Giải Vật lí 10 trang 108 Cánh diều

Với Giải Vật lí 10 trang 108 trong Bài 1: Chuyển động tròn Vật lí lớp 10 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Vật lí 10 trang 108.

Giải Vật lí 10 trang 108 Cánh diều

Luyện tập 3 trang 108 Vật Lí 10: So sánh tốc độ chuyển động của đầu kim giây, đầu kim phút và đầu kim giờ?

Lời giải:

Quảng cáo

1. Đổi đơn vị: 1 phút = 60 giây; 1 giờ = 3600 giây, 1 ngày = 24 giờ = 86400 giây

+ Kim giây quay 1 vòng hết 60 giây.

+ Kim phút quay 1 vòng hết 1 giờ hay 3600 giây.

+ Kim giờ quay 1 vòng hết 24 giờ hay 86400 giây

Tốc độ chuyển động của đầu kim giây: vgiay=2πrgiayTgiay=2πrgiay60

Tốc độ chuyển động của đầu kim phút: vph=2πrphTph=2πrph3600

Tốc độ chuyển động của đầu kim giờ: vh=2πrhTh=2πrh86400

Do rgiay>rph>rh từ đó ta so sánh được:

vgiayvph=60rgiayrph>1vgiay>vph

+ vphvh=24rphrh>1vph>vh.

Suy ra vgiay>vph>vgi

Luyện tập 4 trang 108 Vật Lí 10: Một đồng hồ chỉ 3h30ph. Hãy tính độ dịch chuyển góc từ vị trí 12h đến vị trí của kim phút và kim giờ.

Lời giải:

Quảng cáo


Khi đồng hồ ở vị trí 12h thì kim giờ và kim phút trùng nhau, cùng chỉ số 12 (mũi tên màu xanh và đen đường nét đứt).

Một đồng hồ chỉ 3h30ph. Hãy tính độ dịch chuyển góc từ vị trí 12h đến vị trí của kim phút

- Đối với kim phút:

Khi ở vị trí 12h thì kim phút đang chỉ chính giữa số 12, khi ở vị trí 3h30ph thì kim phút chỉ chính giữa số 6. Góc quay của kim phút được tính từ số 12 đến số 6 tức là một nửa hình tròn. Nên góc quay khi đó là 1800.

- Đối với kim giờ:

Khi ở vị trí 12h thì kim giờ đang chỉ chính giữa số 12, khi ở vị trí 3h30ph thì kim giờ đang ở vị trí giữa số 3 và số 4.

Đồng hồ được chia thành 12 cung bằng nhau, nên mỗi cung sẽ tương ứng với 1 góc bằng: α=360012=300

 Kim giờ từ vị trí số 3 tới vị trí giữa số 3 và số 4 sẽ quay được một góc là β=α2=3002=150

Vậy góc quay của kim giờ được tính từ số 12 đến số 3 cộng thêm một nửa góc từ số 3 đến số 4.

Nên góc quay khi đó bằng: 900+150=1050

Luyện tập 5 trang 108 Vật Lí 10: Tính tốc độ góc của kim giờ và kim phút của đồng hồ.

Lời giải:

Quảng cáo

Công thức tính tốc độ góc: ω=θt

Kim phút và kim giờ khi quay được một vòng tức là quét được một góc: 2π rad

+ Kim phút quay 1 vòng hết 1 giờ hay 3600 giây.

+ Kim giờ quay 1 vòng hết 24 giờ hay 86400 giây.

Áp dụng công thức:

+ Tốc độ góc của kim phút: ωph=θtph=2π3600=1,75.103rad/s

+ Tốc độ góc của kim giờ: ωh=θth=2π86400=7,27.105rad/s

Câu hỏi 2 trang 108 Vật Lí 10: Giải thích vì sao toàn bộ các mũi tên trên hình 1.5 đều được vẽ với độ dài như nhau.

Giải thích vì sao toàn bộ các mũi tên trên hình 1.5 đều được vẽ với độ dài như nhau

Lời giải:

Quảng cáo

Các mũi tên có độ dài như nhau vì:

+ Vận tốc tại mọi điểm trên quỹ đạo tròn có độ lớn không đổi.

+ Vận tốc chỉ thay đổi hướng do vận tốc luôn có phương tiếp tuyến với quỹ đạo tại mọi điểm.

Luyện tập 6 trang 108 Vật Lí 10: Một em bé cưỡi ngựa gỗ trên sàn quay, ở cách trục quay 2,1 m. Tốc độ góc của sàn quay là 0,42 rad/s. Tính tốc độ của ngựa gỗ.

Lời giải:

Tốc độ của ngựa: v=r.ω=2,1.0,42=0,882m/s

Lời giải bài tập Vật lí lớp 10 Bài 1: Chuyển động tròn Cánh diều hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Vật lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên