào?
Bài 3. (3 điểm) Vật sáng AB có độ cao h được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì tiêu cự f. Điểm A nằm trên trục chính và có vị trí tại tiêu điểm F
a) Nêu cách dựng ảnh A'B' của AB qua thấu kính đã cho?
b) Vận dụng kiến thức hình học hãy tính độ cao h' của ảnh theo h và khoảng cách d' từ ảnh đến thấu kính theo f?
----------HẾT---------
Đáp án
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1.
Máy biến thế có cuộn dây đưa điện vào là cuộn sơ cấp và cuộn dây lấy điện ra là cuộn thứ cấp.
Chọn đáp án C
Câu 2.
Mỗi thấu kính có hai tiêu điểm nằm về hai phía của thấu kính, cách đều quang tâm => Hai tiêu điểm đối xứng nhau qua thấu kính.
Chọn đáp án D
Câu 3.
Vật đặt rất xa thấu kính, ảnh ảo của vật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.
Chọn đáp án B
Câu 4.
Ảnh của một vật trong máy ảnh nằm trên phim.
Chọn đáp án C
Câu 5.
Thể thủy tinh là một thấu kính hội tụ bằng một chất trong suốt và mềm.
Chọn đáp án C
Câu 6.
Kính lão là kính hội tụ. Mắt lão phải đeo kính hội tụ để nhìn rõ những vật ở gần.
Chọn đáp án B
Câu 7.
Kính lúp có độ bội giác càng lớn thì quan sát ảnh càng lớn.
=> Kính lúp có độ bội giác 4x thấy ảnh nhỏ hơn kính lúp có số bội giác 5x.
Chọn đáp án B
Câu 8.
Ánh sáng có tác dụng nhiệt, tác dụng sinh học và tác dụng quang điện.
=> Tác dụng từ không phải do ánh sáng gây ra.
Chọn đáp án C
PHẦN II. TỰ LUẬN
Bài 1.
Khi máy phát điện xoay chiều hoạt động làm quay nam châm thì có tác dụng làm cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây biến thiên, như vậy dòng điện cảm ứng sẽ xuất hiện trong các cuộn dây.
Bài 2.
Các đèn sau và các đèn báo rẽ của xe ô tô, xe máy thực chất cũng là các bóng đèn dây tóc nóng sáng, các bóng đèn này phát ra ánh sáng trắng. Ánh sáng màu đỏ, vàng được tạo ra là nhờ có các vỏ nhựa trong suốt màu đỏ và màu vàng, chúng đóng vai trò là các tấm lọc màu.
Bài 3.
a) Dựng ảnh A'B' của AB qua thấu kính phân kì.
Dùng hai trong ba tia sáng đã học để dựng ảnh B’ của điểm B.
+ Tia BI đi song song với trục chính nên cho tia ló có đường kéo dài đi qua F.
+ Tia tới BO là tia đi quang tâm O nên cho tia ló đi thẳng.
+ Hai tia ló trên có đường kéo dài giao nhau tại B’, ta thu được ảnh ảo B’ của B qua thấu kính.
+ Từ B’ hạ vuông góc với trục của thấu kính, cắt trục chính tại điểm A’. A’ là ảnh của điểm A. A’B’ là ảnh ảo của AB tạo bởi thấu kính phân kì.
b) Từ hình vẽ, vì A ≡ F và tia tới BI song song với trục chính nên hình ABIO là hình chữ nhật có AI và BO là hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường => B’ là trung điểm của BO.
Mà A’B’ // AB nên A’B’ là đường trung bình của tam giác ABO.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lí 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
Câu 1. Về mùa hè, ban ngày khi ra đường phố ta không nên mặt quần áo màu tối vì quần áo màu tối
A. hấp thụ ít ánh sáng, nên cảm thấy nóng.
B. hấp thụ nhiều ánh sáng, nên cảm thấy nóng.
C. tán xạ ánh sáng nhiều, nên cảm thấy nóng.
D. tán xạ ánh sáng ít, nên cảm thấy mát.
Câu 2. Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng khúc xạ ánh sáng?
A. Tia sáng đến mặt gương bị hắt ngược trở lại.
B. Tia sáng đi từ môi trường trong suốt này đến môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường.
C. Tia sáng trắng đi qua một lăng kính bị phân tích thành nhiều màu.
D. Tia sáng trắng đi qua một tấm kính màu đỏ thì có màu đỏ.
Câu 3. Thấu kính hội tụ là loại thấu kính có
A. phần rìa dày hơn phần giữa.
B. phần rìa mỏng hơn phần giữa.
C. phần rìa và phần giữa bằng nhau.
D. hình dạng bất kì.
Câu 4. Cho một thấu kính có tiêu cự là 20 cm. Độ dài FF’ giữa hai tiêu điểm của thấu kính là
A. 10 cm.
B. 20 cm.
C. 40 cm.
D. 50 cm.
Câu 5. Khi nói về thấu kính phân kì, câu phát biểu nào sau đây là sai?
A. Thấu kính phân kì có phần rìa dày hơn phần giữa.
B. Tia tới song song với trục chính thì tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm của thấu kính.
C. Tia tới đến quang tâm của thấu kính tiếp tục truyền thẳng theo hướng của tia tới.
D. Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm của thấu kính.
Câu 6. Đặt ngón tay trước một thấu kính, rồi đặt mắt sau thấu kính ta thấy một ảnh lớn hơn chính ngón tay đó cùng chiều với ngón tay đó. Ảnh đó là ảnh thật hay ảnh ảo? Thấu kính là hội tụ hay phân kì?
A. Ảnh đó là ảnh thật, thấu kính đó là thấu kính hội tụ.
B. Ảnh đó là ảnh ảo, thấu kính đó là thấu kính hội tụ.
C. Ảnh đó là ảnh thật, thấu kính đó là thấu kính phân kì.
D. Ảnh đó là ảnh ảo, thấu kính đó là thấu kính phân kì.
Câu 7. Khi chụp ảnh bằng máy ảnh cơ học người thợ thường điều chỉnh ống kính máy ảnh để
A. thay đổi tiêu cự của ống kính.
B. thay đổi khoảng cách từ vật đến mắt.
C. thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim.
D. thay đổi khoảng cách từ vật đến phim.
Câu 8. Để ảnh của một vật cần quan sát hiện rõ nét trên màng lưới, mắt điều tiết bằng cách
A. thay đổi khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới.
B. thay đổi đường kính của con ngươi.
C. thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh.
D. thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh và khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới.
PHẦN II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Bài 1. (1 điểm) Vì sao khi muốn truyền tải điện năng bằng dây dẫn người ta phải dùng 2 máy biến thế đặt ở hai đầu đường dây tải điện?
Bài 2. (2 điểm) Nêu đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ? Vẽ hình minh họa?
Bài 3. (3 điểm) Trên hình vẽ cho biết Δ là trục chính của một thấu kính, AB là vật sáng, A'B' là ảnh của AB.
a) A'B' là ảnh thật hay ảnh ảo? Vì sao?
b) Vì sao em biết thấu kính đã cho là hội tụ?
c) Bằng cách vẽ, hãy xác định quang tâm O và tiêu điểm F, F' của thấu kính trên
----------- HẾT -----------
Đáp án
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1.
Trong tác dụng nhiệt của ánh sáng thì các vật có màu tối hấp thụ năng lượng ánh sáng mạnh hơn các vật có màu sáng.
=> Về mùa hè, ban ngày khi ra đường phố ta không nên mặt quần áo màu tối vì quần áo màu tối hấp thụ nhiều ánh sáng, nên cảm thấy nóng.
Chọn đáp án B
Câu 2.
Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường.
Chọn đáp án B
Câu 3.
Thấu kính hội tụ có phần rìa mỏng hơn phần giữa, được làm bằng vật liệu trong suốt (thường là thủy tinh hoặc nhựa).
Chọn đáp án B
Câu 4.
OF = OF′ = f - tiêu cự của thấu kính.
Suy ra: FF′ = 2f = 2.20 = 40 cm.
Chọn đáp án C
Câu 5.
A, B, C – đúng.
D - sai vì: Tia tới song song với trục chính thì tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm.
Chọn đáp án D
Câu 6.
Ảnh lớn hơn vật và cùng chiều với vật nên thấu kính đó là thấu kính hội tụ và ảnh đó là ảnh ảo.
Chọn đáp án B
Câu 7.
Khi chụp ảnh bằng máy ảnh cơ học người thợ thường điều chỉnh ống kính máy ảnh để thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim. Vật càng gần ống kính thì ảnh trên phim càng to.
Chọn đáp án C
Câu 8.
Để nhìn rõ các vật ở các vị trí xa gần khác nhau thì mắt phải điều tiết để ảnh hiện rõ trên màng lưới bằng cách co giãn thể thủy tinh (thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh)
Chọn đáp án C
PHẦN II. TỰ LUẬN
Bài 1.
- Muốn giảm công suất hao phí ta phải tăng hiệu điện thế ở nơi phát lên, do đó phải đặt một máy biến thế (tăng thế) ở đầu đường dây tải điện,
- Ở nơi sử dụng điện, chỉ thường sử dụng hiệu điện thế 220 V. Như vậy, phải có một máy biến thế thứ hai (hạ thế) đặt ở nơi sử dụng để giảm hiệu điện thế phù hợp với hiệu điện thế định mức của các thiết bị nơi tiêu thụ.
Bài 2.
Đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ:
(1): Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới.
(2): Tia tới song song với trục chính thì tia ló qua tiêu điểm.
(3): Tia tới qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính.
Bài 3.
a) Vì A’B’ cùng chiều với vật và nằm cùng phía với vật đối với trục chính nên nó là ảnh ảo.
b) Vì ảnh A’B’ là ảnh ảo lớn hơn vật nên thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ.
c) Xác định quang tâm O, hai tiêu điểm F và F’
+ B’ là ảnh của điểm B nên ta nối B’ với B cắt trục chính của thấu kính tại quang tâm O.
+ Từ O dựng vuông góc với trục chính, ta có vị trí đặt thấu kính.
+ Từ B dựng tia BI song song với trục chính của thấu kính. Nối IB’ kéo dài cắt trục chính tại F’. Lấy F đối xứng với F’ qua O (OF = OF’) ta được tiêu điểm F.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lí 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
Câu 1. Mắt người có thể nhìn rõ một vật khi vật đó nằm trong khoảng
A. từ điểm cực cận đến mắt.
B. từ điểm cực viễn đến vô cực.
C. từ điểm cực cận đến điểm cực viễn.
D. từ điểm cực viễn đến mắt.
Câu 2. Có thể dùng kính lúp để quan sát
A. trận bóng đá trên sân vận động.
B. một con vi trùng.
C. các chi tiết máy của đồng hồ đeo tay.
D. kích thước của nguyên tử.
Câu 3. Chiếu chùm ánh sáng trắng qua một kính lọc màu tím, chùm tia ló có màu
A. đỏ.
B. tím.
C. vàng.
D. trắng.
Câu 4. Trong trường hợp nào dưới đây ánh sáng trắng sẽ không bị phân tích?
A. Chiếu tia sáng trắng qua một lăng kính.
B. Chiếu tia sáng trắng nghiêng góc vào một gương phẳng.
C. Chiếu tia sáng trắng nghiêng góc vào mặt ghi của một đĩa CD.
D. Chiếu chùm sáng trắng vào một bong bóng xà phòng.
Câu 5. Sự khác nhau giữa ảnh thật và ảnh ảo ở thấu kính hội tụ là
A. ảnh thật luôn cùng chiều với vật.
B. ảnh ảo luôn cùng chiều với vật.
C. ảnh thật luôn lớn hơn vật.
D. ảnh ảo luôn nhỏ hơn vật.
Câu 6. Thấu kính phân kì là loại thấu kính
A. có phần rìa dày hơn phần giữa.
B. có phần rìa mỏng hơn phần giữa.
C. biến chùm tia tới song song thành chùm tia ló hội tụ.
D. có thể làm bằng chất rắn không trong suốt.
Câu 7. Để chụp ảnh của một vật ở rất xa, cần phải điều chỉnh vật kính sao cho
A. tiêu điểm vật kính nằm rất xa phim.
B. tiêu điểm vật kính nằm ở phía sau phim.
C. tiêu điểm vật kính nằm đúng trên phim.
D. tiêu điểm vật kính nằm ở phía trước phim.
Câu 8. Bộ phận quan trọng nhất của mắt là
A. thể thủy tinh và thấu kính.
B. thể thủy tinh và màng lưới.
C. màng lưới và võng mạc.
D. con ngươi và thấu kính.
Câu 9. Trường hợp nào dưới đây vật không có năng lượng?
A. Tảng đá nằm trên mặt đất.
B. Tảng đá được nâng lên khỏi mặt đất.
C. Chiếc thuyền chạy trên mặt nước.
D. Viên phấn rơi từ trên bàn xuống.
Câu 10. Trong nhà máy nhiệt điện tác nhân trực tiếp làm quay tua bin là
A. nhiên liệu.
B. nước.
C. hơi nước.
D. quạt gió.
PHẦN II. TỰ LUẬN (5 điểm)
Bài 1. (2 điểm) Nêu nguyên nhân và các cách làm giảm hao phí trên đường dây truyền tải điện? Trong các cách trên thì cách tốt nhất đang được áp dụng hiện nay là cách nào? Vì sao?
Bài 2. (3 điểm) Cho vật AB đặt vuông góc với trục chính có A nằm trên trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 12 cm, AB cách thấu kính 36 cm.
a) Vẽ ảnh A’B’ của AB qua thấu kính, nêu đặc điểm ảnh của AB qua thấu kính.
b) Tính khoảng cách từ ảnh A’B’ đến thấu kính.
c) Muốn ảnh bằng vật ta di chuyển vật AB lại gần hay ra xa thấu kính bao nhiêu cm?
---------- HẾT -----------
Đáp án
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1.
Khoảng cách từ điểm CC đến CV gọi là giới hạn nhìn rõ của mắt.
=> Mắt người có thể nhìn rõ một vật khi vật đó nằm trong khoảng giới hạn nhìn rõ này.
Chọn đáp án C
Câu 2.
Kính lúp là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật nhỏ.
A - chỉ cần dùng mắt bình thường quan sát.
B - cần dùng kính hiển vi để quan sát.
C - dùng kính lúp.
D - dùng kính siêu hiển vi để quan sát.
Chọn đáp án C
Câu 3.
Chiếu ánh sáng trắng qua một tấm lọc màu ta sẽ thu được ánh sáng có màu của tấm lọc.
=> Chiếu ánh sáng trắng qua một kính lọc màu tím, chùm tia ló sẽ có màu tím.
Chọn đáp án B
Câu 4.
A, C, D - ánh sáng trắng bị phân tích.
B - ánh sáng trắng không bị phân tích mà chỉ bị phản xạ.
Chọn đáp án B
Câu 5.
Sự khác nhau giữa ảnh thật và ảnh ảo ở thấu kính hội tụ là:
+ Ảnh thật luôn ngược chiều với vật.
+ Ảnh ảo luôn cùng chiều với vật.
+ Ảnh thật có thể lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng vật.
+ Ảnh ảo luôn lớn hơn vật.
=> Các phương án: A, C, D – sai; B – đúng.
Chọn đáp án B
Câu 6.
Thấu kính phân kì có phần rìa dày hơn phần giữa.
Chọn đáp án A
Câu 7.
Vật ở rất xa thấu kính hội tụ thì cho ảnh thật có vị trí d′ = OF′ nằm ở tiêu điểm ảnh của vật kính.
=> Cần điều chỉnh vật kính sao cho tiêu điểm vật kính nằm đúng trên phim.
Chọn đáp án C
Câu 8.
Mắt có nhiều bộ phận. Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là: thể thủy tinh và màng lưới (còn gọi là võng mạc).
Chọn đáp án B
Câu 9.
Ta nhận biết được 1 vật có năng lượng khi vật đó có khả năng thực hiện công (cơ năng) hay làm nóng các vật khác (nhiệt năng).
=>Trường hợp tảng đá nằm trên mặt đất không có năng lượng.
Chọn đáp án A
Câu 10.
Tác nhân trực tiếp làm quay tua bin là hơi nước.
Chọn đáp án C
PHẦN II. TỰ LUẬN
Bài 1.
- Nguyên nhân gây hao phí là do sự tỏa nhiệt trên đường dây truyền tải điện.
- Có 2 cách làm giảm hao phí là giảm điện trở của dây và tăng hiệu điện thế giữa hai đầu đường dây truyền tải.
- Hiện nay người ta làm giảm hao phí trên đường dây truyền tải bằng cách dùng máy biến thế để tăng hiệu điện thế vì cách này đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả cao …
Bài 2.
a)
- Đặc điểm của ảnh: là ảnh thật, ảnh ngược chiều với vật, ảnh bé hơn vật.
b) Ta có: ∆OAB ~ ∆OA’B’ (g,g) => (1)
∆F’OI ~ ∆F’A’B’ (g,g) =>
ABIO là hình chữ nhật => AB = OI (3)
Từ (1), (2), (3) => (4)
OA’ = 18 cm.
c) Để ảnh thật bằng vật thì: OA = OA’ = 2.f = 2.12 = 24 cm.
Vì 24 cm < 36 cm nên ta phải di chuyển vật lại gần thấu kính hội tụ một đoạn: 36 – 24 = 12 cm.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lí 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
Câu 1. (1 điểm) So sánh tính chất của ảnh ảo tạo bởi các loại thấu kính?
Câu 2. (3 điểm) Cho vật AB đặt vuông góc với trục chính có A nằm trên trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 12 cm, AB cách thấu kính 36 cm.
a) Vẽ ảnh A’B’ của AB qua thấu kính, nêu đặc điểm ảnh của AB qua thấu kính.
b) Tính khoảng cách từ ảnh A’B’ đến thấu kính.
c) Muốn ảnh bằng vật ta di chuyển vật AB lại gần hay ra xa thấu kính bao nhiêu cm?
Câu 3. (2 điểm) Đường dây tải điện có hiệu điện thế 15 kV ở hai đầu nơi truyền tải, công suất cung cấp ở nơi truyền tải P = 3000 kW. Dây dẫn tải điện cứ 1 km có điện trở 0,2 Ω, công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây = 160 kW. Tính chiều dài tổng cộng L của dây dẫn.
Câu 4. (4 điểm) Một người dùng kính lúp có tiêu cự 10 cm để quan sát một vật nhỏ . Vật đặt cách kính 8 cm.
a) Dựng ảnh của vật qua kính,không cần đúng tỉ lệ?
b) Ảnh là ảnh thật hay ảnh ảo?
c) Ảnh lớn hơn hay nhỏ hơn vật bao nhiêu lần ?
d) Tính khoảng cách từ ảnh đến vật?
---------- HẾT -----------
Đáp án
Câu 1.
- Giống nhau: Đều cho ảnh ảo, cùng chiều với vật.
- Khác nhau:
+ Thấu kính hội tụ: Cho ảnh lớn hơn vật, nằm xa thấu kính hơn vật.
+ Thấu kính phân kì: Cho ảnh nhỏ hơn vật, nằm gần thấu kính hơn vật.
Câu 2.
a)
- Đặc điểm của ảnh: là ảnh thật, ảnh ngược chiều với vật, ảnh bé hơn vật.
b) Ta có: ∆OAB ~ ∆OA’B’ (g,g) => (1)
∆F’OI ~ ∆F’A’B’ (g,g) =>
ABIO là hình chữ nhật => AB = OI (3)
Từ (1),(2),(3) => (4)
OA’ = 18 cm.
c) Để ảnh thật bằng vật thì: OA = OA’ = 2.f = 2.12 = 24 cm.
Vì 24cm < 36cm nên ta phải di chuyển vật lại gần thấu kính hội tụ một đoạn: 36 – 24 = 12 cm.
Câu 3.
Tóm tắt:
U = 15 kV = 15000 V
P = 3000 kW = 3000000 W
l = 1 km có r = 0,2 Ω
= 160 kW = 160000 W
L = ?
Giải:
Ta có:
Chiều dài tổng cộng của dây dẫn là: L =
Câu 4.
a)
b) Ảnh A’B’ của vật AB tạo bởi kính lúp là ảnh ảo.
c) Ta có : ∆ABO ~ ∆A’B’O (g – g)
(1)
Ta lại có : ∆OIF’ ~ ∆A’B’F’ (g –g)
Mà OI = AB
(2)
Nên từ (1) và (2) ta có:
Từ đó suy ra A’O = 40 cm
Thay OA = 8 cm ; A’O = 40 cm vào (1) ta được
=> A’B’ = 5.AB. Vậy ảnh lớn gấp 5 lần vật.
d) Khoảng cách từ ảnh đến vật AA’là :
AA’ = OA’ – OA = 40 cm – 8 cm = 32 cm.
Xem thêm bộ đề thi Vật Lí 9 năm 2024 chọn lọc khác:
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Bộ đề thi năm học 2023-2024 các lớp các môn học được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm tổng hợp và biên soạn theo Thông tư mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được chọn lọc từ đề thi của các trường trên cả nước.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)