Đề thi giữa Học kì 2 Hóa học 9 năm 2024 có ma trận (8 đề)

Với Đề thi giữa Học kì 2 Hóa học 9 năm 2024 có ma trận (8 đề), chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Giữa kì 2 Hóa học 9.

Đề thi giữa học kì 2 Hóa học 9 năm 2024 có ma trận (8 đề)

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Hóa học 9 Giữa kì 2 bản word có lời giải chi tiết:

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II.

MÔN HÓA HỌC 9

Năm học 2024 - 2025

Tên Chủ đề 

(nội dung, chương…)

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao 

Cộng

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Chủ đề 9:

Phi kim

- Tính chất chung của phi kim. (1 câu)

- Tính chất hóa học của cacbon (1 câu)

- Dạng thù hình của cacbon (1 câu).

- Ứng dụng của CO2, muối cacbonat (2 câu)

- Phân loại Silic đioxit (1 câu)

- Tính chất hóa học của clo (2 câu).

- Tính chất hóa học của muối cacbonat (1 câu)

- Tính toán liên quan đến cacbon khử oxit kim loại (1 câu).

- Bài toán muối cacbonat phản ứng với bazơ (1 câu).

- Bài toán liên quan đến silic và hợp chất (2 câu).

- Bài toán sục khí clo vào dung dịch kiềm (1 câu)

- Bài toán nhiệt phân muối cacbonat

 (1 câu)

Số câu 

Số điểm  

Tỉ lệ %

6

20%

3

1

10%

5

5/3đ

16,67%

1

1/3

3,33%

15

50%

Chủ đề 10: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

- Nguyên tắc sắp xếp trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (1 câu).

- Đặc điểm của chu kì (1 câu)

Xác định vị trí của nguyên tố dựa vào cấu tạo nguyên tử. (1 câu)

 

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

2

2/3đ

6,67%

1

1/3

3,33%

3

10%

Chủ đề 11:

Đại cương về hóa học hữu cơ

- Khái niệm hóa học hữu cơ. (1 câu).

- Dựa vào khái niệm xác định hợp chất hữu cơ.(1 câu)

- Xác định công thức phân tử của hợp chất hữu cơ dựa vào công thức cấu tạo (1 câu)

- Xác định thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ (1 câu).

- Xác định định tính các nguyên tố có trong hợp chất hữu cơ.(1 câu)

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

2

2/3đ

6,67%

1

1/3đ

3,33%

2

2/3đ

6,67%

5

5/3đ

16,67%

Chủ đề 12:

Hiđrocacbon

- Tính chất hóa học của metan (1 câu)

- Tính khối lượng sản phẩm tạo thành khi đốt cháy metan (1 câu).

- Bài tập về phản ứng brom hóa etilen, axetilen (2 câu)

- Tính hiệu suất phản ứng brom hóa benzen (1 câu)

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

1/3đ

3,33%

3

10%

1

1/3đ

3,33%

5

5/3đ

16,67%

Chủ đề 13:

Nhiên liệu

- Phân loại nhiên liệu (1 câu)

- Phân bố nhiên liệu trong tự nhiên (1 câu)

 

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

1/3đ

3,33%

1

1/3đ

3,33%

 

2

2/3đ 

6,67%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

12

4%

6

20%

10

10/3đ

33,33%

2

2/3đ

6,67%

30 

10 đ

100%


Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Hóa học 9

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

(Cho C = 12, O = 16, H = 1, Na = 23, K = 39, Mg = 24, Ca = 40, P = 31, Cl = 35,5, F = 19, Si = 27, N = 14, S = 32)

Câu 1: Tính chất vật lí của phi kim:

A. Dẫn điện tốt.                                                

B. Dẫn nhiệt tốt.

C. Dẫn nhiệt, dẫn điện kém.                             

D. Chỉ tồn tại ở trạng thái khí.

Câu 2: Chất được dùng để làm khô khí clo ẩm là

A. NaOH khan                                           

B. CaO

C. Na2SO3 khan                                         

D. Dung dịch H2SO4 đặc

Câu 3: Sục Cl2 vào nước, thu được nước clo màu vàng nhạt. Trong nước clo có chứa các chất là

A. Cl2, H2O                                                

B. HCl, HClO

C. HCl, HClO, H2O                                   

D. Cl2, HCl, HClO, H2O

Câu 4: Chất nào sau đây tác dụng với C để tạo thành CO2 và kim loại?

A. O2                         

B. Mg                        

C. Fe                         

D. PbO

Câu 5: Khử hoàn toàn 4,46 gam PbO bằng C dư ở nhiệt độ cao, thu được khối lượng Pb là

A. 2,56 gam               

B. 3,36 gam               

C. 4,14 gam               

D. 5,15 gam

Câu 6: Kim cương là một dạng thù hình của nguyên tố

A. Silic                      

B. Phopho                 

C. Cacbon                 

D. Lưu huỳnh

Câu 7: Ứng dụng của CO2 được dùng để

A. Chữa cháy

B. Bảo quản thực phẩm

C. Dùng trong sản xuất nước giải khát có gas, sản xuất sođa, phân đạm, …

D. A, B, C đều đúng

Câu 8: Ứng dụng của muối cacbonat là

ACaCO3 là thành phần chính của đá vôi, được dùng để sản xuất vôi, xi măng, …

B. Na2CO3 được dùng để nấu xà phòng, sản xuất thủy tinh, …

C. NaHCO3 được dùng làm dược phẩm, hóa chất trong bình cứu hỏa, …

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 9: Nung hoàn toàn hỗn hợp 2 muối CaCO3 và MgCO3 thu được 3,8 gam hai oxit và 1,68 lít CO2 (đktc). Khối lượng hỗn hợp muối ban đầu là

A. 8,2 gam                 

B. 5,9 gam                 

C. 6,8 gam                 

D. 7,1 gam

Câu 10: Khối lượng kết tủa tạo ra, khi cho 5,3 gam Na2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch Ca(OH)2

A. 4 gam                    

B. 5 gam                    

C. 6 gam                    

D. 7 gam

Câu 11: Silic đioxit là

A. Oxit bazơ              

B. Bazơ                      

C. Oxit axit                

D. Axit

Câu 12: Đun nóng 2,8 gam Silic trong V lít khí oxi ở đktc thu được sản phẩm là silic đioxit. Giá trị của V là

A. 4,25 lít                  

B. 3,36 lít                   

C. 1,12 lít                  

D. 2,24 lít

Câu 13: Cho 15 gam SiO2 tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được m gam natri silicat. Giá trị của m là

A. 28,9 gam               

B. 29,6 gam               

C. 31,2 gam               

D. 30,5 gam

Câu 14: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo nguyên tắc

ATính phi kim tăng dần

B. Tính kim loại tăng dần

C. Chiều điện tích hạt nhân tăng dần

D. Chiều nguyên tử khối tăng dần

Câu 15: Số thứ tự chu kì bằng

A. Số electron lớp ngoài cùng

B. Số lớp electron

C. Số hiệu nguyên tử

D. Số thứ tự của nguyên tố

Câu 16: Biết X có cấu tạo nguyên tử như sau:

Điện tích hạt nhân là 12+, có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 2 electron. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là

A. Chu kỳ 2, nhóm III                               

B. Chu kỳ 2, nhóm II

C. Chu kỳ 3, nhóm III                               

D. Chu kỳ 3, nhóm II

Câu 17: Phương trình phản ứng nào sau đây đúng?

A. K2CO3 + Ca(OH)2 → 2KOH + CaCO3

B. K2CO3 + Ca(OH)2 → 2K2O + CaCO3

C. K2CO3 + Ca(OH)2 → 2KOH + CaO +CO2

D. K2CO3 + Ca(OH)2 → 2K2O + CaCO3 +H2O

Câu 18: Thể tích của dung dịch KOH 1M ở điều kiện thường cần dùng để tác dụng hoàn toàn với 2,24 lít khí Cl2 (đktc) là

A. 0,2 lít                    

B. 0,3 lít                     

C. 0,4 lít                    

D. 0,5 lít

Câu 19: Chất nào sau đây không thuộc loại chất hữu cơ?

A. CH4                                                       

B. CH3Cl

C. CH3COONa                                          

D. CO2

Câu 20: Hóa học hữu cơ là

A. Ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất có trong tự nhiên

B. Ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất của cacbon

C. Ngành hóa học chuyên nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ

D. Ngành hóa học chuyên nghiên cứu các chất trong cơ thể sống

Câu 21: Thành phần phần trăm về khối lượng của nguyên tố C trong CH4

A. 75%                      

B. 80%                      

C. 85%                      

D. 90%

Câu 22: Đốt cháy một hợp chất hữu cơ Y thu được hơi nước và khí cacbonic, khí nitơ. Trong hợp chất hữu cơ Y có chứa các nguyên tố nào?

A. C, H, O                 

B. C, H, P                  

C. C, H, S                  

D. C, H, N

Câu 23: Hãy cho biết công thức cấu tạo dưới đây là của hợp chất nào?

Đề thi Học kì 1 Hóa học 9 năm 2024 có ma trận (8 đề)

A. C4H8                     

B. C5H10                    

C. C4H10                    

D. C6H10

Câu 24: Khí metan phản ứng được với:

A. HCl, H2O.                 

B. HCl, Cl2.                   

C. Cl2, O2.                     

D. O2, CO2

Câu 25: Khối lượng CO2 và H2O thu được khi đốt cháy 16 gam khí metan là

A. 44 gam và 36 gam 

B. 44 gam và 18 gam

C. 22 gam và 18 gam 

D. 22 gam và 36 gam

Câu 26: Cho 7 gam etilen vào dung dịch brom thấy dung dịch vừa đủ mất màu, khối lượng brom tham gia phản ứng là

A. 40 gam                  

B. 20 gam                  

C. 30 gam                  

D. 25 gam

Câu 27: Đun nóng brom với 15,6 gam benzen (có bột sắt), người ta thu được 21,98 gam brombenzen. Hiệu suất của phản ứng là

A. 50%                      

B. 60%                      

C. 70%                      

D. 80%

Câu 28: Trong tự nhiên, dầu mỏ có ở đâu?

A. Trong lòng đất                                      

B. Trong khí metan

C. Trên khí quyển                                      

D. Trên biển

Câu 29: Nhiên liệu rắn gồm

A. Than mỏ, gỗ                                          

B. Xăng, dầu hỏa

C. Khí mỏ dầu, khí than                             

D. Cồn, khí thiên nhiên

Câu 30: Dẫn 0,55 mol khí axetilen qua bình đựng dung dịch nước brom dư. Khối lượng brom tham gia phản ứng là

A. 124 gam                

B. 176 gam                

C. 165 gam                

D. 138 gam

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Hóa học 9

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

(Cho C = 12, O = 16, H = 1, Na = 23, K = 39, Mg = 24, Ca = 40, P = 31, Cl = 35,5, F = 19, Si = 27, N = 14, S = 32)

Câu 1: Dung dịch nào sau đây ăn mòn thủy tinh?

A. Dung dịch HNO3.                                  

B. Dung dịch HF.                                      

C. Dung dịch NaCl.                                   

D. Dung dịch NaOH đặc

Câu 2: Dựa vào tính chất nào của thủy tinh để có thể tạo ra được những vật liệu có hình dạng khác nhau?

A. Thủy tinh có nhiệt độ nóng chảy cao

B. Khi đun nóng, thủy tinh mềm ra rồi mới nóng chảy.

C. Thủy tinh có nhiều màu sắc khác nhau.

D. Thủy tinh giòn, dễ vỡ.

Câu 3: Nguyên tố A có Z = 17, vị trí A trong bảng tuần hoàn các nguyên tố là

A. Chu kì 2 nhóm V.                                      

B. Chu kì 3 nhóm V.

C. Chu kì 3 nhóm VII.                                  

D. Chu kì 2 nhóm VII.

Câu 4: Nguyên tố X ở chu kì 3 nhóm IA, điện tích hạt nhân của nguyên tố X là

A. Z = 13.                  

B. Z = 10.                  

C. Z = 12.                 

D. Z = 11.

Câu 5: Trong một nhóm, khi đi từ trên xuống dưới thì:

A. tính kim loại giảm, tính phi kim giảm.

B. tính kim loại tăng, tính phi kim tăng

C. tính kim loại tăng, tính phi kim giảm.

D. tính kim loại giảm, tính phi kim tăng.

Câu 6: Nhóm các chất đều gồm các hợp chất hữu cơ là:

A. Na2CO3, C6H6, C2H5OH                           

B. CH3Cl, C2H6O, C6H6

C. C2H4, CH3COOH, CaCO3

D. C2H2, CH4, CO2

Câu 7: Phản ứng hoá học đặc trưng của phân tử metan là:

A. Phản ứng cộng với dung dịch nước brom                                           

B. Phản ứng cháy

C. Phản ứng thế với clo khi có ánh sáng khuyếch tán                    

D. Phản ứng cộng hiđro

Câu 8: Dãy chất nào sau đây làm mất màu dung dịch brom?

A. CH4, CH2=CH2, CH ≡ CH.                       

B. CH3- CH3, CH2= CH - CH3, CH ≡ CH

C. CH ≡ CH, CH4, CH3= CH - CH3

D. CH2= CH2, CH ≡ CH, CH2= CH - CH3

Câu 9: Để loại bỏ tạp chất etilen và axetilen có lẫn trong khí metan, người ta dùng:

A. Dung dịch nước vôi trong.                     

B. Dung dịch nước brom                                                               

C. Khí clo.                                                 

D. Dung dịch HCl.

Câu 10: Dẫn 2,8 lít hỗn hợp khí metan và etilen (đktc) qua bình đựng dung dịch brom đã làm mất màu một dung dịch có chứa 4 gam brom. Thể tích khí metan có trong hỗn hợp đó là:

A. 2,24 lít                  

B. 2,42 lít                   

C. 4,22 lít                  

D. 5,6 lít

Câu 11: Khí thiên nhiên và khí mỏ dầu có thành phần chính là

A. metan                    

B. etilen                     

C. axetilen                 

D. cacbonic

Câu 12: Dãy các hợp chất thuộc loại hiđrocacbon là:

A. CH4, C3H8, NH3, C4H10.                        

B. C2H6, C3H8, CCl4, C2H4.

C. C2H2, C2H6, C4H10, C5H12.                    

D. C5H12, CH3Cl, C3H8, C3H6.

Câu 13: Hỗn hợp khí A gồm CH4và C2H4. Dẫn hỗn hợp A qua bình đựng dung dịch brom dư, sau phản ứng khối lượng bình brom tăng 9,8 (g). Mặt khác nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí A cần dùng 34,72 lít khí oxi (các khí đo ở đktc). Thành phần phần trăm về thể tích của CH4và C2H4trong hỗn hợp A lần lượt là:

A. 50% và 50%          

B. 58,33% và 41,67%

C. 41,67% và 58,33%                                

D. 33,33% và 66,67%.

Câu 14: Khí etilen cho phản ứng đặc trưng là

A. phản ứng cháy.                                      

B. phản ứng thế.

C. phản ứng cộng.                                     

D. phản ứng phân hủy.

Câu 15: Tính chất vật lý của khí etilen 

A. là chất khí không màu, không mùi, tan trong nước, nhẹ hơn không khí.

B. là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí.

C. là chất khí màu vàng lục, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.

D. là chất khí không màu, mùi hắc, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.

Câu 16: Để dập tắt đám cháy nhỏ do xăng, dầu người ta dùng biện pháp 

A. phun nước vào ngọn lửa.                       

B. phủ cát vào ngọn lửa.

C. thổi oxi vào ngọn lửa.                           

D. phun dung dịch muối ăn vào ngọn lửa.

Câu 17: Thành phần chính trong bình khí biogas là:

A. C2H2.                    

B. CH4.                      

C. C2H4.                    

D. C2H4O.

Câu 18: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về dầu mỏ?

A. Dầu mỏ là một đơn chất. 

B. Dầu  mỏ là một hợp chất phức tạp của nhiều nguyên tố.

C. Dầu mỏ là một hỗn hợp tự nhiên của nhiều loại hiđrocacbon.

D. Dầu mỏ là một hợp chất hữu cơ.

Câu 19: Phần trăm về khối lượng của Cacbon trong phân tử CH4 là:

A. 25%                      

B. 50%                      

C. 100%                    

D. 75%

Câu 20: Nhóm chất đều là dẫn xuất của hiđrocacbon là:

A. CH3NO2; CH3Br; C2H6O                                                                  

B. NaC6H5; CH4O; HNO3; C6H6

C. CH4; C2H4; C2H2; C6H6                                                                                                           

D. FeCl3; C2H6O;CH4;NaHCO3

Câu 21: Trong phân tử axetilen, giữa hai nguyên tử cacbon có

A. một liên kết đơn.                                      

B. một liên kết đôi

C. một liên kết ba.                                           

D. hai liên kết đôi.

Câu 22: Hóa chất dùng để phân biết khí metan và khí etilen là

A. dung dịch nước Brom                                                                

B. dung dịch Natrihidroxit

C. dung dịch phenolphtalein                                                                  

D. dung dịch nước vôi trong.

Câu 23:  Lượng Oxi cần dùng để đốt cháy 4,48 lít khí etilen là

A. 4,48 lít                  

B. 8,96 lít                   

C. 13,44 lít                

D. 6,72 lít

Câu 24: Liên kết đôi dễ tham gia phản ứng nào sau đây:

A. Phản ứng thế                                         

B. Phản ứng cộng   

C. Phản ứng hoá hợp                                  

D. Phản ứng phân huỷ

Câu 25: Trong các hợp chất sau, hợp chất nào dể tham gia phản ứng thế với clo:

A. CH4

B. CH2 = CH2

C. C6H6                                

D. C2H2

Câu 26: Etilen có phản ứng cộng là do etilen có.

A. Liên kết đơn                                          

B. Liên kết đôi                     

C. Liên kết ba                                            

D. Vòng 6 cạnh

Câu 27: Tính chất vật lý nào sau đây không phải của benzen

A. Chất lỏng không màu.

B. Chất lỏng không màu không tan trong nước.

C. Chất lỏng tan trong nước tạo dung dịch đồng nhất.

D. Nhẹ hơn nước.

Câu 28:   Khối lượng C cần dùng để khử 8 gam CuO tạo thành CO2

A. 0,6 gam.                

B. 1,2 gam.                

C. 2,4 gam.                

D. 3,6 gam.

Câu 29: Tính khối lượng của C2H2 thu được khi cho 128g CaC2 tác dụng hết với H2O

A. 50g                       

B. 52g                       

C. 51g                       

D. 53g

Câu 30: Phân tử hợp chất hữu cơ A có hai nguyên tố. Khi đốt cháy 3g chất A thu được 5,4g H2O. Hãy xác định công thức phân tử của A, biết khối lượng mol của A là 30g

A. C2H4                     

B. C2H6                     

C. C3H6                     

D. C4H8 

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Hóa học 9

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

(Cho C = 12, O = 16, H = 1, Na = 23, K = 39, Mg = 24, Ca = 40, P = 31, Cl = 35,5, F = 19, Si = 27, N = 14, S = 32)

Câu 1: Cặp chất nào dưới đây xảy ra phản ứng

A. Bột sắt và bột lưu huỳnh                       

B. Lưu huỳnh và oxi

C. Khí flo và hidro                                     

D. Cả A, B, C

Câu 2: Cho 5,4 gam bột nhôm tác dụng với khí clo dư thì thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 49,6 gam                                               

B. 24, 8 gam

C. 26,7 gam                                               

D. 53,4 gam

Câu 3: Phi kim có mức hoạt động hóa học yếu nhất là

A. Flo                        

B. Oxi                        

C. Clo                        

D. Silic

Câu 4: Dung dịch nước clo có màu gì?

A. Vàng lục               

B. Xanh lục               

C. Hồng                    

D. Tím

Câu 5: Trong công nghiệp, clo được điều chế bằng phương pháp gì?

A. Điện phân nóng chảy                            

B. Nhiệt phân

C. Thủy phân                                             

D. Điện phân dung dịch

Câu 6: Hòa tan hoàn toàn 34,8 gam MnO2 trong dung dịch HCl đặc, nóng, dư thì sau phản ứng thu được bao nhiêu lít khí Cl2 (đktc)?

A8,96 lít                  

B. 13,44 lít                 

C. 9,60 lít                  

D. 10,04 lít

Câu 7: Cacbon có thể tạo với oxi hai oxit là:

A. CO2, C2O4             

B. CO, CO2               

C. CO2, CO3              

D. CO, CO3

Câu 8: Trộn dư bột cacbon với 3,24 gam một oxit kim loại hóa trị II. Sau đó nung hỗn hợp ở nhiệt độ cao, dẫn khí sinh ra qua dung dịch nước vôi trong, thu được 2 gam kết tủa. Tên kim loại là

A. Kẽm                      

B. Magie                    

C. Sắt                        

D. Đồng

Câu 9: Cho khí CO2 tan vào nước cất có pha vài giọt quỳ tím. Dung dịch có màu nào?

A. Không màu           

B. Đỏ                         

C. Xanh                     

D. Tím

Câu 10: Cho 1,12 lít khí CO ở đktc tác dụng vừa đủ với 4 gam oxit MO nung nóng. Kim loại M là

A. Fe                         

B. Mg                        

C. Zn                         

D. Cu 

Câu 11: Cho dung dịch K2CO3 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 hiện tượng của phản ứng là

A. Sủi bọt khí

B. Kết tủa trắng

C. Không có hiện tượng

D. Dung dịch chuyển sang màu xanh

Câu 12: Nung hoàn toàn hỗn hợp 2 muối CaCO3 và MgCO3 thu được 3,8 gam hai oxit và 1,68 lít CO2 (đktc). Khối lượng hỗn hợp muối ban đầu là

A. 8,2 gam                 

B. 5,9 gam                 

C. 6,8 gam                 

D. 7,1 gam

Câu 13: Trong tự nhiên silic tồn tại ở dạng

A. Đơn chất.                                              

B. Hợp chất               

C. Hỗn hợp                                               

D. Vừa đơn chất vừa hợp chất

Câu 14: Công đoạn chính để sản xuất đồ gốm theo thứ tự lần lượt là

A. Nhào, sấy, tạo hình, nung                     

B. Nhào, tạo hình, sấy, nung

C. Nhào, tạo hình, nung, sấy                      

D. Tạo hình, nhào, nung, sấy

Câu 15: Số thứ tự ô nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn bằng

A. Số electron hóa trị 

B. Số nơtron

C. Số khối                                                 

D. Số hiệu nguyên tử

Câu 16: Cho các nguyên tố sau: O, N, P hãy cho biết thứ tự sắp sếp đúng theo chiều tính phi kim tăng dần

A. O, N, P                                                  

B. P, N, O

C. N, P, O                                                  

D. O, P, N

Câu 17: Nhiệt phân hoàn toàn 50 gam CaCO3 thu được V lít khí ở đktc. Biết hiệu suất phản ứng là H = 80%. Giá trị của V là

A. 7,89 lít                  

B. 8,96 lít                   

C. 9,06 lít                  

D. 10,01 lít

Câu 18: Dầu mỏ là hỗn hợp của các

A. Muối.                    

B. Axit.                      

C. Bazơ.                    

D. Hiđrocacbon.

Câu 19: Từ canxicacbua có thể điều chế trực tiếp được:

A. benzen.                 

B. axetilen.                

C. etilen.                    

D. metan.

Câu 20: Trong các hiđrocacbon sau: CH4, C2H4, C2H2, C6H6 . Chất được dùng để sản xuất nhựa PE là: 

A. CH4.                     

B. C2H4.                    

C. C2H2.                    

D. C6H6.

Câu 21: Phản ứng hóa học đặc trưng của metan là phản ứng nào?

A. Phản ứng cháy.                                     

B. Phản ứng thế.

C. Phản ứng cộng.                                     

D. Phản ứng trùng hợp.

Câu 22: Tính chất vật lí của metan là:

A. Chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước.

B. Chất khí, màu trắng, không mùi, ít tan trong nước.

C. Chất khí, không màu, không mùi, tan vô hạn trong nước.         

D. Chất khí, không màu, mùi hắc, ít tan trong nước.

Câu 23: Axetilen có công thức phân tử là:

A. CH4.                     

B. C2H4.                    

C. C2H2.                    

D. C3H6.

Câu 24: Để phân biệt khí metan và khí axetilen ở 2 lọ riêng biệt, người ta dùng thuốc thử nào dưới đây?

A. Dung dịch H­2SO4

B. Dung dịch Br2.

C. Dung dịch Ca(OH)2.                             

D. Dung dịch NaOH.

Câu 25: Cho các chất sau: C3H8, C2H4O, CO2, N2O, C2H6, C2H5Cl, C4H8. Trong các chất đó, số lượng hiđrocacbon là:

A. 1.                          

B. 2.                          

C. 3.                          

D. 4.

Câu 26: Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên là gì?

A. Axetilen.               

B. Propan.                 

C. Etilen.                   

D. Metan.

Câu 27: Số công thức cấu tạo mạch hở có thể có ứng với công thức phân tử C5H12 (biết trong phân tử chỉ có liên kết đơn) là:

A. 2.                          

B. 3.                          

C. 4.                          

D. 5.

Câu 28: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít (đktc) khí C2H2 rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch nước vôi trong dư, thu được m (g) kết tủa. Giá trị của m là:

A. 20.                        

B. 10.                        

C. 40.                        

D. 60.

Câu 29: Đốt cháy 31,2 gam benzen cần dùng bao nhiêu lít oxi ở đktc?

A. 60,8 lít                  

B. 58,4 lít                   

C. 56,6 lít                  

D. 67,2 lít

Câu 30: Để sử dụng hiệu quả nhiên liệu, tránh gây lãng phí và làm ô nhiễm môi trường cần đảm bảo

ACung cấp đủ không khí hoặc oxi cho quá trình cháy như: thổi thêm khí vào lò, xây ống khói cao để hút gió …

B. Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu rắn với với không khí hoặc oxi như chẻ nhỏ củi, đập nhỏ than khi đốt cháy…

C. Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy cần thiết phù hợp với nhu cầu sử dụng

D. Cả A, B, C đều đúng

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Hóa học 9

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

(Cho C = 12, O = 16, H = 1, Na = 23, K = 39, Mg = 24, Ca = 40, P = 31, Cl = 35,5, F = 19, Si = 27, N = 14, S = 32)

I. TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM)

Câu 1: Trong 4 hỗn hợp dưới đây, hỗn hợp nào là nước Gia-ven?

A. NaCl + NaClO + H2

B. NaCl + NaClO2 + H2

C. NaCl + NaClO3 + H2

D. NaCl + NaClO4 + H2

Câu 2: Trộn một ít bột than với bột đồng(II) oxit rồi cho vào đáy ống nghiệm khô, đốt nóng, khí sinh ra được dẫn qua dung dịch nước vôi trong dư. Hiện tượng quan sát được là 

A. màu đen của hỗn hợp không thay đổi, dung dịch nước vôi trong vẩn đục.

B. màu đen của hỗn hợp chuyển dần sang màu đỏ, dung dịch nước vôi trong không thay đổi.

C. màu đen của hỗn hợp chuyển dần sang màu đỏ, dung dịch nước vôi trong vẩn đục.

D. màu đen của hỗn hợp chuyển dần sang màu trắng xám, dung dịch nước vôi trong vẩn đục.

Câu 3: Cho bột than dư vào hỗn hợp 2 oxit Fe2O3 và CuO đun nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2 g hỗn hợp kim loại và 2,24 lít khí (đktc). Khối lượng hỗn hợp 2 oxit ban đầu là:

A. 5 g                        

B. 5,1 g                      

C. 5,2 g                     

D. 5,3 g

Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn m gam một hiđrocacbon thu được 44 g CO2 và 18 g H2O. Giá trị của m là:

A. 11 g                      

B. 12 g                       

C. 13 g                      

D. 14 g

Câu 5: Hai miếng sắt có khối lượng bằng nhau và bằng 2,8g. Một miếng cho tác dụng với Cl2 và một miếng cho tác dụng với dung dịch HCl. Tổng khối lượng muối clorua thu được là:

A. 14,245 g               

B. 16,125 g                

C. 12,137 g               

D. 14,475 g

Câu 6: Quá trình nào sau đây làm giảm CO2 trong khí quyển ?

A. Sự hô hấp của động vật và con người.

B. Cây xanh quang hợp.

C. Đốt than và khí đốt.

D. Quá trình nung vôi.

Câu 7: Cho 2,24 lít CO2 (đktc) tác dụng với 200 ml dung dịch Ca(OH)2 chỉ tạo muối trung hòa. CM của dung dịch Ca(OH)2 đã dùng là 

A. 0,55 M.                 

B. 0,45 M.                 

C. 0,5 M.                   

D. 0,65 M.

Câu 8: Cặp chất nào sau đây có thể cùng tồn tại trong dung dịch? 

A. HNO3 và KHCO3.

B. Ba(OH)2 và Ca(HCO3)2.

C. Na2CO3 và CaCl2

D. K2CO3 và Na2SO4.

Câu 9: Dãy gồm các muối đều phản ứng được với dung dịch NaOH là 

A. Na2CO3, NaHCO3, MgCO3, K2CO3.

B. NaHCO3, Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2, Ba(HCO3)2.

C. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2, BaCO3, Ba(HCO3)2.

D. CaCO3, BaCO3, Na2CO3, MgCO3.

Câu 10: Trong 1 chu kỳ (trừ chu kì 1), đi từ trái sang phải tính chất của các nguyên tố biến đổi như sau 

A. tính kim loại và tính phi kim đều giảm dần.

B. tính kim loại và tính phi kim đều tăng dần.

C. tính kim loại giảm đồng thời tính phi kim tăng dần.

D. tính kim loại tăng dần đồng thời tính phi kim giảm dần.

Câu 11: SiO2khôngphải nguyên liệu chính để sản xuất:

A. xi măng.              

B. thủy tinh.              

C. linh kiện điện tử.            

D. gốm sứ.

Câu 12: Nguyên tố A có Z = 17, vị trí A trong bảng tuần hoàn các nguyên tố là

A. Chu kì 2 nhóm V.                                      

B. Chu kì 3 nhóm V.

C. Chu kì 3 nhóm VII.                                    

D. Chu kì 2 nhóm VII.

Câu 13: Metan tham gia phản ứng thế với clo khi có ánh sáng khếch tán là do:

A. Trong phân tử chỉ có liên kết đơn                                             

B. Trong phân tử có liên kết đôi

C. Trong phân tử có liên kết ba.                                                            

D. Trong phân tử chỉ có ngtử C và ngtử H

Câu 14: Dãy chất nào sau đây làm mất màu dung dịch brom?

A. CH4, CH2=CH2, CH ≡ CH.                       

B. CH3- CH3, CH2= CH - CH3, CH ≡ CH

C. CH ≡ CH, CH4, CH3= CH - CH3

D. CH2= CH2, CH ≡ CH, CH2= CH - CH3

Câu 15: Phản ứng hoá học đặc trưng của etilen là phản ứng cộng do:

A. Trong phân tử có liên kết đơn                    

B. Trong phân tử có liên kết đôi

C. Trong phân tử có C và H                            

D. Trong phân tử có liên kết hiđro

Câu 16: Khí thiên nhiên và khí mỏ dầu có thành phần chính là

A. metan                    

B. etilen                     

C. axetilen                      

D. cacbonic

Câu 17: Thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố C, H, O trong C2H6O lần lượt là 

A. 52,2%; 13%; 34,8%.                             

B. 52,2%; 34,8%; 13%.

C. 13%; 34,8%; 52,2%.                             

D. 34,8%; 13%; 52,2%

Câu 18: Một hiđrocacbon ở thể khí thường được dùng làm nhiên liệu để hàn cắt kim loại, đó là

A. metan.                   

B. etilen.                    

C. axetilen.               

 D. etan.

Câu 19: Trong các phản ứng sau phản ứng hóa học đúng là 

Đề thi Học kì 1 Hóa học 9 năm 2024 có ma trận (8 đề)

Câu 20: Khí tham gia phản ứng trùng hợp là  

A. CH4.                     

B. C2H4.                    

C. C3H8.                    

D. C2H6.

II. TỰ LUẬN (3 ĐIỂM)

Câu 1: Viết các phương trình hóa học theo các sơ đồ phản ứng sau đây, với mỗi dấu “?” là một chất:

a) CH4    +    ?     →      CH3Cl   +   HCl

b) CaC2    +   H2O  →   ?    +   Ca(OH)2

c) C2H2    +     ?    →  C2H2Br4

d) C2H2    +     ?    →  C2H4

Câu 2: Nêu phương pháp hóa học làm sạch khí CH4 có lẫn khí CO2.

Câu 3: Chia 10,08 lít hỗn hợp khí X gồm metan và axetilen thành 2 phần bằng nhau để thực hiện 2 thí nghiệm:

  • Thí nghiệm 1: Dẫn phần I vào dung dịch Br2 dư, lượng Br2 đã phản ứng là 40 gam.
  • Thí nghiệm 2: Đốt cháy hoàn toàn phần II.

a) Tính thành phần phần trăm theo thể tích mỗi khí trong hỗn hợp X.

b) Tính thể tích cacbonic sinh ra ở thí nghiệm 2.

Biết các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Hóa học 9

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

(Cho C = 12, O = 16, H = 1, Na = 23, K = 39, Mg = 24, Ca = 40, P = 31, Cl = 35,5, F = 19, Si = 27, N = 14, S = 32)

Câu 1: Để phân biệt CO2 và SO2 người ta dùng dịch nào sau đây?

A. Nước brom                                           

B. Dung dịch HCl

C. Dung dịch NaOH  

D. Dung dịch Ca(OH)2

Câu 2: Chất nào sau đây là muối cacbonat?

A. NaHCO3               

B. Ca(HCO3)2            

C. Ba(HCO3)2           

D. CaCO3

Câu 3: Đốt cháy 24,8 gam photpho bình chứa khí oxi, thu được m gam điphotpho pentaoxit. Giá trị của m là

A56,8 gam               

B. 57,2 gam               

C. 54,4 gam               

D. 55,4 gam

Câu 4: Phương trình phản ứng nào sau đây đúng?

A. K2CO3 + Ca(OH)2 → 2KOH + CaCO3

B. K2CO3 + Ca(OH)2 → 2K2O + CaCO3

C. K2CO3 + Ca(OH)2 → 2KOH + CaO +CO2

D. K2CO3 + Ca(OH)2 → 2K2O + CaCO3 +H2O

Câu 5: Để có thể khắc chữ và hình trên thuỷ tinh người ta dùng dung dịch nào dưới đây?

A. Dung dịch HF                                       

B. Dung dịch HCl

C. Dung dịch HBr                                      

D. Dung dịch HI

Câu 6: Ở điều kiện thường, phi kim nào sau đây tồn tại ở thể khí

A. Lưu huỳnh            

B. Clo                        

C. Cacbon                 

D. Photpho

Câu 7: Nguyên liệu được dùng để điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm là 

A. H2SO3                   

B. HNO3                    

C. HCl đặc                

D. H2SO4

Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 20,4 gam hỗn hợp X gồm Al, Zn trong khí clo dư, thu được 41,7 gam hỗn hợp muối. Thể tích khí Cl2 (đktc) đã phản ứng là

A. 6,72 lít                  

B. 4,48 lít                   

C. 5,60 lít                  

D. 3,36 lít

Câu 9: Trong các dạng tồn tại của cacbon, dạng nào hoạt động hóa học mạnh nhất? 

A. Tinh thể kim cương

B. Tinh thể than chì

C. Cacbon vô định hình

D. Các dạng đều hoạt động mạnh như nhau

Câu 10: Dạng thù hình của nguyên tố là

A. Các hợp chất khác nhau của một nguyên tố hóa học

B. Các đơn chất khác nhau do nguyên tố đó tạo nên

C. Các nguyên tố có hình dạng khác nhau

D. Các đơn chất có hình dạng khác nhau

Câu 11: Đốt cháy 2,24 lít khí CO (đktc). Thể tích không khí cân dùng cho phản ứng trên là  (BiếtĐề thi Học kì 1 Hóa học 9 năm 2024 có ma trận (8 đề))

A. 6,8 lít                    

B. 3,6 lít                     

C. 4,8 lít                    

D. 5,6 lít

Câu 12: Chọn đáp án đúng nhất. Tất cả muối cacbonat đều

A. Không tan trong nước

B. Tan trong nước

C. Bị nhiệt phân tạo ra oxit kim loại và cacbon dioxit 

D. Bị nhiệt phân trừ muối cacbonat của kim loại kiềm

Câu 13: Thành phần chính của xi măng là

A. Canxi silicat                                          

B. Canxi silicat và nhôm oxit

C. Canxi aluminat                                      

D. Canxi silicat và canxi aluminat

Câu 14: Hợp chất hữu cơ là

A. Hợp chất khó tan trong nước

B. Hợp chất của cacbon và một số nguyên tố khác trừ N, Cl, O

C. Hợp chất của cacbon trừ CO, CO2, H2CO3, muối cacbonat kim loại

D. Hợp chất có nhiệt độ sôi cao

Câu 15: Hợp chất hữu cơ được chia thành mấy loại?

A. 1                           

B. 2                           

C. 3                           

D. 4

Câu 16: Cho các phát biểu sau:

(1) Đốt cháy hợp chất hữu cơ luôn thu được CO2 và H2O.

(2) Hợp chất hữu cơ có ở xung quanh ta.

(3) Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon.

(4) Hóa học hữu cơ có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội.

Số phát biểu đúng là:

A. 1                           

B. 2                           

C. 3                           

D. 4

Câu 17: Thành phần phần trăm về khối lượng của nguyên tố O trong C2H4O2

A. 51,23%                 

B. 52,60%                 

C. 53,33%                 

D. 54,45%

Câu 18: Công thức cấu tạo của một hợp chất cho biết

A. Thành phần phân tử

B. Trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử

C. Thành phần phân tử và trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử

D. Thành phần phân tử và sự tham gia liên kết với các hợp chất khác

Câu 19: Phân tử metan CH4 có cấu tạo

A. Dạng đường thẳng 

B. Hình chóp tứ diện đều

C. Dạng tam giác phẳng                            

D. Dạng hình vuông phẳng

Câu 20: Tính chất vật lý của metan là

A. Chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, ít tan trong nước

B. Chất lỏng, không màu, tan nhiều trong nước

C. Chất khí, không màu, mùi xốc, nặng hơn không khí, ít tan trong nước

D. Chất khí, màu vàng lục, tan nhiều trong nước 

Câu 21: Trong phân tử etilen giữa 2 nguyên tử cacbon có

A. Một liên kết ba                                      

B. Một liên kết đơn

C. Hai liên kết đôi                                     

D. Một liên kết đôi

Câu 22: Khi đốt cháy các hợp chất hữu cơ đều thấy tạo ra

A. NO                       

B. CO2                       

C. HCl                       

D. H2CO3

Câu 23: Phân biệt metan và etilen dùng dung dịch nào sau đây?

A. KOH                     

B. NaCl                     

C. NaCl                     

D. Br2

Câu 24: Khi đốt cháy hoàn toàn 10,4 gam metan người ta thu được một lượng khí CO2 (đktc) có thể tích là 

A. 8,89 lít                  

B. 9,60 lít                   

C. 10,08 lít                

D. 14,56 lít

Câu 25: Dãy đồng đẳng của benzen có công thức chung là

A. CnH2n+2                 

B. CnH2n-2                  

C. CnH2n-4                  

D. CnH2n-6

Câu 26: Biết 0,01 mol hidrocacbon X làm mất màu vừa đủ 100 ml dung dịch brom 0,1M. Vậy X có công thức là

A. CH4                      

B. C2H4                     

C. C6H6                     

D. C2H2

Câu 27: Dẫn 0,55 mol khí axetilen qua bình đựng dung dịch nước brom dư. Khối lượng brom tham gia phản ứng là

A. 124 gam                

B. 176 gam                

C. 165 gam                

D. 138 gam

Câu 28: Trùng hợp 28 gam etilen (với hiệu suất 100 %) ở điều kiện thích hợp thì thu được khối lượng polietilen là

A. 14 gam                  

B. 26 gam                  

C. 24 gam                  

D. 28 gam

Câu 29: Sự cố tràn dầu do chìm tàu chở dầu là thảm họa môi trường vì

A. Do dầu không tan trong nước

B. Do dầu sôi ở những nhiệt độ khác nhau

C. Do dầu nhẹ hơn nước, nổi trên mặt nước cản sự hòa tan của khí oxi làm các sinh vật dưới nước bị chết

D. Dầu lan rộng trên mặt nước bị sóng, gió cuốn đi xa rất khó xử lí

Câu 30: Thành phần chính của khí thiên nhiên và khí dầu mỏ là

A. Metan                                                    

B. Benzen

C. Các hiđrocacbon no                              

D. Các hiđrocacbon không no


Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Hóa học 9

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

(Cho C = 12, O = 16, H = 1, Na = 23, K = 39, Mg = 24, Ca = 40, P = 31, Cl = 35,5, F = 19, Si = 27, N = 14, S = 32)

I. TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM)

Câu 1: Nguyên liệu để sản xuất đồ gốm là:

A. Đất sét, thạch anh, fenfat

B. Đất sét, đá vôi, cát

C. Cát, thạch anh, đá vôi, soda

D. Đất sét, thạch anh, đá vôi.

Câu 2: Biết A có cấu tạo nguyên tử như sau: có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 6 electron. Dựa vào bảng tuần hòan thì nguyên tố A là

A. Clo.                       

B. Photpho.               

C. Nitơ.                     

D. Lưu huỳnh.

Câu 3: Trong hợp chất khí với oxi của nguyên tố X có hoá trị IV, oxi chiếm 50% về khối lượng. X là:

A. C.                          

B. H.                          

C. S.                          

D. P.

Câu 4: Khi dẫn khí clo vào dung dịch quì tím xảy ra hiện tượng 

A. dung dịch quì tím hóa đỏ.

B. dung dịch quì tím hóa xanh.

C. dung dịch quì tím không chuyển màu.

D. dung dịch quì tím hóa đỏ sau đó mất màu ngay.

Câu 5: Trong các chất sau chất nào có thể tham gia phản ứng với clo?

A. Oxi.                                                       

B. Dung dịch NaOH.

C. CuO.                                                     

D. NaCl.

Câu 6: Phương trình hóa học điều chế nước Gia-ven là 

A. Cl2 + NaOH   NaCl + HClO

B. Cl2 + NaOH  NaClO + HCl

C. Cl2 + H2O   HCl + HClO

D. Cl2 + 2NaOH    NaCl + NaClO + H2O

Câu 7: Cho sơ đồ sau: A →B → C → D (Axit)

Các chất A, B, C, D có thể lần lượt là 

A. C, CO2, CO, H2CO3.

B. S, SO2, SO3, H2SO3.

C. S, SO2, SO3, H2SO4.

D. N2, N2O, NO, HNO2.

Câu 8: Nung 150 kg CaCO3 thu được 67,2 kg CaO. Hiệu suất phản ứng là 

A. 60%.                     

B. 40%.                     

C. 80%.                     

D. 50%.

Câu 9: Dãy các chất nào sau đây đều là dẫn xuất của  hiđrocacbon? 

A. C2H6O, CH4, C2H2.                               

B. C2H4, C3H7Cl, CH4.

C. C2H6O, C3H7Cl, C2H5Cl.                       

D. C2H6O, C3H8, C2H2.

Câu 10: Công thức cấu tạo của một hợp chất cho biết 

A. thành phần phân tử.

B. trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.

C. thành phần phân tử và trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.

D. thành phần phân tử và sự tham gia liên kết với các hợp chất khác.

Câu 11: Etilen có công thức phân tử là:

A. CH4.                     

B. C3H6.                    

C. C2H2.                    

D. C2H4.

Câu 12: Tính chất vật lí của etilen là:

A. Chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước.

B. Chất khí, màu trắng, không mùi, ít tan trong nước.

C. Chất khí, không màu, không mùi, tan vô hạn trong nước.         

D. Chất khí, không màu, mùi hắc, ít tan trong nước.

Câu 13: Hợp chất hữu cơ là:

A. Hợp chất của cacbon và một số nguyên tố khác trừ N, Cl, O…

B. Hợp chất của cacbon trừ CO, CO2, H2CO3, các muối cacbonat kim loại…

C. Hợp chất của cacbon và hiđro.

D. Hợp chất của cacbon và một số nguyên tố khác như N, Cl, O…

Câu 14: Phản ứng đặc trưng của metan là:

A. Phản ứng cộng.                                     

B. Phản ứng thế.        

C. Phản ứng hóa hợp.                                

D. Phản ứng cháy.

Câu 15: Để phân biệt khí metan và khí etilen ở 2 lọ riêng biệt, người ta dùng thuốc thử nào dưới đây?

A. Dung dịch H­2SO4.

B. Dung dịch Ca(OH)2.

C. Dung dịch Br2.                                      

D. Dung dịch NaOH.

Câu 16: Cho các chất sau: C3H8, C2H4O, CH4, N2O, C2H6, C2H5Cl, C4H8. Trong các chất đó, số lượng hiđrocacbon là:

A. 4.                          

B. 3.                          

C. 1.                          

D. 2.

Câu 17: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về dầu mỏ?

A. Dầu mỏ là một đơn chất. 

B. Dầu mỏ là một hỗn hợp tự nhiên của nhiều loại hiđrocacbon.

C. Dầu  mỏ là một hợp chất phức tạp của nhiều nguyên tố.

D. Dầu mỏ là một hợp chất hữu cơ.

Câu 18: Số công thức cấu tạo mạch hở có thể có ứng với công thức phân tử C5H12 (biết trong phân tử chỉ có liên kết đơn) là:

A. 5.                          

B. 4.                          

C. 3.                          

D. 2.

Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn 3,36 lít (đktc) khí C2H4 rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch nước vôi trong dư, thu được m (g) kết tủa. Giá trị của m là:

A. 15.                        

B. 10.                        

C. 20.                        

D. 30.

Câu 20: Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên là gì?

A. Axetilen.               

B. Propan.                 

C. Etilen.                   

D. Metan.

II. TỰ LUẬN (3điểm)

Câu 1: Viết phương trình hóa học theo dãy biến hóa sau: 

Đề thi Học kì 1 Hóa học 9 năm 2024 có ma trận (8 đề)

Câu 2: Dẫn 13,44 lít (đktc) hỗn hợp gồm metan và axetilen đi qua dung dịch brom dư, thì thấy thoát ra 6,72 lít một chất khí.

a) Tính phần trăm thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu.

b) Tính thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí trên.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Hóa học 9

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

(Cho C = 12, O = 16, H = 1, Na = 23, K = 39, Mg = 24, Ca = 40, P = 31, Cl = 35,5, F = 19, Si = 27, N = 14, S = 32)

I. TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM)

Câu 1: Cặp chất nào sau đây dùng để điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm?

A. MnO2 và HCl đặc. 

B. MnCl2 và H2SO4.

C. MnO2 và NaCl                                      

D. H2SO4 và NaCl.

Câu 2: Sau khi làm thí nghiệm, khí clo dư được loại bỏ bằng cách sục khí clo vào:

A. Dung dịch HCl.                                     

B. Dung dịch NaOH.

C. Dung dịch NaCl.                                   

D. Nước.

Câu 3: Nhỏ từ từ dung dịch axit HCl vào ống nghiệm chứa một mẩu đá vôi nhỏ (thành phần chính là CaCO3) cho đến dư axit HCl. Hiện tượng nào sau đây có thể quan sát được?

A. Sủi bọt khí, đá vôi không tan.

B. Đá vôi tan dần, không sủi bọt khí.

C. Không sủi bọt khí, đá vôi không tan.

D. Sủi bọt khí, đá vôi tan dần và tan hết

Câu 4: Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng ….. (1) ….. và được xếp theo chiều điện tích hạt nhân ….. (2) …..

A. (1): số electron; (2): tăng dần.

B. (1): số electron; (2): giảm dần

C. (1): số lớp electron; (2): giảm dần.

D. (1): số lớp electron; (2): tăng dần.

Câu 5: Cho nguyên tử của nguyên tố X có cấu tạo như hình vẽ. Vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là:

 Đề thi Học kì 1 Hóa học 9 năm 2024 có ma trận (8 đề)

A. Ô số 7, chu kì 2, nhóm VII.

B. Ô số 5, chu kì 2, nhóm V

C. Ô số 7, chu kì 2, nhóm V.

D. Ô số 5, chu kì 7, nhóm VII.

Câu 6: Trong một nhóm, khi đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. Tính kim loại của các nguyên tố ….(1)…. dần. Tính phi kim của các nguyên tố ….(2).... dần.

A. (1): giảm; (2): tăng.                               

B. (1): tăng; (2): tăng.

C. (1): tăng; (2): giảm.                               

D. (1): giảm; (2): giảm

Câu 7: Etilen thuộc nhóm

A. Hiđrocacbon         

B. Dẫn xuất hidrocacbon          

C. Chất rắn                

D. Chất lỏng

Câu 8: Phát biểu nào sau đúng khi nói về metan?

A. Khí metan có nhiều trong thành phần khí quyển trái đất.

B. Trong cấu tạo phân tử metan có chứa liên kết đôi.

C. Metan cháy tạo thành khí CO2 và H2O.

D. Metan là nguồn nguyên liệu để tổng hợp nhựa PE trong công nghiệp.

Câu 9: Số công thức cấu tạo mạch hở của C4H8 là:

A. 1                            

B. 2                            

C. 3                           

D. 4  

Câu 10: Trong phân tử metan có

A. 4 liên kết đơn C-H

B. 1 liên kết đôi C=H và 3 liên kết đơn C-H

C. 2 liên kết đôi C=O và 2 liên kết đơn C-H

D. 1 liên kết đôi C=H và 3 liên kết đơn C-H

Câu 11: Đốt cháy 1 hiđrocacbon được số mol nước gấp đôi số mol CO2. Công thức hiđrocacbon đó là:

A. C2H6       

B. CH        

C. C2H        

D. C2H2

Câu 12: Chọn câu trả lời đúng trong các câu trả lời sau:

A. CH4 làm mất mất màu dung dịch brom

B. C2H4 tham gia phản ứng thế với clo tương tư như CH4

C. CH4 và C2H4 đều tham gia phản ứng cháy sinh ra CO2 và H2O

D. CH4 và CO2 đều có phản ứng trùng hợp

Câu 13: Tính chất vật lí của metan là:

A. Chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước.

B. Chất khí, màu trắng, không mùi, ít tan trong nước.

C. Chất khí, không màu, không mùi, tan vô hạn trong nước.         

D. Chất khí, không màu, mùi hắc, ít tan trong nước.

Câu 14: Axetilen có công thức phân tử là:

A. CH4.                     

B. C2H4.                    

C. C2H2.                    

D. C3H6.

Câu 15: Để phân biệt khí metan và khí axetilen ở 2 lọ riêng biệt, người ta dùng thuốc thử nào dưới đây?

A. Dung dịch H­2SO4.

B. Dung dịch Br2.

C. Dung dịch Ca(OH)2.                             

D. Dung dịch NaOH.

Câu 16: Cho các chất sau: C3H8, C2H4O, CO2, N2O, C2H6, C2H5Cl, C4H8. Trong các chất đó, số lượng hiđrocacbon là:

A. 1.                          

B. 2.                          

C. 3.                          

D. 4.

Câu 17: Số công thức cấu tạo mạch hở có thể có ứng với công thức phân tử C5H12 (biết trong phân tử chỉ có liên kết đơn) là:

A. 2.                          

B. 3.                          

C. 4.                          

D. 5.

Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít (đktc) khí C2H2 rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch nước vôi trong dư, thu được m (g) kết tủa. Giá trị của m là:

A. 20.                        

B. 10.                        

C. 40.                        

D. 60.

Câu 19: Phản ứng đặc trưng của etilen là:

A. Phản ứng cộng.                                     

B. Phản ứng thế.        

C. Phản ứng hóa hợp.                                

D. Phản ứng cháy.

Câu 20: Hợp chất hữu cơ là:

A. Hợp chất của cacbon và một số nguyên tố khác trừ N, Cl, O…

B. Hợp chất của cacbon và một số nguyên tố khác như N, Cl, O…

C. Hợp chất của cacbon và hiđro.

D. Hợp chất của cacbon trừ CO, CO2, H2CO3, các muối cacbonat kim loại…

II. TỰ LUẬN (3 ĐIỂM)

Câu 1: Nêu phương pháp hóa học để nhận biết các khí sau: CO2, CH4, C2H4.

Câu 2: Cho 3,36 lít hỗn hợp metan và axetilen sục vào dung dịch brom dư thấy có 2,4g brom tham gia phản ứng.

a) Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra.

b) Tính thể tích các khí trong hỗn hợp ban đầu biết các khí đo ở đktc.

c) Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp trên rồi dẫn sản phẩm cháy vào dung dịch nước vôi trong dư, tính khối lượng kết tủa thu được.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Hóa học 9

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

(Cho C = 12, O = 16, H = 1, Na = 23, K = 39, Mg = 24, Ca = 40, P = 31, Cl = 35,5, F = 19, Si = 27, N = 14, S = 32)

I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Câu 1: Phi kim nào dưới đây trong điều kiện thường không tồn tại ở trạng thái rắn? 

A. Nitơ                      

B. Photpho                

C. Cacbon                 

D. Silic

Câu 2: Trong phòng thí nghiệm, để điều chế một lượng nhỏ khí clo người ta làm như sau:

A. Cho KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl loãng

B. Cho dung dịch KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đặc

C. Cho KMnO4 rắn tác dụng với dung dịch HCl đặc

D. Cho dung dịch H2SO4 đặc tác dụng với dung dịch HCl đặc, đun nóng

Câu 3: Trong nước máy thường thấy có mùi của khí clo. Người ta đã sử dụng tính chất nào sau đây của clo để xử lí nước?

A.  Nước clo có tính sát trùng

B. Clo ít tan trong nước

C. Clo là một phi kim mạnh.

D. Clo là chất khí không độc

Câu 4: Hai nguyên tố X và Y cùng thuộc một chu kì và ở hai nhóm A kế tiếp nhau có tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử là 25. X và Y thuộc chu kì và nhóm nào sau đây trong bảng tuần hoàn?

A. Chu kì 3 và các nhóm IIA, IIIA

B. Chu kì 2 và các nhóm IIA, IIIA

C. Chu kì 3 và các nhóm IA, IIA

D. Chu kì 2 và các nhóm IA, IIA

Câu 5: Sục CO2 đến dư vào nước vôi trong thấy

A. ban đầu kết tủa trắng, kết tủa tăng dần, sau đó kết tủa lại tan dần và cuối cùng thu được dung dịch trong suốt

B. ban đầu có kêt tủa trắng, kết tủa tăng dần và đạt kết tủa cực đại

C. khí CO2 bị hấp thụ, không có kết tủa

D. có kết tủa trắng xuất hiện sau đó tan

Câu 6: Khí CO tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

A. Fe2O3, CuO, O2, PbO

B. CuO, CaO, C, O2

C. Al2O3, C, O2, PbO

D. Fe2O3, Al2O3, CaO, O2

Câu 7: Nhóm nào sau đây gồm các muối không bị nhiệt phân?

A. CaCO3, Na2CO3, KHCO3

B. Na2CO3, K2CO3, Li2CO3

C. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2, KHCO3

D. K2CO3, KHCO3, Li2CO3

Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Ứng với mỗi chất chỉ có một CTPT.

B. Mỗi chất chỉ có một CTCT.

C. Có nhiều chất khác nhau có CTPT giống nhau.

D. Một chất có thể được biểu diễn bằng nhiều CTCT khác nhau.

Câu 9: Cho các chất sau: CO, H2CO3, CH4, C2H4, C6H6, CO2. Số chất thuộc vào hợp chất hữu cơ là: 

A. 2                           

B. 3                           

C. 4                           

D. 5

Câu 10: Số đồng phân cấu tạo có thể có ứng với công thức phân tử C4H8 là 

A. 2                           

B. 3                           

C. 4                           

D. 5

Câu 11: Điều kiện để phản ứng giữa Metan và Clo xảy ra là:

A. Có bột sắt làm xúc tác                           

B. Có axit làm xúc tác

C. Có nhiệt độ                                           

D. Có ánh sáng

Câu 12: Thể tích khí oxi cần để đốt cháy hết 3,36 lít khí metan là:

A. 6,72 lít                  

B. 4,48 lít                   

C. 3,36 lít                  

D. 22,4 lít 

Câu 13: Khi dẫn khí etilen vào dung dịch Brom dư đựng trong ống nghiệm có quan sát thấy

A. màu của dung dịch brom nhạt dần, có chất kết tủa

B. màu của dung dịch brom nhạt dần, có chất lỏng không tan chìm xuống đáy ống nghiệm

C. màu của dung dịch brom nhạt dần, có khí thoát ra

D. màu của dung dịch brom không thay đổi

Câu 14: Có hỗn hợp gồm C2H4; CH4; CO2. Để nhận ra từng khí có trong hỗn hợp trên có thể sử dụng lần lượt các hóa chất là

A. dung dịch nước brom, lưu huỳnh đioxit.

B. KOH; dung dịch nước brom.

C. NaOH; dung dịch nước brom.

D. Ca(OH)2; dung dịch nước brom.

Câu 15: Sử dụng thuốc thử nào sau đây để nhận biêt các chất khí sau: CH4, C2H2, CO2

A. Dung dịch nước vôi trong, quỳ tím

B. Dung dich nước vôi trong, dung dịch brom

C. Dung dịch phenolphtalein, dung dịch nước vôi trong

D. Cả A, B, C

Câu 16: Cho phản ứng sau: CH4 + Cl2 → ? + HCl. Sản phẩm còn lại của phản ứng là chất nào?

A. CH3                      

B. CH4                       

C. CH3Cl                   

D. CH4Cl

Câu 17: Sản phẩm chủ yếu của một hợp chất hữu cơ khi cháy là 

A. khí nitơ và hơi nước.                             

B. khí cacbonic và khí   hiđro.

C. khí cacbonic và cacbon.                        

D. khí cacbonic và hơi nước.

Câu 18: Cho các chất sau: CH4, Cl2, H2, O2. Có mấy cặp chất có thể tác dụng với nhau từng đôi một ? 

A. 2                           

B. 3                           

C. 4                           

D. 5

Câu 19: Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên là gì?

A. Axetilen.               

B. Propan.                 

C. Etilen.                   

D. Metan.

Câu 20: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về dầu mỏ?

A. Dầu mỏ là một đơn chất. 

B. Dầu  mỏ là một hợp chất phức tạp của nhiều nguyên tố.

C. Dầu mỏ là một hỗn hợp tự nhiên của nhiều loại hiđrocacbon.

D. Dầu mỏ là một hợp chất hữu cơ.

II. TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau

Cl2 → FeCl3→ BaCl2 → NaCl → Cl2 →HClO

Câu 2: Trình bày phương pháp hóa học nhận biết 4 lọ thủy tinh không nhãn đựng các chất khí sau: CO2, HCl, Cl2, CO

Câu 3: Hỗn hợp A gồm metan và etilen. Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít hỗn hợp A (đktc) rồi cho sản phẩm đi qua bình đựng dung dịch Ba(OH)dư tạo ra 27,58 gam kết tủa. 

a) Viết phương trình hóa học? 

b)Tính thành phần, phần trăm thể tích hỗn hợp ban đầu.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Hóa học 9 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Bộ đề thi năm học 2023-2024 các lớp các môn học được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm tổng hợp và biên soạn theo Thông tư mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được chọn lọc từ đề thi của các trường trên cả nước.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án các lớp các môn học
Tài liệu giáo viên