Lý thuyết Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 15: Năng lượng và công

Với tóm tắt lý thuyết Vật Lí lớp 10 Bài 15: Năng lượng và công sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Vật Lí 10.

Lý thuyết Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 15: Năng lượng và công

1. Năng lượng

Quảng cáo

- Mọi biến đổi trong tự nhiên đều cần năng lượng.

- Chúng ta không nhìn thấy năng lượng nhưng có thể cảm nhận được tác dụng của nó.

- Ví dụ:

+ Mọi hoạt động hằng ngày của chúng ta đều cần đến năng lượng. Năng lượng được lấy từ năng lượng dự trữ trong thức ăn.

+ Cây cối lớn lên ra hoa, kết trái được là nhờ hấp thụ năng lượng của ánh sáng mặt trời.

+ Khi lắp pin vào đèn pin và bật công tắc thì bóng đèn pin phát ra ánh sáng. Ánh sáng được tạo ra là nhờ có năng lượng dự trữ trong pin.

Lý thuyết Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 15: Năng lượng và công (ảnh 1)

Xe ô tô chuyển động trên đường

Quảng cáo

Lý thuyết Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 15: Năng lượng và công (ảnh 2)

Du thuyền trên sông

Lý thuyết Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 15: Năng lượng và công (ảnh 3)

Bánh được nướng trong lò

Quảng cáo

Lý thuyết Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 15: Năng lượng và công (ảnh 4)

Bóng đèn chiếu sáng

Lý thuyết Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 15: Năng lượng và công (ảnh 5)

Cây nảy mầm và lớn lên

Quảng cáo

Lý thuyết Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 15: Năng lượng và công (ảnh 6)

Con người hoạt động tư duy

Tính chất của năng lượng:

Năng lượng của một hệ bất kì luôn có một số tính chất sau:

+ Năng lượng là một đại lượng vô hướng.

+ Năng lượng có thể tồn tại ở những dạng khác nhau.

+ Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác, hoặc chuyển hóa qua lại giữa các dạng khác nhau và giữa các hệ, các thành phần của hệ.

+ Trong hệ SI năng lượng có đơn vị là jun: J

+ Đơn vị khác của năng lượng là calo (cal): Một calo là lượng năng lượng cần thiết để làm tăng nhiệt độ 1 g nước lên thêm 10C.

1 cal = 4,184 J

Ví dụ: 1 thỏi socola nặng 60g chứa 280 cal năng lượng tức là 1171,52 J

Lý thuyết Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 15: Năng lượng và công (ảnh 7)

2. Định luật bảo toàn năng lượng

Quá trình truyền và chuyển hóa năng lượng

- Năng lượng không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi mà chỉ truyền từ vật này sang vật khác hoặc chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. Ta nói năng lượng được bảo toàn.

- Lưu ý: Năng lượng có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác hoặc từ vật này sang vật khác dưới nhiều hình thức khác nhau: truyền năng lượng ánh sáng, truyền nhiệt, truyền năng lượng thông qua tác dụng lực, truyền năng lượng điện từ.

- Ví dụ một số quá trình truyền và chuyển hóa năng lượng trong thực tiễn:

+ Đốt lửa bằng kính lúp: sự chuyển hóa năng lượng từ quang năng sang nhiệt năng.

Lý thuyết Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 15: Năng lượng và công (ảnh 8)

Đốt lửa bằng kính lúp

+ Đun nước bằng bếp ga: Truyền năng lượng bằng cách truyền nhiệt, trong đó nhiệt năng từ lửa được truyền cho hệ là ấm nước và nước trong ấm.

Lý thuyết Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 15: Năng lượng và công (ảnh 9)

Đun nước bằng bếp ga

+ Cọ xát để tạo lửa: Truyền năng lượng bằng cách thực hiện công cơ học.

Lý thuyết Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 15: Năng lượng và công (ảnh 10)

Cọ xát để tạo lửa

+ Sạc điện thoại không dây: Chuyển hóa năng lượng điện từ thành năng lượng hóa học trong pin và điện năng của điện thoại, ngoài ra còn có năng lượng nhiệt do điện thoại tỏa nhiệt ra môi trường xung quanh.

Lý thuyết Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 15: Năng lượng và công (ảnh 11)

Sạc điện thoại không dây

+ Công của lực đẩy chuyển động năng của người đẩy thành động năng và thế năng của người ngồi và xích đu.

Lý thuyết Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 15: Năng lượng và công (ảnh 12)

Trò chơi xích đu

+ Công của lực nâng chuyển động năng của tay và bình nước thành thế năng của bình nước.

Lý thuyết Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 15: Năng lượng và công (ảnh 13)

Nhấc bình nước lên vai

+ Công của lực đẩy và lực ma sát chuyển động năng của tay và giấy nhám thành nhiệt năng.

Lý thuyết Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 15: Năng lượng và công (ảnh 14)

Dùng giấy nhám trà phẳng bề mặt gỗ

Minh họa sự chuyển hóa năng lượng và định luật bảo toàn năng lượng

Lý thuyết Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 15: Năng lượng và công (ảnh 15)

+ Mô hình thủy điện: Nước được đưa lên bình chứa, sau đó chảy từ trên cao làm quay tubin của máy phát điện và làm sáng bóng đèn.

+ Mô hình tháp quang năng: ánh sáng được chiếu từ nguồn sáng (đèn, mặt trời) đến chân tháp để làm nóng dòng khí đi vào chân tháp. Dòng khí nóng chuyển động lên trên làm cho cánh quạt đặt ở đỉnh tháp quay.

3. Công của một lực không đổi

Biểu thức tính công và đơn vị của công

Về mặt toán học, công của một lực được đo bằng tích của ba đại lượng: độ lớn lực tác dụng F, độ dịch chuyển d và cosin góc hợp bởi vectơ lực tác dụng và vectơ độ dịch chuyển theo công thức:

A = F.d.cosθ

Lý thuyết Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 15: Năng lượng và công (ảnh 16)

Lưu ý: Khi vật chuyển động thẳng theo một chiều thì độ dịch chuyển d chính bằng quãng đường đi được s và công được tính theo công thức:

A = F.d.cosθ

Trong đó:

A: công (J)

s: quãng đường đi được (m)

F: độ lớn của lực tác dụng (N)

θ: góc hợp bởi vectơ lực và vectơ chuyển dời.

+ Đơn vị của công là J với: 1 J = 1 N.m

(1 J là số đo công thực hiện khi lực có giá trị là 1 N đặt lên vật và làm vật được dịch chuyển 1 m theo phương của lực tác dụng)

- Ví dụ:

+ Lực tác dụng có xu hướng theo chiều chuyển động của vật, nghĩa là hình chiếu của lực lên phương chuyển động cùng chiều chuyển động. Khi vật nặng tăng tốc độ động năng của vật tăng lên.

Lý thuyết Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 15: Năng lượng và công (ảnh 17)

Vận động viên kéo vật nặng

+ Lực tác dụng có xu hướng ngược chiều chuyển động của chú chó, nghĩa là hình chiếu của lực lên phương chuyển động ngược chiều với chiều chuyển động. Khi này chú cho bị giảm tốc độ, tức là động năng của chú cho giảm đi.

Lý thuyết Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 15: Năng lượng và công (ảnh 18)

Dùng dây để kéo chú chó

+ Lực nâng của tay vuông góc với chiều chuyển động của thùng hàng trong quá trình chuyển hàng. Khi đó, năng lượng của vật nặng (gồm cả thế năng và động năng ) không thay đổi vì người khuân hàng đang đi với tốc độ không đổi.

Lý thuyết Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 15: Năng lượng và công (ảnh 19)

Nhân viên khuân các thùng hàng đi đều

- Các đặc điểm của công: Công cơ học là đại lượng vô hướngcó thể âm, dương hoặc bằng 0 phụ thuộc vào góc hợp bởi phương của lực tác dụng và hướng chuyển dời của chuyển động.

+ 00θ<900: công của lực có giá trị dương (A > 0 ) lực sinh công dương (công phát động)

+ 900<θ1800: công của lực có giá trị âm (A < 0 ) lực sinh công âm (công cản)

+ θ=900khi lực tác dụng vuông góc với độ dịch chuyển thì công A = 0: lực không sinh công.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Vật Lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên