Lý thuyết Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 19: Các loại va chạm

Với tóm tắt lý thuyết Vật Lí lớp 10 Bài 19: Các loại va chạm sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Vật Lí 10.

Lý thuyết Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 19: Các loại va chạm

1. Mối liên hệ giữa lực tổng hợp tác dụng lên vật và tốc độ thay đổi của động lượng

Quảng cáo

Mỗi liên hệ giữa lực tổng hợp tác dụng lên vật và tốc độ thay đổi của động lượng.

- Lực tác dụng lên vật bằng tốc độ thay đổi động lượng của vật.

F=ΔpΔt

- Ví dụ: Lực do mặt vợt tác dụng quả bóng tenis bằng tốc độ thay đổi động lượng của quả bóng.

Lý thuyết Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 19: Các loại va chạm (ảnh 1)

Lưu ý :

- Nếu vật chịu tác dụng của nhiều lực thì F là hợp lực tác dụng lên vật.

Quảng cáo

- Biểu thức Δp=F.Δt: Độ biến thiên động lượng của một vật bằng xung lượng của lực tác dụng lên vật. Trong đó, tích F.Δt được gọi là xung lượng của lực (xung lực).

2. Thí nhiệm khảo sát va chạm

Các loại va chạm

Va chạm đàn hồi và va chạm mềm :

+ Va chạm đàn hồi là va chạm trong đó vật xuất hiện biến dạng đàn hồi trong khoảng thời gian va chạm. Sau va chạm, vật lấy lại hình dạng ban đầu và tiếp tục chuyển động tách rời nhau.

Ví dụ: Hai viên bi da chuyển động đến va chạm nhau, sau va chạm hai viên bi tiếp tục chuyển động tách rời nhau.

Lý thuyết Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 19: Các loại va chạm (ảnh 2)

Quảng cáo

+ Va chạm mềm (hay còn gọi là va chạm không đàn hồi) xảy ra khi hai vật dính vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc sau va chạm.

Ví dụ: Viên đạn bị bắn vào bao cát, sau va chạm, viên đạn nằm trong bao cát và chúng chuyển động với cùng vận tốc.

Lý thuyết Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 19: Các loại va chạm (ảnh 3)

Thí nghiệm khảo sát va chạm đàn hồi và va chạm mềm

Mục đích :

- Xác định được tốc độ của hai vật trước và sau khi xảy ra va chạm.

- Đánh giá được động lượng, năng lượng của từng vật và của hệ trước và sau khi xảy ra va chạm.

Từ kết quả thí nghiệm, ta có thể phân va chạm thành hai loại :

Quảng cáo

- Va chạm đàn hồi: Động năng của hệ sau va chạm bằng động năng của hệ trước va chạm.

- Va chạm mềm: Động năng của hệ sau va chạm nhỏ hơn động năng của hệ trước va chạm.

3. Ứng dụng kiến thức động lượng vào cuộc sống

Cách thức giảm chấn thương não trong quyền anh (Boxing).

Khi đấu quyền anh, các đấu sĩ phải đeo găng tay cao su bảo vệ nhằm giảm thiểu chấn thương, trong đó có các chấn thương não. Ngoài ra, võ sĩ thường có phản xạ dịch chuyển theo cú đấm của đối thủ khi bị tấn công nhằm giảm chấn thương cho bản thân mình.

Lý thuyết Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 19: Các loại va chạm (ảnh 4)

Vai trò của đai an toàn và túi khí trong ô tô

Khi xảy ra tai nạn ô tô, người ngồi trong xe sẽ va đập vào vô lăng hoặc kính dẫn đến những chấn thương nghiêm trọng. Do đó, khi thiết kế ô tô, nhà sản xuất luôn trang bị đai an toàn và túi khí nhằm tăng thời gian va chạm của tài xế với các vật dụng trong xe từ 10 – 100 lần. Điều này dẫn đến việc giảm đáng kể độ lớn của lực tác dụng lên tài xe và giảm thiểu khả năng chấn thương của tài xế.

Lý thuyết Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 19: Các loại va chạm (ảnh 5)

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Vật Lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên