Lý thuyết Vật Lí 11 Cánh diều Bài 4: Dao động tắt dần - Dao động cưỡng bức và hiện tượng cộng hưởng
Với tóm tắt lý thuyết Vật Lí 11 Bài 4: Dao động tắt dần - Dao động cưỡng bức và hiện tượng cộng hưởng sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 11 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Vật Lí 11.
Lý thuyết Vật Lí 11 Cánh diều Bài 4: Dao động tắt dần - Dao động cưỡng bức và hiện tượng cộng hưởng
I. Dao động tắt dần
Dao động có biên độ giảm dần theo quy luật khi có lực cản nhỏ được gọi là dao động tắt dần. Kí hiệu A0 để chỉ biên độ dao động của vật trong chu kì đầu tiên. Sau mỗi chu kì, biên độ của dao động giảm dần.
Ví dụ: bộ phận giảm chấn của ô tô
II. Dao động cưỡng bức và hiện tượng cộng hưởng
1. Dao động cưỡng bức
Dao động của vật chịu tác dụng của một ngoại lực cưỡng bức biến thiên tuần hoàn thì được gọi là dao động cưỡng bức. Lúc này, vật dao động với tần số bằng tần số của ngoại lực cưỡng bức.
Ví dụ: khi dừng chờ đèn đỏ, xe máy không tắt máy, người ngồi trên xe thấy thân xe máy dao động, đó là dao động cưỡng bức dưới tác dụng của lực cưỡng bức tuần hoàn gây ra bởi chuyển động của pit-tông trong xilanh của động cơ.
2. Hiện tượng cộng hưởng
· Hiện tượng biên độ dao động cưỡng bức tăng đến giá trị cực đại khi tần số f của lực cưỡng bức tiến đến bằng tần số riêng f0 của hệ dao động được gọi là hiện tượng cộng hưởng.
· Điều kiện f = f0 được gọi là điều kiện cộng hưởng.
· Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng, vật hấp thụ được năng lượng lớn nhất có thể từ ngoại lực do tốc độ tiêu hao năng lượng bởi lực cản bằng tốc độ cung cấp năng lượng của ngoại lực.
3. Lợi ích và tác hại của hiện tượng cộng hưởng
· Hiện tượng cộng hưởng có lợi, ví dụ như hộp cộng hưởng của các nhạc cụ như đàn ghita, violon,… có vai trò giúp cho không khí trong hộp có thể dao động cộng hưởng với những tần số dao động khác nhau của dây đàn.
· Hiện tượng cộng hưởng có hại, ví dụ như vào ngày 6/2000 ngay trong ngày đầu khánh thành, cầu đi bộ Millennium ở Anh đã rung lắc cực mạnh dưới tác dụng của hơn 2000 người trên cầu. Nguyên nhân là do cây cầu có tần số dao động riêng, khi nhiều người đi bộ trên cầu tạo ra dao động có tần số gần bằng với tần số riêng của cầu, dẫn đến hiện tượng cộng hưởng.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Vật Lí lớp 11 Cánh diều hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:
- Giải sgk Vật Lí 11 Cánh diều
- Giải Chuyên đề Vật Lí 11 Cánh diều
- Giải SBT Vật Lí 11 Cánh diều
- Giải lớp 11 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 11 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 11 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều