Giải Vật lí 10 trang 41 Cánh diều

Với Giải Vật lí 10 trang 41 trong Bài tập chủ đề 1 Vật lí lớp 10 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Vật lí 10 trang 41.

Giải Vật lí 10 trang 41 Cánh diều

Bài 1 trang 41 Vật Lí 10: Trái Đất quay quanh Mặt Trời ở khoảng cách 150 000 000 km.

a) Phải mất bao lâu để ánh sáng từ Mặt Trời đến Trái Đất? Biết tốc độ ánh sáng trong không gian là 3,0.108 m/s.

b) Tính tốc độ quay quanh Mặt Trời của Trái Đất. Giải thích tại sao đây là tốc độ trung bình, không phải là vận tốc của Trái Đất.

Lời giải:

Quảng cáo

a) Đổi 150 000 000 km = 150 000 000 000 m

Thời gian để ánh sáng từ Mặt Trời đến Trái Đất:

t=sv=1500000000003.108=500s8,3 phút 

b) Trái Đất quay quanh Mặt Trời với chu kì là 365 ngày (năm thường, không xét năm nhuận).

T = 365 ngày = 365.24.60.60 = 31536000 (giây)

Tốc độ quay quanh Mặt Trời của Trái Đất:

v=rω=150.109.2π31536000=29885,775m/s 

Đây là tốc độ trung bình chứ không phải vận tốc của Trái Đất vì:

- Vận tốc được xác định bằng độ dịch chuyển trên khoảng thời gian thực hiện độ dịch chuyển ấy.

- Khi Trái Đất quay được một vòng quanh Mặt Trời thì độ dịch chuyển bằng 0 dẫn đến vận tốc của Trái Đất bằng 0.

Bài 2 trang 41 Vật Lí 10: Một người đi bằng thuyền với tốc độ 2,0 m/s về phía đông. Sau khi đi được 2,2 km, người này lên ô tô về phía bắc trong 15 phút với tốc độ 60 km/h. Bỏ qua thời gian chuyển từ thuyền lên ô tô.

Tìm:

a) Tổng quãng đường đã đi.

b) Độ lớn của độ dịch chuyển tổng hợp.

c) Tổng thời gian đi.

d) Tốc độ trung bình tính bằng m/s.

e) Độ lớn của vận tốc trung bình.

Lời giải:

Quảng cáo


Một người đi bằng thuyền với tốc độ 2,0 m/s về phía đông

a) Đổi đơn vị: 60 km/h = 503m/s và 15 phút = 900 giây; 2,2 km = 2200 m.

Quãng đường người này đi được khi đi về phía Bắc là:

s2=v2t2=503.900=15000m 

Tổng quãng đường đã đi là

S = s1 + s2 = 2200 + 15000 = 17200 (m)

b) Từ hình vẽ xác định độ dịch chuyển là độ dài cạnh huyền của tam giác vuông

Δd=s12+s22=22002+15000215160,5m 

c) Thời gian người này đi được quãng đường s1 là:

t1=s1v1=22002=1100s 

Tổng thời gian di chuyển trên hai quãng đường s1, s2 là:

t=t1+t2 = 1100 + 900 = 2000 (s)

d) Tốc độ trung bình trên cả quãng đường đi là:

v=st=s1+s2t1+t2=172002000=8,6m/s 

e) Độ lớn của vận tốc trung bình:

v=ΔdΔt=15160,52000=7,58m/s

Bài 3 trang 41 Vật Lí 10: Hai người đi xe đạp theo một con đường thẳng. Tại thời điểm t = 0, người A đang đi với tốc độ không đổi là 3,0 m/s qua chỗ người B đang ngồi trên xe đạp đứng yên. Cũng tại thời điểm đó, người B bắt đầu đuổi theo người A. Tốc độ của người B tăng từ thời điểm t = 0,0 s đến t = 5,0 s, khi đi được 10 m. Sau đó người B tiếp tục đi với tốc độ không đổi là 4 m/s.

a) Vẽ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của người A, từ t = 0,0 s đến t = 12,0 s.

b) Khi nào người B đuổi kịp người A.

c) Người B đi được bao nhiêu mét trong khoảng thời gian đi với tốc độ không đổi (đến khi gặp nhau)?

Lời giải:

Quảng cáo

a) Vì độ dịch chuyển người A đi được tính theo công thức d = 3.t, ta có bảng sau:

t(s)

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

d(m)

0

3

6

9

12

15

18

21

24

27

30

33

36

Từ đây ta vẽ được đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của người A, từ t = 0 s đến t = 12 s.

Hai người đi xe đạp theo một con đường thẳng. Tại thời điểm t = 0, người A đang đi với tốc độ không đổi là 3,0 m/s

b)

Người B đi từ t1 = 0 s đến t2 = 5 s và đi được quãng đường s2 = 10m.

Vậy, trong thời gian từ t1 = 0 s đến t2 = 5 s thì người A đi được quãng đường là

s1 = v1.5 = 3.5 = 15 m.

Tính từ thời điểm t = 5 s người B đi với vận tốc không đổi v2 = 4 m/s, người A vẫn đi với vận tốc 3 m/s.

Ta biểu diễn vị trí của hai người A và B qua sơ đồ như sau:

Hai người đi xe đạp theo một con đường thẳng. Tại thời điểm t = 0, người A đang đi với tốc độ không đổi là 3,0 m/s

Giả sử người B đuổi kịp người A vào lúc t(s) tại vị trí C như sơ đồ.

Ta có: sB – sA = 5 4.t – 3.t = 5 t = 5(s)

Vậy, kể từ lúc xuất phát tới khi người B đuổi kịp người A mất thời gian là:

tB = 5 + 5 = 10s

Hai người đi xe đạp theo một con đường thẳng. Tại thời điểm t = 0, người A đang đi với tốc độ không đổi là 3,0 m/s

c) Quãng đường người B đi được trong khoảng thời gian 5(s) (thời gian gặp người A) với tốc độ không đổi 4m/s là:

sB = v2.5 = 4.5 = 20 m.

Bài 4 trang 41 Vật Lí 10: Trước khi đi vào đường cao tốc, người ta làm một đoạn đường nhập làn để ô tô có thể tăng tốc. Giả sử rằng một ô tô bắt đầu vào một đoạn đường nhập làn với tốc độ 36 km/h, tăng tốc với gia tốc 4,0 m/s2, đạt tốc độ 72 km/h khi hết đường nhập làn để bắt đầu vào đường cao tốc. Tính độ dài tối thiểu của đường nhập làn.

Lời giải:

Quảng cáo

Vận tốc ban đầu: v0 = 36 km/h = 10 m/s

Vận tốc sau khi nhập làn: v = 72 km/h = 20 m/s

Độ dài tối thiểu của đường nhập làn:

s=v2v022a=2021022.4=37,5m 

Bài 5 trang 41 Vật Lí 10: Hai xe ô tô A và B chuyển động thẳng cùng chiều. Xe A đang đi với tốc độ không đổi 72 km/h thì vượt xe B tại thời điểm t = 0. Để đuổi kịp xe A, xe B đang đi với tốc độ 45 km/h ngay lập tức tăng tốc đều trong 10 s để đạt tốc độ không đổi 90 km/h. Tính:

a) Quãng đường xe A đi được trong 10 s đầu tiên, kể từ lúc t = 0.

b) Gia tốc và quãng đường đi được của xe B trong 10 s đầu tiên.

c) Thời gian cần thiết để xe B đuổi kịp xe A.

d) Quãng đường mỗi ô tô đi được, kể từ lúc t = 0 đến khi hai xe gặp nhau.

Lời giải:

Đổi đơn vị: 72 km/h = 20 m/s; 45 km/h = 12,5 m/s; 90 km/h = 25 m/s

a) Quãng đường xe A đi được trong 10 s đầu tiên, kể từ lúc t = 0:

sA = vA.t = 20.10 = 200 m.

b) Vận tốc ban đầu của xe B là v1B = 12,5 m/s

Vận tốc sau khi xe B tăng tốc là v2B = 25 m/s

Gia tốc xe B trong 10 s đầu tiên:

a=v2Bv1BΔt=2512,510=1,25m/s2

Quãng đường xe B đi được trong 10 s đầu tiên:

s=v2B2v1B22a=25212,522.1,25=187,5m

c) Gọi thời gian cần thiết để xe B đuổi kịp xe A là t

Tính từ thời điểm t = 0, lúc xe A vượt xe B:

Quãng đường xe A di chuyển cho đến khi 2 xe gặp nhau là:

s1=vA.t=20tm

Quãng đường xe B di chuyển cho đến khi 2 xe gặp nhau là:

s2=v1B.t+12aBt2=12,5t+12.1,25.t2

Do 2 xe di chuyển cùng chiều, không đổi hướng nên tính từ thời điểm t = 0 đến khi gặp nhau thì quãng đường di chuyển của 2 xe bằng nhau:

s1=s220t=12,5t+12.1,25.t2t=12s

Vậy thời gian cần thiết là 12 giây (tính từ lúc xe A vượt xe B) để xe B đuổi kịp xe A.

d) Quãng đường xe A và xe B đi được khi đó: s1=s2=20.12=240m

Lời giải bài tập Vật lí lớp 10 Bài tập chủ đề 1 Cánh diều hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Vật lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên